THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

44 514 0
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động đối ngoại trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đã góp phần thực hiện thành công chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa nhằm tăng cường vị thế và uy tín của Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng trong khu vực và trên thế giới. Một số kết quả đã đạt được như sau: Thứ nhất, thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực ngân hàng Thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhằm đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO, NHNN đã ban hành Chương trình hành động của NHNN thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập WTO giai đoạn 2007 – 2012. Đến nay, NHNN đã sửa đổi, bổ sung và ban hành mới nhiều văn bản pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng minh bạch hoá chính sách, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và cam kết quốc tế nhằm tạo môi trường hoạt động kinh doanh ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho các TCTD hoạt động tại Việt Nam; trong đó NHNN đã tích cực triển khai tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật NHNN và Luật các TCTD. Thực hiện các cam kết gia nhập WTO liên quan đến tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, NHNN đã triển khai các hành động cụ thể: - Về việc thiết lập hiện diện thương mại của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam: Hiện nay, NHNN đang hoàn tất trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại; đang hoàn thiện Thông tư sửa đổi Thông tư 03/2007/TT-NHNN hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài tại Việt nam, quyết định sửa đổi nội dung Giấy phép mở chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng liên doanh, và ban hành quy chế quy định về việc mở và quản hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức nước ngoài không phải là tổ chức tín dụng có hoạt động ngân hàng. Riêng trong năm 2008, NHNN đã cấp phép thành lập và hoạt động cho 5 NH 100% vốn nước ngoài là HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong Leong, cấp phép hoạt động cho 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 3 công ty tài chính 100% vốn nước ngoài; cấp phép mở 6 văn phòng đại diện và thu hồi giấy phép 2 văn phòng đại diện khác. - Về việc tham gia cổ phần, góp vốn dưới hình thức mua cổ phần và phát hành thẻ tín dụng của các tổ chức tín dụng nước ngoài: Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam và Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 của NHNN hướng dẫn thi hành một số nội dung Nghị định số 69/2007/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp và điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. Các NHTM đã kêu gọi vốn đầu tư từ các ngân hàng nước ngoài và đây được xem là một trào lưu mới của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam. - Về việc chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Namngân hàng không có quan hệ tín dụng: nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho khu vực ngân hàng, NHNN đã có văn bản hướng dẫn các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nhận tiền gửi bằng tiền đồng. Đồng thời, NHNN đã và đang xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 160/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, trong đó đã ban hành Thông tư 03/2008/TT-NHNN ngày 11/4/2008 hướng dẫn về hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của TCTD và Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 ban hành quy chế đại đổi ngoại tệ. Nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là tạo một môi trường bình đẳng giữa các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam, thông qua diễn đàn thường kỳ với Nhóm Công tác Ngân hàng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với đại diện của cộng đồng ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trao đổi thẳng thắn và cởi mở về các vấn đề chính sách và kỹ thuật trong hoạt động ngân hàng. Việc đối thoại thường xuyên đã giúp các ngân hàng hiểu rõ các chính sách, quy định của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, và ngược lại, giúp NHNN nắm bắt được các mối quan tâm và đề xuất của các ngân hàng để từ đó giải quyết kịp thời và hiệu quả những vấn đề còn tồn tại. Những vấn đề được thảo luận tích cực tại diễn đàn này bao gồm: các quy định hướng dẫn trong lĩnh vực quản ngoại hối, tác động của chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá đến hoạt động ngân hàng, phát triển cho vay tiêu dùng… Thứ hai, thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Quan hệ hợp tác song phương giữa NHNN với NHTW các nước trên khắp thế giới tiếp tục phát triển. Chỉ riêng năm 2008, NHNN đã ký văn bản hợp tác với 10 cơ quan quản ngân hàng các nước Anh, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Úc, Malaysia, Singapore và Nhật Bản. Các văn bản hợp tác này đã tạo cơ sở giúp NHNN xây dựng được kênh thông tin trao đổi 2 chiều hữu ích với cơ quan quản của các tổ chức tín dụng có hoạt động tại Việt nam. Trong khuôn khổ triển khai thiết lập các khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ thông qua việc xây dựng các Hiệp định và Thoả thuận hợp tác kinh tế toàn diện, NHNN đã tham gia tích cực vào các phiên đàm phán với các nước đối tác gồm Úc – New Zealand, EU, Trung Quốc. Tại các phiên đàm phán này, NHNN đã chủ động trao đổi với các đối tác cũng như với các nước ASEAN khác để có thể đạt được các cam kết thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng thuận lợi nhất cho Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam cũng đang chuẩn bị thiết lập đàm phán Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Chile và xây dựng Hiệp định Đầu tư Việt Nam – Venezuela. Trong hợp tác ASEAN+3, năm 2008 đã đánh dấu một mốc đặc biệt quan trọng với việc Việt Nam là đồng chủ trì với Nhật Bản trong tiến trình hợp tác tài chính ASEAN+3. NHNN cùng với Bộ Tài chính Nhật Bản đã chủ trì thành công các cuộc họp Nhóm đặc trách về Đa phương hoá Sáng kiến Chiềng Mai. Đây là sáng kiến hợp tác giữa các nước ASEAN và Nhật bản, Trung quốc và Hàn quốc nhằm tạo ra cơ chế hỗ trợ cán cân thanh toán trong ngắn hạn khi gặp rủi ro. Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế vĩ mô như hiện nay, Sáng kiến này sẽ là nội dung hợp tác quan trọng trong khu vực, góp phần củng cố lòng tin của thị trường vào khả năng hỗ trợ lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên khi một quốc gia thành viên gặp phải khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán. Bảng 2.1. Danh sách các nước và khu vực có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng với Việt Nam Khu vực Bắc Á Mông Cổ Khu vực Đông Bắc Á Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Khu vực Đông Nam Á Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philipines Khu vực Nam Á Ấn Độ, Băngladesh, Pakistan Khu vực Đông Âu Nga, Balan Khu vực châu Âu nói tiếng Pháp Pháp, Luxembourg Các nước châu Âu khác Đức, Thụy Điển, Anh, Thụy Sỹ, Hà Lan, Nauy Khu vực châu Úc Australia Khu vực châu Mỹ Mỹ, Canada, Cuba Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam Trong quan hệ với Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (MBES) và Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (MIB) mà Việt nam là thành viên, NHNN đã tích cực tham gia các hoạt động củng cố và phát triển hoạt động hai ngân hàng này. Đặc biệt, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Tổ Công tác và Ban lãnh đạo 2 ngân hàng thảo luận xây dựng mục tiêu và chiến lược hoạt động để cơ cấu lại 2 ngân hàng này theo mô hình ngân hàng phát triển quốc tế. 2.2. Hoạt động ngân hàng đại của các ngân hàng Việt Nam 2.2.1. Mạng lưới ngân hàng đại của một số NHTMCP Theo số liệu tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các ngân hàng TMCP, số lượng ngân hàng đại tính đến cuối năm 2008 của một số ngân hàng TMCP Việt Nam như sau: Bảng 2.2. Số lượng các NHĐL được thiết lập tại nước ngoài của một số ngân hàng Việt Nam (tính đến 2008) NGÂN HÀNG SỐ LƯỢNG NHĐL QUỐC GIA Vietcombank 1640 230 Eximbank 750 82 Agribank 931 132 Vietinbank 850 80 BIDV 912 - ACB 593 80 Sacombank 756 80 Liên Việt Bank 1001 100 Ngân hàng quân đội 700 75 Nam Á 200 - Phương Đông 251 - VIBank 323 62 Đông Á 742 105 VP Bank 256 73 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các ngân hàng Năm 2008 đánh dấu mốc 2 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và thực hiện các cam kết dịch vụ theo Hiệp định GATS của WTO. Nếu so với các ngân hàng nước ngoài, số lượng ngân hàng đại của các ngân hàng Việt Nam vẫn dừng lại ở mức trung bình. Do lợi thế về kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên lĩnh vực tài chính – ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài đã sớm thiết lập mạng lưới ngân hàng đại trải rộng khắp các châu lục (Citibank đã có trên 5000 ngân hàng đại – số liệu năm 2004) và chuyển hướng sang một bước phát triển mới là thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của ngân hàng mình tại nước ngoài. Hoạt động ngân hàng đại của các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu thực của khách hàng và bản thân các ngân hàng trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Vấn đề phát triển mạng lưới đại của các ngân hàng Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển theo chiều rộng – nghĩa là tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác và số lượng ngân hàng đại được thiết lập với các ngân hàng nước ngoài. Đây là bước phát triển trong giai đoạn đầu khi các ngân hàng Việt Nam chưa có đủ tiềm lực để mở rộng thị trường của mình ở nước ngoài theo hướng thành lập các văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng… Hình 2.1. Biểu đồ phân bổ ngân hàng đại theo khu vực của các NHTM Việt Nam Nguồn: [12] Xét về khu vực và vùng lãnh thổ nơi quan hệ đại ngân hàng được thiết lập, đa phần các các ngân hàng Việt Nam vẫn chọn các vùng kinh tế lớn như Châu Âu, Châu Mỹ, khu vực Đông Á…Kết quả cho thấy thống kê khu vực và vùng lãnh thổ phân bổ ngân hàng đại (Hình 2.1.) và bảng tổng hợp khu vực và các nước có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng với Việt Nam (Bảng 2.1.) đều tương tự nhau. Điều này chứng tỏ hoạt động ngân hàng đại của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã biết chú trọng và tập trung vào những khu vực kinh tế tiềm năng để phát triển mạng lưới đại lý. Lợi thế về thị trường phát triển và hoạt động kinh tế sôi nổi tại các khu vực này sẽ mang lại cho các ngân hàng Việt Nam nhiều cơ hội cọ xát và học hỏi để hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 2.2.2. Các nghiệp vụ thực hiện Hoạt động ngân hàng đại tại Việt Nam hiện nay chủ yếu thực hiện các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ thanh toán bù trừ như chuyển tiền và thanh toán xuất nhập phẩu. Ngoài ra các ngân hàng Việt Nam cũng thực hiện một số giao dịch chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài và đồng tài trợ một số dự án nước ngoài, tuy nhiên số lượng chưa nhiều và cũng chưa có con số thống kê chính xác về các hoạt động này 2.2.2.1. Chuyển tiền kiều hối Từ lâu kiều hối đã được xem là nguồn vốn đầu tư hiệu quả và an toàn. Kiều hối chảy về Việt Nam theo hai kênh: kênh chính thức qua ngân hàng và kênh không chính thức thông qua các tổ chức thanh toán ngoài ngân hàng. Lượng kiều hối chuyển về trong những năm gần đây có mức tăng trưởng khá, chỉ có năm 2009 hơi chững lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến nhiều lao động xuất khẩu mất việc làm và phải trở về Việt Nam. Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng kiều hối giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị: Tỷ USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Giá trị kiều hối 4 4.2 6 7.2 6.28 Tốc độ tăng trưởng - 5% 42.8% 20% -12.7% Nguồn: Tổng hợp các báo cáo trên Cổng thông tin điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam Kiều hối sụt giảm trong năm 2009 là điều đã được dự báo trước khi khủng hoảng toàn cầu chưa chấm dứt và tình trạng thất nghiệp ở Mỹ tiếp tục gia tăng. Thu nhập của các kiều bào đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài sụt giảm thì việc chuyển tiền về nước cho người thân sẽ không dồi dào như các năm trước đây. Số lượng lao động xuất khẩu ở các nước cũng giảm trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phải đối mặt với khủng hoảng trong 2 năm qua. Trong khi, đây được xem là phân khúc có tỷ lệ chuyển tiền về nước nhiều trong các năm qua. Bảng 2.4. Doanh số kiều hối qua ngân hàng năm 2008 và 2009 Đơn vị: Triệu USD Năm 2009 Năm 2008 Vietcombank 1 200 1 500 Vietinbank 1 000 920 Sacombank 850 750 Đông Á 1 000 1 180 Nguồn: Tổng hợp các báo cáo trên Cổng thông tin điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam Trong cơ cấu nguồn kiều hối chuyển về Việt Nam thì 80% là USD, còn lại là các loại ngoại tệ mạnh khác, như: Euro, AUD, CAD, GBP, JPY, .Thông tin Pháp luật Việt Nam cho phép kiều bào được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và những bước phát triển trong dịch vụ chuyển kiều hối của các ngân hàng đã khiến mục đích chuyển kiều hối có những thay đổi căn bản từ giúp gia đình chi tiêu, hỗ trợ khó khăn về tiêu dùng sang xu hướng mang tính chất đầu tư vào thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán Theo nhận định của Phó giám đốc Công ty Kiều hối Đông Á, trong thời gian tới dịch vụ kiều hối sẽ có những biến đổi lớn do sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhiều loại hình mới dành cho dịch vụ kiều hối sẽ ra đời, thay thế cho những phương thức chi trả kiều hối truyền thống như dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại, chuyển tiền online. Do vậy, về lĩnh vực chi trả kiều hối, các ngân hàng hiện tại đang có sự đầu tư và chuẩn bị cơ sở kỹ thuật và khoa học công nghệ để nhanh chóng tiếp cận và triển khai phương thức chi trả kiều hối mới. Một xu hướng khác là việc mở rộng và phát triển các sản phẩm bán chéo hỗ trợ kiều hối để gia tăng giá trị dịch vụ, tăng tính thuận tiện và đa dạng tiện ích cho khách hàng. 2.2.2.2. Thanh toán xuất nhập khẩu Lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu đóng vai trò lớn trong nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngân hàng nói riêng. Các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua 3 nghiệp vụ thanh toán quốc tế cơ bản là L/C, nghiệp vụ nhờ thu và nghiệp vụ chuyển tiền. Theo báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại, nghiệp vụ thanh toán quốc tế chiếm tỷ trọng cao nhất là nghiệp vụ chuyển tiền, tiếp đến là nghiệp vụ L/C và nhờ thu. Hiện tại, Vietcombank vẫn là ngân hàng dẫn đầu trong doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế với tỷ trọng gần 20%. Doanh thu từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu góp phần mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng thông qua chỉ tiêu lãi từ hoạt động thanh toán. Ngoài yếu tố uy tín và quy mô của ngân hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu chọn lựa ngân hàng đại diện cho mình còn dựa vào yếu tố quan hệ đại của các ngân hàng trong nước với ngân hàng của đối tác người nước ngoài. Giao dịch với các ngân hàng nằm trong mạng lưới đại của các ngân hàng Việt Nam sẽ giúp họ tiết kiệm được thời gian và được hưởng những ưu đãi về phí dịch vụ…Chính vì điều này mà vấn đề thiết lập quan hệ đại của các ngân hàng Việt Nam cần được chú trọng hơn làm tiền đề để phát triển thị phần thanh toán và tạo cơ hội mở rộng thị trường. Bảng 2.5. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2009 của một số NHTM Đơn vị: Triệu USD Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng cộng Vietcombank 12 460 13 150 25 620 Eximbank 1 093 2 004 3 098 Vietinbank 4 500 7 600 12 100 ACB 5 408 8 112 13 520 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên năm 2009 của các ngân hàng 2.2.2.3. Cho vay hợp vốn Sự hiện diện ngày càng nhiều các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đồng nghĩa với việc mở ra khả năng tiếp cận vốn ngoại dễ dàng hơn với các doanh nghiệp trong nước. Bản thân doanh nghiệp trong nước cũng muốn tiếp cận kênh này vì là vốn nước ngoài nhưng lại được tính khoản vay trong nước, do đó vừa được hưởng giá vốn rẻ hơn mặt bằng lãi suất của ngân hàng nội, lại tránh được khoản phí khấu trừ nguồn 10% đánh vào lãi suất và không phải xin phép NHNN và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thực tế lại không thuận lợi như vậy. Các doanh nghiệp muốn vay cũng không dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của ngân hàng ngoại, thể hiện trong bản báo cáo tài chính và hàng loạt thủ tục trong quá trình đàm phán kéo dài 3-5 tháng cho một dự án. Ngay cả khi đã được cấp vốn, nếu báo cáo tài chính hằng năm không đạt yêu cầu, phía ngân hàng cũng không ngần ngại quyết định ngừng giải ngân. Thông thường, để đạt được thoả thuận vay vốn, thời gian chuẩn bị với một doanh nghiệp mất khoảng 2 - 3 tháng, bao gồm các bước chuẩn bị bản cáo bạch, gặp gỡ đàm phán với các ngân hàng và chờ đợi họ ra quyết định, ở thời điểm này có thể kéo dài hơn 4 - 5 tháng. Tuy nhiên, so với ngân hàng nội, ngân hàng ngoại có thể thu xếp các khoản vay lớn hơn, thời gian ân hạn dài và lãi suất thấp hơn. Mặt khác, đối với những dự án lớn và lâu dài, hiện tại không phải ngân hàng Việt Nam nào cũng có đủ khả năng tài trợ toàn bộ dự án vì bị vướng Quyết định 296/1999/QĐ- NHNN về giới hạn tín dụng cho vay với một khách hàng của Tổ chức tín dụng không cho vay vượt quá 15% vốn tự có. Điều này được giải thích một phần do quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam hiện nay chưa đồng đều, chưa nói đến việc nếu so với các ngân hàng nước ngoài là khá nhỏ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng không muốn mang gánh nặng rủi ro tín dụng vì giá trị dự án thường rất lớn. Chính vì vậy, hoạt động đồng tài trợ quốc tế giữa các NHTM Việt Namngân hàng nước ngoài là một hướng đi đúng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các dự án lớn trong nước, đồng thời nâng cao năng lực của các ngân hàng Việt Nam trong nghiệp vụ tín dụng quốc tế - một nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động ngân hàng đại lý. Trong trường hợp ngân hàng Việt Nam không đủ khả năng tài trợ vốn cho các dự án lớn, quan hệ đại tốt sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam xem xét cơ hội kêu gọi đồng tài trợ từ các ngân [...]... chế sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đạicác hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Thứ ba, bản thân các ngân hàng thương mại chưa thực sự có kế hoạch nhằm duy trì và củng cố quan hệ hợp tác với mạng lưới ngân hàng đại Nhược điểm này có thể xuất phát từ việc các ngân hàng Việt Nam chưa có định hướng rõ ràng, cũng có thể hiểu do các ngân hàng. . .hàng đại của mình Doanh nghiệm có lợi vì được tài trợ vốn bởi một nhóm các ngân hàng trong nước và nước ngoài Bản thân các ngân hàng thương mại cũng có cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế Bên cạnh đó, vì là một trong những ngân hàng đại của ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài, ngân hàng Việt Nam sẽ phần nào am hiểu quy trình và các quy định của ngân hàng. .. những ngân hàng lớn, hoạt động từ lâu năm nên nhìn chung, các ngân hàng Việt Nam vẫn yếu thế hơn các ngân hàng đại nước ngoài xét trong quan hệ đại đã được thiết lập Chính vì vậy, các ngân hàng nên xem quan hệ đại là chiến lược ban đầu để mở rộng thị trường, mặt khác đây cũng chính là cơ hội để các ngân hàng Việt Nam tiếp cận với môi trường tài chính năng động, chuyên nghiệp Dòng tiền của các ngân. .. tiêu chí lựa chọn khi tìm hiểu ngân hàng đối tác, mặt khác cũng là chiến lược riêng dành cho mỗi ngân hàng Các ngân hàng Việt Nam không có nhiều ưu thế như các ngân hàng nước ngoài về kinh nghiệm và trình độ phát triển, nhưng nếu có kế hoạch phát triển và nhạy bén với thị trường, ngân hàng Việt Nam vẫn giữ được thế chủ động trong quan hệ đại với các ngân hàng đại đối tác 2.4 Ứng dụng mô hình... phân tích hoạt động đại của các NHTM Việt Nam 2.4.1 Ưu điểm Mạng lưới ngân hàng đại của các ngân hàng Việt Nam hiện nay tuy chưa thật sự nhiều nhưng đã có một số thành tựu đáng ghi nhận Phần lớn các ngân hàng đại đều là những ngân hàng có uy tín (Ngân hàng HSBC, Tập đoàn Citigroup…) và thuộc các vùng kinh tế phát triển cao như Châu Âu, Châu Mỹ, khu vực Đông Á đã giúp cho các giao dịch thanh... phí do các ngân hàng khi đã thiết lập quan hệ đại sẽ dành cho nhau và cho khách hàng của đôi bên một số ưu đãi nhất định như phí giao dịch thấp hoặc ưu tiên chấp nhận các phương tiện thanh toán phi tiền mặt của ngân hàng đối tác Dưới góc độ kinh tế, vấn đề thiết lập quan hệ đại của các ngân hàng thương mại Việt Nam có những ưu điểm như sau: Thứ nhất, Việt Nam đang là một nước đang phát triển nên... ngân hàng Việt Nam hiện nay 2.3.4 Lựa chọn ngân hàng đại Tiêu chí lựa chọn các ngân hàng đối tác uy tín, mạng lưới rộng và nhiều kinh nghiệm trong các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế vẫn được các ngân hàng thương mại Việt Nam chú trọng Quan hệ đại đặt ra sự hợp tác bình đẳng cho hai bên trên cơ sở thỏa thuận, tuy nhiên, do hệ thống ngân hàng Việt Nam còn thiếu sự đồng bộ trong phát triển và nâng cao... Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 của Ngân hàng Nhà Nước Hình 2.4 Diễn biến lạm phát giai đoạn 2006-2008 Nguồn Báo cáo thường niên 2008 của Ngân hàng Nhà Nước 2.4.2 Nhược điểm Bên cạnh những lợi thế về một hệ thống ngân hàng đang phát triển, vấn đề xây dựng quan hệ đại của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng có một số nhược điểm như sau: Thứ nhất, năng lực của các NHTM Việt Nam còn quá thấp so với yêu... khách hàng, các ngân hàng Việt Nam cần thiết phải xây dựng mạng lưới ngân hàng đại rộng khắp nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí dịch vụ Nếu xem đây là tiềm năng phát triển dịch vụ thanh toán, các ngân hàng sẽ có động lực để phát triển hơn nữa mạng lưới ngân hàng đại với các ngân hàng đối tác nước ngoài Thứ hai, lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng mang lại tiềm năng phát triển mạng lưới ngân hàng. .. điện tới ngân hàng ở Myanma ta không thể dùng SWIFT mà phải sử dụng TELEX vì các ngân hàng ở Myanma chưa tham gia SWIFT 2.5 Định hướng phát triển quan hệ đại trong tương lai Quan hệ ngân hàng đại nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển các hoạt động thanh toán quốc tế, chuyển tiền, mua bán và các dịch vụ khác của ngân hàng Theo xu hướng hiện tại, phần lớn các ngân hàng đã nhận ra lợi ích và tầm quan trọng . 2 ngân hàng này theo mô hình ngân hàng phát triển quốc tế. 2.2. Hoạt động ngân hàng đại lý của các ngân hàng Việt Nam 2.2.1. Mạng lưới ngân hàng đại lý. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Sau

Ngày đăng: 02/10/2013, 06:41

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1. Danh sách các nước và khu vực có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng với Việt Nam - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bảng 2.1..

Danh sách các nước và khu vực có quan hệ hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng với Việt Nam Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2.2. Số lượng các NHĐL được thiết lập tại nước ngoài của một số ngân hàng Việt Nam (tính đến 2008) - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bảng 2.2..

Số lượng các NHĐL được thiết lập tại nước ngoài của một số ngân hàng Việt Nam (tính đến 2008) Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 2.1. Biểu đồ phân bổ ngân hàng đại lý theo khu vực của các NHTM Việt Nam - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Hình 2.1..

Biểu đồ phân bổ ngân hàng đại lý theo khu vực của các NHTM Việt Nam Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2.4. Doanh số kiều hối qua ngân hàng năm 2008 và 2009 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bảng 2.4..

Doanh số kiều hối qua ngân hàng năm 2008 và 2009 Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.5. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2009 của một số NHTM - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bảng 2.5..

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2009 của một số NHTM Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 2.7. Phần mềm hệ thống đang áp dụng tại các NHTM Việt Nam - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bảng 2.7..

Phần mềm hệ thống đang áp dụng tại các NHTM Việt Nam Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2.8. Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các tổ chức nước ngoài tại các NHTM - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bảng 2.8..

Tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các tổ chức nước ngoài tại các NHTM Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 2.3. Tình hình tăng trưởng GDP giai đoạn 2003-2008 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Hình 2.3..

Tình hình tăng trưởng GDP giai đoạn 2003-2008 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 2.3. Tình hình tăng trưởng GDP giai đoạn 2003-2008 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Hình 2.3..

Tình hình tăng trưởng GDP giai đoạn 2003-2008 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 2.4. Diễn biến lạm phát giai đoạn 2006-2008 - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Hình 2.4..

Diễn biến lạm phát giai đoạn 2006-2008 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 2.5. Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam (tính đến 3/2009) - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Hình 2.5..

Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM Việt Nam (tính đến 3/2009) Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 2.6. Mô hình kết nối của mạng thanh toán Eurogiro - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ ĐẠI LÝ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Hình 2.6..

Mô hình kết nối của mạng thanh toán Eurogiro Xem tại trang 27 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan