Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

79 4K 36
Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia. Là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mọi sự sống trên trái đất. Đất đai được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất vô cùng quan trọng. Dân số ngày càng gia tăng, nhu cầu của con người về những sản phẩm lấy từ đất ngày càng cao, nhu cầu đất đai cho các hoạt động dịch vụ nhà ở, sự bùng nổ dân số đã làm cho quỹ đất ngày càng bị thu hẹp. Do đó vấn đề đặt ra là con người phải khai thác và sử dụng đất như thế nào cho hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất. Để đáp ứng nhu cầu của con người, đồng thời bảo vệ được tài nguyên vô cùng khan hiếm đó. Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật nhằm thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng một các đầy đủ tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai. Luật đất đai năm 2003; Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai; Thông tư số 30/2004/TT - BTNMT của Bộ tài nguyên và Môi trường về việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ở Việt Nam, từ khi nhà nước thực hiện việc giao đất nông nghiệp các hộ gia đình, các tổ chức và các cá nhân sử dụng ổn định cho đến nay, các cơ quan các địa phương đã từng bước hực hiện tốt công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Đất nông nghiệp đang từng bước sử dụng có hiệu quả , đã thực sự làm cho nền kinh tế quốc dân nói chung và nền nông nghiệp nói riêng không ngừng tăng trưởng và phát triển nhanh. Tuy nhiên bên cạnh đó việc sử dụng quá nhiều phân hóa học để tăng năng suất sản lượng cây trồng của các hộ nông dân làm cho đất trở nên thoái hóa. Nếu không có những biện pháp canh tác hợp lý thì trong tương lai sẽ đánh mất đi độ màu mỡ tự nhiên của đất, còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến nông sản phẩm mà con người sẽ sử dụng đe dọa sức khỏe của con người. Nguyễn Thị Vân - K40A KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệpđất nước có ngành nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế thì việc sử dụng đất nông nghiệp sao cho có hiệu quả là một trong những vấn đề được quan tâm hơn cả. Theo số liệu thống kê của cục thống kê năm 2009 diện tích đất nông nghiệp Việt Nam là 24.822.560 ha chiếm 79,94% diện tích tự nhiên. Cùng với việc khai hoang mở rộng diện tích đó là sự ngày càng trở nên khan hiếm do tốc độ của việc đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện đại. Đất đai ngày càng giảm trong khi dân số ngày càng gia tăng, đây chính là nguyên nhân gây ra sức ép cho việc đáp ứng nhu cầu lương thực. Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 45 km. Với tổng diện tích tự nhiên 112.886,78 ha, dân số trung bình 248.952 người, chiếm 7,8% dân số cả tỉnh (năm 2009). Địa hình của huyện cũng khá phức tạp, Thanh Chương có 40 xã - thị - trong đó có 1 thị trấn, 8 xã đồng bằng. Trong tổng số diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là chính. Trong quá trình khai thác và sử dụng đất hiệu quả kinh tế chưa cao. Vì vậy việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Chương là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ tình hình đó, trong thời gian về thực tập tại phòng nông nghiệp huyện Thanh Chương tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An” để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài + Hệ thống hóa cơ sở lý luậnthực tiễn của vấn đề hiệu quả sử dụng đất. + Phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. + Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp duy vật biện chứng: Nguyễn Thị Vân - K40A KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp Là cơ sở phương pháp luận của mọi khoa học. Nghiên cứu các vấn đề cơ bản trong mối liên hệ chặt chẽ và tác động qua lại giữa chúng và với các hiện tượng, quá trình kinh tế xã hội khác cũng như các yếu tố tự nhiên. + Phương pháp phân tích thống kê: Dựa vào số liệu thu thập được, tiến hành xác định trên các chỉ số, so sánh đối chiếu và cân đối trong nghiên cứu các chỉ tiêu, nội dung, các hiên tượng có quan hệ với nhau trong tổng thể. Phân tích các số liệu, nhận biết mối quan hệ giữa các nhân tố để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. + Phương pháp điều tra, phỏng vấn: * Chọn điểm điều tra: điểm điều tra được tôi lựa chọn là xã Ngọc Sơn và xã Đồng Văn - là 2 xã đại diện cho địa bàn huyện * Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 tương ứng với 60 hộ trên địa bàn 2 xã được chọn * Thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các nguồn tài liệu: Niên giám thống kê huyện, phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên & Môi trường, báo cáo về tình hình kinh tế xã hội hàng năm của huyện; Số liệu từ sách, báo, mạng . Số liệu sơ cấp: Thông qua bảng hỏi được thiết kế, tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên về các thông tin liên quan đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp của hộ. Toàn bộ số liệu điều tra hộ được xử lý bằng Excel được trình bày thông qua bảng biểu trong đề tài. + Phương pháp chuyên gia chuyên khảo. Đây là phương pháp được sử dụng tham khảo các ý kiến của các cán bộ nông nghiệp, cán bộ địa chính, cán bộ khuyến nông, các hộ sản xuất giỏi và các công trình nghiên cứu đã được ứng dụng. Nguyễn Thị Vân - K40A KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài - Nghiên cứu thực trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thanh Chương năm 2009 - Đề tài được tiến hành nghiên cứu dựa trên điều tra phỏng vấn 60 hộ thuộc Đồng Văn và Ngọc Sơn là 2 xã đại diện cho tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Thanh Chương. Do điều kiện thời gian và nguồn số liệu không nhiều tôi chỉ tập trung nghiên cứu đối tượng đất canh tác của huyện. Còn về đất trồng cây lâu năm, đất vườn và các loại đất khác tôi chỉ dừng lại ở việc biểu hiện số liệu tổng quan của huyện. Nguyễn Thị Vân - K40A KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái niệm và phân loại của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Với những hiểu biết và góc nhìn của từng người đã có những quan niệm khác nhau về đất. Theo Doccu Raiep người Nga (năm 1886): "Đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp gồm các yếu tố; khí hậu, sinh vật, đá mẹ, tuổi địa phương". Theo William thì Ông cho rằng: "Đất là lớp mặt tơi xốp của địa cầu có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng". Theo luật đất đai Việt Nam (1993): "Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng". Đất nông nghiệp theo quan điểm của người sử dụng và nghiên cứu kinh tế với nghĩa thông thường là toàn bộ đất đai được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp được sử dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất nông nghiệp nó còn có tên gọi là ruộng đất. Đi liền với đất nông nghiệp là quỹ đất nông nghiệp. Quỹ đất nông nghiệp là tổng thể về diện tích ruộng đất trên một vùng lãnh thổ theo một ranh giới nhất định, nằm trong một đơn vị sản xuất (hộ gia đình, đơn vị sản xuất nông nghiệp .) của một địa phương hay của cả nước. Trong quỹ đất nông nghiệp, theo các tiêu thức người ta phân thành các loại đất khác nhau: - Theo thời hạn canh tác của các loại cây trồng có: Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Nguyễn Thị Vân - K40A KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp + Đất trồng cây hàng năm: Đó là đất trồng các loại cây có chu kỳ sản xuất trong khoảng thời gian 1 năm và được phân theo tính chất và mục đích trồng của các loại cây: đất trồng cây lương thực. đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây thực phẩm . + Đất trồng cây lâu năm: Đó là đất trồng các loại cây trồng có chu kỳ sản xuất lớn hơn một năm và cũng được phân theo tính chất và mục đích trồng của các loại cây: đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả . - Căn cứ vào công dụng của đất người ta phân đất nông nghiệp thành các loại: Đất trồng cây lương thực, đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây dược liệu, đất trồng hoa cây cảnh . Sau đó người ta căn cứ vào thời hạn canh tác của từng loại cây trồng để phân tiếp thành cây hàng năm hay cây lâu năm. - Căn cứ vào vị trí địa điểm của đất đai nông nghiệp người ta phân thành đất vườn, đất ruộng, đất rẫy, đất ven sông suối. - Phân loại đất theo tính chất thổ nhưỡng nông hóa: Căn cứ vào nguồn gốc đá mẹ - yếu tố hình thành nên kết cấu đất (đất feralit, đất bazan .). Căn cứ vào thành phần cơ giới của đất (đất cát, đất cát pha, thịt nhẹ, thịt nặng, sét .). Theo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất (nghèo, trung bình, giàu các chất đạm, lân, ka li ). - Phân loại đất theo hạng của đất đai căn cứ vào mức độ sinh lời của đất. Để phân hạng đất, người ta phải xác định yếu tố phân hạng đất bao gồm: tính chất đất, yếu tố vị trí địa lý, địa hình của đất, khí hậu thời tiết, điều kiện tưới tiêu. Theo luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 quy định: "Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng". Trong quá trình sản xuất, việc sử dụng đất đai hợp lý, không ngừng nâng cao chất lượng là yêu cầu cơ bản nhằm bảo vệ vai trò và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Nguyễn Thị Vân - K40A KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn, muối khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường. Độ phì nhiêu là thuộc tính quan trọng nhất, là dấu hiệu chất lượng của ruộng đất, ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng. Độ phì nhiêu của đất bao gồm các loại: độ phì nhiêu tự nhiên, độ phì nhiêu nhân tạo, độ phì nhiêu kinh tế 1.1.2. Đặc điểm của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đất đai tham gia vào hầu hết các quá trình sản xuất của xã hội. Với vị trí quan trọng đó đất đai trong sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm sau: + Một là, ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động Đất đai vốn là sản phẩm của tự nhiên, chỉ từ khi con người tiến hành khai phá đưa đất hoang hóa vào sử dụng để tạo ra sản phẩm cho con người, thì ruộng đất đã kết tinh lao động của con người và đồng thời trở thành sản phẩm của lao động. Chính vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp phải kết hợp khai thác tiềm năng của đất đai với việc bồi dưỡng, bảo vệ và cải tạo đất. + Hai là, ruộng đất bị giới hạn về mặt không gian, nhưng sức sản xuất của ruộng đất là không có giới hạn Số lượng diện tích đất đai đưa vào canh tác bị giới hạn bởi không gian nhất định bao gồm: giới hạn tuyệt đối và giới hạn tương đối. Diện tích đất đai của toàn bộ trái đất, của từng quốc gia, của từng địa phương là con số hữu hạn, đó là giới hạn tuyệt đối của đất đai. Không phải tất cả diện tích đất tự nhiên đều đưa vào canh tác được, tùy thuộc vào điều kiện đất đai, địa hình và trình độ phát triển kinh tế của từng nước mà diện tích đất nông nghiệp được đưa vào canh tác chỉ chiếm tỷ lệ thích hợp. Đó là giới hạn tương đối, giới hạn này nhỏ hơn nhiều so với tổng quỹ đất tự nhiên. Ở nước ta tỷ lệ nông nghiệp năm 2000 chiếm trên 28,38% tổng diện tích tự nhiên. Trong xu thế hiện nay của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đất đai được sử dụng vào nông nghiệp có xu hướng giảm đi. Do vậy cần phải biết quý trọng và sử dụng hợp Nguyễn Thị Vân - K40A KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp lý ruộng đất, sử dụng một cách tiết kiệm, hạn chế việc chuyển dịch ruộng đất sang sử dụng mục đích khác. Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của ruộng đất là không giới hạn. Nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai nhờ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất mà sản phẩm đem lại trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn. Đây là con đường kinh doanh chủ yếu của nông nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng lên về nông sản phẩm cung cấp cho xã hội loài người. + Ba là, ruộng đất có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều: Các tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển đến những nơi thiếu và cần thiết, ngược lại ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu này có vị trí cố định gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng. Để kết hợp với ruộng đất, người lao động và các tư liệu sản xuất khác phải tìm đến với ruộng đất như thế nào là hợp lý và có hiệu quả. Muốn thế, một mặt phải quy hoạch các khu vực canh tác, bố trí các trung tâm dịch vụ và phân bố các điểm dân cư hợp lý. Mặt khác phải cải thiện điều kiện tự nhiên, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện sử dụng đất đai có hiệu quả. Đất đai thường có tính không đồng nhất về mặt chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình vị trí, độ màu mỡ của ruộng đất thường là khác nhau. Mặt khác do chế độ chăm sóc, phân bón, tưới nước, luân canh cây trồng trong quá trình sử dụng đất đai của con người gây ra. Vì thế trong quá trình sử dụng cần thiết phải cải tạo và bồi dưỡng đất, không ngừng nâng dần độ đồng đều của ruộng đất của từng cánh đồng, từng khu vực để đạt năng suất cây trồng cao. + Bốn là, ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn hữu hình hoặc hao mòn vô hình trong quá trình sản xuất. Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian sử dụng cuối cùng sẽ bị đào thải và thay thế bằng tư liệu sản xuất mới, chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn còn ruộng đất - tư liệu sản xuất chủ yếu không bị hao mòn, nếu sử dụng hợp lý chất Nguyễn Thị Vân - K40A KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp lượng ruộng đất ngày càng tốt hơn, sức sản xuất của ruộng đất lớn hơn, nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị diện tích canh tác. 1.1.3. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất. Theo các nhà khoa học Đức (Stenien, Hanau, Rusteruyer, Simmerman) hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần tăng thêm lợi ích của xã hội. Hiệu quả kinh tế là phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Vì thế hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được ba vấn đề: + Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật: "tiết kiệm thời gian" + Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm của lý thuyết hệ thống. + Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó. Đồng thời cần phân biệt rõ ba khái niệm về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực được sử dụng để sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả này thường được phản ánh trong mối quan hệ về các hàm sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu đơn vị sản Nguyễn Thị Vân - K40A KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu vào với nhau và giữa các sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế xã hội khác mà trong đó kỹ thuật được áp dụng. Hiệu quả phân phối là chỉ tiêu hiệu quả trong đó yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân phối là hiệu quả kỹ thuật có liên quan đến yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra. Việc xác định hiệu quả này giống như việc xác định các điều kiện về lý thuyết biên để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó có nghĩa là giá trị biên của sản phẩm phải bằng giá trị chi phí biên của nguồn lực sử dụng vào trong sản xuất. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân phối. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân phối mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theo những mục tiêu nhất định được biểu hiện dưới dạng hiện vật. Đó là số lượng, chất lượng của dịch vụ đầu vào và đầu ra. Những sản phẩm này không thể so sánh trực tiếp với nhau nên những chi phí và lợi ích cần được tính ra giá trị tương ứng. Vì vậy việc đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai được thực hiện thông qua chi phí đầu tư đã bỏ ra theo hệ thống giá cả thị trường. Khi xác định hiệu quả kinh tế chúng ta phải chú ý đến một số nguyên tắc sau: Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế. Theo nguyên tắc này thì tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế phải được thiết lập phù hợp với từng mục Nguyễn Thị Vân - K40A KTNN 10 . phòng nông nghiệp huyện Thanh Chương tôi đã quyết định chọn đề tài: Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An để hoàn thành khóa. trạng sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. + Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:47

Hình ảnh liên quan

BẢNG 3: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG HUYỆN THANH CHƯƠNG QUA 3 NĂM 2007 - 2009 - Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

BẢNG 3.

DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG HUYỆN THANH CHƯƠNG QUA 3 NĂM 2007 - 2009 Xem tại trang 26 của tài liệu.
BẢNG 4: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUA 3 NĂM 2007 - 2009 - Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

BẢNG 4.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ CƠ BẢN CỦA HUYỆN QUA 3 NĂM 2007 - 2009 Xem tại trang 29 của tài liệu.
BẢNG 5: CƠ CẤU ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG QUA 3 NĂM 2007 - 2009                                                                                                                                                                           ĐVT:ha  - Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

BẢNG 5.

CƠ CẤU ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG QUA 3 NĂM 2007 - 2009 ĐVT:ha Xem tại trang 33 của tài liệu.
BẢNG 6: CƠ CẤU DIỆN TÍCH ĐẤT CANH TÁC CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG QUA 3 NĂM 2007 - 2009                                                                                                                                                              ĐVT: Ha - Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

BẢNG 6.

CƠ CẤU DIỆN TÍCH ĐẤT CANH TÁC CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG QUA 3 NĂM 2007 - 2009 ĐVT: Ha Xem tại trang 36 của tài liệu.
BẢNG 7: DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA HUYỆN QUA 3 NĂM 2007 - 2009 - Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

BẢNG 7.

DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA HUYỆN QUA 3 NĂM 2007 - 2009 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Qua bảng 8 ta thấy, có 35% số chủ hộ có trình độ cấp I; 41,7% có trình độ cấp II và có 23,3% số chủ hộ có trình độ cấp III - Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

ua.

bảng 8 ta thấy, có 35% số chủ hộ có trình độ cấp I; 41,7% có trình độ cấp II và có 23,3% số chủ hộ có trình độ cấp III Xem tại trang 42 của tài liệu.
BẢNG 9: CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH PHÂN THEO HẠNG ĐẤT - Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

BẢNG 9.

CÁC CÔNG THỨC LUÂN CANH PHÂN THEO HẠNG ĐẤT Xem tại trang 44 của tài liệu.
BẢNG 10: LỊCH THỜI VỤ MỘT SỐ CÂY TRỒNG - Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

BẢNG 10.

LỊCH THỜI VỤ MỘT SỐ CÂY TRỒNG Xem tại trang 45 của tài liệu.
BẢNG 11: MỨC ĐẦU TƯ TRÊN MỘT HA ĐẤT CANH TÁC - Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

BẢNG 11.

MỨC ĐẦU TƯ TRÊN MỘT HA ĐẤT CANH TÁC Xem tại trang 49 của tài liệu.
BẢNG 12: HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CTLC TRÊN MỘT HA ĐẤT CANH TÁC PHÂN THEO HẠNG ĐẤT                                                                                                           ĐVT: 1000đ/ha - Khóa luận thực trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện thanh chương, tỉnh nghệ an

BẢNG 12.

HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC CTLC TRÊN MỘT HA ĐẤT CANH TÁC PHÂN THEO HẠNG ĐẤT ĐVT: 1000đ/ha Xem tại trang 53 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan