MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH

5 280 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH   5.1. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH TRONG 3 NĂM 2004-2006. 5.1.1. Khó khăn. - Trước đây khi khách hàng làm hồ xin vay vốn của Ngân hàng chỉ cần xác nhận của Ủy Ban nhân dân xã và Phòng công chứng nhưng hiện nay còn phải qua Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện. Do vậy, thời gian vay vốn của khách hàng chậm lại. - Sự chậm trễ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã làm hạn chế việc cho vay của Ngân hàng vì những nhu cầu vay còn chưa đủ tài sản làm đảm bảo thế chấp. - Bình Minh là địa bàn có nhiều sông rạch, giao thông nông thôn chưa thuận tiện nên việc đi lại khó khăn nhất là trong mùa mưa, lũ lụt gây khó khăn cho cán bộ công nhân viên trong việc đi thực tế để thực hiện công tác thẩm định cho vay. - Thành lập năm 2003, Ngân hàng Phát triển nhà huyện Bình Minh còn non trẻ so với chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng huyện. Vì vậy, chưa có được mối quan hệ thân thiết với khách hàng lớn, nhiều hộ dân chưa hiểu biết và tin tưởng vào Ngân hàng và còn rất nhiều người mặc dù có nhu cầu nhưng vẫn chưa mạnh dạn đến Ngân hàng để giao dịch. - Do Ngân hànggiai đoạn đầu hoạt động nên đội ngũ cán bộ tín dụng còn thiếu. Hồ sơ, thủ tục còn phải theo nguyên tắc chưa thể có những thay đổi phù hợp với tình hình hoạt động hiện tại. Để giải quyết một yêu cầu vay vốn còn rất nhiều thủ tục hồ gây không ít khó khăn và phiền phức cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. - Các quy chế, chính sách của Ngân hàng hiện hành đều áp dụng chung cho các đối tượng khách hàng, không phân khúc theo thị trường doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân. Do đó khi thực hiện thì gặp khó khăn nhất là việc xếp loại khách hàng, các chỉ số tài chính chỉ phù hợp với doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp Nhà nước khi áp dụng với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không đủ điều kiện, không chính xác. - Các hình thức huy động vốn chưa đa dạng, chủ yếu là các hình thức truyền thống. Nhu cầu đầu tư vốn trung và dài hạn rất lớn nhưng vốn huy động đa sốngắn hạn nên chưa thể đáp ứng nhu cầu đó. - Do Ngân hàng mới thành lập nên huy động với lãi suất cao để cạnh tranh, trong khi đó việc hỗ trợ tín dụng cho việc phát triển nhà ở nông thôn với lãi suất thấp nên gây không ít khó khăn cho Ngân hàng. - Cạnh tranh giữa các Ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn ngày càng gay gắt hơn, thị phần trong nông thôn thiếu ổn định, sản xuất công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng thấp. - Thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, giá cả thị trường biến động, đầu ra sản phẩm không ổn định, sản xuất nhỏ lẽ, lao động nông thôn thiếu gây khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Đối tượng cho vay chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp nên món vay thường vừa và nhỏ, đối tượng vay trải rộng nên phát sinh chi phí cao và gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc quản lí khách hàng. - Những hạn chế mang tính chất chủ quan từ phía khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi thẩm định cho vay. Vốn thực luôn đạt thấp hơn nhiều so với vốn đăng ký, thiếu minh bạch trong hồ sổ sách, không rõ ràng trong quan hệ tài sản giữa chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp; thiếu chuyên nghiệp trong xây dựng dự án… 5.1.2. Thuận lợi. - Bình Minhmột huyện đất rộng người đông nên nhu cầu để xây dựng những căn nhà khang trang, vững chắc là rất lớn. Điều này phù hợp cho danh tiếng của Ngân hàng “Phát triển nhà”. - Vị trí Ngân hàng nằm tại trung tâm huyện, do vậy việc giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng được thuận tiện. Mặt khác, Bình Minh sắp lên thị xã nên tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn, thuận lợi cho công tác huy động vốn của Ngân hàng. - Nền kinh tế của huyện tiếp tục phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực hơn và đúng hướng, đời sống người dân không ngừng nâng lên, kết cấu cơ sỡ hạ tầng tiếp tục được đầu tư phát triển. - Mục tiêu đề ra của huyện là phát triểnsỡ hạ tầng. Do vậy trong quá trình thực hiện tín dụng, Ngân hàng được sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương và cơ quan hữu quan. - Huyện đề ra việc phát triển kinh doanh toàn diện. Do vậy, việc đầu tư tín dụng vào lĩnh vực sản suất kinh doanh cũng là một thị trường còn rất lớn và nhiều tiềm năng mà MHB chi nhánh Bình Minh cần đẩy mạnh khai thác. - Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Bình Minh có đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, năng động có trình độ chuyên môn và có quyết tâm với nghề tận tình phục vụ nhân dân. - Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì thế những sai sót được phát hiện và xử lý kịp thời. 5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP DUY TRÌ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH 5.2.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn Mặc dù vốn huy động của chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trong 3 năm qua có sự tăng trưởng, nhưng xét về tỷ trọng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng. Để nâng cao lợi nhuận, chủ động trong việc cấp tín dụng thì Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn. Theo tôi để huy động vốn đạt hiệu quả thì Ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau: - Phát triển đa dạng các sản phẩm huy động vốn, có thể trang bị máy rút tiền tự động tại trung tâm chợ huyện Bình Minh hoặc các khu công nghiệp, kết hợp mở rộng mạng lưới với nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra nguồn vốn chi phí thấp, thời gian dài để đầu tư trung và dài hạn. Cân đối tỷ lệ vốn cố định hàng năm dành cho đầu tư khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cơ sỡ chiến lược và mục tiêu chung hàng năm. - Chú trọng huy động nguồn vốn có lãi suất thấp để cải thiện lãi suất đầu vào và tiền gửi loại trên 12 tháng tạo nguồn vốn cho vay trung và dài hạn. - Tăng cường các mối quan hệ nắm bắt thông tin về doanh nghiệp: tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn, dịch vụ đồng thời chuyển tải thông tin hoạt động của Ngân hàng, tạo mối quan hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập thường xuyên giữa Ngân hàng và doanh nghiệp. - Nhằm vào các đối tượng có thu nhập cao, hoặc những người có thu nhập không thường xuyên, các cơ quan doanh nghiệp quốc doanh, ngoài quốc doanh trên địa bàn để mở tài khoản giao dịch thường xuyên như Bưu Điện, Điện Lực, Ban quản lý dự án… - Lập kế hoạch quảng bá thương hiệu Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL, vận dụng các hình thức huy động phù hợp cung cầu vốn và tập quán ở địa phương như tuyên truyền sâu rộng các hình thức huy động của Ngân hàng, tiếp thị các sản phẩm huy động vốn bằng các hình thức thông tin đại chúng, pa nô, áp phích, tờ rơi, tiếp thị trực tiếp với khách hàng và tư vấn tốt cho khách hàng trong việc lựa chọn các thể thức gửi tiền. - Thái độ giao tiếp của nhân viên văn minh lịch sự cùng với việc triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin mới của Ngân hàng vào quản lý và phục vụ khách hàng nhanh chóng, kịp thời. 5.2.2. Biện pháp duy trì hiệu quả hoạt động tín dụng. 5.2.2.1. Đối với việc tăng trưởng tín dụng. - Hiện nay hệ thống mạng lưới Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chỉ xuống tới huyện. Để tạo điệu kiện cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời tạo điều kiện cho Ngân hàng dễ dàng trong việc lựa chọn, đánh giá khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng nên thành lập 1 phòng giao dịch trực thuộc tại trung tâm huyện Trà Ôn hoặc xã Tân Quới do Chợ Trà Ôn đang phát triển, khu vực này chỉchi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp chưa có ngân hàng nào cạnh tranh, còn xã Tân Quới sắp trở thành huyện mới là huyện Bình Tân cho nên đây là hai địa điểm có tiềm năng phát triển kinh tế rất cao. - Bám sát các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, xây dựng các dự án, phương án đầu tư thích hợp góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ kinh tế - chính trị huyện nhà. - Đa dạng hoá các hình thức lĩnh vực đầu tư nhằm phân tán rủi ro như thu mua ngoại tệ, bảo lãnh thanh toán . - Hạn chế việc cho vay phân tán, cho vay tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm như các chợ, các trục lộ, hương lộ, Tỉnh lộ, hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương. - Tăng cường cán bộ tín dụng xuống tiếp cận khách hàng tìm khách hàng tiềm năng. - Giữ vững mối quan hệ với chính quyền địa phương, các ban ngành để nắm bắt kịp thời các dự án và tạo nền tảng vững chắc để hoạt động tín dụng hiệu quả 5.2.2.2. Xử lý nợ quá hạn. - Chú trọng vào tính khả thi và hiệu quả của dự án, cho vay phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế tại địa phương đồng thời cần tập trung vào những vùng kinh tế trọng điểm. - Phân công nhiệm vụ cho nhân viên theo khu vực, địa bàn, giao quyền được quyết định cho vay trong hạn mức tuỳ vào khả năng và trình độ chuyên môn. - Chấp hành nghiêm túc các qui chế, qui định, qui trình các văn bản hướng dẫn về đầu tư tín dụng nhất là công tác thẩm định các dự án, phương án vay vốn. - Ngân hàng nên thành lập tổ xử lý nợ để xử lý nợ nhanh chóng và kịp thời. - Tiếp tục kiến nghị với các cơ quan pháp luật xử lý các đối tượng vượt khả năng xử lý của cán bộ ngân hàng. - Tập trung phân tích nợ đã xử lý rủi ro, sàng lọc và lên kế hoạch cụ thể từng trường hợp để có biện pháp thu hồi. . MỘT SỐ GIẢI PHÁP DUY TRÌ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH   5.1. NHỮNG KHÓ KHĂN. sót được phát hiện và xử lý kịp thời. 5.2. NHỮNG GIẢI PHÁP DUY TRÌ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL CHI NHÁNH BÌNH MINH 5.2.1

Ngày đăng: 02/10/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan