Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

65 1.2K 8
Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Chè cùng với cao su, cà phê, tiêu là những cây công nghiệp lâu năm đem lại giá trị kinh tế cao ở nước ta. Lịch sử cây chè ở nước ta có từ lâu đời nhưng chè được khai thác và phát triển mạnh trong khoảng 50 năm nay. Chècâyđời sống kinh tế lâu dài nhưng mau cho sản phẩm và có hiệu quả kinh tế cao. Cây chè có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người dân Việt Nam, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn là thức uống quen thuộc và không thể thiếu. Ngày nay, chè không chỉ là thức uống lý tưởng đối với người Việt Nam mà còn phổ biến trên Thế Giới. Từ lâu, cây chè đã gắn bó với đời sống của người dân vùng cao ở nước ta bởi cây chè phù hợp với đất vùng núi và gò đồi. Nó có ý nghĩa trong việc làm giảm đói nghèo và có ý nghĩa trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động, tạo môi trường sinh thái bền vững, góp phần thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với ba phần tư diện tích đất liền là đồi núi và cao nguyên nên rất thích hợp với nhiều cây công nghiệp lâu năm. Mặt khác, việc phát triển cây công nghiệp lâu năm có ý nghĩa trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên quốc gia, tạo việc làm cho người lao động, giúp phát triển cân bằng giữa các vùng miền. Vì vậy, phát triển cây chè ở nước ta là rất phù hợp và là vấn đề được quan tâm. Tuy nhiên, ngành chè ở Việt Nam chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng sẵn có và chưa thực sự đem lại hiệu quả do chưa được chú trọng đầu tư đúng mức. Việc phát triển cây chè mới chỉ chú trọng đến chè búp (chè khô) để tăng nguồn xuất khẩu, chưa chú ý đến phát triển chè lấy cành (chè tươi) mặc dù nó rất có ý nghĩa kinh tế và thiết thực với người dân ở nhiều địa phương như: nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện bộ mặt hội, tăng tính đoàn kết trong cộng đồng dân cư nông thôn,… Ở Việt Nam, chè được trồng chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thắm – Lớp K40A - KTNN 1 Đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” Nghệ Antỉnh thuộc khu vực miền Trung có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển cây chè. Hiện nay, diện tích trồng chè đang ngày càng được mở rộng và đang có nhiều dự án trồng chè tại nhiều huyện miền núi như: huyện Anh Sơn, huyện Con Cuông, huyện Tân Kì, huyện Kỳ Sơn,… Cây chè đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc tại các huyện. Anh Sơn là huyện có nhiều đồi núi và rất thích hợp với trồng chè. Trong những năm qua, huyện đã chú trọng đến phát triển cây chè và đã mang lại hiệu quả, nhiều dự án thực hiện trồng chè đã thành công như dự án xoá đói giảm nghèo 135, dự án 327,… Cây chè được coi là cây kinh tế mũi nhọn của người dân địa phương, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho bà con, nhất là trong những năm gần đây thức uống chè xanh được ưa chuộng nên trồng chè rất có hiệu quả. Tại huyện có hai loại chè được trồng và cho hai dòng sản phẩm là chè khô (chè lấy búp) và chè tươi (chè lấy cành). Cả hai loại đều mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nhưng chè búp luôn được sự quan tâm và phát triển hơn, chè tươi phát triển rải rác ở các xã. Gần đây thức uống chè tươi đang được ưa chuộng hơn nên chè lấy cành đang dần đựợc quan tâm và phát triển. Cao Sơn là trồng nhiều chè lấy cành nhất trong cả huyện. Là miền núi nên rất thích hợp với trồng chè. Cây chè lấy cành đã gắn bó với người dân địa phương từ xưa đến nay, và nó là nguồn sống chủ yếu của người dân. Trước đây, sản phẩm chè tươi còn ít người biết đến nên người dân còn gặp nhiều khó khăn trong trồng chè lấy cành do khó tiêu thụ, nhưng trong những năm gần đây, thức uống chè xanh đang ngày càng được phổ biến và ưa chuộng nhất là chè tươi nên trồng chè lấy cành có hiệu quả cao. Mặt khác do đặc điểm của chất đất nên cây chè nơi đây có chất chè đặc biệt và ngày càng được người tiêu dùng biết đến với cái tên “chè Gay”. Vì thế cây chè đang ngày càng được mở rộng tại địa phương và cuộc sống của nhân dân cũng ngày càng được nâng cao, thu nhập tăng lên. Cây chè có ý nghĩa sống còn đối với bà con nơi đây. Tuy nhiên, là miền núi, cơ sở hạ tầng chưa phát triển đã gây khó khăn cho quá trình tiêu thụ và tiếp cận thi trường nên chè xanh chưa xây dựng được thương hiệu Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thắm – Lớp K40A - KTNN 2 Đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” mặc dù đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Mặt khác, tại còn thiếu sự quan tâm chỉ đạo thực hiện phát triển cây chè tập trung, việc phát triển cây chè chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm truyền từ đời này qua đời khác nên để phát triển và xây dựng thương hiệu cho chè xanh tại còn gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh Nghệ An” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.  Mục tiêu nghiên cứu + Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn. + Tìm ra một số giải pháp nhằm phát triển và xây dựng thương hiệu của sản phẩm chè xanh trên địa bàn xã.  Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. Nguồn số liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo của Xã, phòng thống kê Xã, huyện, và từ sách báo, internet,… Nguồn số liệu sơ cấp được lấy từ điều tra 50 hộ trên địa bàn xã. Việc chọn các hộ điều tra được chọn ngẫu nhiên ở các xóm, mỗi xóm lấy 5 hộ. + Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu + Phương pháp phân tổ so sánh: Phân ra các nhóm để tính toán sự ảnh hưởng của một số nhân tố như: quy mô đất đai, chi phí phân bón,… đến kết quảhiệu quả kinh tế và so sánh giữa các nhóm trong cùng một nhân tố đó. + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tham khảo những nghiên cứu của một số nhà khoa học, kỹ sư nông nghiệp, ý kiến của cán bộ xã, đội trưởng đội sản xuất của xã, các trưởng thôn, nông dân, đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp, những chủ thu mua chè xanh lớn và nhỏ, những người am hiểu, có kinh nghiệm trong sản xuất chè xanh trên địa bàn. + Phương pháp hồi quy Và một số phương pháp khác Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thắm – Lớp K40A - KTNN 3 Đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây chè của các nông hộ trên địa bàn và tập trung nghiên cứu chủ yếu ở 50 nông hộ được điều tra. + Phạm vi nghiên cứu - Các hộ nông dân sản xuất chè trên địa bàn Cao Sơn – huyện Anh Sơn – tỉnh nghệ An. - Thời gian: Từ 2007 – 2009 với các số liệu thứ cấp và năm 2009 với số liệu sơ cấp. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài khó tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp của quý Thầy Cô và bạn đọc để khoá luận được hoàn thiện hơn. PHẦN II Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thắm – Lớp K40A - KTNN 4 Đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Một số khái niệm + Hiệu quả kinh tế Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế chẳng hạn như tác giả Hồ Đào Vinh cho rằng “hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế với thành quả có ích đạt được”. Hay như tiến sĩ Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng “hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định”. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện trình độ quản lý, sử dụng nguồn lực để tạo ra kết quả lớn nhất với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh tế là thước đo chất lượng sản xuất kinh doanh và còn là vấn đề sống còn của các đơn vị kinh tế. Muốn đánh giá hiệu quả của nền sản xuất hội trước hết phải xác định được mục tiêu của nó. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân theo quy luật khách quan và bị chi phối bởi những mục tiêu đặt ra. Khi đã hoàn thành mục tiêu thì phải điều chỉnh mọi hoạt động hướng vào mục tiêu đó với mức cao nhất có thể đạt được trên cơ sở có tính chi phí để đem lại hiệu quả. Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất gắn với việc trao đổi, vì thế nó chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị… Hiệu quả kinh tế không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn về hội và môi trường theo xu hướng kinh tế bền vững. Giữa hiệu quả kinh tếhiệu quả hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất. Khi nói đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thì phải phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ sử dụng Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thắm – Lớp K40A - KTNN 5 Đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” vào nông nghiệp. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được đưa vào tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí thêm về đầu vào. Bản chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra. Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính đến khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động hội và tiết kiệm lao động hội. Đây là hai mặt của một vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất hội là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí cơ hội. Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong toàn bộ nền kinh tế. Nó được xem xét cả về quan điểm tài chính lẫn quan điểm phát triển tài chính. Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng chúng đều thống nhất về mặt bản chất. Và việc nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển hội nói chung. Nó góp phần: - Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có. - Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào CNH – HĐH. - Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thắm – Lớp K40A - KTNN 6 Đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính trong một chu kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định được hiệu quả kinh tế thì ta phải tính toán đầy đủ các lợi ích và chi phí bỏ ra. Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất là chi phí cho các yếu tố đầu vào như: đất đai, tiền vốn, lao động, nguyên vật liệu. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà chi phí bỏ ra có thể tính toàn bộ hoặc tính riêng cho từng yếu tố. Sau khi tính được kết quả đạt được và chi phí bỏ ra thì chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế. Có thể dùng những phương pháp sau: a. Phương pháp 1: C Q H = Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: Kết quả C: Chi phí Phương pháp này phản ánh rõ nét trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, giúp ta so sánh được hiệu quảcác qui mô khác nhau. b. Phương pháp 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức tính: C Q H ∆ ∆ = Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế ∆Q: Phần tăng thêm của kết quả ∆C: Phần tăng thêm của chi phí Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thắm – Lớp K40A - KTNN 7 Đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu chiều sâu, nó xác định lượng kết quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng thêm đã tạo ra bao nhiêu kết quả thu thêm. Với cách tính này ta sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được một cách chính xác cụ thể hơn nhưng không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô khác nhau. Như vậy hiệu quả kinh tế có nhiều cách tính khác nhau, mỗi cách tính phản ánh một khía cạnh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó tùy theo từng điều kiện của đơn vị sản xuất, kinh doanh mà lựa chọn cách tính phù hợp. 1.1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu  Tổng giá trị sản xuất: GO Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành nghề kinh tế quốc dân đạt được trong một chu kỳ nhất định thường là một năm. Là kết quả hoạt động hữu ích từ các cơ sở sản đó, giá trị sản xuất bao gồm: Giá trị sản phẩm vật chất: tư liệu sản xuất và tiêu dùng Giá trị sản phẩm dịch vụ: phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống Công thức tính: GO = ∑Pi*Qi Trong đó: Pi: là giá bán sản phẩm loại loại i Qi: là khối lượng sản phẩm loại i sản xuất ra  Chi phí trung gian: IC Chi phí trung gian là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao) và chi phí dịch vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ khác của đơn vị sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thắm – Lớp K40A - KTNN 8 Đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” Chi phí vật chất: là chi phí do hộ gia đình bỏ ra như: chi phí phân bón, vật rẻ tiền mau hỏng được phân bỏ trong năm. Chi phí dịch vụ: là chi phí cần trong quá trình hoạt động dịch vụ như: thuê lao động, thuê máy móc,…  Giá trị gia tăng: VA Giá trị gia tăng là phần còn lại sau khi lấy tổng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian. Công thức tính: VA = GO – IC Trong đó: VA: giá trị gia tăng GO: tổng giá trị sản xuất IC: chi phí trung gian  Tổng chi phí sản xuất: TC Là toàn bộ hao phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu tư cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm.  GO/IC: cứ mỗi đơn vị trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất  VA/IC: cứ mỗi đơn vị trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng  Lợi nhuận/IC (LN/IC): một đồng chi phí mua ngoài bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận  LN/TC: cho biết bình quân một đồng chi phí đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của người sản xuất cũng như kết quả thu được.  GO/ha: phản ánh 1ha thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu sản xuất  IC/ha: chỉ tiêu này cho biết mức đầu tư của 1ha thì bỏ ra bao nhiêu chi phí trung gian  VA/ha: cho biết 1ha thì thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng  TC/ha: cho biết 1ha thì cần dùng bao nhiêu chi phí để hoạt động sản xuất kinh doanh  LN/ha: cho biết bình quân 1ha thì đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận  Giá trị hiện tại thuần: NPV Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thắm – Lớp K40A - KTNN 9 Đề tài: “Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” Giá trị hiện tại thuần là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn Công thức tính: ∑ = +−= n t t tt rCBNPV 0 )1/()( Trong đó: Bt: là khoản thu hàng năm của dự án và giá trị thanh lý khi hết thời ký kinh doanh Ct: là chi phí hàng năm, vốn ban đầu bỏ ra để tạo ra tài sản cố định và tài sản lưu động ở thời điểm ban đầu cũng như thời điểm trung gian t: là thời gian tình dòng tiền (chu kỳ sản xuất) r: tỷ lệ chiết khấu được chọn  Thời gian hoàn vốn: T Là khoảng thời gian tính bằng năm tháng cần thiết để thu nhập vừa đủ hoàn chi phí bỏ ra. Nó cho biết tính thanh khoản của mức đầu tư, chỉ tiêu này giúp ta biết được bao lâu thì vốn đầu tư bắt đầu sinh lời. Công thức tính: T =(t-1) + (D t – TH t-1 )/(TH t – TH t-1 ) Trong đó: D t : là đầu tư lũy kế được tính tại năm thứ t(đầu tư năm kiến thiết) TH t : là thu hồi lũy kế được tính tại thời điểm năm t TH t-1 : là thu hồi lũy kế được tính tại năm t-1 t: là năm bắt đầu sinh lời  Hệ số hoàn vốn nội bộ: IRR Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó là hệ số chiết khấu để tính chuyển khoản thu thi của dự án về mặt thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi. Công thức tính: r* = r 1 + (r 2 – r 1 ) *NPV r1 /(NPV r1 – NPV r2 ) Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Hồng Thắm – Lớp K40A - KTNN 10 . tài: Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Chè cùng với cao su,. KTNN 1 Đề tài: Hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã Cao Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:41

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Một số chỉ tiêu về diện tích và sản lượng, năng suất trên địa bàn xã trong 3 năm qua (2006 – 2009) - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bảng 1.

Một số chỉ tiêu về diện tích và sản lượng, năng suất trên địa bàn xã trong 3 năm qua (2006 – 2009) Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình biến động đất đai của xã Cao Sơn trong 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bảng 2.

Tình hình biến động đất đai của xã Cao Sơn trong 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Sau đây là bảng số liệu thể hiện chung nhất về tình hình cơ sở hạ tầng của xã Cao Sơn trong năm 2009. - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

au.

đây là bảng số liệu thể hiện chung nhất về tình hình cơ sở hạ tầng của xã Cao Sơn trong năm 2009 Xem tại trang 30 của tài liệu.
2.2.2. Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ điều tra - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

2.2.2..

Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ điều tra Xem tại trang 33 của tài liệu.
2.2.3. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ điều tra - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

2.2.3..

Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ điều tra Xem tại trang 34 của tài liệu.
Qua bảng 7 cho thấy trang bị tư liệu sản xuất trong trồng chè đều là những công cụ nhỏ - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

ua.

bảng 7 cho thấy trang bị tư liệu sản xuất trong trồng chè đều là những công cụ nhỏ Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 9: Chi phí đầu tư trồng mới và bình quân các năm kiến thiết - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bảng 9.

Chi phí đầu tư trồng mới và bình quân các năm kiến thiết Xem tại trang 37 của tài liệu.
Nhìn vào bảng ta thấy mỗi hộ trồng chè thu 54.599,34 nghìn đồng giá trị sản xuất một năm, và 43.388,69 nghìn đồng giá trị gia tăng - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

h.

ìn vào bảng ta thấy mỗi hộ trồng chè thu 54.599,34 nghìn đồng giá trị sản xuất một năm, và 43.388,69 nghìn đồng giá trị gia tăng Xem tại trang 42 của tài liệu.
2.5. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CHÈ XANH - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

2.5..

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CHÈ XANH Xem tại trang 44 của tài liệu.
- Trong số các mô hình mô tả quá trình sản xuất, mô hình này thuộc loại đơn giản nhất - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

rong.

số các mô hình mô tả quá trình sản xuất, mô hình này thuộc loại đơn giản nhất Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 16: Phương án bố trí quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 và 2020 của tỉnh Nghệ An - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bảng 16.

Phương án bố trí quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp giai đoạn 2010 – 2015 và 2020 của tỉnh Nghệ An Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng tính thời gian hoàn vốn - Khóa luận hiệu quả kinh tế của cây chè xanh đối với các nông hộ trên địa bàn xã cao sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bảng t.

ính thời gian hoàn vốn Xem tại trang 64 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan