LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG

17 311 0
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN  HẠN CỦA NGÂN HÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG 1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Quan hệ này được thể hiện qua nội dung sau: - Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật. - Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, khoản đổi ra gọi là lợi tức tín dụng . Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”. 1.1.2 Tín dụng Ngân hàng Tín dụng ngân hàng là một khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ kinh tế giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay. Trong đó bên cho vay chuyển giao cho bên đi vay sử dụng một lượng giá trị (thường dưới trạng thái tiền) trong một thời gian nhất dịnh theo những điều kiện mà hai bên đã thoả thuận (thời gian, phương thức thanh toán lãi- gốc, thế chấp .) Tín dụng NH thực chất là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn từ NH sang khách hàng, sự chuyển nhượng này có thời hạn và chi phí theo sự thoả thuận giữa NH và khách hàng. 1.1.3 Các hình thức tín dụng ngân hàng 1.1.3.1 Cho vay từng lần Cho vay từng lần là phương thức vay vốn mà đại bộ phận các khách hàng vay đều sử dụng để trang trải các nhu cầu kinh doanh của họ. 1 Các khoản vay đều có mục đích cụ thể như: tài trợ cho việc mua hàng dự trữ và trả lương nếu là các doanh nghiệp. Mua giống cây con, nếu là nông dân;…,vv, nói chung cho vay từng lần là để tài trợ vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong kinh doanh. Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. mỗi lần vay vốn, khách hàngNgân hàng nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký kết hợp đồng tín dụng. 1.1.3.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng Phương thức cho vay này áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.  Xác định hạn mức tín dụng NHTM nơi cho vay sau khi nhận đủ các tài liệu của khách hàng tiến hành xác định hạn mức tín dụng. Đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh tổng hợp thì phưong án sản xuất, kinh doanh của khách hàng là tổng hợp phương án sản xuất, kinh doanh của từng đối tượng, theo đó Ngân hàng nơi cho vay xác định hạn mức tín dụng cho cả phương án sản xuất, kinh doanh tổng hợp.  Phát tiền vay Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàngNgân hàng nơi cho vay lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.  Lãi suất cho vay Căn cứ vào quy định của tổng giám đốc Ngân hàng, Ngân hàng nơi cho vay ghi vào hợp đồng tín dụng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng tín dụng.  Quản hạn mức tín dụng Ngân hàng nơi cho vay phải quản chặt chẽ hạn mức tín dụng, bảo đảm mức dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất, kinh doanh có thay đổi và khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, khách hàng phải làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng; Ngân hàng nơi cho vay xem xét, nếu thấy hợp thì cùng khách hàng thoả thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng và bổ sung hợp đồng tín dụng. 2  Ký kết hạn mức tín dụng mới Trước mười ngày khi hạn mức tín dụng cũ hết hiệu lực khách hàng gửi cho Ngân hàng nơi cho vay phương án sản xuất, kinh doanh kỳ tiếp theo. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, Ngân hàng nơi cho vay thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn của hạn mức tín dụng mới.  Xác định thời gian cho vay Thời gian cho vay được thực hiện trên hợp đồng tín dụng hoặc trên từng giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn của Ngân hàng nhưng tối đa không quá 12 tháng; nếu khách hàng kinh doanh tổng hợp thì lựa chọn sản phẩm có chu kỳ kinh doanh dài nhất hoặc chiếm tỷ trọng chủ yếu để xác định thời hạn cho vay. Thời hạn cho vay trên từng giấy nhận nợ có thể không phù hợp với thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng. 1.1.3.3 Cho vay theo dự án đầu tư Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án tư phục vụ đời sống. Ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng ký hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy tờ nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đầu tư đã thoả thuận; kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng. Trưòng hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng, thì Ngân hàng nơi cho vay có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó. 1.1.3.4 Cho vay hợp vốn Một nhóm TCTD ( có NHPN tham gia cho vay) cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó , có một TCTD làm đầu mối giàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế này và Quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc NHNN ban hành, Quy chế đồng tài trợ của NHPN. 3 1.1.3.5 Cho vay trả góp Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng xác định thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian cho vay. 1.1.3.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Căn cứ nhu cầu vay của khách hàng, Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn hiệu lực của hạn mức dự phòng; Ngân hàng nơi cho vay cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ; trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó. Mức phí cam kết phải được thoả thuận giữa khách hàngNgân hàng nơi cho vay. 1.1.3.7 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng Ngân hàng nơi cho vay chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại của Ngân hàng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam và hướng dẫn của Ngân hàng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng thực hiện theo hưóng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng. 1.1.3.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi Là việc cho vay mà Ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với cácquy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi thực hiện theo hưóng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng. 1.1.3.9 Cho vay theo uỷ thác Là việc cho vay và khách hàng vay từ nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức kinh tế , các tổ chức chính trị - xã hội, cá nhân trong và ngoài nước và các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng . việc cho vay theo uỷ thác phải thực hiện theo đúng quy định của NHNN Việt Nam và của Ngân hàng. 4 1.1.4 Phân loại tín dụng Có nhiều căn cứ để phân loại tín dụng nhưng nhìn chung có cách phân loại tín dụng theo: 1.1.4.1 Phân loại tín dụng theo thời hạn Nếu căn cứ vào thời hạn cho vay, có thể chia tín dụng ra làm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn dưói một năm. Ngân hàng cho vay ngắn hạn nhằm tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp, nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của Chính phủ và tiêu dùng cá nhân. - Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ một đến dưới 5 năm. Ngân hàng cho vay trung hạn nhằm tài trợ vốn cố định của doanh nghiệp. - Cho vay dài hạn: là cho vay có thời hạn từ 5 năm trở lên. Ngân hàng cho vay dài hạn nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn cố định cuả doanh nghiệp và tài trợ cho các dự án đầu tư và tiêu dùng cá nhân vào các nhu cầu nhà ở, phương tiện vận tải. 1.1.4.2 Phân loại tín dụng theo mục đích Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, có thể chia tín dụng làm tín dụng sản xuất, tín dụng lưu thông và tín dụng tiêu dùng: - Tín dụng sản xuất: là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay sản xuất ra sản phẩm hàng hoá. Tín dụng sản xuất gồm có: cho vay nông nghiệp; cho vay công nghiệp; cho vay lâm – ngư nghiệp. - Tín dụng lưu thông: là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay chuyên để kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Tín dụng lưu thông gồm có: cho vay thương mại (mua – bán kinh doanh hàng hoá nội địa, kinh doanh xuất – nhập khẩu); cho vay kinh doanh dịch vụ. - Tín dụng tiêu dùng: là loại cho vay mà khách hàng sử dụng vốn vay chuyên để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Tín dụng tiêu dùng gồm có: cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay chi tiêu khác. -Tín dụng thuê mua hay còn gọi là hoạt động cho thuê. Cho thuê bao gồm có 2 loại là cho thuê vận hành và cho thuê tài chính. Tài sản cho thuê bao gồm cả ĐS và BĐS, mà chủ yếu là máy móc thiết bị. 1.1.4.3 Phân loại tín dụng theo mức độ tín nhiệm 5 Nếu căn cứ vào mức độ tín nhiệm cuả ngân hàng với khách hàng, chia tín dụng ra làm cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. - Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay còn gọi là đảm bảo tiền vay bằng tài sản: là loại cho vay của ngân hàng trên cơ sở cho vay có các tài sản đảm bảo dưới các hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ 3. - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hay còn gọi là bảo đảm tiền vay không bằng tài sản: là loại cho vay của ngân hàng trên cơ sở không có bất kỳ tài sản nào làm đảm bảo, chỉ căn cứ vào mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng hoặc chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền để cho vay. 1.1.4.4 Phân loại tín dụng theo tính chất hoàn trả Nếu căn cứ vào tính chất hoàn trả, có thể chia tín dụng ra làm cho vay hoàn trả trực tiếp và cho vay không hoàn trả trực tiếp. - Cho vay hoàn trả trực tiếp: là loại cho vay của ngân hàng mà trong đó người đi vay chính là người phải trả nợ trực tiếp cho ngân hàng. - Cho vay hoàn trả gián tiếp: là loại cho vay của ngân hàng mà trong đó người đi vay không phải là người trả nợ, loại cho vay này thường được thực hiện bằng cách chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có gía trị còn thời hạn thanh toán hoặc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán. 1.1.4.5 Phân loại tín dụng theo phương thức hoàn trả Nếu căn cứ vào phương thức hoàn trả chia tín dụng ra làm cho vay hoàn trả góp, cho vay hoàn trả một lần, và cho vay hoàn trả theo yêu cầu. - Cho vay hoàn trả góp: vốn vay được trả làm nhiều kỳ, được góp lại khi nào đủ nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng được kết thúc. - Cho vay hoàn trả một lần: vốn vay và lãi được trả một lần khi đáo hạn. - Cho vay hoàn trả theo yêu cầu: vốn vay được trả theo yêu cầu của bên cho vay hoặc bên đi vay. 1.1.4.6 Phân loại tín dụng theo phương thức cho vay Nếu căn cứ vào phương thức cho vay, có thể chia tín dụng ra làm: cho vay theo món; cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay thấu chi; cho vay đồng tài trợ. 6 - Cho vay theo món: là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và NH đều phải làm thủ tục tín dụng cần thiết. Cho vay theo món còn được gọi là cho vay từng lần vì khi có nhu cầu vốn khách hàng làm hồ sơ xin vay một khoản tiền cho mục đích sử dụng vốn cụ thể. - Cho vay theo hạn mức tín dụng còn gọi là cho vay luân chuyển, doanh nghiệp chỉ cần làm đơn xin vay lần đầu, sau đó trên cơ sở hợp đồng doanh nghiệp lập kế hoạch vay và trả nợ gửi đến NH. Áp dụng cho những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng vôn thường xuyên, đều đặn. - Các phương thức khác như: Cho vay ứng trước, cho vay thấu chi, cho vay đồng tài trợ và các loại cho vay khác. 1.2 Vai trò của tín dụng ngắn hạn 1.2.1 Tín dụng ngắn hạn Theo quyết định 324 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam tín dụng ngắn hạn là hình thức mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,dịch vụ và đời sống. Thời hạn đối với tín dụng ngắn hạn được tổ chức tín dụng khách hàng thoả thuận tối đa là 12 tháng, được xác định phù hợp với quy chế sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. 1.2.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn - Thời hạn thu hồi vốn nhanh: do vốn tín dụng ngắn hạn thường được sử dụng để bù đắp những thiếu hụt trong ngắn hạn, để đảm bảo cân bằng ngân quỹ, giúp doanh nghiệp đối phó với những chênh lệch thu chi trong ngắn hạn . Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay mang tính mùa vụ, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ được bù đắp hoặc sẽ sớm thu lại dưới hình thái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh. - Rủi ro do tín dụng ngắn hạn mang lại thông thường không cao. Do khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của sự biến động không thể lường trước của nền kinh tế như các khoản tín dụng trung và dài hạn. Ngoài ra, các khoản vay được cung cấp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựa trên tài sản bảo đảm, bảo lãnh . đồng thời khoản vay thường đựơc tiến hành khi có nhu cầu cấp thiết về vốn ngắn hạn và chắc chắn sẽ có khoản thu bù đắp trong tương lai vì vậy rủi ro mang đến thường thấp. - Lãi suất thấp: lãi suất cho vay được hiểu là khoản chi phí người đi vay trả cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của ngươì khác. Chính vì rủi ro mang lại của khoản vay thường không 7 cao do đó lãi suất người đi vay phải trả thông thường nhỏ hơn lãi suất khoản vay tín dụng trung và dài hạn tương ứng. - Hình thức tín dụng phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng của khách hàng, để góp phần phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tín dụng, các ngân hàng thương mại không ngừng phát triển các hình thức cho vay trong nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của mình. Điều đó đã làm cho các hình thức tín dụng ngắn hạn rất phong phú như: nghiệp vụ ứng trước, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu . 1.2.3 Các vấn đề cơ bản của tín dụng ngắn hạn 1.2.3.1 Phạm vi áp dụng • Bên cho vay: Các tổ chức tín dụng (chủ yếu là các NHTM) được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo quy định của các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi bổ sung năm 2004), đã được cấp giấy phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam đều được cho vay ngắn hạn. Trường hợp cho vay bằng ngoại tệ phải được phép hoạt động ngoại hối của NHNNVN. • Bên đi vay: Là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội có nhu cầu vay vốn gồm: - Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam. - Các pháp nhân là : DNNN, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tai điều 94 bộ luật dân sự. 1.2.3.2 Đối tượng cho vay • Giá trị vật tư, hàng hoá (kể cả thuế GTGT) và các khoản chi phí để thực hiện các phưong án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống… • Các đối tượng không cho vay bao gồm: - Số tiền thuế phải nộp trực tiếp cho ngân sách Nhà nước ( trừ thuế xuất nhập khẩu nói trên). - Số tiền để trả gốc lãi cho tổ chức tín dụng khác. - Sổ lãi vay phải trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn. - Lãi suất cho vay do ngân hàng cho vay và khách hàng vay vốn thoả thuận và ghi vào hợp đồng tín dụng. 8 1.2.3.3 Nguyên tắc và điều kiện cho vay ngắn hạn • Nguyên tắc của cho vay: Khách hàng vay vốn của NHTM phải đảm bảo: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ lãi và gốc vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng. - Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các NHTM tồn tại và hoạt động một cách bình thường. Bởi vì nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động. Đó là một bộ phận tài sản của các chủ sở hữu mà Ngân hàng tạm thời quản và sử dụng Ngân hàng cũng có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu. • Điều kiện vay vốn: Khách hàng vay vốn phải đủ các điều kiện sau: - Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - -Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam. - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. - Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. - Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật năng lực hành vi dân sự. - Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp nhân và dân sự và năng lực hành vi và dân sự theo quy định của đất nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự nước Cộng hoà XHCNVN ký kết hoặc tham gia quy định. • Mục đích của sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết. - Có dự án đầu tư phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án thực hiện khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. 9 - Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của NHNNVN. 1.2.3.4 Những nhu cầu vốn không đựơc cho vay NHTM không được cho vay các điều kiện sau: Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi. Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm, việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của NHNN. 1.2.3.5 Những trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay • Những trường hợp không được cho vay: (theo điều 126 Luật các Ngân hàngnăm 2010). - Ngân hàngkhông được cho khách hàng vay đối với khách hàng trong những trường hợp sau: - Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (GĐ), Phó TGĐ, PGĐ của tổ chức tín dụng. - Cán bộ, nhân viên của chính Ngân hàngđó thực hiện các nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho vay. - Bố mẹ, vợ chồng, con thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, TGĐ (GĐ), PTGĐ (PGĐ). • Hạn chế cho vay - Theo điều 127 luật các Ngân hàng năm 2010, những đối tượng sau đây hạn chế cho vay không có đảm bảo, cho vay với những điều kiện không yêu đãi về lãi suất, về mức cho vay với các đối tượng. 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây: a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 10 [...]... của ngân hàng đối với doang nghiệp Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng khi so sánh với Tỷ trọng dư nợ tín dụng của ngân hàng sẽ cho chúng ta biết được dư nợ ngắn hạn của ngân hàng là cao hay thấp Phân tích chỉ tiêu dư nợ tín dụng ngắn hạn sẽ giúp cho ngân hàng biết được ngân hàng cần làm gì để nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng để ngân hàng có thể đạt hiệu quả cao 1.3.2.4 Nợ quá hạn. .. của ngân hàng chủ yếu kém, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn có những rủi ro tín dụng ngân hàng phải gánh chịu Chỉ tiêu dư nợ tín dụng ngắn hạn phản ánh quy mô tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, sự uy tín của. .. vụ tín dụng 1.2.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó 1.2.3.3 Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tìên cho vay ngắn hạn ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng ngắn hạn của. .. nghiệp của ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung Chất lượng tín dụng: Là sự đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàngphù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, hay chất lượng tín dụng là kết quả tổng hợp của những thành tựu hoạt động tín dụng thể hiện ở sự phát triển ổn định, vững chắc của nền kinh tế quốc dân Chất lượng tín dụng có thể được... hồi các món nợ của mình  Chất lượng của đội ngũ nhân sự Yếu tố mang tính quyết định đến việc nâng cao hay suy giảm chất lượng tín dụng lại chính là nguồn nhân lực của ngân hàng vì suy cho cùng quyết định cung cấp tín dụng 16 của ngân hàng là quyết định mang tính chất chủ quan Một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi sẽ đưa ra những chính sách hợp và phương thức phát triển phù hợp giúp ngân hàng có được những... chủ quan  Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng là định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Thông thường chính sách tín dụng có các khoản sau: các loại cho vay được thực hiện, giới hạn tín dụng, kỳ hạn cho vay, hướng giải quyết tín dụng vượt giới hạn, thanh toán nợ…vì thế nó có quyết định to lớn đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ kích thích... của bản thân ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi Xét từ góc độ nền kinh tế nền kinh tế - xã hội: Tín dụng ngân hàng phản ánh sự động của nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế thị truờng Tín dụng phải huy động của nền kinh tế xã hội để cung ứng cho các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển Chất lượng tín dụng thể hiện ở tính an toàn cao của hệ thống ngân hàng Tín dụng ngân. .. nhiều khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng, đồng thời tuân thủ theo pháp luật và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đề ra Bất cứ một ngân hàng nào muốn có tín dụng tốt đều phải có một chính sách tín dụng rõ ràng phù hợp với ngân sách của mình  Chất lượng của công tác thẩm định dự án Khi đến ngân hàng xin được cấp tín dụng, khách hàng thường phải mang đến một bộ hồ sơ về dự án mà... trọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường, theo kịp nhịp độ phát triển chung, từ đó tạo cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh 1.3 Chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại 1.3.1 Chất lượng tín dụng ngắn hạn Trong hoạt động ngân hàng thương mại, tín dụng là một nghiệp vụ mang lại phần lớn doanh... với khách hàng Thẩm định là công việc đòi hỏi nhiều thời gian và kỹ thuật tính toán phức tạp Do công việc này là cơ sở có cấp tín dụng hay không cho nên chất lượng của công tác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng Nếu chất lượng của công tác thẩm định không cao tức là nhân viên tín dụng không xác định thực chất dự án có hiệu quả hay không thì những khoản tín dụng ngân hàng đã . LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG 1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu. tín dụng ngắn hạn phản ánh quy mô tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, sự uy tín của ngân hàng đối với doang nghiệp. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng khi

Ngày đăng: 01/10/2013, 23:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan