CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

39 143 0
CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để phục vụ cho việc ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng và các môn học khác nói chung một cách hiệu quả thì việc tìm kiếm, biên soạn các tư liệu để phục vụ cho việc ôn tập là rất quan trọng.Nhiều giáo viên tâm huyết của trường đã kỳ công tìm kiếm các tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho ôn thi học sinh giỏi Địa 12, nhiều em học sinh cũng rất đam mê môn địa đã tự mình tìm kiếm tư liệu để phục vụ cho việc ôn thi. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều tài liệu ôn thi học sinh giỏi Địa từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó không ít tài liệu chất lượng rất kém( nhiều nội dung mâu thuẫn với SGK, nhiều số liệu đã qúa cũ, nhiều trang viết quá mờ…) bởi vậy làm cho thầy cô và các em học sinh tham gia ôn thi rất bối rối không biết nên dùng tài liệu nào để ôn thi cho phù hợp. Giải pháp của tôi là dựa trên các tài liệu đã thu thập kết hợp với nội dung SGK, giáo viên nên biên sọan, chỉnh sữa thành một tài liệu ôn thi phù hợp với với trình độ học sinh mình hướng dẫn, ôn thi.

BÁO CÁO THAM LUẬN CỦA HÀ THỊ HỒNG – Tổ trưởng tổ Địa Lý trường THPT Krông Nô TẦM QUAN TRỌNG CỦA TÀI LIỆU ÔN THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ Như chúng ta đã biết trong xu thế chung của thời đại, đó là xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới Đồng thời nước ta đang trên con đường CNHHĐH, để tạo ra một nguồn lực lao động đáp ứng được cả về chất và lượng, một đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật, năng động sáng tạo, có tư cách đạo đức tốt, thì bên cạnh việc đào tạo đại trà thì chúng ta đã tiến hành phân loại học sinh, bằng việc thành lập các trường chuyên, lớp chọn cũng như tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp, qua đó nhằm tìm kiếm, phát hiện và bồi dưỡng những em có tố chất ở một số lĩnh vực nhất định Tạo ra nguồn lực quan trọng để góp phần phát triển đất nước Bởi vì người xưa đã nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Để phục vụ cho việc ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý nói riêng và các môn học khác nói chung một cách hiệu quả thì việc tìm kiếm, biên soạn các tư liệu để phục vụ cho việc ôn tập là rất quan trọng.Nhiều giáo viên tâm huyết của trường đã kỳ công tìm kiếm các tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho ôn thi học sinh giỏi Địa 12, nhiều em học sinh cũng rất đam mê môn địa đã tự mình tìm kiếm tư liệu để phục vụ cho việc ôn thi Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều tài liệu ôn thi học sinh giỏi Địa từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó không ít tài liệu chất lượng rất kém( nhiều nội dung mâu thuẫn với SGK, nhiều số liệu đã qúa cũ, nhiều trang viết quá mờ…) bởi vậy làm cho thầy cô và các em học sinh tham gia ôn thi rất bối rối không biết nên dùng tài liệu nào để ôn thi cho phù hợp Giải pháp của tôi là dựa trên các tài liệu đã thu thập kết hợp với nội dung SGK, giáo viên nên biên sọan, chỉnh sữa thành một tài liệu ôn thi phù hợp với với trình độ học sinh mình hướng dẫn, ôn thi Đơn vị tôi đang công tác là một trường Trung học phổ thông ở miền núi, tuy nhiên phong trào học tập cũng như ôn luyện thi học sinh giỏi các cấp luôn được nhà trường quan tâm Để bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì việc có một tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy là rất cần thiết, tuy nhiên để lựa chọn được một tài liệu ôn thi phù hợp là rất khó bởi vì nhiều tài liệu hiện nay chất lượng không cao.Vì vậy làm cho cả giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng đều trở nên lúng túng Vì vậy bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra một số nội dung có liên quan đến thi học sinh giỏi các cấp mà tôi đã sưu tầm, tìm kiếm trong thời gian qua Tôi hy vọng nó sẽ có ích đối với qúy thầy cô làm nhiệm vụ ôn thi học sinh giỏi môn Địa lý Và qua đây tôi cũng mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ quý thầy cô, nhất là quý thầy cô giảng dạy bộ môn Địa lý để tôi chỉnh sữa, hoàn thiện để chúng ta có một tài liệu ôn thi hữu ích CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN: a.Vũ Trụ Hệ quả các chuyển động của Trái Đất a1.Vũ Trụ: Vũ Trụ là một khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể như: các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi…cùng với khí bụi và bức xạ điện từ Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là dãi ngân hà a2.Học thuyết Bicbang về sự hình thành Vũ Trụ: Theo học thuyết Bicbang Vũ Trụ được hình thành cách đây khoảng 15 tỉ năm sau “ một vụ nổ lớn” từ một “nguyên tử nguyên thuỷ” Nguyên tử này chứa vật chất bị nén ép trong một không gian vô cùng nhỏ bé nhưng rất đậm đặc và có nhiệt độ cực kỳ cao Do trạng thái không ổn định này, vụ nổ xảy ra và làm tung ra không gian những đám bụi khí khổng lồ Mãi rất lâu về sau, các đám bụi khí này tụ tập dưới tác động của lực hấp dẫn, dần dần hình thành các hành tinh, các ngôi sao, các thiên hà của Vũ Trụ a3.Hệ Mặt Trời trong Vũ Trụ: Hệ Mặt Trời được hình thành cách đây khoảng 4,5 đến 5 tỉ năm, từ một đám mây, bụi khí khổng lồ Hệ Mặt Trời gồm Mặt Trời ở trung tâm, cùng các thiên thể quay xung quanh (như các hành tinh, vệ tinh, sao chổi ,thiên thạch…), và các đám mây, bụi khí Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh : Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh Ngoài chuyển động xung quanh Mặt Trời, các hành tinh còn tự quay quanh trục với hướng ngược chiều kim đồng hồ ( trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh) Trái Đất trong hệ Mặt Trời: Trái Đất đứng thứ 3 kể từ Mặt Trời ra, khoảng cách trung bình là 149,6 triệu km -Đặc điểm: +Trái Đất có dạng elipxoit +Bán kính ở xích đạo là: 6378,245km +Bán kính nhỏ là : 6356,863km +Chiều dài của xích đạo là: 40075,7km +Chiều dài của đường kinh tuyến là:40008,5km +Địa cực(cực bắc và cực nam):Khi Trái Đất tự quay thì 2 cực đứng yên +Mặt phẳng xích đạo:Là mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục Trái Đất +Xích Đạo:Là giao tuyến của mặt phảng Xích Đạo với Trái Đất +Vĩ tuyến:Là những đường cong song song với xích đạo +Vĩ độ: Vĩ độ của một điểm là góc ở tâm được tạo bởi bán kính của Trái Đất đi qua điểm đó với hình chiếu của nó trên mặt phẳng Xích Đạo +Kinh tuyến:Là vòng tròn đi qua hai cực của Trái Đất, nửa vòng tròn từ cực Bắc đến cực Nam gọi là kinh tuyến +Kinh độ:Kinh tuyến gốc quy ước là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô thủ đô nước Anh Mỗi kinh tuyến đều cách kinh tuyến gốc một khoảng cách góc nhất định gọi là kinh độ Hay nói cách khác kinh độ là góc nhị diện được tạo bởi hai nửa mặt phẳng có chung trục Trái Đất trong đó nửa mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc và một nửa mặt phẳng chứa kinh tuyến đi qua điểm đó -Ý nghĩa của dạng Elipxoit là: +Dẫn tới hiện tượng luân phiên ngày đêm +Tạo nên các góc chiếu sáng khác nhau( góc nhập xạ) +Có hiện tượng ngược nhau ở hai bán cầu +Đường chân trời càng mở rộng khi cách xa bề mặt đất +Về mặt vật lý làm cho bề mặt Trái Đất vừa có trọng lực và khí quyển để sự sống nảy sinh và phát triển +Là cơ sở để xây dựng mạng lưới tọa độ a4.Các chuyển động chính của Trái Đất : Trái Đất thực hiện đồng thời hai chuyển động *Chuyển động tự quay quanh trục : -Theo hướng từ tây sang đông -Thời gian quay quanh trục là 24 giờ/1vòng, là độ dài của ngày đêm -Bất cứ điểm nào trên Trái Đất đều có vận tốc quay bằng nhau (150/1h) -Vận tốc dài của các điểm trên Trái Đất khác nhau giảm từ xích đạo về hai cực * Hệ quả : (*) Hệ quả của vận động tự quay quanh trục : -Sự luân phiên ngày đêm (Tạo nên nhịp điệu thích hợp về nhiệt độ ngày, đêm, không quá nóng cũng không quá lạnh, từ đó tạo nên nhịp điệu cho giới hữu cơ và vô cơ) -Sự lệch hướng của các vật thể chuyển động Do Trái Đất tự quay từ tây sang đông cùng một lúc các vật chuyển động trên Trái Đất chịu tác động của hai lực, lực chuyển động ban đầu và lực do sự tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra +Ở Bắc Bán cầu vật bị lệch sang bên phải so với hướng chuyển động ban đầu + Ở Nam Bán cầu thị vật bị lệch sang bên trái so với hướng chuyển động ban đầu (+)Lực Coriolit ở xích đạo thì bằng không và tăng lên theo vĩ độ (+)Các vật thể chuyển động bao gồm : khí quyển, nước sông, dòng biển, viên đạn bay…ngay cả vật rơi tự do cũng bị lệch hướng -Thời gian khác nhau ở các địa điểm có kinh tuyến khác nhau : +Trong một ngày đêm các địa điểm nằm trên một kinh tuyến sẽ có một lần Mặt Trời lên cao nhất so với đường chân trời thời điểm đó quy ước là 12 giờ +Giờ ở địa điểm phía Đông sẽ đến sớm hơn giờ ở địa điểm phía Tây.(Gọi là giờ địa phương hay giờ Mặt Trời) +Để tiện cho việc giao dịch quốc tế, người ta chia Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến + Giờ ở múi giờ số không có đường kinh tuyến gốc đi qua được chọn là đài thên văn Greenwich lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT +Trên thực tế ranh giới múi giờ thường được điều chỉnh theo biên giới quốc gia +Do quy ước tính giờ nên ở kinh tuyến 180 0 được lấy làm đường đởi ngày quốc tế +Nếu đi từ tây sang đông qua kinh tuyến 180 0 thì lại một ngày lịch Ngược lại nếu đi từ đồng sang tây nếu qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm một ngày lịch a5 Một số bài tập ứng dụng về tính giờ : Bài tập 1 : Một bức điện được đánh ở Oasinhtơn múi giờ 19 đến Hà Nội múi giờ số 7 vào lúc 20 giờ ngày 30/1/2010 sau 2 tiếng thì tại Hà Nội nhận được và trả lời lại cho Oasinhtơn ngay lập tức Hỏi lúc đó ở Hà Nội là mấy giờ, ngày tháng năm nào? Ở Oasinhtơn là mấy giờ, ngày tháng năm nào ? Bài giải : Do Oasinhtơn ở múi giờ 19 nên kém múi gờ số 0 là 5 giờ, kém Hà Nội 12 giờ Khi ở Oasinhtơn vào lúc 20 giờ ngày 30/1/2010 thì ở Hà Nội là 20h +12 giờ = 8 giờ ngày 31/1/2010, sau 2 tiếng Hà Nội nhận được bức điện của Oasinhtơn khi đó Hà Nội là : 8h +2h= 10h ngày 31/1/2010 Sau đó Hà Nội trả lời lại Oasinhtơn ngay lập tức, khi Hà Nội là 10h ngày 31/1/2010 thì tại Oasinhtơn là 22h ngày 30/1/2010, sau 2 tiếng nhận được bức điện từ Hà Nội khi đó ở Oasinhtơn là 24h ngày 30/1/2010 Bài tập 2 : Một trận đấu bóng đá diễn ra tại nước Anh vào lúc 19h ngày 28/2/2010 hỏi tại múi giờ 10,11,22 là mấy giờ ngày tháng năm nào ? Đáp án Múi giờ Số giờ Ngày, tháng, năm 10 5 1/3/2010 11 6 1/3/2010 22 17 28/2/2010 Bài tập 3 : Một chiếc máy bay, bay từ Hà Nội vượt Thái Bình Dương lúc 10h ngày 31/1/2010 đến tại Caliphocnia múi giờ số 16 hết thời gian 23h, lúc đáp xuống sân bay Caliphocnia là mấy giờ, ngày tháng năm nào ? Bài giải : Do Hà Nội ở múi giờ số 7 nên cách Caliphocnia múi giờ số 16 là 15 múi giờ vậy khi Hà Nội 10h ngày 31/1/2010 thì tại Caliphocnia là 19h ngày 30/1/2010 Vậy sau 23h máy bay hạ cánh tại Caliphocnia lúc đó là 19h+23h=8h ngày 31/1/2010 Bài tập 4 : Một trận bóng đá ở Anh được tổ chức lúc 15h ngày 8/3/2010được truyền hình trực tiếp Tính giờ truyền hình trực tiếp tại các địa điểm sau : Nga(450Đ), Việt Nam(1050Đ), Uc(1500Đ), Hoa Kỳ (1200T) Đáp án Vị Trí Kinh Độ Giờ, ngày, tháng, năm Việt Nam 1050Đ 22h ngày 8/3/2010 Anh O0 15h ngày 8/3/2010 Nga 450Đ 18h ngày 8/3/2010 ÚC 1500Đ 1h ngày 9/3/2010 Hoa Kỳ 1200T 7h ngày 8/3/2010 Bài tập 5 : Hãy cho biết ở Việt Nam vào giờ nào trong ngày 20/11 thì tất cả các địa điểm khác trên Trái Đất đều có ngày 20/11 nhưng giờ lại khác nhau ? Đáp án Việt Nam vào thời điểm 18h ngày 20/11 thì mọi nơi trên Trái Đất có cùng ngày 20/11 nhưng có giờ khác nhau vì : Việt Nam ở múi giờ số 7 mà múi giờ 12 là nơi có ngày sớm nhất vậy khi đó giờ ở múi giờ 12 là : 18h+5h =23h ngày 20/11 Còn múi giờ 13 có ngày trễ nhất lúc đó là 18 +6h = 24h ngày 20/11 ( *) Một số lưu ý khi làm bài tập tính giờ : +Sự đổi giờ dẫn đến đổi ngày +Sự thay đổi ngày dấn đến sự thay đổi tháng, năm +Năm nhuận là năm có con số của năm chia hết cho 4 Riêng đối với những năm chẵn thì chia hết cho 400 Trong trường hợp bài tập có liên quan đến việc di chuyển của máy bay, xe lửa… từ nơi này đến nơi khác thì lưu ý đến đường đổi ngày a6.Chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời : -Trái Đât chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo hình Elip với vận tốc trung bình 29,8km/s Điểm gần Mặt Trời nhất là điểm cận nhật vào ngày 3/1, điểm xa Mặt Trời nhất là điểm viễn nhật vào ngày 5/7 và thời gian quay hết một vòng là 365 ngày 6 giờ -Hướng vận động của Trái Đất là từ tây sang đông -Khi vận động trên quỹ đạotrục nghiêng của Trái Đất không đổi phương với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66 033’ hay mặt phẳng xích đạo nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 23027’ (*) Hệ quả của vận động tự quay quanh Mặt Trời : - Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời ; BIỂU ĐỒ CHUYỂN ĐỘNG BIỂU KIẾN HÀNG NĂM CỦA MẶT TRỜI GIỮA HAI ĐƯỜNG CHÍ TUYẾN Trong quá trình chuyển động của Trái Đất quanh Mạt Trời do trục của Trái Đất luôn nghiêng so với mặt phảng hoàng đạo một góc 66 033’ nên từ ngày 21/3 đến 23/9 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời Từ ngày 24/9 đến 20/3 bán cầu Nam ngã về phía Mặt Trời nên phạm vi từ 23 027’N - 23 027’B là nơi xa nhất mà ánh sáng Mặt Trời có thể tạo với bề mặt đất góc 90 0 Vậy đứng ở bề mặt đất ta thấy hàng năm đường di chuyển của tia sáng Mặt Trời chỉ vuông góc ở khu vực nội chí tuyến, đó là vận động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời Từ biểu đồ ta thấy : o Vào ngày 21/3 và 23/9 Mặt Trời vuông góc tại xích đạo o Vào ngày 22/6 Mặt Trời vuông góc tại chí tuyến Bắc o Vào ngày 22/12Mặt Trời vuông góc tại chí tuyến Nam Như vậy trong vùng nội chí tuyến có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm, khu vực tại hai đường chí tuyến - Tạo cỏ sở làm lịch, phân chia các mùa : +Lịch :  Âm lịch  Dương lịch  Âm dương lịch +Mùa : Là một khoảng thời gian trong năm mà đặc điểm khác nhau về thời tiết và khí hậu Nguyên nhân sinh ra mùa là do lượng bức xạ Mặt Trời phân bố đến bề mặt đất không đồng đều (+) Mùa xuân từ 21/3-22/6 (+) Mùa hạ từ 22/6-23/9 (+) Mùa thu từ 23/9-22/12 (+) Mùa đông từ 22/12-221/3 Một số nước Châu Á cũng chia ra 4 mùa nhưng ngày bắt đầu mùa sớm hơn 45 ngày : (+) Lập xuân : từ 5/2-6/5 (Xuân-hạ) (+) Lập hạ :từ 6/5-8/8 (Hè - thu) (+) Lập thu :từ 8/8-8/11 (Thu - đông) (+) Lập đông :từ 8/11-5/82 (Đông - xuân) ( +)Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa :  Mùa nóng ngày dài hơn đêm (mùa xuân và mùa hạ) ở hai bán cầu  Mùa lạnh ngày ngắn hơn đêm (mùa thu và mùa đông) ở hai bán cầu Nguyên nhân :Trái Đất hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời chia Trái Đất làm hai phần bằng nhau, phần sáng và phần tối.Nhưng do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỷ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nên vòng phân chia sáng tối luôn thay đổivị trí Đặc điểm chính :  Trong năm chỉ có 2 ngày 21/3 và 23/9 ở mọi địa điểm trên Trái Đất có ngày dài bằng đêm  Từ 21/3 -23/9 Bắc Bán Cầu nghiêng về phía Mặt Trời nhiều hơn nên đường phân chia sáng tối ở Bắc Bán Cầu, phần được chiếu sáng nhiều hơn phần khuất trong bóng tối Vì thế ngày dài hơn đêm.Nam Bán Cầu thì ngược lại  Đặc biệt trong ngày 22/6 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại chí tuyến bắc nên tất cả các địa điểm ở Bắc Bán Cầu ( trừ xích đạo ) có ngày dài nhất  Tại 66033’B Ngày dài 24h, tại cực Bắc ngày dài 24h sẽ kéo dài 186 ngày đêm  Từ ngày 24/9-20/3 Bán Cấu Nam nghiêng về phía Mặt Trời nhiều hơn nên đường phân chia sáng tối ở Bắc Bán Cầu phần tối nhiều hơn phần sáng Vì thế ở Bắc Bán Cầu đêm dài hơn ngày  Riêng tại 66033’B đêm dài 24h sẽ kéo dài 179 ngày đêm  Tại xích đạo :Quanh năm ngày và đêm dài bằng nhau Sự chênh lệch về thời gian muà nóng lạnh giữa hai bán cầu :  Từ 21/3-23/9 Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo xa Mặt Trời (viễn nhật )sức hút Mặt Trời yếu, vận tốc chuyển động chậm hết 189 ngày  Từ 23/9-21/3 Trái Đất qua vùng cận nhật, vận tốc nhanh hơn hết 176 ngày do đó thời gian Bắc Bán Cầu nghiêng về phía Mặt Trời nhiều nên mùa nóng kéo dài hơn so với mùa lạnh Nam Bán Cầu thì ngược lại  Các vòng đai nhiệt : có 5 vòng đai nhiệt :  Vòng đai nóng chung cho cả hai bán cầu  Hai vòng đai ôn hòa  Hai vòng đai lạnh  Giải thích :Do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng hoàng đạo và giữ nguyên phương trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời nên khu vực có Mặt Trời chiếu thẳng góc lúc 12h kéo dài từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam nên đây là khu vực nhận được lượng bức xạ Mặt Trời lớn nhất nên có nhiệt độ cao Khu vực từ hai chí tuyến đến 2 vòng cực nhận được lượng bức xạ vừa phải hình thành 2 vòng đai ôn hòa, khu vực từ hai vòng cực trở về cực nhận được lượng bức xạ nhỏ nhất nên hình thành hai vòng đai lạnh  Công thức tính góc nhập xạ :  Ngày phân từ 21/3-23/9 : h=900 – vì độ địa điểm cần tính  Ngày chí từ 22/6-22/12 : 22/6 ở vĩ độ bắc : h= 900 –vĩ độ cần tính + 23027' - 22/6 ở vĩ độ nam : h= 900 –vĩ độ cần tính -23027' a7.Bài tập ứng dụng tính góc nhập xạ Bài tập 1 : Tại vĩ độ 100 B tính góc nhập xạ vào các ngày chí và ngày phân ? Tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại địa điểm này trong năm : Bài giải : 0 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 10 B vào ngày 21/3 va 23/9 là : Áp dụng công thức : h=90-ví độ địa điểm cần tính thay số ta có 90 0 100 = 800 Mặt Trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ 10 0 B vào ngày 22/6 và 22/12 ta có vào ngày 22/6 h = 900 + Vĩ độ địa điểm cần tính -23027’ thay số ta có h = 900 +100 -23027’ = 86033’ Vĩ độ 100B nằm trong khu vực nội chí tuyến nên một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh - Lần I : Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo 21/3 lên chí tuyến bắc 22/6 hết 93 ngày với cung đường đi được là 23 027’ Vậy một ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến được cung đường là : 0015’08’’ Vậy Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo 21/3 lên 100B hết thời gian là 100 : 0015’08’’ = 40 ngày Vậy Mặt Trời lên thiên đỉnh tại 100B lần I là ngày 30/04 - Lần II : là ngày 14/08 Bài tập 2 : Ngày 13/6 và 26/5 Mặt Trời lên thiên đỉnh taị đâu ? Giải thích ? Bài giải : - Mặt Trời lên thiên đỉnh ngày 13/6 tại vĩ độ : Từ ngày 21/3 đến 22/6 Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên chí tuyến Bắc hết 93 ngày với cung đường đi được là 23027’ Vậy một ngày Mặt Trời chuyển động biểu kiến được cung đường là 0015’08’’ Vậy theo đề bài thì vào ngày 13/6 Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên hết 84 ngày Vĩ độ Mặt Trời lên thiên đỉnh ngày 13/6 là 84 x 0015’08’’ =21009’48’’ B - Mặt Trời lên thiên đỉnh ngày 25 tại vĩ độ : Tương tự vào ngày 26/5 Mặt Trời chuyển động biểu kiến từ Xích Đạo lên hết 66 ngày Vĩ độ Mặt Trời lên thiên đỉnh ngày 26/5là 66 x 0015’08’’ = 16 037’42’’ B b.MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ SỞ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN : b1 Ngoại lực : Nguyên nhân chính sinh ra ngoại lực là từ bức xạ Mặt Trời , các biểu hiện của ngoại lực là : -Phong hóa - Bóc mòn -Vận chuyển -Bồi tụ Ngoại lực làm biến đổi địa hình bề mặt Trái Đất với xu hướng san bằng bề mặt Trái Đất b2.Nội lực : Là lực có nguồn gốc từ bên trong lòng đất sinh ra ( Từ sự sắp xếp vật chất theo trọng lực, sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ…), các biểu hiện của nội lực là : -Vận động theo chiều thẳng đứng ( các vận động nâng lên, hạ xuống) - Vận động theo phương nằm ngang ( đứt gẫy, phun trào mắcma…)  Nội lực làm cho bề mặt đất trở nên gồ ghề Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ mật thiết với nhau, là điều kiện của nhau không thể tách rời b3.Khí áp và frông : Từ Xích Đạo về cực tồn tại các khối khí : +Khối khí Xích Đạo (m) với tính chất nóng, ẩm +Khối khí chí tuyến (T) với tính chất khô nóng +Khối khí ôn đới (p) tính chất khô lạnh hoặc lạnh ẩm +Khối khí địa cực (A) tính chất rất lạnh *Frông : Là lớp khí (diện khí ) nằm giữa hai khối khí có tính chất trái ngược nhau Ngăn cách giữa khối khí (A) và (P) có Frông (FA), ngăn cách giữa khối khí (P) và (T) co Frông (FP) Ngăn cách giữa khối khí (T) và (E) có dãi hội tụ nhiệt đới (FIT)  Nơi nào có Frông hoặc dãi hội tụ đi qua thì thường có nhiễu loạn thời tiết và mưa nhiều b4.Phân bố nhiệt trên Trái Đất : Nhiệt trên Trái Đất phân bố giảm dần từ xích đạo về hai cực Nguyên nhân do lượng bức xạ Mặt Trời phân bố giảm dần từ Xích Đạo về hai cực Sự phân bố nhiệt là điều kiện để hình thành các đới khí hậu trên Trái Đất : +Đới khí hậu xích đạo +Đới khí hậu cận xích đạo +Đới khí hậu nhiệt đới +Đới khí hậu cận nhiệt đới +Đới khí hậu ôn đới +Đới khí hậu cận cực +Đới khí hậu hàn đới  Tuy nhiên tùy thuộc vào :Tính chất lục địa và hải dương, địa hình, dòng biển, bề mặt đệm … mà các đới lại phân làm các kiểu khí hậu khác nhau ( như kiểu khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương trong đới ôn đới, kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, kiểu khí hậu hoang mạc … trong đới khí hậu nhiệt đới) b5.Khí áp và gió : -Khái niệm khí áp : Khí áp là sức nén của không khí lên mọi vật trên bề mặt đất.Có hai loại khí áp là : áp cao(+) và áp thấp(-) -Khí áp thay đổi tùy thuộc vào ( nhiệt độ, độ ẩm, độ cao của địa hình) : +Nhiệt độ tăng thì khí áp giảm và ngược lại +Càng lên cao thì khí áp càng giảm +Độ ẩm tăng thì khí áp giảm Khí áp phân bố đan xen nhau từ xích đạo về hai cực : áp thấp xích đạo(-), áp cao chí tuyến (+), áp thấp ôn đới(-), và áp cao cực (+) Gió từ áp cao sẽ thổi về hạ áp -Khái niệm về gió: Gió là sự chuyển động của không khí sinh ra Trên Trái Đất có các đới gió : +Gió Tây ôn đới thổi từ cao áp chí tuyến về hạ áp ôn đới + Gió Đông cực thổi từ cao áp cực về hạ áp ôn đới +Gió tín phong thổi từ cao áp chí tuyến về hạ áp xích đạo -Ngoài ra còn có hoạt động của gió mùa : Là loại gió thổi theo mùa và giữa hai mùa gió có hướng thổi và tính chất ngược nhau, nguyên nhân sinh ra gió mùa là do sự chênh lệch khí áp giữa hai bán cầu hoặc sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương rộng lớn - Bên cạnh đó còn có gió địa phương(gió đất gió biển, gió phơn…) *Trong các loại gió trên thì : gió tây ôn đới, gió mùa, gió đất gió biển thì mang theo độ ẩm lớn và gây mưa, các loại gió còn lại ít gây mưa b6.Độ ẩm không khí :  Độ ẩm tuyệt đối : là số gram hơi nước trong 1m 3 không khí  Độ ẩm tương đối là số gram hơi nước trong 1m3 không khí *Những nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa là : +Khí áp thấp mưa nhiều +Khí áp cao ít mưa hoặc không mưa +Frông và dãi hội tụ nhiệt đới mưa nhiều +Gió từ biển và đai dương thổi vào thường gây mưa nhiều +Gió tín phong it gây mưa +Gió mùa mưa nhiêug +Dòng biển nóng gây mưa nhiều, dòng biển lạnh ít gây mưa +Địa hình : càng lên cao lượng mưa càng tăng, tuy nhiên lên đến một độ cao nhất định lượng mưa lại bắt đầu giảm 2 CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI : a.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ : a1 Các nhân tố tự nhiên : nữ); 15 - 60(Đ/V nam) - Nhóm 3: Trên tuổi lao động: hơn 55 (Đ/V nữ) và hơn 60(Đ/V nam) 0,25điểm *Dân số trẻ là dân số có nhóm 1 hơn 35% và nhóm 3 ít 0,25điểm hơn 10% Dân số già là dân số có nhóm 1 ít hơn 25% và nhóm 3 0,25điểm nhiều hơn 15% *Những khó khăn: 0,25điểm -Dân số trẻ: Lực lượng lao động bổ sung hang năm lớn, khó giải quyết việc làm -Dân số già: Thiếu lao động thay thế, số người xã hội phải nuôi dưỡng nhiều Câu 6 a Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông 2,0 ( 3,0đ ) nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa điểm Nền nông nghiệp cổ truyền (1,0đ ) - Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người - Năng suất lao động thấp - Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính - Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng Nền nông nghiệp hàng hóa (1,0đ ) - Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới - Năng suất lao động cao - Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa - Nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp - Người sản xuất quan tâm nhiều đến lợi nhuận b Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hóa lại góp phần nâng 1,0 điểm cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới? Việc phát triển nông nghiệp hàng hóa, kết hợp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, khắc phục những hạn chế do tính mùa vụ của nông nghiệp nhiệt đới, đồng thời phát huy những lợi thế của nông nghiệp nhiệt đới trong việc cung cấp các nông sản hàng hóa với khối lượng lớn Chính sự phát triển của nông nghiệp hàng hóa làm cho cơ cấu nông nghiệp trở nên đa dạng hơn, thích ứng tốt hơn với các điều kiện của thị trường và sử dụng hợp lí các nguồn lực Câu 7 Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh ( 3,0đ ) các thế mạnh để phát triển kinh tế giữa Đông Nam Bộ với Trung du và miền núi Bắc Bộ 1 Giống nhau - Cả 2 vùng đều tiếp giáp với biển và các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế trong và ngoài nước - Tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng tạo điều kiện phát triển ngành nông nghiệp và công nghiệp - Tài nguyên du lịch phong phú là tiền đề phát triển ngành du lịch - Cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế bước đầu được xây dựng và phát triển 2 Sự khác nhau * Vị trí địa lí - Đông Nam Bộ giáp với Campuchia và có vị trí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng - Trung du và miền núi Bắc Bộ có ưu thế trong việc giao lưu quốc tế, tiếp giáp với 2 quốc gia là Trung Quốc và Lào 3,0 điểm 1,0 điểm 2,0 điểm Đông Nam Bộ - Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa ( Mỏ Rồng, Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc…) tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực - Địa hình tương đối bằng phẳng cùng với tài nguyên đất là cơ sở để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nmhất nước ta - Dân cư đông, là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao -Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển tốt - Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế Trung du và miền núi Bắc Bộ - Tập trung nhiều khoáng sản, là cơ sở để phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng ( than, sắt, thiếc, chì, kẽm,đồng, Apatít, pyrit,đá vôi, sét làm xi măng, … - Nguồn thủy năng lớn nhất so với các vùng khác trong cả nước ( Hệ thống sông Hồng 11 000 MW chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước ) - Đất phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh thuận lợi cho việc đa dạng hóa cơ cấu cây trồng - Trên các cao nguyên 600 – 700m có nhiều đồng cỏ tạo điều kiện cho chăn nuôi đại gia súc - Vùng thưa dân, có nhiều dân tộc ít người có kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ Thời gian làm bài : 180 phút (Thí sinh được sử dụng ATLAS Địa lý Việt Nam để làm bài) Câu 1: (4 điểm) Dựa vào kiến thức đã học về chuyển động của trái đất hãy: a So sánh độ cao Mặt trời của hai địa điểm vào lúc giữa trưa ngày đông chí ở Nam bán cầu: 50N và 700B b Tính thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh tại các địa điểm sau: Quảng Bình: 170B; Huế: 16026’B; Cần Thơ: 10002’B; Nha Trang: 12002’B Câu 2: (5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và ÁTLAS Địa lý Việt Nam hãy: Chứng minh tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng và phong phú? Câu 3: (5 điểm) Sự nghiệp giáo dục có vị trí chiến lược trong việc hình thành nhân cách con người mới, nâng cao nhân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nâng cao trình độ chuyên môn KHKT cho người lao động, hãy: a Chứng minh nền GD nước ta tương đối hoàn chỉnh và đa dạng b Nêu các hướng chủ yếu để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở Việt Nam Câu 4 (6 điểm) Cho bảng số liệu về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (đv%) TS (%) N-L-N (%) CN-XD (%) Dịch vụ (%) 1990 100 38,7 22,7 38,6 1995 100 29,2 29,7 41,1 1999 100 25,4 34,5 40,1 2002 100 23 36,5 40,5 a Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo bảng số liệu b Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nước ta trong thời kì trên -Hết ĐÁP ÁN Câu 1:(3 điểm ) Trái Đất vẫn có ngày và đêm ( 0,5 điểm ) - Một năm chỉ có một ngày và một đêm ( 0,5 điểm ) - Ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng ( 0,5 điểm ) - Ban ngày, mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội ( 0,5 điểm ) - Ban đêm sẽ trở lên rất lạnh.( 0,5 điểm ) - Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm gây ra sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nữa cầu ngày và đêm Từ đó hình thành những luồn gió cực mạnh ( 0,5 điểm ) - Bề mặt Trái Đất sẽ không còn sự sống.( 0,5 điểm ) Câu 2:(3 điểm ) Mỗi kết quả là 0,3 điểm Vị trí Tô-ki-ô Niu- Đê- Xít- ni Oa- sinh- Lốt- An- giơ- lét li tơn 0 0 0 Kinh độ 135 Đ 75 Đ 150 Đ 750 T 1200 T Giờ 20 16 21 6 3 Ngày 1/3/06 1/3/06 1/3/06 1/3/06 1/3/06 Câu 3: (3 điểm )Mỗi kết quả là 0,5 điểm Tính góc chiếu sáng: Ngày Góc chiếu sang 22-6 22-12 0 ’ 0 ’ Tại điểm A ( 7 15 B ) 73 48 59018’ Tại điểm B ( 18022’ N ) 48011’ 84055’ Câu 4: (3 điểm ) Đặc điểm nguồn lao động và tình hình sử dụng lao động ở nước ta hiện nay a) Đặc điểm nguồn lao động: (1,5 điểm ) * Số lượng: Nguồn lao động dồi dào và tăng còn nhanh ( Dẫn chứng năm 1998 là 37.4 triệu lao động Mỗi năm tăng khoảng1.1 triệu lao động ) * Chất lượng: - Các yếu tố truyền thống: cần cù, khéo tay, có kinh nghiệm sản xuất, có khả năng tiếp thu KHKT; tuy vậy, còn thiếu tác phong công nghiệp , kỉ luật lao động chưa cao - Trình độ chuyên môn kĩ thuật ngày càng cao Dẫn chứng : 5 triệu lao động có trình độ CMKT, trong đó có 23% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên Nhưng đội ngũ lao động có CMKT còn mỏng so với yêu cầu * Phân bố: không đồng đều, cả về số lượng và chất lượng lao động Ở đồng bằng Sông Hồng Đông Nam Bộ và nhất là một số thành phố lớn tập trung nhiều lao động , nhất là lao động có CMKT Vùng núi và trung du thiếu lao động , nhất là lao động có CMKT b) Tình hình sử dụng lao động: (1,5 điểm ) * Trong các ngành kinh tế : Phần lớn ( 63.5% ) làm nông, lâm, ngư nghiệp và có xu hướng giảm Tỉ trọng lao động trong công nghiệp – xây dựng ( 11.9% ) và trong khu vực dịch vụ ( 24.6% ) còn thấp, nhưng đang tăng lên * Trong các thành phần kinh tế: đại bộ phận lao động làm trong khu vực ngoài quốc doanh, và tỉ trọng của khu vực này có xu hướng tăng Khu vực quốc doanh chỉ chiếm 15% lao động ( 1985), giảm xuống còn 9% ( 1998) * Năng xuất lao động xã hội nói chung còn thấp * Tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp còn là vấn đề xã hội gay gắt ( Dẫn chứng) Câu 5 ( 4 điểm ) a Biểu hiện của sự chuyển dịch theo ngành : + Sự chuyển dịch trong các ngành kinh tế ( 1 điểm) * Tỉ trọng Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu kinh tế trong năm 1985 (40,2%) đến 1990 (38,7%) Tuy nhiên, đang có xu hướng giảm dần 40,2% (1985), 38,7% (1990), 25,8% (1998), 24,3% (2000) * Tỉ trọng ngành CN 1985 đến 1990 giảm (do sự xáo trong sắp xếp lại cơ cấu) nhưng đến nay đang có xu hướng tăng dần : 27,3 (1985), 22,7% (1990), 32,5% (1998), 36,61% (2000) * Dịch vụ tăng mạnh 32,5% (1985) đến 41,7% (1998) + Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành : ( 1,5 điểm) * Công nghiệp :  Trước đổi mới : chú trọng phát triển công nghiệp nặng nhưng kém hiệu quả (do thiếu nguồn lực)  Thời kỳ đầu đổi mới : CN nhẹ và CN thực phẩm được chú trọng phát triển để phục vụ 3 chương trình kinh tế lớn : LT  TP ; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu  Hiện nay : chiếm ưu thế là các ngành sử dụng lợi thế tương đối và lao đồn và tài nguyên (ví dụ) * Nông nghiệp :  Chăn nuôi phát triển khá  Trồng và chế biến cây CN xuất khẩu được mở rộng, đạt hiệu quả cao (cho VD)  Thủy sản được chú trọng phát triển * Các ngành khác : bưu điện, thong tin liên lạc đã được phát triển tăng tốc và đi trước 1 bước so với sự chuyển dịch của cơ cấu ngành b Sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ : ( 1,5 điểm) * Nông nghiệp : Đang hình thành và phát triển vùng nôngnghiệp sản xuất hàng hóa (ví dụ) * Công nghiệp : Phát triển các khu CN tập trung, các khu chế xuất ở các tỉnh thành phố (VD) Các trung tâm CN mới đang hình thành * Trong cả nước đang nổi lên các vùng kinh tế phát triển năng động (nêu các vùng) * Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm : 3 vùng kinh tế trọng điểm ở 3 miền Bắc – Trung – Nam (kể tên các vùng kinh tế trọng điểm) Câu 6: (4 điểm ) a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu trong thời kì 19942000 * Xử lí số liệu:( 1 điểm ) Năm 1994 1996 1997 1998 2000 Tổng cộng 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 Chia ra Xuất khẩu 41.0 39.4 44.2 44.9 48.5 Nhập khẩu 59.0 60.6 55.8 55.1 51.5 * Chọn dạng biểu đồ : biểu đồ miền ( 1 điểm ) b) Dựa vào bảng số liệu dã cho, hãy rút ra các nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của nước ta trong thời kì này Năm 1994 1996 1997 1998 2000 Cán cân xuất nhập khẩu ( triệu USD) -1771.5 -3887.7 -2407.3 -2139.3 -892 Tỉ lệ xuất nhập khẩu ( %) 69.6 65.1 79.2 81.4 94.1 Để nhận xét một cách đầy đủ Thí sinh cần xử lí tiếp bảng số liệu Kết quả xử lí số liệu như sau: ( 0,5 điểm ) Nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu 1994-2000: a) Tình hình chung: ( 0,5 điểm) - Tổng trị giá xuất nhập khẩu tăng liên tục, tăng tới 3.0 lần ( từ 9880.1 lên 29508.0 triệu đô la ) - Trị giá xuất khẩu tăng 3.5 lần , còn trị giá nhập khẩu tăng 2.6 lần b) Tương quan giữa xuất khẩu và nhập khẩu : (0,5 điểm ) - Xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu nên cơ cấu xuất nhập khẩu dần đi đến cân đối ( thí sinh cũng có thể nhận xét về tỉ lệ xuất nhập khẩu tăng dần) - Nước ta vẫn nhập siêu, nhưng đã giảm nhiều Mức nhập siêu lớn nhất là năm 1996( -3887.7 triệu USD), đến năm 2000 chỉ còn -892 triệu USD c) Diễn biến theo các thời kì:(0,5 điểm ) - Từ 1994 đến 1996: Tốc độ tăng mạnh ( do ảnh hưởng của việc nước ta bình thường hoá quan hệ với Mĩ và gia nhập ASEAN năm 1995) - Thời gian 1997-1998 tốc độ tăng bị chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997 Năm 2000 trị giá xuất nhập khẩu lại tăng mạnh ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ Thời gian làm bài : 180 phút Câu 1: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động quanh trục thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra trên Trái Đất? Câu 2: Hãy so sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa Duyên hải miền Trung với Đông Nam Bộ? Câu 3: Dựa vào các thông số dưới đây về đặc điểm phân bố dân cư trên Trái Đất: % dân số trên thế giới Khu vực ôn đới 58 Khu vực nhiệt đới 40 Các vùng có độ cao 0 - 500m 82 Vùng ven biển và đại dương, 16 % diện tích đất đồi 50 Cựu lục địa (châu Âu, Á, Phi), 69% diện tích các châu lục 86,3 Tân lục địa (châu Mĩ, châu Úc), 31 % diện tích các châu 13,7 lục Hãy rút ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố của dân cư ĐÁP ÁN: Câu1: Nếu Trái Đất vẫn chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, nhưng không chuyển động quanh trục, thì lúc đó trên Trái Đất vẫn có ngày và đêm, nhưng một năm chỉ có một ngày đêm Ngày sẽ dài 6 tháng và đêm cũng dài 6 tháng đối với tất cả mọi nơi trên Trái Đất Ban ngày (dài 6 tháng), mặt đất sẽ tích một lượng nhiệt rất lớn và nóng lên dữ dội Trong khi đó ban đêm (dài 6 tháng) mặt đất lại tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn, làm cho nhiệt độ hạ xuống hết sức thấp Trong điều kiện nhiệt độ chênh lệch như vậy, sự sống trên bề mặt Trái Đất như hiện nay không thể tồn tại được Ngoài ra sự chênh lệch về nhiệt độ cũng gây ra một sự chênh lệch rất lớn về khí áp giữa hai nửa cầu ngày và đêm, dẫn tới việc hình thành những luồng gió mạnh không sao tưởng tượng nổi lên trên bề mặt Trái Đất Câu2: Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ có sự giống nhau và khác nhau trong việc phát triển tổng hợp kinh tế biển a) Sự giống nhau: - Vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế của vùng + Điều có vai trò quan trọng (qua tỉ trọng GDP) + Triển vọng còn lớn do việc khai thác chưa tương xứng với tiềm năng hiện có - Các điều kiện phát triển: + Tài nguyên biển phong phú, đa dạng * Nhiều bãi cá, bãi tôm và các loại hải sản * Các bãi biển đẹp nhằm phục vụ du lịch biển + Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm khai thác các tài nguyên biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản, làm muối, ) + Đã bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế biển * Các cơ sở đánh bắt và chế biến * Các cảng * Mạng lưới đô thị biển và dịch vụ du lịch - Các ngành kinh tế biển và sản phẩm tiêu biểu + Đều phát triển một số ngành kinh tế biển truyền thống với các sản phẩm tiêu biểu + Các ngành được phát triển là: * Khai thác tài nguyên sinh vật biển * Du lịch biển * Giao thông vận tải biển b) Sự khác nhau: - Vai trò của kinh tế biển + Đông Nam Bộ: vai trò được nâng cao sau khi phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ dầu khí (1986) + Duyên hải miền Trung: Chưa tương xứng với tiềm năng hiện có - Các điều kiện phát triển: + Đông Nam Bộ:  Các lợi thế (so với Duyên hải miền Trung): * Các mỏ dầu khí lớn tập trung ở thềm lục địa * Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ các ngành kinh tế biển tương đối phong phú, có chất lượng * Trình độ phát triển cao  Hạn chế: ô nhiễm môi trường biển + Duyên hải miền Trung:  Các lợi thế (so với Đông Nam Bộ): * Bờ biển dài tập trung nhiều bãi cá lớn và có một số đặc sản quý (thí dụ: tổ yến ỏ Khánh Hòa) * Tiềm năng cực lớn về du lịch với hàng loạt bãi biển nổi tiếng (có thể nêu dẫn chứng) * Có nhiều hải cảng tốt (về mặt tự nhiên)  Hạn chế: tai biến thiên nhiên (lũ lụt, hạn, bão, ) Do sự khác nhau về thế mạnh nên việc phát triển các ngành kinh tế biển và các sản phẩm tiêu biểu của hai vùng không giống nhau + Đông Nam Bộ: * Khai thác dầu khí và dịch vụ dầu khí * Du lịch biển (tập trung chủ yếu ở Vũng Tàu) * Giao thông vận tải biển + Duyên hải miền Trung: * Khai thác tài nguyên sinh vật biển và các tài nguyên có liên quan đến biển (cá, muối, các, ) * Du lịch biển phát triển mạnh * Giao thông vận tải biển Câu3: - Phân bố dân cư không đều - Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư được phản ánh qua số liệu: + Vùng có khí hậu ấm áp, mát mẻ dân số tập trung đông: khu vực ôn đới 58% dân số so với khu vực nhiệt đới 40% + Vùng đồng bằng địa hình thấp, dân cư tập trung 82%, vùng núi cao, địa hình hiểm trở dân cư thưa thớt, ít + Vùng ven biển và đại dương, có điều kiện thuận lợi đông dân 50% + Lịch sử khai thác: vùng được khai thác lâu đời đông dân hơn các vùng mới khai thác, 86,3% so với 13,7% Kết luận chung: các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư điều kiện tự nhiên, sự phân bố sản xuất, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, lịch sử định cư khai thác lãnh thổ của vùng,… ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ Thời gian làm bài : 180 phút Câu1: (3điểm) Tính góc nhập xạ lúc mặt trời lên cao nhất (giữa ngày)vào các ngày : 21tháng 3; 22 tháng 6; 23 tháng 9; 22 tháng 12 của các vĩ độ ở dưới bảng sau đây: Vĩ độ Góc nhập xạ ngày 21/3 22/6 23/9 22/12 Cực Nam Vòng cực Nam 450 Nam Chí tuyến Nam Xích đạo Chí tuyến Bắc 450 Bắc Vòng cực Bắc cực Bắc Câu 2: (2điểm) Lúc 4 giờ 30 phút sáng ngày 01/01/ 2005 một khách du lịch Người Anh đang ở Huế, gọi điện về thăm hỏi vợ và con ở london Con nhận được ngay lúc ấy , chưa gặp được vợ Chiều lúc 14 giờ cùng ngày Ông ta lại điện về nhà một lần nữa và gặp vợ ngay Hãy xác định thời gian vợ và con khách du lịch nhận điện Câu 3: (8 điểm) Dựa vào atlat và những kiến thức đã học, hãy chứng minh khí hậu nước ta là nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hoá đa dạng.Đặc điểm này có có ảnh hưởng như thế nào đến các ngành kinh tế của nước ta ? Câu 4: (7 điểm) Cho bảng số liệu dưới đây : Tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế Đơn vị tính: (tỉ đồng) Năm Tổng số 1989 1997 27.643 295.696 Chia theo khu vực kinh tế Nông, lâm, ngư Công nghiệp, Dịch vụ nghiệp xây dựng 11811 6.444 9.381 77.520 92.357 125.819 a - Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam thời kì 1989 - 1997 b - Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước dựa vào số liệu và biểu đồ đã vẽ …………………Hết …………… ĐÁP ÁN Câu 1: Góc nhập xạ lúc mặt trời lên cao nhất (giữa ngày)vào các ngày : 21tháng 3; 22 tháng 6; 23 tháng 9; 22 tháng 12 của các vĩ độ được chấm theo các số liệu tương ứng ở dưới bảng sau đây: Vĩ độ Góc nhập xạ ngày 21/3 22/6 23/9 22/12 23027’ 23027’ 0 có ánh sáng 00 Mặt Trời 00 23027’ 450 66033’ 21033’ 43006 450 66033’ 68027’ 900 900 66033’ 450 23027’ 00 66033’ 900 68027’ 46054’ 23027’ 900 66033’ 450 23027’ 00 66033’ 43006 21033’ 00 0 có ánh sáng Mặt Trời Cực Nam 0 Vòng cực Nam 450 Nam Chí tuyến Nam Xích đạo Chí tuyến Bắc 450 Bắc Vòng cực Bắc cực Bắc 46054’ - Đúng hết 3 điểm - Đúng ngày 21/3 và 23/9 :1 điểm ;Đúng ngày 22/6 và 22/12 : 2 điểm Câu 2 :Lần thứ nhất : 21giờ 30’ngày 31/12/2004: 1 điểm Lần thứ hai: 7 giờ sáng ngày 1/1/2005 :1 điểm Câu 3: - 1 - Khí hậu của một vùng lãnh thổ dựa trên cơ sở của nhiệt độ, nắng,chế độ gió, chế độ mưa ; khí hậu ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành kinh tế của một lãnh thổ (0,25đ) - 2 - Khí hậu nước ta có đặc điểm nổi bật là khí hậu nhiệt đới ẩm gia mùa,phân hoá đa dạng cả về không gian và thời gian,diễn biến bất thường -3 - Nhiệt đới ẩm, gió mùa, phân hoá đa dạng (0’25đ): a - Chế độ nhiệt : + Nền nhiệt độ trng bình/năm :22- 270C , tổng nhiệt độ hoạt động :8000100000C (0,25đ) + Chế nhiệt phân hoá khác nhau giữa các vùng Miền Bắc có mùa đông lạnh: nhiệt độ trung 22 -23 0C tổng nhiệt độ hoạt động khoảng 80000C ; Miền núi và trung du phía bắc có mùa đông lạnh ; đồng bằng sông Hồng có mùa đông ít lạnh hơn - có giải thích nguyên nhân (0’5) Phía nam 160B có khí hậu nhiệt đới rất điển hình ; Nam bộ có khí hậu cận xích đạo, có giải thích nguyên nhân ; ở Tây Nguyên có sự phân hoá theo độ cao - có giải thích nguyên nhân (0’5) b Chế độ ẩm :(0’5) +Độ ẩm trung bình cao thường hơn 80% phân hoá theo thời gian và theo vùng - có giải thích nguyên nhân:(0’5) + Chế độ mưa Lượng mưa trung bình :1500mm phân thành 2 mùa theo từng miền khác nhau :Miền Bắc và Miền Nam mưa vào mùa hè , Miền Trung mưa vào mùa thu đông - có giải thích nguyên nhân:(1đ) c- Gió mùa Khu vực có hai mùa gió thổi ngược hướng nhau trong một năm nước ta : mùa đông thổi theo hướng đông bắc , đặc điểm : không khí có nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp , ít mưa ; mùa hè thổi theo hướng tây nam , đặc điểm : không khí có ẩm cao mưa nhiều: (1đ) d - Tính thất thường của khí hậu - có giải thích nguyên nhân (1đ) d- Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế : - Thuận lợi * Chế độ nhiệt :(0,5đ) + Xen canh tăng vụ , trồng nhiều loại cây có nguồn gốc nhiệt đới (ví dụ) + Tạo thế mạnh khác nhau trong nông nghiệp của các vùng (ví dụ) * Chế độ mưa: (1đ) - Đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp , cho công nghiệp(ví dụ) - Mưa mùa thuận lợi cho các ngành công nghiệp ngoài trời trong mùa khô(ví dụ) - Hạn chế * Tính thất thường của khí hậu : - Sản xuất nông nghiệp bấp bênh (0,25đ) - Công tác phòng chống bão khó khăn và tốn kém (0,25đ) - Tính chất giao thời của hai mùa sâu bệnh nhiều (0,25đ) ẩm cao khó khăn cho công việc bảo quản các thiết bị kĩ thuật bằng kim loại (0,25đ) TÀI LIỆU THAM KHẢO: Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (Bộ GD&ĐT, Dự án Việt- Bỉ) Sách giáo khoa Địa lý 10,11,12 của nhà sách Giáo Dục Tuyển tập đề thi Olympic 30-4 Địa lý –Nhà xuất bản Giáo Dục-tháng 12 năm 2009 Giáo trình ôn thi học sinh giỏi Quốc gia môn Địa lý của tỉnh Đăk Nông năm học 2007-2008 do thầy Nguyễn Viết Ngữ và thầy Hoàng Văn Nghe soạn Mạng internet http://dethi.violet.vn; thuvientailieu.bachkim.com ... +Địa hình : lên cao lượng mưa tăng, nhiên lên đến độ cao định lượng mưa lại bắt đầu giảm CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ - XÃ HỘI : a.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ : a1 Các nhân tố tự nhiên. .. nhiều dân tộc người có kinh nghiệm sản xuất chinh phục tự nhiên ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ MÔN ĐỊA LÝ Thời gian làm : 180 phút (Thí sinh sử dụng ATLAS Địa lý Việt Nam để làm bài) Câu 1: (4 điểm) Dựa vào kiến... khai khống +Mơi trường tự nhiên cung cấp động lực cho công nghiệp thủy năng, than, dầu khí… + Mơi trường tự nhiên cung cấp địa điểm cho công nghiệp phân bố + Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng định

Ngày đăng: 20/05/2020, 20:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan