ĐỀ THI GIỮA KI L5 CKTKN-TIẾNG VIỆT

6 378 0
ĐỀ THI GIỮA KI L5 CKTKN-TIẾNG VIỆT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BẢNG HAI CHIỀU MÔN TIẾNG VIỆT Nội dung Mức độ Phần Câu Số lượng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Đọc hiểu II 1,2,3,4 4 4 Chính tả II 6 1 1 Luyện từ và câu II 5,7,8,9,10 5 4 1 Tổng 10 10 10 4 5 1 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC I MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI V - NĂM HỌC 2010 - 2011 Thời gian : 40 phút A. KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) * GV làm phiếu và cho HS bốc thăm và đọc và trả lời câu hỏi do GV nêu các đoạn bài sau đây: - Thư gửi các học sinh đoạn 1 trang /TV 5, tập 1. - Quang cảnh làng mạc ngày mùa đoạn 2 trang /TV 5, tập 1. - Nghìn năm văn hiến đoạn 1 trang /TV 5, tập 1. - Những con sếu bằng giấy đoạn 4 trang /TV 5, tập 1. - Một chuyên gia máy xúc đoạn 1,2 trang /TV 5, tập 1. - Sự sụp đổ của chế độ a-pac-thai đoạn 3 trang /TV 5, tập 1. - Những người bạn tốt đoạn 3 trang /TV 5, tập 1. II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) – 40 phút. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai ? A. Ngựa Trắng. B. Ngựa mẹ. C. Đại Bàng núi. D. trắng Câu 2. Vì sao ngựa mẹ lại thích dạy ngựa con tập hí ? Đôi cánh của Ngựa Trắng Ngày xưa, có một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thắm. Mẹ chú ta yêu chú ta nhất, lúc nào cũng dặn: - Con phải ở gần mẹ đấy. Con hãy hí to lên khi mẹ gọi nhé ! Ngựa Mẹ gọi con suốt ngày. Tiếng ngựa non hí thật đáng yêu. Ngựa mẹ sung sướng lắm nên thích dạy con tập hí hơn là luyện cho vó con phi dẻo dai hoặc đá hậu thật mạnh mẽ. Gần nhà Ngựa có anh Đại Bàng núi. Đó là một con chim non nhưng sải cánh đã vững vàng. Mỗi lúc nó liệng vòng, cánh không động, khẽ nghiêng bên nào là chao bên ấy, bóng cứ loang loáng trên bãi cỏ. Ngựa Trắng mê quá, cứ ước ao được bay như Đại Bàng. - Anh Đại Bàng ơi ! Làm thế nào để có cánh như anh ? Đại Bàng cười: - Phải đi tìm ! Cứ quanh quẩn cạnh mẹ, biết bao giờ mới có cánh ! Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm… Chưa thấy “đôi cánh” đâu nhưng Ngựa ta đã gặp bao nhiêu là cảnh lạ. Chỉ phiền là mỗi lúc trời một tối, và thấp thoáng đâu đây đã lấp lánh những đốm sao. Theo Thy Ngọc A. Vì ngựa con thường hí lên khi ngựa mẹ cất tiếng gọi. B. Vì ngựa mẹ yêu quý ngựa con nhất. C. Vì tiếng ngựa con hí lên nghe thật đáng yêu. D. Vì ngựa mẹ không yêu ngựa con. Câu 3. Ngựa Trắng đã ước ao điều gì ? A. Đi chơi cùng với bạn bè. B. Bay như những con chim. C. Tập luyện cho vó phi dẻo dai và đá hậu thật mạnh mẽ. D. Ăn mau, chóng lớn. Câu 4. Đại Bàng đã khuyên ngựa con điều gì để thực hiện được ước mơ ? A. Phải biết sống tự lập, không nên phụ thuộc mãi vào mẹ của mình. B. Thường xuyên tập luyện để vó phi dẻo dai và đá hậu thật mạnh mẽ. C. Sống quanh quẩn bên mẹ để mẹ giúp thực hiện được ước mơ. D. Khuyên ngựa con nên ăn thật nhiều. Câu 5. Câu nào sau đây có sử dụng hình ảnh so sánh ? A. Tiếng ngựa non hí thật đáng yêu. B. Ngựa ta đã gặp bao nhiêu là cảnh lạ. C. Trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thắm. D. Con hãy hí thật to khi gặp mẹ nhé! . Câu 6: Tìm tên riêng thích hợp điền vào chỗ trống ? Người nữ anh hùng trẻ tuổi hi sinh ở nhà tù Côn Đảo là chị ……………… A. Nguyễn Văn Trỗi C. Nguyễn Thị Minh Khai B. Võ Thị Sáu D. Trần Phú. Câu 7 : Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc ? A. Non sông, đất nước, giang sơn B. Nhà cửa, lớp học. C. Thiên hạ, hoà bình, đất nước D. Non sông, đất nước, mênh mông Câu 8 : Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ " chìm" A. Lặn B. Nổi C. Trôi D. Bơi Câu 9: Tìm từ nhiều nghĩa trong hai câu sau và ghi lại ? ………………………. Chúng em thường chơi dưới bóng cây bàng. Lớp em cũng tham gia giải bóng đá thiếu nhi. Câu 10 : Đặt 1 câu với nghĩa gốc, 1 câu với nghĩa chuyển với một từ đồng âm: tay, miệng, lưỡi (theo mẫu) ? tay M: - Tay của bạn Hoa rất sạch sẽ. - Chiếc máy xúc vươn cánh tay ra xa. miệng - - . B. KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả: Nghe - viết (5 điểm) – 20 phút. HOA HỌC TRÒ Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao ! Theo Xuân Diệu II. Tập làm văn: (5 điểm) – 35 phút. Đề bài: Tả một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 5 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: (5 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ: 1 điểm. (đọc sai từ 3 đến 5 tiếng : 0,5 điểm; đọc sai từ 6 tiếng trở lên: 0 điểm). - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 3 đến 4 chỗ: 0,5 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm). - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 1 điểm. (Giọng đọc chưa rõ tính biểu cảm: 0,5 điểm; giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm). - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 100 tiếng/phút): 1 điểm. (Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,5 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm). - Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu: 1 điểm. (Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm). II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) Câu Đáp án Điểm Cách chấm 1 A 0,5 Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm 2 C 0,5 3 B 0,5 4 A 0,5 5 C 0,25 Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm 6 B 0,5 Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm 7 A 0,5 8 B 0,5 9 Từ bóng 0,25 Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm 10 VD: - Miệng bé cười trông thật xinh xắn. - Em rửa sạch miệng từng cái li. 1 Đặt được cặp câu theo yêu cầu cho 1 điểm. Đặt được một câu với 1 nghĩa gốc hoặc nghĩa chuyển cho 0,5 điểm. Lưu ý: Đáp án câu 10 chỉ là gợi ý, học sinh có thể đặt những câu khác. GV lưu ý đến cách đặt 2 câu của học sinh đối với một từ đồng âm để cho điểm (1 câu với nghĩa gốc, 1 câu với nghĩa chuyển). B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả: Nghe - viết (5 điểm) – 20 phút: Hoa học trò - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. - Lưu ý: Nếu chữ viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, . trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (5 điểm) – 35 phút. * Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: - Viết được bài văn tả cảnh đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài đúng với yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 12 câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ. * Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. . 5,7,8,9,10 5 4 1 Tổng 10 10 10 4 5 1 ĐỀ KI M TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT KHỐI V - NĂM HỌC 2010 - 2011 Thời gian : 40 phút A. KI M TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng:. làm văn: (5 điểm) – 35 phút. Đề bài: Tả một cảnh đẹp mà em yêu thích nhất. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT 5 A. KI M TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc

Ngày đăng: 29/09/2013, 11:10

Hình ảnh liên quan

BẢNG HAI CHIỀU MÔN TIẾNG VIỆT - ĐỀ THI GIỮA KI L5 CKTKN-TIẾNG VIỆT
BẢNG HAI CHIỀU MÔN TIẾNG VIỆT Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan