MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

3 207 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 81 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH TRONG 3 NĂM 2004 - 2006 Nhìn chung, hoạt động tín dụng ngắn hạn trong 3 năm 2004 - 2006 tại NHNo&PTNT huyện Châu Thành biến đổi theo chiều hướng khả quan. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngắn hạn qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng qua các năm là chưa cao. Bên cạnh đó, một vấn đề cần được quan tâm là dư nợ ngắn hạn qua 3 năm cũng tăng cùng với sự tăng trưởng dư nợ. Năm 2004, tỉ lệ nợ quá hạn ngắn hạn / tổng dư nợ ngắn hạn là 0,10%, năm 2005 là 0,16%, năm 2006 tăng lên đến 0,95%. Nguyên nhân là do: 4.1 NHÂN TỐ KHÁCH QUAN: v Trên địa bàn huyện Châu Thành có ít DNTN, công ty TNHH và không có DNNN. Do đó, Ngân hàng Châu Thành không thể thực hiện đa dạng hóa các đối tượng đầu tư để phân tán rủi ro. Đối tượng cấp tín dụng chính của Ngân hàng là hộ nông dân và hộ kinh doanh cá thể. Khi những đối tượng này gặp khó khăn trong công tác sử dụng vốn vay dẫn đến làm ăn không hiệu quả sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. v Trong 3 năm qua, dịch cúm gia cầm vẫn tiếp tục tái phát cùng với sự xuất hiện bệnh lở mồm long mởng heo và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa gây thiệt hại nặng nề cho nông dân huyện nhà. v Trong những năm qua, giá cả các yếu tố đầu vào có sự tăng nhẹ trong khi đó giá đầu ra không ổn định. Điều đó không những ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng mà còn góp phần làm cho nợ quá hạn tại Ngân hàng tăng. v Giao thông đi lại trên địa bàn huyện Châu Thành còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc nợ đến hạn của CBTD. v Thủ tục vay vốn tại Ngân hàng còn khá phức tạp. Điều này không những làm cho một số khách hàng quen thuộc của Ngân hàng chuyển sang vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân các địa phương mà còn gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng mới. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 82 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương 4.2 NHÂN TỐ CHỦ QUAN: 4.2.1 Đối với khách hàng: v Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD. Sử dụng vốn vay không đúng mục đích là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc khách hàng không có nguồn trả nợ phải để nợ quá hạn tại Ngân hàng. v Trình độ tổ chức sản xuất của đa số nông dân trong huyện còn thấp. Người dân chỉ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống, chưa áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém. v Người dân Châu Thành chưa có tâm lý gửitiền nhàn rỗi vào Ngân hàng. Do đó, huy động vốn của NHNo&PTNT Châu Thành trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến mục tiêu tăng trưởng dư nợ tại Ngân hàng. v Một số hộ không có tâm lý chủ động trả nợ khi đến hạn mà trong hcờ vào chính sách xóa nợ hay các chính sách xử lý nợ khác của Ngân hàng. 4.2.2 Đối với NHNo&PTNT huyện Châu Thành: v Hiện tại, phòng tín dụng Ngân hàng Châu Thành còn thiếu nhân sự. Công việc của CBTD trở nên quá tải. Do đó, CBTD không thực hiện chặt chẽ công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. v Trong thời gian qua, Ngân hàng Châu Thành chưa chủ động trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng chỉ tăng cao vào thời điểm trên địa bàn huyện Châu Thành có những đợt đền bù, giải tỏa. Điều này làm cho Ngân hàng không chủ động được nguồn vốn ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng dư nợ tại Ngân hàng. v Một số máy vi tính của Ngân hàng đã xuống cấp hoạt động chậm nảh hưởng đến công việc của CBTD cũng như của khách hàng. v Một số CBTD do áo lực công việc nên chua thực hiện chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát vay vốn cũng như đôn đốc nợ đến hạn. 4.2.3 Đối với BQL tổ LDTK&VV: v BQL tổ không thực hiện tốt công việc huy động vốn tiết kiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng trách nhiệm công việc giữa Ngân hàng và BQL. BQL tổ LDTK&VV không tích cực đôn đốc, vận động tuyên truyền nhân dân tham gia gửi tiền tiết kiệm cũng như không kịp thời thông báo cho CBTD Ngân hàng biết những hộ có nguồn thu nhập cao, thu nhập bất thường để CBTD vận động họ gửi tiền vào Ngân hàng. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 83 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương v BQL tổ LDTK&VV vẫn chưa thực hiên tốt công việc tín dụngNgân hàng giao. - Một số BQL tổ không hoàn chỉnh hồ vay vốn của tổ viên theo đúng quy định của Ngân hàng làm mất thời gian của cả CBTD và tổ viên. - Một số tổ trưởng, tổ phó không kịp thời thông báo cho CBTD Ngân hàng biết về việc sử dụng vốn vay sai mục đích của tổ viên. Điều đó làm cho CBTD không có biện pháp xử lý kịp thời dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn qua các năm tăng. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu . tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo ChâuThành GVHD: TS. Lê Khương Ninh 81 SVTH: Nguyễn Thị Hoài Phương CHƯƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN. HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT CHÂU THÀNH TRONG 3 NĂM 2004 - 2006 Nhìn chung, hoạt động tín dụng ngắn hạn trong 3 năm 2004 - 2006

Ngày đăng: 04/10/2013, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan