Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

78 836 5
Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Huyện Hương Thuỷ là một trong những trung tâm kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế với tốc độ phát triển không ngừng được nâng cao. Nhiều ngành nghề đã được đầu tư xây dựng, đổi mới và đạt được những kết quả cao . Trong đó, phải kể đến là sự đóng góp rất lớn của ngành nuôi trồng thủy sản vào tổng thu nhập của toàn huyện trong những năm qua. Điều kiện tự nhiên đã tạo nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, nâng cao đời sống cho nhiều hộ nông dân đang sinh sống trên địa bàn huyện. Nghề nuôi trồng thủy sản có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng thu nhập cho hộ dân đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, cách đây 5 năm sự bùng nổ của việc nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nước ngọt nói riêng không tuân theo những kĩ thuật nhất định đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Hơn nữa, tình hình nuôi trồng và tiêu thụ nước ngọthuyện nhìn chung vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Chẳng hạn như : thiếu vốn đầu tư, việc chăm sóc không được quan tâm đúng mức, người dân phần lớn phụ thuộc vào đối tượng thu mua cá… Chính vì thế, đã rất nhiều hộ nông dân đã từ bỏ ước mơ làm giàu từ cá, những hồ trước kia lại trở thành đất hoang. Một vấn đề nữa là trong huyện có nhiều hộ khác nhau tham gia nuôi cá, cụ thể có 3 loại hộ: giàu, khá, TB. Tuy nhiên, chi phí, doanh thu và giá trị gia tăng giữa những hộ nuôi này có sự chênh lệch khá lớn. Để phân tích, tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân của những sự khác biệt đó, và có những giải pháp cụ thể hơn giúp cho việc nuôi trồng và tiêu thụ thuận lợi hơn, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích chuỗi giá trị nước ngọt trên địa bàn huyện Hương Thuỷ” SVTH: Ngô Thị Lành Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào 2. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả chuỗi giá trị nước ngọt trên địa bàn huyện Hương Thuỷ 2. Phân tích, đánh giá những đối tác tham gia chuỗi giá trị nước ngọt Hương Thuỷ 3. Phân tích doanh thu, chi phí và giá trị gia tăng được tạo ra trong các trung gian của chuỗi. 4. Phân tích các cơ chế hoạt động của chuỗi 5. Đưa ra giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện chuỗi giá trị , nhằm nâng cao hiệu quả nuôi trồng và tiêu thụ nước ngọt. 3. Câu hỏi nghiên cứu 1. Đối tác tham gia chuỗi giá trị gồm những ai? 2. Sự khác biệt về giá trị gia tăng của các đối tác trong chuỗi như thế nào? 3. Các trở ngại đối với các đối tác tham gia trong chuỗi là gì? 4. Các giải pháp gì để cải thiện chuỗi giá trị nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động nuôi nước ngọt? 4. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp so sánh: Là việc sử dụng các kỹ thuật so sánh để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. 2. Phương pháp định tính: Phương pháp đánh giá có sự tham gia 3. Phương pháp tiếp cận chuỗi thị trường: Là phương pháp dùng để miêu tả mối liên kết giữa các tác nhân và những giao dịch tham gia vào chuỗi nước ngọt từ nông dân đến người tiêu dùng. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 1. Nội dung nghiên cứu: Phân tích chuỗi giá trị nước ngọt huyện Hương Thuỷ SVTH: Ngô Thị Lành Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào 2. Phạm vi không gian : các địa bàn nuôi nước ngọt Hương Thuỷ, các chợ đầu mối trên địa bàn huyện Hương Thuỷ, thành phố Huế, huyện Phú Vang. 3. Phạm vi thời gian: từ 18/01/2010 đến 08/05/2010 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị “Chuỗi giá trị nói đến cả loạt những hoạt động cần thiết để chế biến một sản phẩm từ lúc còn khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng ”. (Kaplinsky 1999, trang 121; Kaplinsky và Morris 2001, trang 4). . Phân tích chuỗi giá trị đối với người nghèo nhằm mục đích tìm ra và cải thiện những kết quả ảnh hưởng đến người nghèo. Từ đó, nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng giảm nghèo; thay đổi cấu trúc và các đặc tính của thị trường nhằm tăng sự tham gia của người nghèo vào những lĩnh vực mang lại lợi ích cho họ. 1.1.2 Tại sao phải phân tích chuỗi giá trị? Trong vài năm gần đây, việc phân tích chuỗi giá trị của một sản phẩm, một ngành hàng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có nhiều lý do để xem xét chuỗi giá trị nhưng có thể tóm lược một vài lý do sau:  Phân tích chuỗi giá trị được xem như là công cụ đắc lực giúp cho những nhà quản trị, người giữ vai trò quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp xác định đâu là những hoạt động chính của một công ty, một ngành hàng, và xác định xem mỗi hoạt động đã góp phần vào chiến lược cạnh tranh cũng như sự phát triển của công ty, của ngành hàng như thế nào.  Phương pháp phân tích chuỗi giá trị là một công cụ mô tả nhằm giúp cho nhà quản trị kiểm soát được sự tương tác giữa những người tham gia khác nhau trong chuỗi. Là một công cụ có tính mô tả nên nó có lợi thế ở chỗ buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô trong các hoạt động sản xuất và trao SVTH: Ngô Thị Lành Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào đổi, nhằm chỉ ra được năng lực cạnh tranh của một công ty, một ngành hàng… có thể bị ảnh hưởng do tính không hiệu quả ở một khâu nào đó trong chuỗi giá trị.  Giúp cho nhà quản trị đo lường được hiệu quả chung của sản phẩm, của ngành hàng và xác định được mức đóng góp cụ thể của từng nhân tố nằm trong chuỗi để có cơ sở đưa ra những quyết định phù hợp. ● Phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi, từ đó khuyến khích sự hợp tác giữa các yếu tố trong chuỗi để việc phân phối lợi ích vươn tới sự công bằng, tạo ra nhiều hơn giá trị tăng thêm và nâng cao lợi thế cạnh tranh. ● Giúp cho các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có những giải pháp phù hợp và không ngừng hoàn thiện chính sách vĩ mô. 1.1.3 Công cụ phân tích chuỗi giá trị Phân tích chuỗi giá trị (theo cách tiếp cận của GTZ) gồm bốn bước chính: Bước 1: Lập sơ đồ chuỗi giá trị Mục tiêu cơ bản của việc lập sơ đồ chuỗi giá trị: ● Giúp hình dung được các mạng lưới để hiểu hơn về sự kết nối giữa các tác nhân và các qui trình vận hành trong một chuỗi giá trị. ● Thể hiện tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân và qui trình kết nối trong chuỗi giá trị. ● Cung cấp cho các bên có liên quan những hiểu biết ngoài phạm vi tham gia của riêng họ trong chuỗi giá trị. Về mặt hình thức, lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị. Sơ đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh (hoặc chức năng), thứ tự các nhà vận hành chuỗi, những mối liên kết của họ và các nhà hỗ trợ (nếu có) nằm trong chuỗi giá trị. Bước đầu tiên trong việc lập sơ đồ chuỗi là xác định thị trường mà sản phẩm sẽ phục vụ, nó là nơi đến cuối cùng của sản phẩm và là điểm kết thúc của sơ đồ chuỗi giá trị. Trọng tâm của sơ đồ chuỗi giá trị là mô tả qui trình sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm, hoặc mô tả các hoạt động kinh doanh (chức năng). SVTH: Ngô Thị Lành Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào Mặt khác, sơ đồ cũng có thể mô tả chức năng của các nhóm doanh nghiệp, các nhà vận hành chuỗi. Trong đó, các nhà vận hành chuỗi được đặt chính xác dưới các chức năng để chỉ rõ mối quan hệ tương thích giữa các giai đoạn của chuỗi và các nhóm nhà vận hành chuỗi khác nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào nó cũng đúng với thực tế, bởi đôi khi các nhà vận hành giống nhau nhưng lại chịu trách nhiệm trong cả hai, thậm chí trong nhiều hơn hai giai đoạn. Quá trình xây dựng một sơ đồ chuỗi giá trị tổng thể: a) Đầu tiên là việc xác định sản phẩm cuối cùng nhằm chỉ ra đâu là sản phẩm hay dòng sản phẩm mà chuỗi giá trị đang hướng tới. b) Xác định thị trường cuối cùng/nhóm khách hàng cuối cùng. c) Lập danh sách các hoạt động (chức năng) đang được thực hiện để đưa sản phẩm cuối cùng ra thị trường. Danh sách các hoạt động/chức năng cần tập hợp để xây dựng nên một chuỗi bao gồm từ 4 đến không nhiều hơn 7 hoặc 8 đường liên kết chuỗi (từ giai đoạn cung cấp các yếu tố đầu vào đến hoạt động bán hàng cuối cùng). d) Sau khi xác lập chuỗi chức năng, chuỗi/kênh chính sẽ được xây dựng bằng cách chỉ rõ các nhà vận hành tham gia thực hiện những chức năng này. Nó tạo nên một tiến trình thực hiện được trình bày theo dạng tuyến tính từ giai đoạn này sang giai đoạn khác (không có mũi tên rẽ trái hay rẽ phải). Các kênh thứ cấp (nếu có) sẽ được thiết kế sau đó và cũng phải được dựa trên kênh chính này. e) Cần lưu ý rằng sơ đồ chuỗi giá trị chỉ bao gồm các nhà vận hành sẽ trở thành chủ sở hữu của sản phầm. Nếu họ chuyển giao hoặc ký hợp đồng thầu phụ để các công ty khác đảm nhiệm những chức năng này thì họ lại trở thành “các nhà cung cấp dịch vụ vận hành”. Trong trường hợp này, họ có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trên sơ đồ. f) Nếu các nhà vận hành đảm nhiệm nhiều hơn một chức năng thì chuỗi giá trị sẽ mô tả cả hai hoặc nhiều hơn hai giai đoạn chức năng mà họ đảm nhiệm. g) Trong trường hợp các sản phẩm xuất khẩu, đường biên giới được phân định rõ ràng giữa các nhà vận hành nội địa và các nhà vận hành ở nước ngoài (GTZ). Những câu hỏi thường được áp dụng trong việc lựa chọn những vấn để đưa vào sơ đồ: SVTH: Ngô Thị Lành Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào - Có những qui trình khác nhau (căn bản) nào trong chuỗi giá trị? - Ai tham gia vào những qui trình này và họ thực tế làm những gì? - Có những dòng sản phẩm, thông tin tri thức nào trong chuỗi giá trị? - Khối lượng của sản phẩm, số lượng người tham gia, số công việc tạo ra như thế nào? - Sản phẩm (dịch vụ) có xuất xứ từ đâu và quá trình dịch chuyển trong chuỗi như thế nào? - Giá trị có sự thay đổi như thế nào trong toàn chuỗi? - Có những hình thức quan hệ và liên kết nào tồn tại? - Những loại dịch vụ (kinh doanh) nào cung cấp cho chuỗi giá trị? Bước 2: Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị là xác định các con số kèm theo sơ đồ chuỗi giá trị. Đó là những con số cụ thể xác định về các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận, giá trị tăng thêm của từng phân đoạn trong chuỗi. Tùy theo mục đích tiếp cận mà việc phân tích chuỗi sẽ tập trung vào những vấn đề nào là chính. Theo lý thuyết, lượng hóa sơ đồ chuỗi giá trị là một tiến trình tương đối đơn giản, có nghĩa là thu thập số liệu và bổ sung các con số cần thiết vào các nhân tố của sơ đồ chuỗi. Tuy nhiên, trong thực tế việc lượng hóa sơ đồ chuỗi giá trị không đơn giản chút nào, nó phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sẵn sàng và độ tin cậy của dữ liệu thứ cấp. Do đó, để kết quả khảo sát sử dụng được dữ liệu cần được kiểm tra chéo từ nhiều nguồn khác nhau trước khi đưa ra các quyết định. Khi lượng hóa được các chỉ tiêu cần thiết trong chuỗi giá trị thì việc mô tả chi tiết chuỗi giá trị sẽ đầy đủ và sinh động hơn. Lúc này, đi kèm với sơ đồ liên kết là những con số, những giá trị cụ thể nên giúp cho các nhà quản trị nhìn vào sơ đồ chuỗi cũng có thể hình dung và kiểm soát được quá trình vận hành, phát triển của chuỗi như thế nào. Bước 3: Phân tích kinh tế chuỗi giá trị Phân tích kinh tế đối với chuỗi giá trịphân tích các mối quan hệ giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi dưới góc độ kinh tế nhằm đánh giá năng lực, hiệu suất vận hành của chuỗi. Nó bao gồm việc xác định sản lượng, chi phí, giá bán, lợi nhuận và giá trị gia tăng của các nhà vận hành tại các giai đoạn trong chuỗi và đưa ra nhận SVTH: Ngô Thị Lành Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào xét phù hợp. Các thông tin phân tích kinh tế của chuỗi giá trị là một yếu tố “đầu vào” quan trọng của tiến trình quyết định các mục tiêu phát triển và chiến lược nâng cấp. Trong đó, việc kiểm soát các chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng nhất để khẳng định năng lực cạnh tranh. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị bao gồm: - Phân tích tình hình chi phí, cấu trúc chi phí tại mỗi giai đoạn khác nhau trong chuỗi. - Phân tích giá trị đạt được của từng nhân tố tham gia vận hành trong chuỗi giá trị. - Phân tích toàn bộ giá trị tăng thêm được tạo ra trên toàn chuỗi giá trị và tỷ trọng của giá trị tăng thêm tại các giai đoạn khác nhau trong chuỗi. - Phân tích năng lực của các nhà vận hành chuỗi (về qui mô, năng lực sản xuất, lợi nhuận…). Bước 4: Tính giá trị tăng thêm Giá trị tăng thêm được hiểu theo nghĩa rộng là cách đo lường mức độ thịnh vượng đã được tạo ra trong nền kinh tế. Theo định nghĩa được sử dụng trong hệ thống kế toán quốc gia thì tổng giá trị gia tăng bằng với tổng giá trị thuần của tất cả các dịch vụ và sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế phục vụ cho tiêu dùng và đầu tư (tổng sản phẩm quốc nội GDP), sau lạm phát. Để tính được giá trị tăng thêm trong một chuỗi giá trị cụ thể thì các khoản yếu tố chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, các dịch vụ được cung cấp…) phải được khấu trừ qua giá bán hay doanh thu của từng tác nhân trong chuỗi. Trong thực tế, để việc tính toán giá trị tăng thêm có độ chính xác cao, đảm bảo được ý nghĩa của nó thật không đơn giản chút nào bởi tính minh bạch của số liệu. Đa phần các tác nhân tham gia vận hành chuỗi thường xem chi phí sản xuất và lợi nhuận của sản phẩm, của doanh nghiệp là “bí mật công nghệ” rất khó để các nhà nghiên cứu tiếp cận. Trong khi đó, việc tính toán giá trị tăng thêm phải gắn liền với chi phí sản xuất và lợi nhuận. Thí dụ: Xét giá trị gia tăng/1 tấn lúa (qui đổi thành 625 kg gạo) của Công ty A trên 02 tác nhân liền kề của chuỗi giá trị (thương lái => doanh nghiệp xuất khẩu) - Giá trị đạt được của thương lái (giá bán cho DN xuất khẩu): SVTH: Ngô Thị Lành Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào 1.000 kg x 5.000đ/kg = 5.000.000 đ - Giá trị đạt được của doanh nghiệp A (giá xuất khẩu): 01 tấn lúa sau khi xay xát, chế biến cho ra 625 kg gạo. Thông thường hệ số lúa qui gạo là 1,6 (tức 1,6 kg lúa sẽ cho ra 01 kg gạo trắng). 600 USD/tấn x tỷ giá 16.700 đ/USD x 0,625 = 6.262.500 đ - Giá trị tăng thêm/01 kg gạo sẽ là: (6.262.500 đ - 5.000.000 đ)/625 kg = 2.020 đ/kg (số tuyệt đối) - Tỉ lệ giá trị tăng thêm: 125,25% (số tương đối) Trên thực tế, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải bỏ ra một số khoản chi phí trong quá trình tiếp nhận lúa của thương lái cho đến khi xuất được gạo cho nhà nhập khẩu theo giá FOB qua mạn tàu (chi phí bốc vác, vận chuyển, hao hụt, vô bao, thuế, phí…) gọi là chi phí gia tăng. Giá trị gia tăng sẽ không còn ý nghĩa nếu như kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp A bị lỗ. Hay nói khác hơn là chi phí gia tăng là giá trị gia tăng mà doanh nghiệp tạo ra, dẫn đến lợi nhuận (hay giá trị gia tăng thuần) bằng 0 hoặc một số âm. Những trường hợp như vậy thường rơi và những lý do sau: - Doanh nghiệp không minh bạch về số liệu, che giấu lợi nhuận. - Doanh nghiệp thật sự không kiểm soát tốt chi phí giá trị gia tăng. - Năng lực vận hành hạn chế, khả năng chế biến hoặc phân phối kém, không đạt sản lượng cần thiết. - Có thể xác định giá bán chưa phù hợp. - Những vấn đề khác liên quan đến chính sách, kỹ thuật tính toán… Do không có điều kiện nghiên cứu chiều sâu và không tiếp cận được nguồn dữ liệu chính thức nên trong phạm vi đề tài này, tác giả phân tích và tính toán giá trị gia tăng theo phương pháp đơn giản, dựa trên bộ số liệu thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát. Giá trị gia tăng = Đơn giá bán – Đơn giá mua = lợi nhuận biên SVTH: Ngô Thị Lành Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào Giá trị gia tăng thuần = Giá trị gia tăng – chi phí gia tăng = Lợi nhuận ròng 1.1.4 Người nghèo và chuỗi giá trị 1.1.4.1 Thực trạng chuỗi giá trị trong nông nghiệp hiện nay a) Sự tham gia của người nghèo trong chuỗi giá trị Nghiên cứu nhấn mạnh rằng các định hướng chiến lược này đã đem lại lợi ích đáng kể cho người nghèo và có thể cải thiện việc tham gia của họ vào chuỗi giá trị. Tăng cường quan hệ hợp tác trong chuỗi giá trị giúp ích cho người nghèo nhiều cách. Thứ nhất, hoạt động liên kết giữa các nhà sản xuất nâng cao khả năng đàm phán của các nhà sản xuất nghèo và họ có thể tiếp cận thị trường nhiều hơn, đặc biệt là thị trường có giá trị cao. Thứ hai, sự phát triển của khu vực tư nhân tạo ra các mối liên kết quan trọng gắn kết người nghèo và khắc phục những trở ngại trong sản xuất. Đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm rõ ràng là đem lại lợi ích cho người nghèo vì ổn định thị trường và gia tăng thêm giá trị cho ngành. Như nghiên cứu đã chỉ ra, việc chỉ tập trung vào một số ít thị trường tạo ra sự phụ thuộc không cần thiết thậm chí gây hại cho người nghèo. Việc đa dạng hoá thị trường sẽ phân tán rủi ro về những biến động thất thường của thị trường đồng thời tăng thêm giá trị cho ngành vì thế tăng lợi ích cho tất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị, trong đó có người nghèo. Tăng cường cơ hội sáng tạo ra các sản phẩm mới và thúc đẩy việc sản xuất các sản phẩm mới, có giá trị cao hơn. Người nghèo cũng có thể được hưởng lợi từ hướng đi này, chỉ ra cho họ phương hướng sản xuất đáp ứng nhu cầu. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn như đã nói ở phần trước đồng thời cũng đem lại nhiều lợi ích từ những can thiệp có chủ đích đặc biệt là với những nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương. b) Bất lợi và giá trị gia tăng của người nghèo trong chuỗi giá trị Trong những năm qua, tỉ lệ hộ đói nghèo của Việt Nam đã có xu hướng giảm đáng kể, tăng trưởng kinh tế được nâng cao. Tuy nhiên, khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị càng ngày càng lớn, điều này giải thích tại sao người nghèo lại hoàn nghèo. Bởi vì năng lực sản xuất kém, chất lượng sản phẩm không cao, cho nên giá bán mỗi đơn vị sản phẩm là rất thấp. Mặc khác họ lại không được ưu tiên để SVTH: Ngô Thị Lành Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Đăng Hào nhận được những nguồn đầu vào tốt. Đồng thời, việc tiếp nhận thông tin và kiến thức, kĩ thuật còn kém, điều này hạn chế khả năng học hỏi của những người nghèo. Do đó kết quả sản xuất của nhóm người nghèo chỉ ở mức TB. 1.1.5.2 Chuỗi giá trị toàn cầu Trong chuỗi giá trị toàn cầu, có nhiều quốc gia tham gia để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Mỗi khâu sẽ có một quốc gia đảm nhiệm như khâu thiết kế sản phẩm, khâu cung cấp nguyên vật liệu chính,khâu cung cấp nguyên vật liệu phụ, khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng, khâu thương mại. Mỗi khâu chịu những khoản chi phí khác nhau và lợi nhuận nhận được cũng khác nhau. Thường khâu nhận được lợi nhuận lớn nhất là khâu thiết kế mẫu, cung cấp nguyên vật liệu phụ, thương mại hay khâu chế biến sản phẩm tinh chế…Những khâu như sản xuất sản phẩm cuối cùng, cung cấp nguyên vật liệu chính, nguyên liệu thô lại có lợi nhuận thấp. Thực tế, khi ngành dệt may Việt Nam tham gia vào một khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, lợi nhuận mà nước ta nhận được thấp hơn nhiều so với những quốc gia khác. Mỗi quốc gia tham gia vào những khâu sản xuất khác nhau và đảm nhiệm những nhiệm vụ khác nhau, do đó mà lợi nhuận họ nhận được cũng khác nhau. “Việt Nam chỉ tham gia vào khâu sản xuất sản phẩm cuối cùng với lượng giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Theo ước tính, khoảng 90% doanh nghiệp may mặc của Việt Nam tham gia vào khâu này của chuỗi giá trị dưới hình thức gia công. Chính vì thế, tuy sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất đi nhiều nơi, Việt Nam có tên trong top 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới nhưng giá trị thu về rất thấp” 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tổng quan tình hình nuôi trồng nước ngọt ở Việt Nam Cách đây 35 năm (1985), ngành nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam chỉ là ngành phụ trong nông nghiệp, chủ yếu là tự cung tự cấp, phục vụ cho nhu cầu trong nước . Nhưng đến nay, Việt Nam trở thành một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu thuỷ hải sản hơn 1 tỷUSD. Hai loại nổi tiếng là tra và ba sa. Đây là 2 mặt hàng xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, trong 2 năm trở lại đây, đã có nhiều dấu hiệu bất ổn xuất hiện trong quá trình nuôi và tiêu thụ tra, mà dấu hiệu rõ nét nhất là sự sụt giảm diện tích nuôi và tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Theo SVTH: Ngô Thị Lành Trang 10 . tả chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện Hương Thuỷ 2. Phân tích, đánh giá những đối tác tham gia chuỗi giá trị cá nước ngọt Hương Thuỷ 3. Phân tích. cho việc nuôi trồng cá và tiêu thụ cá thuận lợi hơn, tôi đã chọn đề tài: Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện Hương Thuỷ SVTH: Ngô Thị

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:31

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Diện tích, năng suất, sản lượng cá nước ngọt tỉnh Thừa Thiên Huế (2006- (2006-2008) - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 1.

Diện tích, năng suất, sản lượng cá nước ngọt tỉnh Thừa Thiên Huế (2006- (2006-2008) Xem tại trang 12 của tài liệu.
d. Tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2005-2008 - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

d..

Tình hình tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2005-2008 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 3: Chi phí nuôi cá theo các phương thức nuôi - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 3.

Chi phí nuôi cá theo các phương thức nuôi Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 4: Chi phí nuôi cá của các loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 4.

Chi phí nuôi cá của các loại hộ Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 5: Tỉ lệ % chủng loại cá nuôi của từng loại hộ                                                                                    ĐVT: % - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 5.

Tỉ lệ % chủng loại cá nuôi của từng loại hộ ĐVT: % Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 6 :Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 6.

Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 6 miêu tả sự khác nhau về khối lượng buôn hàng ngày của từng mắc xích trong kênh phân phối cấp 3 - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 6.

miêu tả sự khác nhau về khối lượng buôn hàng ngày của từng mắc xích trong kênh phân phối cấp 3 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 7 :Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 7.

Chi phí trung bình trong một ngày của các nhà buôn cá Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 10: Doanh thu nuôi cá theo cá loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 10.

Doanh thu nuôi cá theo cá loại hộ Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 11: Giá cá TB của mỗi loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 11.

Giá cá TB của mỗi loại hộ Xem tại trang 46 của tài liệu.
Nhìn vào bảng 15, ta thấy tổng VA của phương thức 1 là cao nhất, 7.092.800 đ, tiếp đến là phương thức 2,5.270.300 đ , thấp nhất là phương thức 3, 2.508.550 đ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

h.

ìn vào bảng 15, ta thấy tổng VA của phương thức 1 là cao nhất, 7.092.800 đ, tiếp đến là phương thức 2,5.270.300 đ , thấp nhất là phương thức 3, 2.508.550 đ Xem tại trang 50 của tài liệu.
Dựa vào bảng số liệu trên, có sự khác biệt lớn về tổng VA từ hoạt động nuôi cá giữa các loại hộ - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

a.

vào bảng số liệu trên, có sự khác biệt lớn về tổng VA từ hoạt động nuôi cá giữa các loại hộ Xem tại trang 51 của tài liệu.
Trong bảng 17: - Chi phí trên chính là chi phí gia tăng, hay chi phí trung gian                          - VA=Đơn giá bán – ( Đơn giá mua + CP trung gian) - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

rong.

bảng 17: - Chi phí trên chính là chi phí gia tăng, hay chi phí trung gian - VA=Đơn giá bán – ( Đơn giá mua + CP trung gian) Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 19 :Chi phí, VA của từng đối tác tham gia trong chuỗi giá trị Người  - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 19.

Chi phí, VA của từng đối tác tham gia trong chuỗi giá trị Người Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 21: Địa điểm thường mua cá nước ngọt - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

Bảng 21.

Địa điểm thường mua cá nước ngọt Xem tại trang 57 của tài liệu.
Dựa vào bảng trên, rõ ràng các hộ nuôi cá chỉ thường trao đổi giá cá với nhau vì tìm hiểu để tìm hiểu giá cá trước khi bán, thông tin ít trao đổi nhất chính là cách chăm  sóc, nuôi cá đây chính là sự “cạnh tranh ngầm”, họ không chia sẻ cách nuôi, đó như l - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

a.

vào bảng trên, rõ ràng các hộ nuôi cá chỉ thường trao đổi giá cá với nhau vì tìm hiểu để tìm hiểu giá cá trước khi bán, thông tin ít trao đổi nhất chính là cách chăm sóc, nuôi cá đây chính là sự “cạnh tranh ngầm”, họ không chia sẻ cách nuôi, đó như l Xem tại trang 58 của tài liệu.
CÁC BẢNG PHỎNG VẤN THU THẬP THÔNG TIN HỘ NUÔI CÁ VÀ NHÀ BUÔNVÀ NHÀ BUÔN - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ
CÁC BẢNG PHỎNG VẤN THU THẬP THÔNG TIN HỘ NUÔI CÁ VÀ NHÀ BUÔNVÀ NHÀ BUÔN Xem tại trang 65 của tài liệu.
STT Tên Loại hình Bán lẻ(%) NTD(%) - Phân tích chuỗi giá trị cá nước ngọt trên địa bàn huyện hương thuỷ

n.

Loại hình Bán lẻ(%) NTD(%) Xem tại trang 77 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan