Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán thuộc công ty cà phê phước an, huyện krông pắk, tỉnh đắk lắk

16 1.6K 6
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán thuộc công ty cà phê phước an, huyện krông pắk, tỉnh đắk lắk

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ phê là cây công nghiệp quan trọng, nó không chỉ là cây trồng lợi thế của vùng Tây Nguyên mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Cây phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857, mãi đến đầu thế kỷ XX mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Trải qua nhiều hình thức tổ chức sản xuất từ các đồn điền phê đến các nông trường quốc doanh phê. Với một thời gian không dài chỉ trong vòng 26 năm, trong một phần tư thế kỷ, kể từ sau năm 1975 ngành phê Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ kỷ lục so với nhiều nước trồng phê khác trên thế giới. Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đã có diện tích trồng phê trên 500.000 ha với sản lượng phê xuất khẩu hàng năm trên dưới 900.000 tấn với kim ngạch xấp xỉ trên dưới 1,5 tỷ USD. Việt Nam là một nước sản xuất, xuất khẩu phê đứng thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu phê Robusta số 1 thế giới. Hiện nay phê Việt Nam đang được xuất khẩu sang 88 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên các châu lục. Nó không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mang lại hiệu quả xã hội và cải thiện môi trường sinh thái rất lớn. Đóng góp vào kết quả trên phải kể đến vai trò tích cực của vùng kinh tế Tây Nguyên. Tây Nguyên với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, là vùng đất rất phù hợp với những cây công nghiệp như phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm trong đó phê được xem là cây công nghiệp quan trọng giữ vị trí số một với tổng diện tích khoảng 470.000 ha, chiếm 92,79% diện tích trồng phê của cả nước. Điều đó đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và khí hậu ở cao nguyên và miền núi, tạo nên công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân. Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc khu vực của Tây Nguyên nơi đây đóng góp một sản luợng phê rất lớn cho toàn khu vực Tây Nguyên cũng như của cả nước. phê được trồng ở Đắk Lắk từ rất lâu nhưng đến năm 1986, xuất 1 phát từ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền Đắk Lắk mới có chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển và thâm canh cây phê. Thực hiện chủ trương của Tỉnh, từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX các đơn vị làm công tác xuất nhập khẩu đã tìm đến từng hộ nông dân với hình thức đầu tư ứng trước, nghĩa là “quốc doanh” ứng trước cho nông dân máy cày, phân bón, có cả lương thực và thu hồi vốn sau khi có phê nhân, nông trường quốc doanh thì vận động bà con vào làm công nhân nhận khoán trồng và chăm sóc phê. Từ đó Đắk Lắk hình thành nhiều vùng chuyên canh cây phê, có đơn vị phấn đấu chỉ tiêu trong một mùa mưa trồng một nghìn ha như Công ty phê Phước An, Thắng Lợi, Ea Tiêu, Xí nghiệp liên hiệp phê Việt - Đức. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn liên doanh trồng phê với nước ngoài, cụ thể là Liên doanh Việt-Xô, Việt - Đức. Vùng chuyên canh phê chiếm 86% diện tích sản xuất nông nghiệp và 89% sản lượng phê trong toàn Tỉnh. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk có 8 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phê do Tỉnh quản lý đang thực hiện các loại khoán trên với tổng diện tích khoảng 6.770 ha. Cùng chung với sự phát triển trong hoạt động sản xuất phê trên địa bàn Tỉnh, Công ty phê Phước An đã có những bước thay đổi trong cách thức quản lý sản xuất theo từng giai đoạn lịch sử, từ quản lý theo lối hành chính bao cấp, chuyển sang khoán đến hộ gia đình trong giai đoạn hiện nay. Điều đó đã góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho nguời dân vùng núi. Hình thành và phát triển từ những năm 1977, mô hình phê khoán đến các hộ đang được sự quan tâm và đầu tư của công ty cũng như các hộ dân. Tuy nhiên, trước tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, Thị trường phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức phê thế giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích phê, hoặc 2 không tiếp tục chăm sóc vì kinh doanh không còn thấy có hiệu quả. Bên cạnh đó trong nước mô hình sản xuất phê theo lối tự quản lý của hộ đang chiếm một vị trí mạnh (gần 80% diện tích phê của cả nước do các hộ tự quản lý), ngược lại mô hình khoán chỉ chiếm khoảng gần (20% diện tích trồng phê) do công tyhộ nhận khoán hợp tác cùng quản lý. Chính những biến động và khó khăn đó sẽ làm cho hoạt động sản xuất phê cũng như sự tồn tại của các hình thức khoáncông ty phê Phước An nói riêng mà cụ thể là những người dân nhận khoán của công ty ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế chúng tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu, đánh giá kết quả đầu tư và hiệu quả sản xuất phê khoán tới hộ dân tại công ty phê Phước An là rất cần thiết. Để từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm phát triển hình thức nhận khoán tới hộ một cách hiệu quả và bền vững. Xuất phát từ những lý do trên trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại công ty phê Phước An thuộc Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắk Lắk tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất phê của các hộ nhận khoán thuộc Công ty phê Phước An, Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắk Lắk ” để làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng, tiềm năng để phát triển phê theo phương thức khoán tới hộ thuộc công ty phê Phước An. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng phê của các hộ gia đình nhận khoáncông ty phê Phước An. - Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất phê trên địa bàn công ty phê Phước An. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp - Phương pháp điều tra phỏng vấn thu thập số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. - Các phương pháp phân tích để đánh giá thực trạng và tìm ra nguyên nhân của các vấn đề. 3 - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng và nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những vấn đề kinh tế, kỹ thuật trong mối quan hệ với các vấn đề tổ chức quản lý hiệu quả sản xuất phê của các hộ nhận khoán. b) Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Do hạn chế về khả năng và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung phản ánh tình hình sản xuất phê tại hai đội đại diện cho 2 hình thức khoán khác nhau: (có đầu tư – không có đầu tư của công ty), đồng thời là hai đội có diện tích phê lớn nhất trong công ty phê Phước An, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Về thời gian: Qua khảo sát thực tế tại công ty Phước An, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng sản xuất phê của hộ trong năm 2009. Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như khả năng của bản thân nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của quý Thầy, Cô giáo cùng bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. 4 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành phê 1.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cây phê trên Thế giới Lịch sử về phê thực sự cũng đa dạng như cách pha chế nó. Một truyền thuyết kể rằng: Một người chăn dê nhận thấy rằng đàn gia súc của mình trở nên nghịch ngợm hơn bình thường sau khi ăn những quả màu đỏ từ bụi cây phê dại. Không lâu sau những thầy tu bắt đầu đun những những hạt này và sử dụng chất lỏng này để thức suốt đêm trong các lễ hội. Câu chuyện khác lại kể về một thầy tu Đạo Hồi - người đã bị kết tội bởi kẻ thù của mình. Hình phạt là phải đi lang thang trong sa mạc và cuối cùng là chết đói. Trong cơn mê sảng, chàng trai trẻ đã nghe thấy âm thanh hướng dẫn mình ăn những quả từ cây phê gần đó. Anh ta đã sống sót, khoẻ mạnh và quay lại với cộng đồng của mình, công bố rộng rãi kinh nghiệm về công thức. Ban đầu, các bộ lạc phía đông châu Phi đã nghiền quả phê sau đó trộn lẫn với mỡ động vật, vê lại thành những viên nhỏ. Sau đó vào khoảng năm 1000 sau Công Nguyên, người Ethiopia đã pha chế một loại rượu từ những hạt phê bằng cách lên men những hạt phê khô trong nước. Cây phê cũng đã mọc tự nhiên ở bán đảo Ai Cập và từ đó trong suốt thế kỷ XI, phê đã được phát triển thành một dạng đồ uống nóng. phê cũng đã du nhập vào Châu Âu trong khoản thời gian này thông qua thành phố Venice và đến châu Mỹ La Tinh sau đó nhiều thập kỷ, khi một người Pháp mua một cành phê mang đến Martinique. Brazin đã nổi lên như một nơi sản xuất phê đứng đầu trên thế giới và là danh hiệu đó vẫn còn đến hôm nay. 5 1.1.1.2 Qúa trình ra đời và phát triển cây phê ở Việt Nam phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum . Tới đầu thế kỷ XX trở đi thì cây phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người Pháp với tổng diện tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng tháng Tám, diện tích phê ở miền Bắc được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao nhất là trên 10.000 ha vào năm 1963 – 1964. phê trồng ở miền Bắc trong những năm trước đây chủ yếu là phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600 kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Ở miền Nam trước ngày giải phóng, vào năm 1975 diện tích phê có khoảng 10.000 ha. Diện tích trồng phê ở miềm Nam trong thời kỳ này chủ yếu là giống phê vối (Canephora robusta). Năng suất phê vối trong thời kỳ này thường đạt trên dưới 1 tấn/ha. Sau 1975, phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Ngày nay trong cơ chế quản lý mới, được áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh. Đến nay, diện tích phê trên cả nước 521.000 ha và sản lượng khoảng trên 900.000 tấn và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu phê đứng thứ 2 trên thế giới. phê trồng ở nước ta có bao gồm phê vối (Robusta) chiếm 90% diện tích, phê chè (Arabica) 10% và phê mít (Excelsa) 1%. 1.1.2 Vị trí, giá trị kinh tế của cây phê Việt Nam là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở vùng nông thôn và miền núi cao nguyên. Nên việc phát triển ngành nông nghiệp để tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nhưng khu vực đó là vấn đề hết sức có ý nghĩa. 6 Cây phê được xem là cây công nghiệp lâu năm không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn có tác dụng rất lờn về nhiều mặt của xã hội và tạo công ăn việc làm ổn định, đặc biệt góp phần vào việc giảm tình trạng du canh, du cư ở những miền núi cao nguyên. Sản phẩm phê chủ yếu là hạt, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sang các nước phát triển phê dưới dạng phê nhân thô chưa qua chế biến. Tuy vậy, phê lại là nguồn xuất khẩu quan trọng đóng góp một tỷ trọng không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. phê hiện nay là nguồn thu nhập chính trong đời sống của đa số hộ đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng, là mặt hàng chiếm tới trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk mỗi năm. Chúng ta đã xây dựng được những thương hiệu nổi tiếng như Trung Nguyên, phê Moment, phê Buôn Ma Thuột . Được biết Ngành sản xuất phê Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng của 600 nghìn lao động và hơn 1 triệu người sống nhờ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan đến cây phê. 1.1.3 Tác dụng của cây phê đối với chương trình xoá đói giảm nghèo nông thôn cao nguyên và miền núi Khi nói đến vị trí của cây phê trong cơ cấu cây trồng ở miền núi cũng như ở các khu vực khác thì thường nêu lên những giá trị kinh tế mà nó đem lại như: Góp phần định canh định cư cho đồng bào dân tộc ít người, tạo công ăn việc làm, làm giàu cho kinh tế hộ, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường tạo cảnh quan xanh đẹp… và thực tế ở một số nơi đã thoát nghèo và làm giàu từ chính cây phê đem lại. Tuy nhiên không phải nơi nào, vùng đất nào, cũng có thể lấy phê làm cây trồng chính để mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn. Người ta thường ví phê là cây của “người giàu”, nghĩa là khâu chăm sóc kỹ thuật rất quan trọng. Nó đòi hỏi người trồng phải có đủ vốn đầu tư cộng thêm những hiểu biết về kỹ thuật, chăm sóc thu hoạch phải đầy đủ có như thế mới phát huy hiệu quả của nó đem lại. Chính vì thế mà có những hộ nông dân nghèo không có đủ vốn 7 thì tác dụng phê đem lại là điều ngược lại. Do đó để phát triển tốt phê, rõ ràng về phía Nhà nước cần phải có một chương trình đồng bộ, hoàn chỉnh cho nông dân từ sản xuất đến chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay vai trò các công ty, doanh nghiệp phê đóng một vị trí quan trọng, chính những đơn vị này sẽ là cầu nối giúp người nông dân phát triển kinh tế. 1.1.4 Khái niệm, ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế 1.1.4.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Nói cách khác, kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì có lời bấy nhiêu. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá các phương án hành động và được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Hiệu quả tổng hợp là hiệu quả chung phản ánh kết quả thực hiện nhiều mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong một giai đoạn nhất định trong quan hệ với chi phí để có được những kết quả đó. Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả phân bổ là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí chi thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm đạt được chỉ khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ là tối đa, có nghĩa là cả yếu tố giá trị và hiện vật tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đạt đồng thời cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. 8 Sơ đồ minh họa cho khái niệm hiệu quả kinh tế: Giả sử có 4 nông trại sản xuất nông nghiệp là A, B, C, D quá trình sản xuất chỉ sử dụng 2 yếu tố đầu vào là X 1 , X 2 để cùng sản xuất ra một mức sản lượng Q 0 . Trong đó: Q 0 - Là sản lượng đầu ra Q 0 Q 0 - Là đường đồng lượng P 1 P 2 - Là đường đồng phí X 2 Q 0 D P 2 C R A B Q 0 0 X 1 P 1 Sơ đồ 1: Hiệu quả kinh tế, Hiệu quả kỹ thuật, Hiệu quả phân bổ Từ sơ đồ trên ta thấy: TE=OC/OD Hiệu quả kỹ thuật TINE=CD/OD Phi hiệu quả kỹ thuật AE=OR/OC Hiệu quả phân bổ AINE=RC/OC Phi hiệu quả phân bổ Vậy ta có: EE = OR/OD = OC/OD* OR/OC=TE*AE Hiệu quả kinh tế = Hiệu quả kỹ thuật *Hiệu quả phân bổ Qua kết quả trên cho được thì trang trại A đạt hiệu quả kinh tế, trang trại B, C đạt hiệu quả kỹ thuật còn trang trại D không đạt hiệu quả vì cùng một mức sản lượng là Q 0 giống trang trại C, nhưng trang trại D còn phải lãng phí thêm một khoảng là DC mới đạt mức sản lượng giống trang trại C. 9 1.1.4.2 Ý nghĩa và bản chất của hiệu quả kinh tế Bản chất của việc phân tích hiệu quả là so sánh giữa chi phí và kết quả theo những mục tiêu nhất định được biểu hiện dưới dạng hiện vật. Đó là số lượng, chất lượng của những sản phẩm dịch vụ đầu vào và đầu ra. Những sản phẩm này không thể so sánh trực tiếp với nhau nên những chi phí, lợi ích cần được tính ra giá trị tương đương. Muốn vậy phải thông qua giá cả, là nhân tố quyết định trong tính toán hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong việc sử dụng hai yếu tố cơ bản trong sản xuất kinh doanh đó là yếu tố nguồn lực và giá trị trong việc sử dụng các yếu tố nguồn lực. Yếu tố nguồn lực (yếu tố đầu vào): Chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản, thuế . Yếu tố giá trị (yếu tố đầu ra ): Số lượng, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập, lợi nhuận, giá trị gia tăng… Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa lượng kết quả thu được với lượng chi phí bỏ ra. Vì thế, việc xác định các yếu tố đầu vào trong đánh giá hiệu quả kinh tế là gặp phải những khó khăn bởi nhưng yếu tố tư liệu sản xuất khi tham gia vào quá trình sản xuất và những yếu tố phi vật chất như chính sách môi trường, công nghệ, nó đòi hỏi phải toàn diện. Do đó có thể nói trên bình diện xã hội, thước đo của hiệu quả là mức độ tối đa hoá trên một đơn vị hao phí lao động xã hội tối thiểu. Chỉ khi nào việc sử dụng các yếu tố nguồn lực đạt được cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ mới đạt được hiệu quả kinh tế trong sản xuất. 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ phê ở nước ta Việt Nam được chia thành hai vùng khí hậu phù hợp cho sản xuất phê. Vùng Tây Nguyên và tỉnh Đồng Nai có đất đỏ bazan, rất thuận lợi để trồng phê vối và các tỉnh miền Bắc, với độ cao phù hợp (khoảng 600-800m) phù hợp với 10 . Huyện Krông Pắk, Tỉnh Đắk Lắk tôi đã chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán thuộc Công ty cà phê Phước An, Huyện Krông. thức khoán tới hộ thuộc công ty cà phê Phước An. - Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cà phê của các hộ gia đình nhận khoán ở công ty cà phê Phước

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:38

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu niên vụ từ 2005-2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán thuộc công ty cà phê phước an, huyện krông pắk, tỉnh đắk lắk

Bảng 1.

Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu niên vụ từ 2005-2009 Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu cà phê trong tháng 10 và 10 tháng năm 2009 - Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ nhận khoán thuộc công ty cà phê phước an, huyện krông pắk, tỉnh đắk lắk

Bảng 2.

Thị trường xuất khẩu cà phê trong tháng 10 và 10 tháng năm 2009 Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan