Thể chế hiện tai_MTCTvaLP

4 422 1
Thể chế hiện tai_MTCTvaLP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thể chế hiện tai_MTCTvaLP

a. Thể chế quân chủThể chế quân chủ là thể chế quy định và bảo đảm quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần trong tay người đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế) theo nguyên tắc kế thừa. Thể chế quân chủ được phân ra thành các loại: quân chủ tuyệt đối, quân chủ nhị nguyên, quân chủ đại nghị.- Quân chủ tuyệt đối: Thể chế quân chủ tuyệt đối là thể chế chính trị mà ở đó quyền chuyên chế, độc tài, không hạn chế thuộc về nhà vua. Trong xã hội hiện đại, thể chế này hầu như không còn tồn tại.- Thể chế quân chủ nhị nguyên: là thể chế chính trị mà quyền lực được chia đều cho nhà vua và nghị viện. Tuy nhiên nhà vua thường lấn át nghị viện, và trong nhiều trường hợp nhà vua giải tán nghị viện vô thời hạn để độc quyền quyền lực nhà nước.- Thể chế quân chủ đại nghị: Nét đặc thủ của thể chế quân chủ đại nghị là:+ Vua đứng đầu nhà nước nhưng quyền lực lại tập trung trong tay nghị viện - cơ quan do dân bầu. Quyền lực của nhà vua chủ yếu mang tính hình thức "trị vì nhưng không cai trị". Nghị viện là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền thành lập và giải tán chính phủ. Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện. Song trên thực tế, quyền lực tập trung vào người đứng đầu của cơ quan hành pháp+ Vua là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của sự thống nhất phi chính trị và không thiên vị.+ Thể chế quân chủ đại nghị thi hành chủ nghĩa lưỡng viện, song trên thực tế hầu như tất cả quyền lập pháp tập trung vào hạ viện. Hạ viện chẳng những có quyền tối cao về lập pháp mà còn có quyền thành lập và bãi miễn chính phủ; kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp và tư pháp. + Thể chế chính trị quân chủ đại nghị thừa nhận chế độ đa đảng.b. Thể chế chính trị cộng hoàThể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản chất, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chính quyền do dân bầu ra. Song trên thực tế, ở các nước tư bản chủ nghĩa, quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc "tam quyền phân lập" và tất cả quyền lực thuộc về các tập đoàn tư bản. ở các nước tư bản chủ nghĩa, thể chế cộng hoà có ba loại: Cộng hoà tổng thống; Cộng hoà đại nghị; Cộng hoà lưỡng tính. ở các nước xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị được tổ chức theo mô hình cộng hoà xô-viết như Liên Xô trước đây.- Thể chế cộng hoà tổng thống: Điển hình cho thể chế cộng hoà tổng thống là thể chế chính trị ở Mỹ, Nga,… Đặc trưng tiêu biểu của thể chế này là:+ Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, nắm trọn quyền hành pháp. Tổng thống tự thành lập chính phủ, các thành viên chính phủ do tổng thống cử ra và chịu trách nhiệm trước tổng thống. + Trong thể chế này, quyền hành pháp có phần lấn át quyền lập pháp và quyền tư pháp. Nhưng như ở Mỹ, do thi hành chế độ lưỡng viện cân bằng và quốc hội không bị giải tán bởi tổng thống, nên quốc hội có thực quyền và trở thành đối trọng, kiềm chế tổng thống. Còn ở thể chế chính trị liên bang Nga, tổng thống có quyền giải tán Đuma, mặc dù Đuma do dân bầu ra, có quyền lớn hơn Hội đồng liên bang (thượng viện).- Thể chế cộng hoà đại nghị: có những đặc trưng cơ bản sau:+ Quyền lực nhà nước tập trung vào nghị viện - cơ quan do dân trực tiếp bầu ra. + Nghị viện có quyền thành lập chính phủ, bầu tổng thống, đồng thời có thể bãi miễn chính phủ, tổng thống và cơ quan tư pháp. Tổng thống, chính phủ hoạt động và chịu trách nhiệm trước nghị viện.- Thể chế cộng hoà lưỡng tính (hỗn hợp): thể chế này mang tính chất của cả hai thể chế cộng hoà kể trên, có đặc trưng cơ bản là:+ Tổng thống và nghị viện đều do nhân dân bầu ra. Tổng thống toàn quyền hành pháp, có quyền giải tán nghị viện. Nghị viện có quyền can thiệp vào quá trình thành lập chính phủ, buộc tổng thống phải bổ nhiệm lãnh tụ của đảng đa số trong nghị viện làm thủ tướng, nghĩa là tổng thống phải chia sẻ quyền lực với nghị viện.+ Quyền lực tập trung vào tổng thống. Tổng thống chi phối mọi hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khi liên minh đảng của tổng thống chiếm đa số trong hạ viện thì quyền lực của tổng thống gần như tuyệt đối. Khi phe đối lập chiếm đa số trong hạ viện thì quyền lực của tổng thống bị hạn chế.- Thể chế cộng hoà xã hội chủ nghĩa: Mô hình thể chế này ở các nước khác nhau có tên gọi khác nhau như: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa; Cộng hoà dân chủ nhân dân; Cộng hoà nhân dân; Cộng hoà… Với loại thể chế này, quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan quốc hội, chính phủ, toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hiện ba quyền lập, hành và tư pháp. Giống như thể chế chính trị công hoà đại nghị, trong thể chế chính trị cộng hoà xã hội chủ nghĩa, quyền lực tối cao thuộc về quốc hội. Quốc hội có quyền thành lập chính phủ, bầu chủ tịch nước, các cơ quan tư pháp, hội đồng quân sự trung ương, có quyền quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước như tuyên bố chiến tranh hay hoà bình; có quyền giám sát tối cao việc thi hành pháp luật. Chính phủ là cơ quan hành pháp chịu trách nhiệm trước quốc hội, thực thi vai trò quản lý hành chính và bảo đảm sự thống nhất từ trung ương tới địa phương. Khác với các thể chế cộng hoà khác, trong hệ thống tư pháp của thể chế cộng hoà xã hội chủ nghĩa có hệ thống cơ quan Viện kiểm sát. Trong thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa có thểchế độ đa đảng, song trên thực tế vẫn duy trì chế độ một đảng (Cộng sản) lãnh đạo. . và tư pháp. + Thể chế chính trị quân chủ đại nghị thừa nhận chế độ đa đảng.b. Thể chế chính trị cộng ho Thể chế chính trị cộng hoà là thể chế, xét về bản. là thể chế chính trị mà ở đó quyền chuyên chế, độc tài, không hạn chế thuộc về nhà vua. Trong xã hội hiện đại, thể chế này hầu như không còn tồn tại.- Thể

Ngày đăng: 27/10/2012, 10:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan