hướng dẫn của giảng viên môn Phân tích tài chính

3 517 3
hướng dẫn của giảng viên môn Phân tích tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu về phân tích chỉ số tài chính, giành cho các sinh viên đang học môn Phân tích tài chính; làm định hướng cho các nhà đầu tư phân tích chỉ số tài chính của doanh nghiệp để đưa ra quyết định

PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNHPhân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích tỷ số liên quan đến việc so sánh các con số với nhau để tạo nên các tỷ số và từ đó dựa vào các tỷ số này để đánh giá xem hoạt động của công ty đang trong tình trạng suy giảm hay tăng trưởng.Các tỷ số cần phải được so sánh giữa các thời kỳ trong cùng một công ty để thấy được công ty đang tăng trưởng hay suy giảm, và với các công ty trong cùng ngành để thấy công ty đó hoạt động tốt hay xấu so với mức trung bình ngành.Có 4 nhóm chỉ số chính sau: • Chỉ số khả năng sinh lợi • Chỉ số khả năng thanh toán và đòn cân nợ • Chỉ số hiệu quả hoạt động • Chỉ số đầu tư của cổ đông 1. Nhóm chỉ số khả năng sinh lợi Chỉ số lợi nhuận gộpChỉ số lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bánDoanh thu Chỉ số tổng lợi gộp cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ số lợi nhuận ròngChỉ số lợi nhuận ròng = Thu nhập trước lãi và thuếDoanh thu Chỉ số lợi nhuận gộp cho biết được công ty thực có bao nhiêu lợi nhuận từ một đồng thu nhập và qua đó cho thấy hiệu quả trong việc quản lý các chi phí hoạt động (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp)Chỉ số lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE)ROE = Lợi nhuận sau thuế và cổ tức cổ phần ưu đãi Vốn cổ phần Chỉ số ROE đo lường khả năng sinh lợi của một công ty và cho thấy bao nhiêu lợi nhuận được tạo ra từ vốn đầu tư của cổ đông.Thu nhập trên tổng vốn đầu tư (ROCE)ROCE = Lợi nhuận trước lãi và thuế Tổng tài sản - nợ ngắn hạn Chỉ số ROCE cho thấy sự hiệu quả và khả năng sinh lợi từ trong việc sử dụng vốn đầu tư của một công ty.Một công ty nên cho thấy chỉ số ROCE cao hơn mức lãi suất đi vay, nếu không sự gia tăng vốn vay sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông. Các chỉ số cấp hai: ROCE = Chỉ số lợi nhuận x Vòng quay tài sản LN trước lãi và thuếTổng tài sản - nợ ngắn hạn=LN trước lãi và thuếDoanh thuxDoanh thuTổng tài sản - nợ ngắn hạnVòng quay tài sản cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhậpGiữa chỉ số lợi nhuận ròng và vòng quay tài sản có mối quan hệ cân bằng, cụ thể là: • Một chỉ số lợi nhuận cao có thể đồng nghĩa với giá bán cao, dẫn đến khả năng lớn là doanh số sẽ giảm và vì vậy vòng quay tài sản sẽ thấp hơn. • Vòng quay tài sản cao có nghĩa công ty đang có doanh số cao, để làm được điều này thì công ty có thể phải giảm giá để chấp nhận mức lợi nhuận thấp hơn. Nhìn chung, các chỉ số lợi nhuận của công ty càng cao càng tốt, nhưng cũng như các nhóm chỉ số khác, chưa đủ để đánh giá chính xác về một công ty khi xem xét các chỉ số này một cách riêng biệt. Một điều quan trọng nữa là cần so sánh chỉ số này qua các thời kỳ của công ty, so sánh với chỉ số trung bình của ngành và với các đối thủ cạnh tranh. 2. Nhóm chỉ số thanh toán và nợChỉ số thanh toán hiện hànhChỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Thông thường, chỉ số thanh toánh hiện hành được kỳ vọng cao hơn 1. Chỉ số thanh toán nhanhChỉ số thanh toán nhanh = Tài sản lưu động - hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Chỉ số thanh toán nhanh đo lường khả năng của một công ty trong việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản nhất. Chỉ số này thích hợp cho việc đo lường khả năng thanh toán của những công ty có vòng quay hàng tồn kho thấp.Một cách lý tưởng, chỉ số nhanh ít nhất bằng 1 đối với những công ty có vòng quay hàng tồn kho thấp và có thể thấp hơn 1 đối với công ty với vòng quay hàng tồn kho nhanh với điều kiện công ty này không gặp khó khăn về dòng tiền.Vấn đề quan trọng là cần phải xem xét xu hướng của các tỷ số này để thấy được tính thanh khoản của công ty đang được cải thiện hay đang giảm sút. Chỉ số đòn cân nợĐòn cân nợ = Tổng nợ dài hạn Tổng vốn cổ phần + tổng nợ dài hạn Chỉ số này liên quan đến cơ cấu vốn dài hạn của một công ty và được dùng để xác định mức độ rủi ro liên quan đến việc nắm giữ vốn cổ phần trong một công ty. Một công ty với đòn cân nợ cao thì có nhiều khả năng gặp phải sự đi xuống trong chu trình kinh doanh bởi vì công ty đó phải tiếp tục trả các khoản nợ cho dù doanh số đang giảm sút. Một công ty với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao có thể cho thấy tình hình tài chính vững mạnh.3. Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt độngKỳ thu tiền bình quânKỳ thu tiền bình quân = Phải thu khách hàng x 365 ngày Doanh thu bán chịu Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng.Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền bình quân qua các thời kỳ của một công ty là có hiệu quả nhất. Nếu vòng quay các khoản phải thu tăng từ năm này qua năm khác cho thấy khả năng yếu kém trong việc quản lý công nợ ở một công ty.Số ngày vòng quay hàng tồn khoSố ngày vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho x 365 ngày Giá vốn hàng bán Số ngày vòng quay hàng tồn kho cho thấy khoảng thời gian trung bình hàng tồn kho được lưu giữ.Sự tăng lên của vòng quay hàng tồn kho qua các năm cho thấy sự chậm đi trong công việc kinh doanh hoặc là sự tích trữ hàng tồn kho ở một công ty, điều đó cũng có thể được hiểu rằng đầu tư vào hàng tồn kho đang trên mức cần thiết.Kỳ thanh toán bình quânKỳ thanh toán tiền bình quân = Phải trả khách hàng x 365 ngày Tổng giá trị hàng mua chịu trong năm Kỳ thanh toán tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình của một công ty trong việc thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp.Sự gia tăng kỳ thanh toán tiền bình quân qua các năm là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản lý tài sản lưu động yếu kém, đó là kết quả của việc gia tăng các khoản phải trả nhà cung cấp, gia tăng hạn mức thấu chi tại ngân hàng. 4. Nhóm chỉ số đầu tư của cổ đôngThu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)EPS = Tổng thu nhập thuần - cổ tức cổ đông ưu đãi Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân Thu nhập của mỗi cổ phần cho thấy khả năng sinh lợi của một công ty.Thu nhập trên mỗi cổ phần được xem như là chỉ số đơn lập quan trọng nhất trong việc xác định giá trị cổ phiếu.Tỷ suất thu nhập trên thị giá cổ phầnTỷ suất thu nhập trên thị giá cổ phần = Cổ tức trên một cổ phần Thị giá một cổ phần Tỷ suất này phản ánh mối quan hệ giữa cổ tức nhà đầu tư nhận được từ công ty với giá cổ phiếu mà nhà đầu tư mua vào, cụ thế hơn, tỷ suất này thể hiện kỳ vọng hiện hành của nhà đầu tư vào thu nhập từ việc đầu tư vào cổ phần của một công ty.Chỉ số giá trên thu nhập (P/E)P/E = Thị giá một cổ phần Thu nhập trên một cổ phần Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu.Nhìn chung, một công ty với chỉ số P/E cao cho thấy các nhà đầu tư đang kỳ vọng sự tăng trưởng về lợi nhuận trong tương lai của công ty đó cao hơn so với các công ty có chỉ số P/E thấp.Việc đánh giá sẽ có hiệu quả hơn hơn khi so sánh P/E của công ty này với P/E của công ty khác trong cùng ngành và so sánh vói P/E trung bình của ngành.NHỮNG GIỚI HẠN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH• Sự có sẵn của thông tin so sánh. • Sử dụng thông tin trong quá khứ. • Không phải là quyết định cuối cùng – chỉ dùng để hướng dẫn. • Việc giải thích cần phân tích cẩn thận và không nên chỉ phân tích một cách đơn lập. • Đây là một phương pháp khách quan. • Có thể bị thay đổi. . PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNHPhân tích chỉ số tài chính là một phần quan trọng của phân tích cơ bản. Phân tích tỷ số liên quan đến. cùng ngành và so sánh vói P/E trung bình của ngành.NHỮNG GIỚI HẠN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH• Sự có sẵn của thông tin so sánh. • Sử dụng thông tin

Ngày đăng: 26/10/2012, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan