Chuan kien thuc 11 co ban

9 272 0
Chuan kien thuc 11 co ban

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: SỰ ĐIỆN LI Bài 1: SỰ ĐIỆN LI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. Kĩ năng − Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. − Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. − Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. B. Trọng tâm − Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và chế đơn giản) − Viết phương trình điện li của một số chất. C. Hướng dẫn thực hiện − Hình thành khái niệm chất điện li bằng thực nghiệm (có TN phản chứng về chất không điện li). − Dựa vào kiến thức về dòng điện đã học trong Vật lí lớp 9 để thấy nguyên nhân dẫn điện của các chất điện li (phân biệt rõ phần tử nào tích điện dương, phần tử nào tích điện âm và trị số điện tích bằng bào nhiêu trong một phân tử chất điện li) − Viết phương trình điện li dựa vào bảng tính tan của các chất, những chất được kí hiệu “T” thì phương trình điện li sử dụng mũi tên một chiều (→), những chất được kí hiệu “K” thì không viết phương trình điện li hoặc nếu viết phương trình điện li thì sử dụng mũi tên hai chiều ( → ¬  ) để biểu diễn cân bằng điện li giữa một phần tan cân bằng với phần không tan. Bài 2: AXIT – BAZƠ – MUỐI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut. − Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit. Kĩ năng − Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa. − Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa. − Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể. − Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh. B. Trọng tâm − Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-re- ni-ut − Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li C. Hướng dẫn thực hiện − Hình thành khái niệm axit – bazơ theo A-re-ni-ut bằng cách viết phương trình điện li của một số axit – bazơ kiềm. − Nêu ra hai dạng tồn tại của hiđroxit lưỡng tính để viết được phương trình điện li của hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut. − Phân biệt thành phần mang điện tích của muối trung hòa và muối axit để viết được phương trình điện li của muối trung hòa và muối axit. − Áp dụng tính nồng độ mol ion trong phản ứng trao đổi ion. Bài 3. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. PH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT-BAZƠ A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: Kiến thức Biết được: - Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước. - Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm. - Chất chỉ thị axit - bazơ : quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng Kĩ năng - Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. - Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. B. Trọng tâm - Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ ion H + và pH -Xác định được môi trường của dung dịch dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng,giấy quỳ và dung dịch phenolphtalein C. Hướng dẫn thực hiện. - Từ phương trình điện ly của nước hình thành định nghĩa môi trường trung tính và viết được tích số ion của nước, từ đó dùng biết cách dùng nồng độ ion H + để đánh giá độ axit và độ kiềm. - Hình thành khái niệm pH với qui ước [H + ] = 1,0.10 -a pH = a biểu thị độ axit hay độ kiềm của dung dịch Môi trương trung tính: [H + ]=1,0.10 -7 pH = 7 Môi trường axit : [H + ] >1,0.10 -7 pH < 7 Môi trường kiềm [H + ] < 1,0.10 -7 pH .7 - Dựa và sự chuyển màu của giấy quỳ và dung dịch phenophtalein xác định được môi trường của dung dịch, dựa vào màu của giấy chỉ thị vạn năng thể xác định được gần đúng giá trị pH của dung dịch. Bài 4. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI. A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: Kiến thức: Hiểu được: - Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion. - Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải ít nhất một trong các điều kiện: + Tạo thành chất kết tủa. + Tạo thành chất điện li yếu. + Tạo thành chất khí. Kĩ năng: - Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết phản ứng hóa học xảy ra. - Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. - Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn. - Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng; tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp; tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng. B.Trọng tâm: - Hiểu được bản chất , điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện ly và viết được phương trình ion rút gọn của các phản ứng. - Vận dụng vào việc giải các bài toán tính khối lượng và thể tích của các sản phẩm thu được, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng. C. Hướng dẫn thực hiện: - Từ các thí nghiệm để rút ra được bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion và điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là ít nhất một trong các điều kiện sau: tạo thành chất kết tủa, chất điện ly yếu và chất khí. - Viết được phương trình ion đầy đủ và thu gọn của các phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li - Vận dụng để dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li và áp dụng vào việc giải các bài toán tính khối luợng và thể tích các sản phẩm thu được. Bài 6: THỰC HÀNH TÍNH AXIT – BAZƠ PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : − Tác dụng của các dung dịch HCl, CH 3 COOH, NaOH, NH 3 với chất chỉ thị màu. − Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li : AgNO 3 với NaCl, HCl với NaHCO 3 , CH 3 COOH với NaOH. Kĩ năng − Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên. − Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét. − Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm − Tính axit – bazơ ; − Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. C. Hướng dẫn thực hiện − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Nhỏ giọt chất lỏng lên giấy chỉ thị bằng công tơ hút + Lắc ống nghiệm + Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm để giữ lại kết tủa − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Tính axit - bazơ a) màu của giấy chỉ thị pH = 1 b) + Dung dịch NH 4 Cl 0,1 M: ở khoảng pH = 2,37 + Dung dịch CH 3 COONa 0,1 M: ở khoảng pH = 11,63 + Dung dịch NaOH 0,1 M: pH = 13 Thí nghiệm 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li a) vẩn đục CaCO 3 : Ca 2+ + CO 2 3 − → CaCO 3 ↓ b) kết tủa tan ra ⇒ dung dịch trong dần: CaCO 3 + 2H + → Ca 2+ + CO 2 ↑ + H 2 O c) + Dung dịch chuyển màu hồng + Dung dịch mất màu hồng: H + + OH − → ¬  H 2 O CHƯƠNG 2. NITƠ – PHOTPHO Bài 7. NITƠ A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng. Kiến thức Biết được: - Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ. - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên; điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp Hiểu được: - Phân tử nitơ rất bền do liên kết ba, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. - Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ: tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn tính khử (tác dụng với oxi). Kĩ năng - Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ. - Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học. 1 - Tính thể tích khí nitơ ở đktc trong phản ứng hoá học; tính % thể tích nitơ trong hỗn hợp khí. B. Trọng tâm: - Cấu tạo của phân tử nitơ - Tính oxi hoá và tính khử của nitơ C. Hướng dẫn thực hiện: - Từ cấu hình electron nguyên tử và công thức cấu tạo phân tử của nitơ để giải thích được phân tử nitơ rất bền do liên kết ba. Nêu được khả năng tạo thành các mức số oxi hoá khác nhau trong các hợp chất cộng hoá trị của nitơ - Từ đó dự đoán tính chất hoá học của nitơ và đưa ra các phản ứng hoá học để minh hoạ. Dựa vào cấu tạo phân tử giải thích khả năng hoạt động hoá học của đơn chất nitơ, thể hiện tính chất oxi hoá khi tác dụng với kim loại, tác dụng với hiđro ( số oxi hoá giảm từ 0 đến -3), thể hiện tính khử khi tác dụng với oxi (số oxi hoá tăng từ 0 đến + 2). Bài 8. AMONIAC VÀ MUỐI AMONI A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: 1. Amoniac Kiến thức Biết được: - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp . Hiểu được: - Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo). Kĩ năng - Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac. - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh ., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của amoniac. - Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn. - Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học. - Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng 2. Muối amoni: Kiến thức Biết được: - Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan). - Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni. - Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học. - Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học. Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp. B. Trọng tâm: - Cấu tạo phân tử amoniac - Amoniac là một bazơ yếu đầy đủ tính chất của một bazơ ngoài ra còn tính khử. - Muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân. - Phân biệt được amoniac với một số khí khác, muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học. C. Hướng dẫn thực hiện: - Từ công thức electron, CTCT và sơ đồ cấu tạo của phân tử amoniac giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử NH 3 , cặp electron tự do của nguyên tử nitơ thể tham gia liên kết với các nguyên tử khác. - Bằng thí nghiệm tính tan của amoniac và dựa vào phương trình điện li của amoniac trong dung dịch để giải thích tính bazơ yếu của dung dịch amoniac. - Dựa vào khả năng thể tham gia liên kết với các nguyên tử khác của cặp electron tự do trên nguyên tử nitơ và số oxi hóa của N trong NH 3 dự đoán tính chất hóa học của amoniac (tính bazơ, tính khử) và đưa ra các phương trình hóa học hoặc làm thí nghiệm để kiểm chứng các dự đoán trên. - Dựa vào đặc điểm muối amoni là muối của bazơ yếu, dễ bay hơi để dự đoán tính chất và tiến hành thí nghiệm nghiên cứu (phản ứng nhiệt phân ) để rút ra tính chất hóa học của muối amoni. - Vận dụng làm các bài tập nhận biết khí amoniac và muối amoni bằng phương pháp hóa học. Bài 9. AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng 1. Axit nitric Kiến thức Biết được: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO 3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac). Hiểu được : - HNO 3 là một trong những axit mạnh nhất. - HNO 3 là chất oxi hoá rất mạnh: oxi hoá hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô và hữu cơ. Kĩ năng - Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh ., rút ra được nhận xét về tính chất của HNO 3 . - Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO 3 đặc và loãng. - Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO 3 . 2. Muối nitrat: Kiến thức: Biết được: - Phản ứng đặc trưng của ion NO 3 - với Cu trong môi trường axit. - Cách nhận biết ion NO 3 – bằng phương pháp hóa học. Chu trình của nitơ trong tự nhiên. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat. - Viết được các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học. - Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp; nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng . B. Trọng tâm: - HNO 3 đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh và là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết các kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô và hữu cơ. - Áp dụng để giải các bài toán tính thành phần % khối lượng hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO 3. - Muối nitrat đều dẽ tan trong nước và là chất điện li mạnh, kém bền với nhiệt và bị phân hủy bởi nhiệt tạo ra khí O 2 . . Phản ứng đặc trưng của ion NO 3 − với Cu trong môi trường axit dùng để nhận biết ion nitrat. C. Hướng dẫn thực hiện: - Giải thích tính axit mạnh của HNO 3 dựa vào thuyết A-re-ni-ut, viết các PTHH minh họa tính axit của HNO 3 . - Dựa vào CTCT và số oxi hóa của nitơ trong phân tử HNO 3 dự đoán tính chất hóa học của HNO 3 ngoài tính chất chung của một axit, HNO 3 còn tính chất oxi hóa mạnh.( tác dụng với kim loại, tác dụng với phi kim, tác dụng với hợp chất), sản phẩm tạo thành tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử mà HNO 3 thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của N - Viết được các phương trình hóa học dạng phân tử, ion rút gọn của các phản ứng xảy ra khi HNO 3 đặc và loãng khi tác dụng với một số kim loại, phi kim và hợp chất. - Tiến hành các thí nghiệm để rút ra tính chất của muối nitrat là chất dễ tan trong nước và phản ứng nhiệt phân tạo ra khí O 2 (làm tàn hồng que đóm bùng cháy), nhận biết ion NO 3 − từ thí nghiệm cho Cu, dd H 2 SO 4 loãng tạo ra dung dịch màu xanh và giải phóng khí NO không màu (ngoài không khí tạo NO 2 màu nâu đỏ). - Vận dụng giải một số bài toán tính thành phần % khối luợng hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO 3 Bài 10. PHOTPHO A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: Kiến thức Biết được: - Vị trí trong bảng tuần hoàn , cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho. - Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp . Hiểu được: - Tính chất hoá học bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca .) và tính khử (tác dụng với O 2 , Cl 2 ). Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh , rút ra được nhận xét về tính chất của photpho. - Viết được PTHH minh hoạ. - Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và thực tế B.Trọng tâm: - So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về cấu trúc phân tử, một số tính chất vật lí. - Tính chất hoá học bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca .) và tính khử (tác dụng với O 2 , Cl 2 ). C. Hướng dẫn thực hiện: - Lập bảng so sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của P trắng và P đỏ về một số tính chất vật lí như: trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính. - Từ vị trí và cấu hình electron nguyên tử của photpho, từ số oxi hóa của P trong các hợp chất dự đoán tính chất hóa học của P là phi kim, vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.(Dùng thí nghiệm hoặc viết các PTHH minh họa để chứng minh những dự đoán đó) Bài 11. AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT A. Chuẩn kiến thức kĩ năng: Kiến thức Biết được: - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H 3 PO 4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng. Hiểu được H 3 PO 4 là axit trung bình, axit ba nấc. Kĩ năng: - Viết các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H 3 PO 4 và muối photphat. - Nhận biết được axit H 3 PO 4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học. 2 - Tính khối lượng H 3 PO 4 sản xuất được, % muối photphat trong hỗn hợp. B. Trọng tâm: - Viết được phương trình phân li theo từng nấc của axit H 3 PO 4 là axit ba nấc. - Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của axit H 3 PO 4 : tính axit, tác dụng với dd kiềm tạo ra 3 loại muối tùy theo lượng chất tác dụng. - Tính chất của muối photphat. Nhận biết ion photphat. C. Hướng dẫn thực hiện: - Viết phương trình điện li của axit H 3 PO 4 theo 3 nấc và trong dung dịch H 3 PO 4 các ion H + , H 2 PO 4 - , HPO 4 - , PO 4 3- và các phần tử H 3 PO 4 không phân li. - Dự đoán chất tạo thành viết được PTHH của phản ứng giữa dd NaOH và H 3 PO 4 tùy theo tỉ lệ số mol giữa axit và kiềm. - Dựa vào bảng tính tính tan của một số chất trong nước để xác định tính tan của muối photphat và từ thí nghiệm rút ra cách nhận biết ion photphat. Bài 12. PHÂN BÓN HÓA HỌC A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng. Kiến thức Biết được: - Khái niệm phân bón hóa học và phân loại - Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng. Kĩ năng - Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học. - Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học. - Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng B.Trọng tâm - Biết thành phần hóa học của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, tác dụng với cây trồng và cách điều chế các loại phân này. C. Hướng dẫn thực hiện: - Quan sát một số mẫu phân bón hóa học. - Đối với từng loại phân bón lập bảng để điền các nội dung kiến thức về phân bón theo các yêu cầu: Thành phần chính; Phương pháp điều chế; Tác dụng với cây trồng. Bài 14: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOTPHO A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : − Phản ứng của dung dịch HNO 3 đặc, nóng và HNO 3 loãng với kim loại đứng sau hiđro. − Phản ứng KNO 3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao. − Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho). Kĩ năng − Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. − Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. − Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường. − Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm − Tính chất một số hợp chất của nitơ ; − Tính chất một số hợp chất của photpho . C. Hướng dẫn thực hiện − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Thả chất rắn vào ống nghiệm không và ống nghiệm chứa chất lỏng + Lắc ống nghiệm + Lắp giá ống nghiệm theo hình vẽ + Đun nóng ống nghiệm + Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm để giữ lại kết tủa − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Tính oxi hóa của axit nitric đặc và loãng + Ống 1 khí màu nâu (NO 2 ) bay lên và dung dịch màu xanh + Ống 2 khí không màu (NO) bay lên, một lúc sau nhuốm màu nâu (NO 2 ) và dung dịch màu xanh Thí nghiệm 2. Tính oxi hóa của muối nitrat nóng chảy + Muối nóng chảy và bọt khí bay lên (muối nitrat khi nóng chảy bị phân tích giải phóng O 2 ) + mẩu than đang cháy hồng (trong không khí) chuyển thành cháy sáng chói (trong O 2 ) Thí nghiệm 3. Phân biệt một số loại phân bón a) Muối amoni tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng khí NH 3 tính bazơ trong nước nên làm xanh quỳ tím ẩm b) Ống chứa dung dịck KCl kết tủa trắng (AgCl) xuất hiện; còn ống chứa dung dịch Ca(H 2 PO 4 ) 2 không hiện tượng gì CHƯƠNG 3. CACBON – SILIC Bài 15, 16. CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: Kiến thức Biết được: - Vị trí của cacbon trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử , các dạng thù hình của cacbon, tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện), ứng dụng - Tính chát vật lí của COCO 2 . Hiểu được: - Cacbon tính phi kim yếu (oxi hóa hiđro và kim loại canxi), tính khử ( khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường số oxi hóa +2 hoặc +4. - CO tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO 2 là một oxit axit, tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ). Biết được: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit). - Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học. Kĩ năng - Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của C, CO, CO 2 , muối cacbonat. - Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp phản ứng với CO; tính % thể tích COCO 2 trong hỗn hợp khí. B.Trọng tâm: - Một số dạng thù hình của cacbon tính chất vật lí khác nhau do cấu trúc tinh thể và khả năng liên lết khác nhau. - Tính chất hóa học bản của cacbon: vừa tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và kim loại ) vừa tính khử ( khử oxi, hợp chất tính oxi hóa) - CO tính khử ( tác dụng với oxit kim loại), CO 2 là một oxit axit, tính oxi hóa yếu ( tác dụng với Mg, C ). - Muối cacbonat tính chất nhiệt phân, tác dụng với axit. Cách nhận biết muối cacbonat. C. Hướng dẫn thực hiện: - Từ khả năng liên kết của cacbon trong các dạng thù hình (kim cương, than chì,fuleren) khác nhau để giải thích một số tính chất vật lí khác nhau của các dạng thù hình của cacbon. - Từ cấu hình electron nguyên tử của cacbon, khả năng liên kết trong các hợp chất của cacbon dự đoán tính chất hóa học bản của cacbon: tính oxi hóa (oxi hóa hiđro và kim loại) tính khử (khử oxi, oxit kim loại). Trong các hợp chất C thường số oxi hóa +2;+4 - Từ những kiến thức đã học ở lớp 9 và từ số oxi hóa của cacbon trong CO, CO 2 dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của CO , CO 2 và đưa ra các PUHH để minh họa. - Thông qua thí nghiệm kết hợp với bảng tính tan để biết khả năng tan trong nước của các muối cacbonat và tính chất hóa học của muối cacbonat ( phản ứng nhiệt phân, tác dụng với axit, với kiềm), cách nhận biết muối cacbonat. Bài 17, 18. SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT A. Chuẩn kiến thức và kĩ năng: Kiến thức Biết được: - Vị trí của silic trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử. - Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, chất bán dẫn), trạng thái tự nhiên , ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO 2 ). - Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie). - SiO 2 : Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, tính tan), tính chất hoá học (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF). - H 2 SiO 3 : Tính chất vật lí (tính tan, màu) sắc, tính chất hoá học ( là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng). - Công nghiệp silicat: Thành phần hoá học, tính chất, quy trình sản xuất và biện pháp kĩ thuật trong sản xuất gốm, thuỷ tinh, xi măng. Kĩ năng - Viết được các PTHH thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của nó. - Bảo quản, sử dụng được hợp lí, an toàn, hiệu quả vật liệu thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng. - Tính % khối lượng SiO 2 trong hỗn hợp. B. Trọng tâm. - Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, dung dịch NaOH, magie). - Tính chất hóa học của hợp chất SiO 2 (tác dụng với kiềm đặc, nóng, với dung dịch HF). hợp chất H 2 SiO 3 (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng). - Ngành công nghiệp silicat là ngành sản xuất thủy tinh, đồ gốm, xi măng.Cơ sở hóa học và quy trình sản xuất bản, ứng dụng . C. Hướng dẫn thực hiện: - Từ cấu hình electron và số oxi hóa của Si dự đoán tính chất của Si tính khử( tác dụng với phi kim như F,O 2, C , tác dụng với kiềm) và tính oxi hóa( tác dụng với kim loại như Ca, Mg,Fe) , viết các PUHH để chứng minh. - Từ những kiến thức đã học ở lớp 9 và từ số oxi hóa của Si trong SiO 2 , H 2 SiO 3 dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của SiO 2 , H 2 SiO 3 - Từ những hiểu biết trong thực tiễn để giới thiệu ngành công nghiệp silicat là ngành sản xuất thủy tinh, đồ gốm,xi măng. Trên sở thành phần hóa học , tính chất của chúng để giới thiệu quy trình sản xuất và ứng dụng của chúng. CHƯƠNG 4: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU Bài 20, 21. MỞ ĐẦU VỀ HÓA HỌC HỮU − 3 THÀNH PHẦN NGUYÊN TỐ VÀ CÔNG THỨC PHÂN TỬ A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Khái niệm hoá học hữu và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. − Phân loại hợp chất hữu theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất). − Các loại công thức của hợp chất hữu : Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo. − Sơ lược về phân tích nguyên tố : Phân tích định tính, phân tích định lượng. Kĩ năng − Tính được phân tử khối của chất hữu dựa vào tỉ khối hơi. − Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm. − Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử. B. Trọng tâm: − Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. − Phân tích nguyên tố: phân tích định tính và phân tích định lượng − Cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử. C. Hướng dẫn thực hiện − Đưa các ví dụ (có tính so sánh giữa hợp chất vô và hợp chất hữu cơ) để giúp HS thấy đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ: + Luôn chứa nguyên tố C (còn các nguyên tố khác) + Liên kết hóa học thường là liên kết cộng hóa trị + Thường nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, dễ bay hơi và thường ít tan trong nước (dễ tan trong các dung môi hữu cơ) + Đa số bị oxi hóa bởi O 2 (cháy); các phản ứng thường xảy ra chậm, không hoàn toàn (cần xúc tác, đun nóng) và theo nhiều hướng khác nhau. − Dẫn ra một số hợp chất hữu để giúp HS phân loại hợp chất hữu theo thành phần nguyên tố, theo loại liên kết, theo nhóm chức . − Phương pháp phân tích nguyên tố : + Hướng dẫn HS cách xác định các nguyên tố: cacbon (CO 2 , Na 2 CO 3 ); hiđro (H 2 O, HCl, NH 3 ); nitơ (N 2 , NH 3 ); halogen (X 2 , HX) . + Hướng dẫn HS cách xác định lượng các nguyên tố dựa vào định luật thành phần không đổi: CO 2 , Na 2 CO 3 → C ; H 2 O, HCl → H ; N 2 , NH 3 → N v.v . − Hướng dẫn HS cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử: + Lập công thức từ % khối lượng nguyên tố + Lập công thức từ khối lượng sản phẩm phản ứng cháy số mol (C x H y O z N t ) = 12 16 14 C O N H m m m m x y z t = = = ⇒ x : y : z : t = 12 1 16 14 C O N H m m m m = = = + Tính khối lượng mol phân tử từ tỷ khối và khối lượng riêng − Luyện tập: + Tính thành phần phần trăm khối lượng của C, H, O, N căn cứ vào các số liệu phân tích định lượng; Tính được phân tử khối của chất hữu dựa vào tỉ khối hơi; + Xác định được công thức đơn giản nhất và công thức phân tử. Bài 22. CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Nội dung thuyết cấu tạo hoá học ; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân. − Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử chất hữu cơ. Kĩ năng − Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cụ thể. − Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể. B. Trọng tâm: − Nội dung thuyết cấu tạo hoá học, chất đồng đẳng, chất đồng phân − Liên kết đơn, bội (đôi, ba) trong phân tử chất hữu C. Hướng dẫn thực hiện − Giới thiệu nội dung thuyết cấu tạo hoá học, − Dẫn ra một số ví dụ để hình thành khái niệm: chất đồng đẳng, chất đồng phân. − Dẫn ra một số ví dụ để giúp HS thấy các loại liên kết trong hợp chất hữu cơ: liên kết đơn và liên kết bội (liên kết đôi và ba). − Luyện tập: + Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cụ thể theo dãy đồng đẳng của nó (ngược lại phân biệt đồng đẳng và đồng phân từ các công thức cấu tạo cụ thể). Bài 23. PHẢN ỨNG HỮU A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Sơ lược về các loại phản ứng hữu bản : Phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách. Kĩ năng Nhận biết được loại phản ứng thông qua các phương trình hoá học cụ thể. B. Trọng tâm: − Phân loại phản ứng hữu bản : Thế, cộng, tách . C. Hướng dẫn thực hiện − Dẫn ra một số phản ứng hữu và hướng dẫn HS quan sát để phân biệt một số loại phản ứng hữu bản : thế, cộng, tách. − Dẫn ra một số ví dụ để thấy được đặc điểm của phản ứng hữu là thường xảy ra chậm và tạo thành hỗn hợp sản phẩm − Luyện tập: + Nhận biết được loại phản ứng theo các phương trình hoá học cụ thể. CHƯƠNG 5: HIĐROCACBON NO Bài 25. ANKAN A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. − Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp. − Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan). − Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). − Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan. Kĩ năng − Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. − Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. − Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan. − Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. − Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy. B. Trọng tâm: − Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng. − Tính chất hoá học của ankan − Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm C. Hướng dẫn thực hiện − Giới thiệu dãy đồng đẳng và tên gọi: ankan ⇒ Công thức tổng quát của ankan. − Dựa vào kiến thức đồng phân (đã học ở bài trên) để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi của các đồng phân ankan (có < 7 nguyên tử C) từ công thức phân tử. − Tính chất hoá học của ankan : Tương đối trơ ở nhiệt độ thường nhưng dưới tác dụng của ánh sáng, xúc tác và nhiệt, ankan tham gia : + Phản ứng thế: hướng dẫn HS dựa vào phương trình hóa học của phản ứng thế CH 4 bởi halogen (SGK) viết phương trình hóa học của phản ứng thế C 2 H 6 bởi halogen Sau đó, thể chỉ ra phản ứng dnagj tổng quát: C n H 2n+2 + Cl 2 as → C n H 2n+1 Cl + HCl .+ Cl 2 as → C n HCl 2n+1 + HCl C n HCl 2n+1 + Cl 2 as → C n Cl 2n+2 + HCl Lưu ý: sự tạo sản phẩm chính là sản phẩm thế ở nguyên tử C bậc cao hơn. + Phản ứng tách hiđro, crăckinh. C n H 2n+2 0 t ,xt → C n H 2n + H 2 C n H 2n+2 0 t ,xt → C x H 2x+2 + C n − x H 2(n − x) + Phản ứng oxi hoá (cháy, oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi). C n H 2n+2 + ( 3 1 2 n + ) O 2 0 t → nCO 2 + (n+1)H 2 O (tỷ lệ mol C 2 2 Η Ο Ο > 1) CH 4 + O 2 0 t ,xt → H-CH=O + H 2 O C 4 H 10 + 2,5O 2 0 t ,xt → 2CH 3 COOH + H 2 O − Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm (từ CH 3 COONa và Al 4 C 3 ). − Luyện tập: + Viết công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. + Viết các phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học của ankan. + Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của một số ankan ; + Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp và tính nhiệt lượng của phản ứng cháy ; Bài 26. XICLO ANKAN A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử. − Tính chất hoá học : Phản ứng thế, tách, cháy tương tự ankan ; Phản ứng cộng mở vòng (với H 2 , Br 2 , HBr) của xicloankan 3  4 nguyên tử cacbon. − ứng dụng của xicloankan. Kĩ năng − Quan sát mô hình phân tử và rút ra được nhận xét về cấu tạo của xicloankan. − Từ cấu tạo phân tử, suy đoán được tính chất hoá học bản của xicloankan. − Viết được phương trình hoá học dạng công thức cấu tạo biểu diễn tính chất hoá học của xicloankan. B. Trọng tâm: − Cấu trúc phân tử của xiclohexan, xiclopropan, xiclobutan. − Tính chất hoá học của xiclohexan, xiclopropan, xiclobutan. 4 C. Hướng dẫn thực hiện − Giới thiệu một số xicloankan và tên gọi ⇒ Công thức tổng quát của mono xicloankan. − Dựa vào kiến thức đồng phân (đã học ở bài trên) để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi của một số đồng phân xicloankan (có < 7 nguyên tử C) từ công thức phân tử. − Tính chất hoá học của xicloankan : + Phản ứng cộng mở vòng: * với : H 2 , Br 2 , HBr (chỉ xảy ra với xiclopropan) * với H 2 : (xảy ra với vòng xiclo 4, 5, 6 nguyên tử C) + Phản ứng thế và phản ứng oxi hoá (tương tự ankan). − Luyện tập: Viết được phương trình hoá học dạng công thức cấu tạo biểu diễn tính chất hoá học của xicloankan. Bài 28. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH NGUYÊN TỐ ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể. − Phân tích định tính các nguyên tố C và H. − Điều chế và thu khí metan. − Đốt cháy khí metan. − Dẫn khí metan vào dung dịch thuốc tím. Kĩ năng − Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. − Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. − Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm − Phân tích định tính C, H; − Điều chế và thử tính chất của metan C. Hướng dẫn thực hiện − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Nghiền chất rắn + Trộn chất rắn và cho hỗn hợp vào ống nghiệm + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Lắp dụng cụ theo hình vẽ + Đun nóng ống nghiệm + Đưa đầu ống dẫn khí vào chất lỏng trong ống nghiệm + Đưa que diêm đang cháy đến đầu ống dẫn khí − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Xác định sự mặt của C, H trong hợp chất hữu + Phần chất rắn trong đáy ống nghiệm chuyển dần từ màu đen (CuO) → màu đỏ (Cu) ⇒ chất hữu đã bị oxi trong CuO oxi hóa. + Bông rắc CuSO 4 khan chuyển từ màu trắng → màu xanh (CuSO 4 .5H 2 O) ⇒ H 2 O tạo thành + Ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH) 2 vẩn đục (CaCO 3 ) ⇒ CO 2 tạo thành Thí nghiệm 2. Điều chế và thử tính chất của metan a) Ngọn lửa cháy sáng ⇒ CH 4 bị đốt cháy Ở mẩu sứ đọng giọt nước ⇒ Phản ứng cháy CH 4 tạo H 2 O b) Không hiện tượng gì ⇒ CH 4 không làm mất màu dung dịch Br 2 . c) Không hiện tượng gì ⇒ CH 4 không làm mất màu dung dịch KMnO 4 . CHƯƠNG 6: HIĐROCACBON KHÔNG NO Bài 29. ANKEN A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. − Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken. − Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken. − Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. ứng dụng. − Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá. Kĩ năng − Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. − Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). − Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể. − Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể. − Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken. − Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí một anken cụ thể. B. Trọng tâm: − Dãy đồng đẳng và cách gọi tên theo danh pháp thông thường và danh pháp hệ thống/ thay thế của anken. − Tính chất hoá học của anken. − Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và sản xuất trong công nghiệp. C. Hướng dẫn thực hiện − Giới thiệu dãy đồng đẳng và cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken. − Dựa vào kiến thức đồng phân để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi một số đồng phân cấu tạo của anken (có < 6 nguyên tử C) từ công thức phân tử (đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết đôi). (Chú ý liên hệ công thức phân tử chung để dẫn đến đồng phân mạch vòng xicloankan) − Tính chất hoá học của anken : + Phản ứng cộng hiđro, cộng halogen (clo, brom trong dung dịch), cộng HX (HBr và nước) theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp. C n H 2n + H 2 0 Ni,t → C n H 2n+ 2 C n H 2n + Br 2 → C n H 2n Br 2 (làm mất màu dung dịch brom) C n H 2n + HX → C n H 2n+1 X C n H 2n + H 2 O → C n H 2n+1 OH (ancol) + Phản ứng trùng hợp etylen, propen, but-1-en và but-2-en. + Phản ứng oxi hoá (cháy và làm mất màu thuốc tím). C n H 2n + ( 3 2 n ) O 2 0 t → nCO 2 + nH 2 O (tỷ lệ mol C 2 2 Η Ο Ο = 1) 3C n H 2n + 2KMnO 4 + 4H 2 O → 3C n H 2n (OH) 2 + 2MnO 2 + 2KOH − Phương pháp điều chế anken: + Trong phòng thí nghiệm: tách nước của ancol + Trong công nghiệp: tách hiđro hoặc crăckinh ankan − Luyện tập: + Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). + Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng oxi hoá, phản ứng trùng hợp cụ thể. + Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken, tính thành phần phần trăm thể tích trong hỗn hợp khí anken cụ thể ; Bài 30, 32 : ANKAĐIEN - ANKIN A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien. − Đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren : phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4). Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công nghiệp. − Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin. − Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H 2 , Br 2 , HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá). Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Kĩ năng − Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien và ankin. − Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien và ankin cụ thể. − Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận. − Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3- đien và axetilen. − Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học. − Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp. B. Trọng tâm: − Đặc điểm cấu trúc phân tử, cách gọi tên của ankađien. − Tính chất hoá học của ankađien (buta-1,3-ddien và isopren). − Phương pháp điều chế buta-1,3-ddien và isopren. − Dãy đồng đẳng, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân và cách gọi tên theo danh pháp thông thường, danh pháp hệ thống của ankin. − Tính chất hoá học của ankin − Phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp. C. Hướng dẫn thực hiện − Giới thiệu một số ankađien và tên gọi ⇒ Công thức chung của ankađien và đặc điểm cấu tạo (đặc biệt là ankađien liên hợp). − Tính chất hoá học của buta–1, 3–đien và isopren : Phản ứng cộng hiđro, cộng halogen và hiđro halogenua, phản ứng trùng hợp tạo cao su. − Phương pháp sản xuất buta–1, 3–đien từ butan và isopren từ isopentan trong công nghiệp bằng cách đehiđro hóa ankan. − Giới thiệu dãy đồng đẳng và cách gọi tên của ankin. − Dựa vào kiến thức đồng phân để giúp HS viết được cấu tạo và tên gọi của một số đồng phân ankin (có < 6 nguyên tử C) từ công thức phân tử (đồng phân mạch C, đồng phân vị trí liên kết đôi). (Chú ý liên hệ công thức tổng quát để dẫn đến đồng phân ankađien) − Tính chất hoá học của ankin : + Phản ứng cộng hiđro, cộng halogen (clo, brom trong dung dịch), cộng HX (HBr và nước) theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp. C n H 2n − 2 + H 2 0 Pd ,t → C n H 2n hoặc C n H 2n − 2 + 2H 2 0 Ni ,t → C n H 2n+ 2 C n H 2n − 2 + 2Br 2 → C n H 2n − 2 Br 4 (làm mất màu dung dịch brom) C n H 2n − 2 + HX → C n H 2n − 1 X hoặc C n H 2n − 2 + 2HX → C n H 2n X 2 CH≡CH + H 2 O 4 2 4 0 80 HgSO ,H SO C → CH 3 CH=O (andehit axetic) + Phản ứng đime hóa và trime hóa axetilen + Phản ứng thế bởi kim loại nặng (Ag) HC≡CH + 2AgNO 3 + 2NH 3 → Ag−C≡C−Ag↓ + 2NH 4 NO 3 R−C≡CH + AgNO 3 + NH 3 → R−C≡C−Ag↓ + NH 4 NO 3 + Phản ứng oxi hoá (cháy và làm mất màu thuốc tím). C n H 2n − 2 + ( 3 1 2 n − ) O 2 0 t → nCO 2 + (n−1)H 2 O (tỷ lệ mol C 2 2 Η Ο Ο < 1) − Phương pháp điều chế axetilen: + Trong phòng thí nghiệm: CaC 2 + 2H 2 O → Ca(OH) 2 + C 2 H 2 ↑ 5 + Trong công nghiệp: 2CH 4 → o 1500 C lµm l¹nh nhanh C 2 H 2 + 3H 2 − Luyện tập: + Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien và ankin cụ thể (không quá 5 nguyên tử C trong phân tử). + Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta–1,3–đien và isopren. + Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng oxi hoá, phản thế cụ thể. Phân biệt anken với ankin và ank-1-in với ank-2-in + Tính khối lượng sản phẩm tạo thành của phản ứng trùng hợp qua nhiều phản ứng ; + Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên ankin, tính thành phần phần trăm thể tích trong hỗn hợp khí ankin cụ thể ; Bài 34. THỰC HÀNH ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA ETILEN, AXETILEN A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể. − Điều chế và thử tính chất của etilen : Phản ứng cháy và phản ứng với dung dịch brom. − Điều chế và thử tính chất của axetilen : Phản ứng cháy, phản ứng với dung dịch brom, với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . Kĩ năng − Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. − Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. − Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm − Điều chế và thử tính chất của etilen ; − Điều chế và thử tính chất của axetilen. C. Hướng dẫn thực hiện − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Lắc ống nghiệm + Đun nóng chất lỏng trong ống nghiệm + Đốt khí sinh ra ở đầu ống vuốt nhọn + Dẫn khí đi qua ống nghiệm chứa chất lỏng − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Điều chế và thử tính chất của etilen + khí cháy sáng xanh ở đầu ống vuốt nhọn + Brom bị mất màu nâu (do C 2 H 4 tạo ra phản ứng với Br 2 ) + KMnO 4 bị mất màu tím (do C 2 H 4 tạo ra phản ứng với KMnO 4 ) Thí nghiệm 2. Điều chế và thử tính chất của axetilen + khí cháy sáng xanh ở đầu ống vuốt nhọn + KMnO 4 bị mất màu tím (do C 2 H 2 tạo ra phản ứng với KMnO 4 ) + kết tủa màu vàng (Ag−C≡C−Ag↓) xuất hiện CHƯƠNG 7: HIĐROCACBON THƠM - NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON Bài 35: BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp. − Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng benzen. − Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen ; Phản ứng thế và oxi hoá mạch nhánh. Kĩ năng − Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng. − Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng. − Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. − Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp. B. Trọng tâm: − Cấu trúc phân tử của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng. − Tính chất hoá học benzen và toluen. C. Hướng dẫn thực hiện − Giới thiệu dãy đồng đẳng và cách gọi tên của benzen và đồng đẳng. − Hướng dẫn HS viết được cấu tạo và tên gọi của một số đồng phân ankyl benzen (có 7, 8 nguyên tử C) từ công thức phân tử (đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nhóm thế trên vòng benzen). − Tính chất hoá học: Giúp HS nhận xét mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của ankan, anken. Từ đó suy ra các phản ứng đặc trưng của benzen và đồng đẳng + Phản ứng thế của benzen và toluen : Halogen hoá, nitro hoá vòng benzen(điều kiện phản ứng, quy tắc thế). Phản ứng thế nguyên tử H ở mạch nhánh của ankyl benzen + Phản ứng cộng Cl 2 , H 2 vào vòng benzen ; (so sánh phản ứng thế với ankan và phản ứng cộng với anken) + Phản ứng oxi hoá hoàn toàn, oxi hoá nhóm ankyl → nhóm cacboxyl − Luyện tập: + Viết được cấu tạo đồng phân một số chất trong dãy đồng đẳng. + Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, toluen; Vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng. + Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học. + Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. + Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp ; MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM KHÁC A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của stiren (tính chất của hiđrocacbon thơm ; Tính chất của hiđrocacbon không no : Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch nhánh). − Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của naphtalen (tính chất của hiđrocacbon thơm : phản ứng thế, cộng). Kĩ năng − Viết công thức cấu tạo, từ đó dự đoán được tính chất hoá học của stiren và naphtalen. − Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của stiren và naphtalen. − Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học. − Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp. B. Trọng tâm: − Cấu trúc phân tử của stiren và naphtalen. − Tính chất hoá học của stiren và naphtalen. C. Hướng dẫn thực hiện − Giới thiệu cấu tạo phân tử của stiren và naphtalen. − Từ cấu tạo phân tử hướng dẫn HS suy ra: + Tính chất hoá học của stiren : Trùng hợp, đồng trùng hợp, phản ứng oxi hoá, cộng (vào nhánh hoặc vòng benzen). + Tính chất hoá học của naphtalen : Phản ứng thế brom và nitro hoá ; Cộng hiđro ; Oxi hoá bằng oxi không khí (có xúc tác V 2 O 5 ). − Luyện tập: + Viết được cấu tạo đồng phân một số chất trong dãy đồng đẳng. + Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của stiren và naphtalen. + Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học. + Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. + Tính khối lượng stiren và naphtalen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm khối lượng của các chất trong hỗn hợp ; Bài 37. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Thành phần, phương pháp khai thác, ứng dụng của khí thiên nhiên. − Thành phần, phương pháp khai thác, cách chưng cất, crăckinh và rifominh ; ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ. − Thành phần, cách chế biến, ứng dụng của than mỏ. Kĩ năng − Đọc, tóm tắt được thông tin trong bài học và trả lời câu hỏi. − Tìm được thông tin tư liệu về dầu mỏ và than ở Việt Nam. − Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên, than mỏ trong đời sống. B. Trọng tâm: − Thành phần hoá học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hoá học; cách chế biến khí mỏ dầu và khí thiên nhiên. C. Hướng dẫn thực hiện − Dùng sơ đồ, tranh ảnh để giới thiệu: + Thành phần hoá học, tính chất, cách chưng cất và chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hoá học ; + Ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ. + Thành phần hoá học, tính chất, cách chế biến và ứng dụng của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên. + Cách chế biến, ứng dụng của các sản phẩm từ than mỏ. Bài 38. HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng. Kĩ năng − Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon. − Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất. − Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp lỏng. − Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. B. Trọng tâm − Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng. C. Hướng dẫn thực hiện − Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon. Hướng dẫn HS nêu được mối quan hệ hai chiều “Tính chất hóa học → ¬  Phương pháp điều chế” − Luyện tập: + Điền chất vào sơ đồ trống + Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất. + Phân biệt các hiđrocacbon. + Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. CHƯƠNG 8: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL - PHENOL Bài 39: DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng 6 Kiến thức Biết được : − Khái niệm, phân loại dẫn xuất halogen, lấy thí dụ minh hoạ. − Tính chất hoá học bản (phản ứng tạo thành anken, ancol). − Một số ứng dụng bản (nguyên liệu tổng hợp hữu và một số lĩnh vực khác). Kĩ năng − Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và một số ứng dụng chính. (chỉ viết phương trình hóa học với dẫn xuất halogen của hiđrocacbon no 2 − 3 nguyên tử cacbon) B. Trọng tâm: − Tính chất hoá học của dẫn xuất halogen. C. Hướng dẫn thực hiện − Giới thiệu một số hiđrocacbon no và dẫn xuất halogen tương ứng kèm theo tên gọi và bậc của mỗi chất − Dựa vào mối quan hệ hữu “tính chất → ¬  điều chế” để dạy tính chất hóa học: Từ hai cách tạo ra dẫn xuất halogen: + Thay thế nhóm OH trong ancol bằng nguyên tử halogen + Cộng hợp halogen hoặc hiđro halogenua vào anken suy ra hai tính chất hóa học chính của dẫn xuất halogen là: + Thay thế nguyên tử halogen bằng nhóm OH + Tách hiđro halogenua Bài 40: ANCOL A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Định nghĩa, phân loại ancol. − Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc − chức và thay thế). − Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. − Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm −OH (thế H, thế −OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy. − Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. − ứng dụng của etanol. − Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH) 2 ). Kĩ năng − Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol. − Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C − 5C). − Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể. − Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. − Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. − Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. B. Trọng tâm: − Đặc điểm cấu tạo của ancol − Quan hệ giữa đặc điểm cấu tao với tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, tính tan) − Tính chất hoá học − Phương pháp điều chế ancol C. Hướng dẫn thực hiện − Đặc điểm cấu tạo, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol: vì ancol etylic đã học ở lóp 9 THCS nên từ chất này và thêm một số ancol khác (gốc không no, nhiều nhóm OH) để giúp HS tự rút ra: + Đặc điểm cấu tạo: gốc hiđrocacbon + “nhóm OH” Công thức tông quát : C n H 2n+1 OH (no, đơn chức) C n H 2n − 1 OH (không no, một nối đôi, đơn chức), C n H 2n+2 O x hay C n H 2n+2 − x (OH) x (no, đa chức) + Đồng phân: mạch C, vị trí nhóm OH − Tính chất vật lí và khái niệm liên kết hiđro + GV cho HS ôn lại kiến thức về liên kết hiđro đã học ở lớp 10 ⇒ hình thành liên kết hiđro của ancol với ancol và ancol với nước. + Dựa vào bảng hằng số vật lí của một số ancol (trang 181 SGK) đặt vấn đề vì sao nhiệt độ sôi, tính tan (của ancol cụ thể) khác nhau? (gợi ý đến lực liên kết phân tử và yếu tố làm tăng lực liên kết phân tử) + Kết luân về ảnh hưởng của liên kết hiđro đến nhiệt độ sôi và tính tan − Tính chất hoá học: dựa vào tính chất của ancol etylic đã học ở lớp 9 THCS giúp HS thấy: + Phản ứng thế H của nhóm OH (phản ứng chung của ancol, phản ứng riêng của glixerol); Hướng dẫn HS làm hai TN này để khắc sâu. + Phản ứng thế nhóm OH ancol (tạo dẫn xuất halogen) + Phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete ; + Phản ứng oxi hoá ancol bậc I → anđehit, axit; ancol bậc II → xeton, Phản ứng cháy − Phương pháp điều chế etanol và glixerol (hiđrat hóa, lên men, tổng hợp) − Luyện tập: + Viết được công thức cấu tạo các loại đồng phân ancol cụ thể và gọi tên + Viết được phương trình hoá học cho các phản ứng thế, tách, oxi hoá, hóa este của ancol và glixerol (thực hiện dưới dạng bài tập lí thuyết) + Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. + Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol Bài 41: PHENOL A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Khái niệm, phân loại phenol. − Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. − Tính chất hoá học : Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom. − Một số phương pháp điều chế phenol (từ cumen, từ benzen) ; ứng dụng của phenol. − Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. Kĩ năng − Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học. − Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol. − Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng. B. Trọng tâm: − Đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học của phenol − Phương pháp điều chế phenol. C. Hướng dẫn thực hiện − Đặc điểm cấu tạo phenol: Từ công thức cấu tạo cua ancol, GV đưa ra một cấu tạo mà khi thay gốc ankyl bằng gốc phenyl thì tính chất gì khác không? Dùng TN đối chứng (etanol và phenol) với NaOH để HS thấy tính chất hoá học khác hẳn. GV đề nghị HS so sánh cấu tạo và rút ra nhận xét ⇒ phenol nhóm OH kết hợp trực tiếp với vòng benzen (GV đưa ra một cấu tạo của rượu thơm để so sánh và phân biệt rượu thơm với phenol về mặt cấu tạo) − Tính chất hoá học: cần phải khắc sâu kiến thức ảnh hưởng hai chiều của vòng benzen tới nhóm OH và nhóm OH tới vòng benzen (làm một số TN đối chiếu để tạo tình huống) + Phản ứng thế H ở nhóm OH (tính axit, tác dụng với natri, natri hiđroxit), liên hệ giải thích vì sao ancol không tác dụng với NaOH? + phản ứng thế H ở vòng benzen (tác dụng với nước brom), liên hệ giải thích vì sao benzen không tác dụng với nước brom? + Kết luận về ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử − Một số phương pháp điều chế phenol hiện nay (từ benzen qua cumen hoặc qua dẫn xuất halogen) − Luyện tập: + Viết các phương trình hoá học của phản ứng giữa phenol với Na, với NaOH, nước brom. + phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học + Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng Bài 43: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA ETANOL, GLIXEROL VÀ PHENOL A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : − Etanol tác dụng với natri. − Glixerol tác dụng với Cu(OH) 2 . − Phenol tác dụng với NaOH, dung dịch brom. Kĩ năng − Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. − Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. − Viết tường trình thí nghiệm. − Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm − Tính chất của etanol; − Tính chất của glixerol. − Tính chất của phenol. C. Hướng dẫn thực hiện − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Lắc ống nghiệm + Cho chất rắn vào ống nghiệm chứa chất lỏng + Bịt miệng ống nghiệm và đưa vào ngọn lửa rồi thả tay bịt ra − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Etanol tác dụng với Natri + Viên Na vo tròn, chạy trên bề mặt chất lỏng, nhỏ dần đồng thời khí bay lên mạnh (Na tác dụng với nước giải phóng H 2 ) + Khi thả tay bịt miệng ống nghiệm ra thấy tiếng nổ nhỏ (H 2 phản ứng với O 2 không khí gây nổ) Thí nghiệm 2. Tác dụng của glixerol với Cu(OH) 2 + ống thứ nhất, kết tủa màu xanh tan dần thành dung dịch xanh đậm; + ống thứ hai kết tủa không biến đổi Thí nghiệm 3. Tác dụng của phenol với NaOH và nước brom + Mẩu phenol ít tan trong nước nhưng tan ngay khi thêm dung dịch NaOH 7 + kết tủa trắng xuất hiện ⇒ do phenol tác dụng với Br 2 tạo C 6 H 2 Br 3 OH ↓ Thí nghiệm 4. Phân biệt ancol, glixerol và phenol + Phương án lí thuyết. * Cả ba chất đều tác dung được với Na giải phóng H 2 * Chỉ một chất tác dụng được với dung dịch NaOH và nước Br 2 * Chỉ một chất hoà tan được Cu(OH) 2 thành dung dịch màu xanh + Cách thực hiện: * Nhỏ nước brom, chất nào tạo kết tủa trắng là phenol * Thêm kết tủa Cu(OH) 2 và lắc, chất nào hoà tan kết tủa thành dung dịch màu xanh là glixerol. Chất còn lại là etanol CHƯƠNG 9: ANDEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC Bài 44: ANDEHIT − XETON A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit. − Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit. − Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. − Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro). − Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit. − Sơ lược về xeton (đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng chính). Kĩ năng − Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit và xeton ; Kiểm tra dự đoán và kết luận. − Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất. − Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic, axeton. − Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng. − Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng. B. Trọng tâm: − Đặc điểm cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của andehit và xeton. − Phương pháp điều chế andehit và xeton (chỉ xét anđehit no, đơn chức, mạch hở chủ yếu là metanal và etanal và xeton tiêu biểu là axeton) C. Hướng dẫn thực hiện − Giới thiệu công thức, tên của một số andehit no, đơn chức, mạch hở (bảng ở trang 199 SGK) + Công thức tổng quát: C n H 2n O hay C n − 1 H 2n − 1 CH=O với n ≥ 1 (no, đơn chức) + Cách gọi tên: * Thông thường: andehit + tên axit tương ứng * Hệ thống: tên hiđrocacbon tương ứng + đuôi AL − Đặc điểm cấu tạo phân tử anđehit: HS quan sát công thức cụ thể và rút ra nhận xét: + nhóm định chức, liên kết hóa học trong nhóm định chức, + Trong nhóm −CH=O liên kết đôi C=O gồm một liên kết σ bền và một liên kết π kém bền (tương tự liên kết đôi C=C trong phân tử anken) nên anđehit một số tính chất giống anken − Tính chất hoá học: + Phản ứng cộng hiđro: R-CH=O + H 2 o t ,xt → R-CH 2 OH (ancol bậc nhất) chất oxi hóa chất khử + Phản ứng oxi hoá (tác dụng với nước brom, dung dịch thuốc tím, dung dịch bạc nitrat trong amoniac) ; tiến hành TN tráng bạc với H-CH=O R-CH=O + 2AgNO 3 + H 2 O + 3NH 3 → R-COONH 4 + 2NH 4 NO 3 + 2Ag↓ chất khử chất oxi hóa Anđehit vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử. − Phương pháp điều chế: + Oxi hóa ancol: ancol bậc I → anđehit ; + Oxi hóa hiđrocacbon: CH 4 2 0 , O xt t + → H-CH=O ; CH 2 =CH 2 2 0 2 2 , , O PdCl CuCl t + → CH 3 CH=O ; − Giới thiệu một số xeton cụ thể kèm theo tên gọi − Giống với anđehit: xeton cộng H 2 tạo thành ancol bậc II R C 3 o t ,xt 2 CH + H R→ CH 3 CH O OH P Khác với anđehit: xeton không dự phản ứng tráng bạc − Luyện tập: + Viết cấu tạo các đồng phân C n H 2n O (mạch C, vị trí nhóm chức, loại nhóm chức anđehit hoặc xeton) và gọi tên + Viết các phương trình hoá học cho phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa của anđehit, axeton (có thể dưới dạng sơ đồ). + Phân biệt được anđehit và xeton bằng phương pháp hoá học; + Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit tham gia phản ứng. Bài 45: AXIT CACBOXYLIC A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : − Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp. − Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. − Tính chất hoá học : Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hoá. − Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic. Kĩ năng − Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. − Dự đoán được tính chất hoá học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. − Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. − Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. − Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng. B. Trọng tâm: − Đặc điểm cấu trúc phân tử của axit cacboxylic. − Tính chất hoá học của axit cacboxylic − Phương pháp điều chế axit cacboxylic C. Hướng dẫn thực hiện − Giới thiệu một số loại axit: no, đơn chức, mạch hở; không no, đơn chức, mạch hở; thơm, đơn chức và axit đa chức. − Giới thiệu một số axit no, đơn chức, mạch hở; (bảng ở trang 206 SGK) ⇒ + Công thức tổng quát: C n H 2n O 2 hay C n − 1 H 2n − 1 COOH với n ≥ 1 (no, đơn chức) + Cách gọi tên: * Hệ thống: tên hiđrocacbon tương ứng + đuôi OIC − Đặc điểm cấu trúc phân tử: + nhóm định chức, liên kết hóa học trong nhóm định chức: được coi là sự kết hợp của nhóm C=O với nhóm OH. Liên kết O−H trong phân tử axit phân cực hơn liên kết O−H trong phân tử ancol nên nguyên tử H trong nhóm COOH linh động hơn nguyên tử H trong nhóm OH của ancol. + liên kết hiđro liên phân tử không? mức độ liên kết so với ancol? so sánh nhiệt độ sôi, tính tan trong nước giữa axit với ancol cùng số nguyên tử C (vẽ công thức biểu diễn liên kết hiđro liên phân tử). − Tính chất hoá học : + Tính axit: trong dung dịch axit cacboxylic phân li thuận nghịch, TN hình 9.3 SGK cho thấy axit cacboxylic là axit yếu. * hướng dẫn HS làm một số TN minh họa tác dụng với quỳ tím, bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh. + Phản ứng thế nhóm OH (tác dụng với ancol tạo thành este). − Phương pháp điều chế: dùng một số bài tập để chỉ ra mối liên hệ giữa axit với các hợp chất đã học: + Oxi hóa ancol, anđehit, ankan + Lên men giấm + Tổng hợp metanol với CO − Luyện tập: + Viết cấu tạo các đồng phân axit C n H 2n O 2 (mạch C, vị trí nhóm chức) và gọi tên + Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho các phản ứng: tính axit, tạo dẫn xuất axit. + Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. + Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch của axit tham gia phản ứng. Bài 47: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA ANDEHIT VÀ AXIT CACBOXYLIC A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : − Phản ứng tráng gương (HCHO tác dụng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 ). − Tác dụng của axit axetic với quỳ tím, Na 2 CO 3 , etanol. Kĩ năng − Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. − Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. − Viết tường trình thí nghiệm. B. Trọng tâm − Tính chất của andehit ; − Tính chất của axit cacboxylic. C. Hướng dẫn thực hiện − Hướng dẫn HS các thao tác của từng TN như: + Rót chất lỏng vào ống nghiệm + Nhỏ giọt chất lỏng vào ống nghiệm bằng công tơ hút + Lắc ống nghiệm + Đun nóng ống nghiệm + Nhúng đũa thủy tinh vào chất lỏng trong ống nghiệm + Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm + Làm lạnh ống nghiệm chứa chất lỏng − Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và nhận xét Thí nghiệm 1. Phản ứng tráng bạc của anđehit fomic + lớp Ag trắng bạc bám một lớp mỏng trên thành ống nghiệm Chú ý: sử dụng ống nghiệm sạch, dung dịch NH 3 không quá đặc, chỉ lắc nhẹ ống nghiệm khi trộn dung dịch, khi đun nóng cần giữ nguyên ống nghiệm và đưa ngọn lửa đèn cồn lướt nhẹ theo thành ống nghiệm. Thí nghiệm 2. Phản ứnsg của axit axetic với quỳ tím, natri cacbonat và etanol a) quỳ tím hóa đỏ b) bọt khí thoát ra (CO 2 ), khi đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì ngọn lửa sẽ tắt (khí CO 2 không duy trì sự cháy). c) Chất lỏng trong ống nghiệm thứ nhất phân thành hai lớp, lớp trên mùi thơm (este tạo thành không tan trong dung dịch NaCl bão hòa) 8 9 . chất điện li a) có vẩn đục CaCO 3 : Ca 2+ + CO 2 3 − → CaCO 3 ↓ b) kết tủa tan ra ⇒ dung dịch trong dần: CaCO 3 + 2H + → Ca 2+ + CO 2 ↑ + H 2 O c) + Dung dịch. của ancol với ancol và ancol với nước. + Dựa vào bảng hằng số vật lí của một số ancol (trang 181 SGK) đặt vấn đề vì sao nhiệt độ sôi, tính tan (của ancol

Ngày đăng: 28/09/2013, 10:10

Hình ảnh liên quan

− Dẫn ra một số ví dụ để hình thành khái niệm: chất đồng đẳng, chất đồng phân. - Chuan kien thuc 11 co ban

n.

ra một số ví dụ để hình thành khái niệm: chất đồng đẳng, chất đồng phân Xem tại trang 4 của tài liệu.
− Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất.  - Chuan kien thuc 11 co ban

uan.

sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. Xem tại trang 5 của tài liệu.
+ Lắp dụng cụ theo hình vẽ + Đun nóng ống nghiệm - Chuan kien thuc 11 co ban

p.

dụng cụ theo hình vẽ + Đun nóng ống nghiệm Xem tại trang 5 của tài liệu.
+ GV cho HS ôn lại kiến thức về liên kết hiđro đã học ở lớp 10 ⇒ hình thành liên kết hiđro của ancol với ancol và ancol với nước. - Chuan kien thuc 11 co ban

cho.

HS ôn lại kiến thức về liên kết hiđro đã học ở lớp 10 ⇒ hình thành liên kết hiđro của ancol với ancol và ancol với nước Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan