Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

67 1K 6
Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là nước có truyền thống lâu đời về sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp đã cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo cho sự phát triển hội, đồng thời là yếu tố đầu vào đảm bảo nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, nó còn góp phần vào tăng kim ngạch xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cao, đảm bảo phát triển đất nước bền vững. Thừa Thiên Huế là một tỉnh có lợi thế về phát triển dịch vụ, tuy nhiên T.T.Huế cũng rất chú trọng đến việc phát triển nâng cao sản lượng nông nghiệp, để cùng góp phần vào việc tăng trưởng phát triển kinh tế hội chung của toàn tỉnh. Bên cạnh việc sản xuất các mặt hàng sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao như rau, lúa, lạc, ngô ., thì việc sản xuất nấm rơm cũng đang tăng cao, tạo ra giá trị kinh tế cho người dân. Ngày nay, nấm rơm đang trở thanh một loại rau “công nghiệp”, được trồng phát triển rất nhanh. Nấm rơm vừa có giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày (vitamin, khoáng chất .) vừa tạo ra giá trị kinh tế cao cho người dân. “Thực ra sản xuất nấm rơm không có gì phức tạp, chỉ cần làm đúng theo quy trình hướng dẫn là kết quả cao”, đây là lời phát biểu của một chủ nghề nấm đã thành công nhiều năm trong lĩnh vực này đã có nhiều kinh nghiệm để phát triển nghề nấm. Nhưng chỉ có kết quả sản xuất cao thôi mà đầu ra còn gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ còn hạn chế thì cũng gây ra không ít khó khăn về thu nhập cuộc sống cho người dân trồng nấm, đặc biệt là người dân của Phú Lương-huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một hầu hết các hộ nông dân nguồn thu nhập chính dựa vào nghề trồng nấm rơm, có kinh nghiệm sản xuất nấm lâu đời, hoạt động sản xuất nấm đang là hoạt động hái ra tiền của người nông dân Phú Lương. Hơn 800 hộ nông dân tham gia vào việc phát triển sản xuất nấm rơm của xã, cũng là một đi đầu trong việc sản xuất nấm rơm phân phối cho toàn thị trường trong tỉnh. Cùng với sự nỗ lực của cán bộ 1 Khóa luận tốt nghiệp kỹ thuật khuyến nông, sự hỗ trợ của nhà nước, người dân tích cực trong việc nhân rộng mô hình trồng nấm rơm, tạo nguồn thu nhập thường xuyên, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, hiệu quả trồng nấm rơm như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả trồng nấm rơm? Thị trường tiêu thụ cho đầu ra sản phẩm nấm đâu, giá cả như thế nào? Giải pháp cho việc phát triển sản xuất nấm trong thời gian tới? Đó là các câu hỏi cần có lời giải đáp cho việc sản xuất tiêu thụ nấm rơm của Phú Lương - huyện Phú Vang. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN SUẤT TIÊU THỤ NẤM RƠM PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận thực tiễn về hiệu quả sản xuất tiêu thụ nấm rơm. - Phân tích kết quả kết quả, hiệu quả sản xuất tiêu thụ nấm rơm của các hộ nông dân Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất định hướng giải pháp phát triển cây nấm địa bàn nghiên cứu. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nội dung nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất tiêu thụ nấm rơm của các nông hộ. - Phạm vi nghiên cứu:  Về mặt không gian: Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Về mặt thời gian: Nghiên cứu tình hình sản xuất nấm rơm năm 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp duy vật biện chứng duy vật lịch sử  Phương pháp điều tra thu thập số liệu: - Chọn địa điểm điều tra: Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Chọn mẫu điều tra: 60 hộ trồng nấm theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. - Thu thập số liệu: 2 Khóa luận tốt nghiệp + Số liệu thứ cấp: Thông qua phòng thống kê Phú Lương, huyện Phú Vang, báo cáo tình hình kinh tế - hội của xã, huyện, niên giám thống kê của xã, huyện các tài liệu liên quan khác. + Số liệu sơ cấp: Thông qua phỏng vấn điều tra trực tiếp 60 hộ sản xuất nấm rơm bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn.  Phương pháp tổng hợp phân tích số liệu: + Tổng hợp số liệu: Số liệu được tổng hợp trên phần mềm excel. + Phân tích số liệu: Trên cơ sở các số liệu đã tổng hợp, đề tài đã tiến hành phân tích chúng để biết rõ hơn bản chất, ý nghĩa của các con số mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất.  Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài có tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các bà con nông dân, của các hộ sản xuất giỏi tại địa phương.  Phương pháp phân tích thống kê: Phân tích tuyệt đối, tương đối, so sánh .  Phương pháp phân tích hồi quy: Dùng mô hình Cobb-Douglas để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất. 3 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT TIÊU THỤ NẤM RƠM 1.1.1. Giá trị của nấm rơm 1.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm Nấm được xếp vào loài thực vật bậc thấp còn gọi là tản thực vật. Trong thân cây nấm không có chất diệp lục như các loại cây xanh, vì vậy chúng phải sống phát triển nhờ vào chất hữu cơ có sẵn trên thân cây của một loại cây nào đó. Những loài nấm quả thể được biết đến có hai dạng: nấm ăn được (nấm ăn) nấm độc. Nấm ăn được sử dụng rộng rãi làm thực phẩm, chúng có thể sử dụng trong rất nhiều món ăn khắp nơi trên thế giới. Nấm ăn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có hàm lượng protein cao ít chất béo, chứa nhiều vitamin nhóm B C. Hàm lượng vitamin D của nấm tăng lên đáng kể khi được tiếp xúc với tia cực tím. Nấm cũng giàu nguyên tố vi lượng, như sắt, selen, natri, kali, magiê phốt pho. Nấm ăn vừa bổ dưỡng vừa là dược liệu. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm ăn còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch . Các nhà khoa học thuộc hiệp hội chống ung thư Hoa Kỳ cho biết nấm có mặt trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể ngừa được nhiều bệnh hiểm nghèo. Các thành phần dinh dưỡng tự nhiên vốn có trong các loại nấm ăn giúp cho khả năng chống chịu bệnh cho cơ thể, chống khả năng lão hóa, giúp cơ thể vượt qua được bệnh tật. Nhiều hợp chất trong nấm ăn giúp cho cơ thể sản sinh hoạt chất inteferon, giúp ức chế được quá trình sinh trưởng của nhiều virus, ngừa tiến trình hình thành phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Các polysaccharide trong nấm ăn giúp cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Ngoài giá trị cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nấm ăn 4 Khóa luận tốt nghiệp còn có nhiều tác dụng dược lý khá phong phú, nhiều loại nấm ăn có tác dụng điều hòa hoạt động của hệ tim mạch, giúp tình trạng thiếu máu cơ tim. Có loại có tác dụng điều hòa lipid máu, làm giảm cholesterol, triglycerid beta-lipoprotein. Ngoài ra, còn có tác dụng làm giảm huyết áp. Đặc biệt, nấm rơm có thành phần dinh dưỡng rất phong phú, trong 100g nấm khô chứa 21g cenllulose, 21g protein, 4,6g chất béo lượng kali rất cao. Nấm rơm có tác dụng hạ thấp mỡ. Kết quả nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy, những người cao tuổi ăn 90g nấm rơm tươi hoặc 9g nấm rơm khô liên tục trong 7 ngày, kết quả cholesterol trong huyết thanh hạ xuống khoảng 6%-12%. Hàm lượng cellulose chứa trong nấm rơm cao, có tác dụng giảm chất béo rất tốt. Ngoài cellulose, thành phần chất gỗ tự nhiên thuần trong nấm rơm có tác dụng không chỉ có thể hạ thấp mỡ trong máu, chống mỡ gan, đồng thời còn có tác dụng đặc biệt giảm áp lực, giảm đường giảm béo phì. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, nấm rơm là loại thức ăn tốt của người bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh nhân bị chứng mỡ cao trong máu. Tóm lại, nấm rơm có vai trò dinh dưỡng cao trong bữa ăn hàng ngày, đồng thời cũng là một dược liệu tốt đối với cơ thể. Bên cạnh đó, nấm rơm còn là một mặt hàng nông sản có tỷ suất hàng hóa lớn một trong các mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao trong nước cũng như thế giới. - Giá trị công nghiệp: Nấm rơm là một loại nguyên liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm, làm các loại thực phẩm đồ hộp có giá trị dinh dưỡng cao. - Giá trị về kinh tế-xã hội: Nấm rơm là một sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, với 1 tháng người dân có thu nhập từ 2-3 triệu đồng nếu nuôi trồng thành công mô hình nấm rơm, dẫn đến tạo công ăn việc làm nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn. - Giá trị xuất khẩu: Ngoài Indonesia, nấm rơm Việt Nam còn phải cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc. Từng là một khách hàng nhập khẩu nhiều nấm của Việt Nam, nhưng đến nay Trung Quốc đã phát triển mạnh nghề này trở thành một đối thủ cạnh tranh mạnh. Tổng sản lượng nấm của Trung Quốc hiện đã gấp đôi Việt Nam. Qua 5 Khóa luận tốt nghiệp đó ta thấy được thị trường xuất khẩu nấm mạnh, giá trị xuất khẩu nấm rất cao, khoảng 700-800 USD/tấn. Mỹ, Ý,Nhật Bản, Bỉ là thị trường nhập khẩu nấm rơm chính của Việt Nam. - Giá trị về môi trường: Người dân sử dụng nguồn rơm dồi dào để trồng nấm rơm, do đó việc trồng nấm góp phần vào bảo vệ môi trường, giúp người dân thoát khỏi cảnh ô nhiễm khói rơm rạ, ô nhiễm nguồn nước sau mỗi mùa gặt. 1.1.1.2. Giá trị kinh tế của nấm rơm Việc trồng nấm rơm ngày càng phát triển, nó tạo đà cho sự phát triển kinh tế hội nông thôn, góp phần tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Nâng cao hệ số của việc sử dụng đất một cách hợp lý hiệu quả, góp phần nâng cao năng suất trồng nấm rơm. - Tận dụng được đất đai, tư liệu sản xuất, lao động tạo công ăn việc làm cho người dân. - Tỷ suất hàng hóa xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế cao, tăng cao kim ngạch xuất khẩu cho mặt hàng xuất khẩu nước ta. - Góp phần chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả sản xuất nấm rơm 1.1.2.1. Các nhân tố tự nhiên - Chế độ nhiệt Thời tiết, khí hậu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, năng suất cây trồng. Do đó, phải nắm rõ được sự phù hợp của từng giống cây trồng theo thời tiết, khí hậu mỗi vùng, để đảm bảo được sự tồn tại, phát triển của giống cây trồng đó. Nhiệt độ độ ẩm là yếu tố hàng đầu cần được quan tâm trong việc sản xuất nấm rơm vì độ ẩm giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi, từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm rơm. Nhiệt độ thích hợp cho việc trồng nấm rơm vào khoảng 30-32 o C. Do đó, đối với những ngày nắng nóng cần theo dõi ẩm độ của nhà trồng để có chế có chế độ tưới nước phù hợp. Cần có biện pháp che chắn tốt nếu cường độ ánh sáng vào ban ngày quá cao. 6 Khóa luận tốt nghiệp - Chế độ mưa Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc miền Nam nước ta. Thời tiết chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 12 với lượng mưa trung bình từ 2.500-2.700 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít. Độ ẩm trung bình cả năm 84%. Mưa nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch rơm sau mùa gặt, gây khó khăn cho việc xử lý nguyên liệu trồng nấm, bởi lẽ việc trồng nấm rơm trước tiên phải xử lý đúng kỹ thuật về độ ẩm, ủ rơm tăng nhiệt độ rơm rạ. Độ ẩm trong nhà trồng nấm rơm thích hợp là 80-90%. Hơn nữa, mưa bão còn gây thiệt hại lớn về điều kiện nhà trồng nấm rơm. Việc hư hỏng màng phủ nông nghiệp, nilon che kín, mái che để giữ nhiệt độ vòm sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất của nấm rơm. 1.1.2.2. Các yếu tố đầu vào - Nguyên liệu rơm rạ Rơm rạ là nguyên liệu chính cho việc trồng nấm rơm. Sau các vụ thu hoạch lúa, người dân tận dụng rơm rạ, xử lý rơm đúng kỹ thuật trước khi đưa vào làm các vòm nấm. Số lượng rơm cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sản xuất của người dân, bởi lẻ nếu thiếu rơm thì chi phí cho việc đi mua sẽ tăng, dẫn đến thu nhập mang lại sẽ thấp hơn. Do vậy, để sản xuất được nấm rơm, cần phải có được diện tích trồng lúa nhiều, đảm bảo lượng rơm cung cấp cho sản xuất. - Lao động Nông thôn là vùng sinh sống làm việc của một cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp, người dân tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm 70% lực lượng lao động cả nước. Các hoạt động gắn liền với đất đai, tạo ra một sự gắn kết nghề nghiệp của người dân với quê hương sống của mình. Tập quán sản xuất đã trở thành đặc trưng riêng của từng vùng, dựa vào kinh nghiệm sản xuất lâu đời, cùng với tay nghề trình độ sản xuất đã ảnh hưởng lớn đến phát 7 Khóa luận tốt nghiệp triển sản phẩm nông nghiệp của mỗi vùng. Bên cạnh đó, người lao động biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống có năng suất cao vào sản xuất, rút ngắn thời gian sinh trưởng phát triển cây trồng. Chính yếu tố này đã làm giảm công lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, chăm sóc, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tóm lại, nguồn lao động dồi dào, cùng với sự hiểu biết trình độ tay nghề cao, biết áp dụng các thành tựu khoa học trong việc tạo nhân giống mới cây trồng, mở rộng diện tích, sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật, sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. - Vốn Là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mua công nghệ kỹ thuật giống tốt, cơ sở hạ tầng cho việc sản xuất… Lượng vốn đầu tư ổn định lâu dài, góp phần tạo sản phẩm, phân phối cho tiêu dùng đầy đủ, doanh thu đạt được cao. Nếu thiếu vốn thì sẽ hạn chế khả năng đầu tư phát triển sản xuất của người dân. - Giống Chọn meo giống là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất trồng nấm. Chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn sẽ cho năng suất cao chất lượng nấm tốt. - Kỹ thuật Làm tốt khâu kỹ thuật là yếu tố thành công quan trọng đối với việc trồng nấm rơm. Tuy việc trồng nấm khá đơn giản, nhưng để được sản lượng, năng suất cao cần phải coi trọng khâu kỹ thuật, bắt đầu từ việc chọn meo giống, chuẩn bị rơm, xác định đúng thời vụ trồng nấm, cho đến khâu chăm sóc thu hoạch, thu hái nấm rơm, để từ đó giúp đạt được hiệu quả trong sản xuất. 1.1.2.3. Các yếu tố về thị trường - Giá cả thị trường nấm rơm Hiện nay, giá nấm rơm trên thị trường là cao, vào khoảng 40-60 nghìn đồng/kg, nấm rơm loại tốt lên đến 80-90 nghìn đồng/kg. Do thị trường đầu ra ổn định, các thị trường lớn như TP HCM tiêu thụ mạnh mặt hàng này. Nhu cầu cao đã đẩy người dân tăng cường mở rộng diện tích, sản xuất vụ tiếp theo, cung nhiều dẫn đến giá sẽ thấp 8 Khóa luận tốt nghiệp hơn. Thông thường, nấm rơm được giá cao, cùng với việc trồng nhiều, do đó hay bị ép giá của các nhà buôn. Hơn nữa, giá nấm rơm cũng thường bấp bênh, người dân lo sợ không bán được, không thu lời cao, thời tiết bất thường cũng gây ảnh hưởng nhiều đến giá cả thị trường nấm. - Thị trường tiêu thụ Nấm rơm được tiêu thụ với lượng lớn. Nhu cầu người tiêu dùng thường thay đổi, do vậy cần nắm bắt trước thông tin biến động giá cả, thị trường nơi tiêu thụ, để giúp người dân quyết định được mức độ đầu tư sản xuất, giảm thiệt hại về kinh tế. Sự biến động thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, tùy vào khả năng tiếp cận thông tin, khả năng dự đoán được mức độ rủi ro, mà người dân có thể hạn chế ảnh hưởng xấu, để đầu tư hợp lý cho việc sản xuất của mình. Nền kinh tế đang chuyển dịch theo xu hướng thị trường, đã đang khơi dậy tiềm năng sản xuất hàng hóa nhiều vùng nông thôn, tác động đến sự năng động trong sản xuất, làm cho hoạt động sản xuất của người dân ngày càng hiệu quả hơn. 1.1.2.4. Chính sách - Chính sách của nhà nước Chính sách của nhà nước thể hiện trong việc quan tâm đồng bộ trên mọi lĩnh vực, các chính sách về phát triển kinh tế hội, chính sách thuế nông nghiệp, chính sách giao đất, các chính sách y tế, hội, đã từng bước tạo nên môi trường nông thôn ngày càng phát triển lành mạnh. Đặc biệt, các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển đã tạo cho người dân đổi mới trong cuộc sống sản xuất. Người dân các vùng trồng nấm rơm thường thuộc các vùng khó khăn, đi lên nhờ phát triển nghề nấm. Nhờ vào chính sách quan tâm đúng đắn, hợp lý như chính sách trợ giá sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mà người dân an tâm hơn trong việc sản xuất, nâng cao quy mô trồng nấm, tăng năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất Đường xá, xe cộ, nơi sống an toàn, nước sinh hoạt, vệ sinh, năng lượng…, đó là các vấn đề tất yếu góp phần phát triển sản xuất nấm rơm của địa phương. Bất kì một hoạt động sản xuất nào cũng phải được đảm bảo về các điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, khắc phục truyền tải thông tin, tiếp cận thị trường, nâng cao khả năng cung ứng nhanh chóng, 9 Khóa luận tốt nghiệp kịp thời. Việc trồng nấm rơm phải đảm bảo đúng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, nhà che hợp lý để cho nấm phát triển tốt. 1.1.3. Quy trình sản xuất nấm rơm * Vòm nấm Người dân Phú lương đa số làm nhà vòm có diện tích 24 m 2 , vật liệu chủ yếu là tre, cứ mỗi nhà sử dụng khoảng 40-50 cây tre, xung quanh được che đậy kĩ bởi các lớp rơm kín, cùng với các lớp nilon phủ, có một số ít nhà nhà lắp đặt hệ thống phun sương. Đặc biệt, nhà nấm phải kín gió, nhiệt độ cần được thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào thời tiết, cần giữ nhiệt độ trong nhà nấm từ 30-32 o C là thích hợp cho nấm phát triển, đạt sản lượng cao. * Kĩ thuật trồng nấm rơm Nấm rơm là loại cây đòi hỏi ít công chăm sóc nhưng để làm được 1 lứa nấm tốt thì phải đảm bảo làm đúng kĩ thuật. Quy trình trồng nấm rơm gồm nhiều công đoạn sau: Xử lý nước vôi, ngâm rơm diệt tạp  Ủ rơm từ 6-7 ngày, chiều cao 0,8-1m, nhiệt độ tăng cao khoảng 60-70 o C  Chọn meo giống tốt, sợi tơ nấm màu trắng trong  Lấy rơm đạp thành từng bánh  Bỏ vào bì nilon  Rắc meo giống, ủ tiếp 7 ngày  Đưa vào nhà vòm  Tưới nước, giữ độ ẩm, nhiệt độ khoảng 28-32 o C  Thu hoạch. 1.1.4. Một số vấn đề về tiêu thụ sản phẩm 1.1.4.1. Khái niệm đặc điểm của tiêu thụ nông sản * Khái niệm Tiêu thụquá trình thực hiện giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa, là những cách thức, những con đường kết hợp hữu cơ giữa những người sản xuất những người trung gian khác nhau trong quá trình vận chuyển phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng. Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc thù của nền kinh tế quốc dân, có nhiều điểm khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác. Do vậy, sản xuất tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cũng mang tính đặc thù riêng. * Đặc điểm của tiêu thụ nông sản 10 . tài “HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN SUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM RƠM Ở XÃ PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và. lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm rơm. - Phân tích kết quả kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của các hộ nông dân ở xã

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:43

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tình hình sử dụng đất đai của địa phương qua 3 năm (2007-2009) - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 1.

Tình hình sử dụng đất đai của địa phương qua 3 năm (2007-2009) Xem tại trang 22 của tài liệu.
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NẤM RƠM CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN 2.3.1. Nguồn lực sản xuất của hộ - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.3..

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NẤM RƠM CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN 2.3.1. Nguồn lực sản xuất của hộ Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình nhân khẩu, lao động của hộ năm 2009 (Tính BQ/hộ) - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 3.

Tình hình nhân khẩu, lao động của hộ năm 2009 (Tính BQ/hộ) Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 4: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2009 (Tính BQ/hộ) - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 4.

Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2009 (Tính BQ/hộ) Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 6: Quy mô vòm nấm của các hộ điều tra - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 6.

Quy mô vòm nấm của các hộ điều tra Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 8: Chi phí làm nhà vòm sản xuất nấm (Tính BQ/vòm) - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 8.

Chi phí làm nhà vòm sản xuất nấm (Tính BQ/vòm) Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 11: Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của các hộ điều tra (Tính BQ/vòm)                        - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 11.

Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của các hộ điều tra (Tính BQ/vòm) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 12: Ảnh hưởng của quy mô vòm đến kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 12.

Ảnh hưởng của quy mô vòm đến kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 13: Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản  xuất nấm rơm của các hộ điều tra - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 13.

Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra Xem tại trang 39 của tài liệu.
2.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NẤM RƠM 2.4.1. Mô hình chuỗi cung nấm rơm 2.4.1. Mô hình chuỗi cung nấm rơm  - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.4..

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ NẤM RƠM 2.4.1. Mô hình chuỗi cung nấm rơm 2.4.1. Mô hình chuỗi cung nấm rơm Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 15: Khó khăn và hướng khắc phục đối với sản xuất nấm rơm - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 15.

Khó khăn và hướng khắc phục đối với sản xuất nấm rơm Xem tại trang 47 của tài liệu.
- Cần tạo ra mô hình hợp tác xã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho người trồng  nấm. - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

n.

tạo ra mô hình hợp tác xã thực sự mang lại nhiều lợi ích cho người trồng nấm Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 16: Khó khăn và hướng khắc phục đối với nhà buôn - Khóa luận HIỆU QUẢ KINH tế sản SUẤT và TIÊU THỤ nấm rơm ở xã PHÚ LƯƠNG, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bảng 16.

Khó khăn và hướng khắc phục đối với nhà buôn Xem tại trang 52 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan