Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

45 2.9K 27
Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi Quốc gia, là nguồn lực quan trọng nhất, cơ bản nhất của mọi hoạt động của đời sống kinh tế hội. Việt Nam có khoảng 70% lực lượng lao động tham gia trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giá trị của nó sẽ được tăng trong quá trình sử dụng. Đất đai là nguồn tài nguyên không tái tạo được và hữu hạn, có những tính chất đặc trưng riêng biệt khiến nó không giống bất kì một tư liệu sản xuất nào, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Chính điều này tạo ra các giá trị khác nhau giữa các thửa đất có vị trí khác nhau. Từ các đặc điểm trên cho thấy việc khai thác, sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả là một trong những yếu tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Sản xuất nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia, nó không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người mà còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến. Ngoài ra, còn sản xuất những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, góp phần làm tăng nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hội loài người. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi Quốc gia, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế của đất nước. Đất đai có giới hạn về diện tích trong khi đó dân số ngày càng tăng đồng nghĩa với nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp cũng tăng lên, đồng thời quỷ đất đai đã và đang chuyển dần sang xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà máy xí nghiệp, phát triển các ngành nghề khác. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, con người tìm mọi cách tác động vào đất để tạo ra các thành phẩm theo mong muốn nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất song bên cạnh đó lại không chú trọng vào việc bảo vệ và cải tạo đất làm cho đất đai ngày một cằn cỗi, bạc màu…Làm cho đất đai ngày càng giảm sút cả về chất lượng lẫn số lượng. Do đó sử dụng đất đai tiết kiệm gắn với hiệu quả đang trở thành vấn đề cấp thiết trong công tác quản lí và sử dụng đất. Để làm Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 1 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang sao vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không gây ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, đây cũng chính là một trong những mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định. Ba Nang là một miền núi nghèo thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với điều kiện địa hình, khí hậu phức tạp, lại thường xuyên xảy ra thiên tai cộng với điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất còn lạc hậu và thiếu thốn, kinh nghiệm canh tác lạc hậu, đất đai bạc màu nên hoạt động sản xuất nông nghiệp nơi đây rất bấp bênh, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nông nghiệp không cao, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của vùng. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị” làm chuyên đề tốt nghiệp. • Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng đất nông nghiệp. - Phân tích tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của Ba Nang. • Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp phân tích so sánh - Phương pháp thống kê - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp điều tra thâm nhập thực tế • Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu tại địa bàn Ba Nang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị và các đối tượng phục vụ cho việc điều tra điển hình sử dụng đất nông nghiệp và lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp (tình hình cơ bản của xã, thực trạng hiệu quả kinh tế hội đối với những lĩnh vực có liên quan đến sử dụng đất). - Rà soát các chủ trương chính sách, đề án hoặc các tài liệu liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp. Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 2 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang - Rà soát các chỉ tiêu, các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế. Xây dựng phương án quy hoạch các công trình phát triển kinh tế, hội trên địa bàn. - Thu thập và tập hợp các số liệu về tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang, phòng tài nguyên môi trường, phòng thống kê và một số ban ngành cấp huyện. - Số liệu nghiên cứu từ năm 2005-2010 - Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 1/2/2011 đến 1/5/2011. PHẦN II Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 3 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp * Khái niệm đất đai Năm 1886 Docurtaiep (người Nga) đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về đất: “Đất là một thể tự nhiên được hình thành do tác động tổng hợp gồm 5 yếu tố: khí hậu, sinh vật, đá mẹ, địa hình, tuổi của đất”. Theo William, khi định nghĩa về đất thì ông đi sâu vào đất trồng hơn và ông cho rằng: ” Đất là lớp mặt tơi xốp của địa cầu có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng”. Còn theo Luật đất đai của nhà Nước Cộng hòa hội Chủ nghĩa Việt Nam thì: “Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu chung cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, hội, an ninh quốc phòng”. ( Luật đất đai năm 1993) * Khái niệm đất sản xuất nông nghiệp Hiện nay, theo điều chỉnh của Luật đất đai thì nông nghiệp bao gồm cả đất nông nghiệp, do đó cần phân biệt rõ khái niệm đất nông nghiệp với đất sản xuất nông nghiệp. - Đất nông nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, và mục đích bảo vệ, phát triển bằng (theo Luật đất đai năm 2003). - Đất sản xuất nông nghiệp: là đất được sử dụng chủ yếu vào sản xuất của các ngành như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng để nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Ngoài tên gọi đất sản xuất nông nghiệp, đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp còn được gọi là ruộng đất. - Đất canh tác (đất trồng cây hàng năm): là một bộ phận đất nông nghiệp dùng vào việc trồng cây hàng năm như lúa, ngô, khoai, sắn, mía, lạc, vừng, đỗ tương, cói, rau, đậu, cây làm thuốc… * Độ phì nhiêu của đất - Độ phì nhiêu của đất: là khả năng cung cấp cho cây trồng về nước, thức ăn, khoáng và các yếu tố cần thiết khác để cây trồng sinh trưởng và phát triển bình thường. Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 4 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang - Độ phì nhiêu tự nhiên của đất: là độ phì nhiêu của đất được hình thành dưới tác động của yếu tố tự nhiên, chưa có tác động của con người. - Độ phì nhiêu nhân tạo của đất: là độ phì nhiêu được tạo ra do tác động của con người, thông qua hoạt động sản xuất tác động vào đất đai như cày xới, bón phân, cải tạo đất, thủy lợi tưới tiêu, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp… - Độ phì nhiêu tiềm tàng: là độ phì nhiêu tự nhiên mà cây trồng tạm thời chưa sử dụng được. - Độ phì nhiêu kinh tế: là độ phì nhiêu mang lại lợi ích kinh tế cụ thể. Đây là cơ sở để đánh giá kinh tế của đất. 1.1.2 Phân loại đất nông nghiệp * Theo Luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp bao gồm: - Nhóm đất trồng cây hàng năm - Đất trồng cây lâu năm - Đất trồng rừng sản xuất - Đất trồng rừng phòng hộ - Đất trồng rừng đặc dụng - Đất nuôi trồng thủy sản - Đất làm muối - Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ * Trong quỹ đất nông nghiệp, theo các tiêu thức khác nhau người ta phân thành các loại đất khác nhau. Với mục đích là quản lí và sử dụng đất một cách hiệu quả nhất, ta có thể phân loại theo cách sau: - Theo thời hạn canh tác của từng loại cây trồng: có đất trồng hàng năm và lâu năm. + Đất trồng cây hàng năm: là đất trồng các loại cây trồng có chu kì sản xuất trong thời gian 1 năm (những cây trồng ngắn ngày) + Đất trồng cây lâu năm: là đất trồng các loại cây trồng có chu kì sản xuất lâu hơn 1 năm (những cây trồng dài ngày). - Căn cứ vào công dụng của đất, người ta phân đất nông nghiệp thành các loại: đất trồng cây lương thực, đất trồng cây thực phẩm, đất trồng cây ăn quả, đất trồng hoa cây cảnh… Sau đó, người ta căn cứ vào thời hạn canh tác của từng loại cây trồng để phân thành cây hàng năm và lâu năm. Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 5 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang - Căn cứ vào vị trí, địa điểm của đất đai nông nghiệp, người ta còn phân thành đất vườn, đất ruộng, đất rẫy, đất ven sông suối,… - Phân loại đất theo tính chất thổ nhưỡng nông hóa, được căn cứ vào nhiều tiêu thức như: căn cứ vào nguồn gốc đá mẹ - yếu tố cấu thành nên đất, thành phần cơ giới của đất, theo hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất, theo độ chua, kiềm… - Phân loại đất đai theo hạng của đất đai, căn cứ vào mức độ sinh lời của đất, căn cứ để tính hạng đất gồm các yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện khí hậu, thời tiết, điều kiện tưới tiêu,… 1.1.3 Vai trò, vị trí của đất đai trong sản xuất nông nghiệp Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là điều kiện vật chất cần thiết để thực hiện mọi quá trình sản xuất, vừa là chổ đứng, vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản, giao thông vận tải, văn hóa - hội và an ninh quốc phòng… Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong ngành trồng trọt, đất đai là yếu tố sản xuất hết sức quan trọng. Đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ dựa của cây trồng như các ngành khác mà còn cung cấp thức ăn cho cây trồng thông qua sự phát triển của trồng trọt tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển. Với ý nghĩa đó thì trong nông nghiệp: - Đất đai (hay ruộng đất) là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt. + Chủ yếu: Đất đai đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra nông sản, nếu như không có đất thì không có hoạt động sản xuất nông nghiệp nào được tiến hành. + Đặc biệt: Trong quá trình sử dụng độ phì nhiêu của đất không bị mất đi mà còn có thể tăng lên nếu biết sử dụng đất một cách hợp lý và thường xuyên có các biện pháp bảo vệ, cải tạo, bồi dưỡng nâng cao độ phì cho đất. Đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. - Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là cơ sở tự nhiên sản sinh ra của cải vật chất cho hội. 1.1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp * Chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất nông nghiệp. Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 6 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang Chỉ tiêu đánh giá kết quả nhằm so sánh tiềm năng quỹ đất nông nghiệp gồm có: - Diện tích đất nông nghiệp/khẩu= Tổng diện tích đất nông nghiệp/Tổng số khẩu - Diện tích đất canh tác/khẩu= Tổng diện tích đất canh tác/ Tổng số khẩu - Diện tích đất nông nghiệp/lao động = Tổng diện tích đất ruộng nông nghiệp/ Tổng số lao động - Diện tích đất canh tác/lao động = Tổng diện tích đất canh tác/Tổng số lao động - Năng suất của cây trồng là lượng sản phẩm của loại cây trồng tính trên một ha đất trong 1 vụ hay 1 năm. - Năng suất ruộng đất là chỉ tiêu tổng giá trị sản lượng nông nghiệp hay giá trị hàng hóa tính trên một đơn vị diện tích canh tác hay đất nông nghiệp trong một năm. + Mặt hiện vật N = A/S (tính cho từng loại cây trồng) N: Năng suất ruộng đất A: Khối lượng sản phẩm sản xuất S: Diện tích đất canh tác (hay đất nông nghiệp) – Năng suất cây trồng là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng tính trên 1 ha đất của loại cây trồng đó trong 1 vụ hay 1 năm. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sản xuất của hộ, của địa phương hay của toàn ngành. - Hệ số sử dụng ruộng đất là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng đất canh tác (lần) Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng/ Tổng diện tích canh tác - Chi phí trung gian (IC) là một bộ phận của giá trị một cây trồng sản xuất bao gồm những chi phí vật chất và dịch vụ dùng cho sản xuất ra sản phẩm của một ngành. - Giá trị gia tăng (VA) là chỉ tiêu được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị trung gian = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian VA = GO – IC Giá trị gia tăng 1 ha đất canh tác : VA / Tổng diện tích đất canh tác. 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp - Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên bao gồm: đất, nước, khí hậu, . chúng tác động trực tiếp đến kết quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do nhận thức thấp kém con người đã làm cho khí hậu biến đổi ngày càng xấu đi, thảm họa thiên tai ngày càng gia tăng về tần số cũng như cường độ ngày càng mạnh hơn, do vậy hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng bấp bênh, lệ thuộc vào tự nhiên, độ rủi ro ngày càng cao. - Nhóm nhân tố kinh tế, kỹ thuật canh tác Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 7 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang Kết quả sản xuất còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, kĩ thuật. Trước đây mức đầu tư thấp, kĩ thuật lạc hậu, người dân chỉ chú tâm khai thác theo chiều rộng làm cho hiệu quả sản xuất thấp. Hiện nay với sự phát triển khoa học kĩ thuật công nghệ, đời sống của người dân được nâng cao, mức tích lũy cho đầu tư cũng tăng lên và người dân ngày càng chú trọng đầu tư khai thác theo chiều sâu nên hiệu quả sản xuất đạt được ngày càng cao. - Nhóm các nhân tố quy hoạch, tổ chức Quy hoạch sản xuất: công tác quy hoạch bố trí cây trồng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất cần quy hoạch bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái, kết cấu hạ tầng, khả năng sản xuất luôn gắn với thị trường và có định hướng lâu dài đồng thời phải bảo vệ được tài nguyên và môi trường. Tổ chức sản xuất: mục đích của công tác tổ chức sản xuất là nhằm khai thác tối đa sức sản xuất của đất. Để làm được điều này cần phải đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, thực hiện thâm canh, tăng vụ, hình thành nhiều hình thức hợp tác trong sản xuất. - Nhóm nhân tố hội Phong tục tập quán, kinh nghiệm sản xuất không những ảnh hưởng trực tiếp đến quy hoạch và quy trình sản xuất mà còn ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất. Hệ thống chính sách (chính sách đất đai, thị trường, trợ giá đầu vào, đầu ra .) sự ổn định cộng với sự thông thoáng của hệ thống chính sách là điều kiện tạo hành lang thuận lợi cho hoạt động sản xuất ngày càng phát triển. Sự ổn định kinh tế - hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất với xu thế toàn cầu hóa, về nền sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển thì yêu cầu về ổn định kinh tế - hội ngày càng cao. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên gần 33 triệu ha. Xếp thứ 55 trong tổng số 200 nước trên thế giới. Nhưng do dân số đông nên bình quân diện tích đất đai tính theo đầu người vào loại thấp (chỉ đạt 0,4 ha/người). Trong khi đó, bình quân trên thế giới là 3,2 ha/ người, xếp thứ 120 trên thế giới. Đất nông nghiệp bình quân chỉ đạt 0,13 ha, trong khi đó bình quân thế giới là 1,2 ha (nguồn: Theo số liệu của Bộ TN&MT). Trong tổng số gần 33 triệu ha đất tự nhiên thì diện tích đất đai có độ bằng phẳng chiếm 35% còn lại 65% là đất đồi núi và trung du, đó là đặc trưng của cả nước. Riêng Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 8 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang vùng núi tỷ lệ đất đồi núi cao hơn đất canh tác (chiếm 90% tổng đất tự nhiên). Diện tích đất bằng phẳng hoặc có độ dốc thấp thường tập trung các thung lũng, dọc khe suối. Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp dần, do tác động của quá trình CNH-HĐH. Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong 7 năm qua (2001-2007) có trên 500.000 ha diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp, chiếm 5% đất nông nghiệp đang sử dụng. Chỉ tính riêng trong năm 2007, diện tích đất trồng lúa của cả nước giảm 125.000 ha. 1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đakrông Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đât NN huyện Đakrông năm 2010 Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 122444,64 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 109340,32 89,30 1.1 Đất lúa nước DLN 745,51 0,6 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4368,64 3,6 1.3 Đất rừng phòng hộ RPH 23732,29 19,4 1.4 Đất rừng đặc dụng RDD 42960,83 35,1 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 33717,02 27,5 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 17,45 0,02 1.7 Đất làm muối LMU - 1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 3648,58 3,0 (Nguồn : Phòng thống kê huyện Đakrông) Đakrông là một huyện miền núi, đa số đất đai là địa hình đồi núi, chủ yếu là núi đá vôi với diện tích đất tự nhiên là 122444,64 ha trong đó đất nông nghiệp là 109340,32 ha chiếm 89,3% . Với diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn nên huyện nhà dễ dàng phát triển nền nông nghiệp đa dạng với nhiều loại cây trồng cho nhiều sản phẩm khác nhau. 1. 2.3 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Ba Nang Theo số liệu năm 2010 tổng diện tích tự nhiên của là 6503,1 ha, được phân bổ theo các loại đất như sau: + Đất nông nghiệp: 4966,29 ha chiếm 76,37% tổng diện tích của + Đất phi nông nghiệp: 123,65 ha chiếm 1,9% tổng diện tích của + Đất chưa sử dụng: 1413,16 ha chiếm 21,73% tổng diện tích của Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 9 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp Ba Nang Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Ba Nang năm 2010 Đơn vị tính: ha TT Chỉ tiêu Mã Diện tích Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 6503,10 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 4966,29 76,37 1.1 Đất lúa nước DLN 31,42 0,63 1.2 Đất trồng lúa nương LUN 92,62 1,86 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 25,47 0,51 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 75,80 1,53 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 723,85 14,58 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 3276,39 65,97 1.7 Đất rừng sản xuất RSX 740,06 14,90 1.8 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0,68 0,01 1.9 Đất làm muối LMU - - 1.10 Đất nông nghiệp khác NKH - - 2 Đất phi nông nghiệp PNN 123,65 1,90 2.1 Đất XD trụ sở CQ, CT sự nghiệp CTS 0,61 0,49 2.2 Đất an ninh CAN 0,71 0,57 2.3 Đất quốc phòng CQP - - 2.4 Đất khu công nghiệp SKK - - 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC - - 2.6 Đất sản xuất vật liệu XD gốm sứ SKX - - 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS - - 2.8 Đất di tích danh thắng DDT - - 2.9 Đất xử lí, chôn lấp chất thải DRA - - 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,15 0,12 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 10,55 8,53 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN - - 2.13 Đất sông suối SON 69,84 56,48 2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 27,69 22,39 2.15 Đất phi nông nghiệp khác PNK - - 2.16 Đất tại nông thôn ONT 14,10 14,40 3 Đất chưa sử dụng DCS 1413,16 21,73 B Đất đô thị DTD - - C Đất khu bảo tồn thiên nhiên DBT 3276,39 65,97 D Đất khu du lịch DDL - - E Đất khu chung cư nông thôn ONT 138,35 2,13 (Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Đakrông cung cấp) CHƯƠNG II: ĐÁNG GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP BA NANG, HUYỆN ĐAKRÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - hội của Ba Nang 2.1.1 Điều kiện tự nhiên Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 10 . nông nghiệp * Chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng đất nông nghiệp. Trường Đại Học Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 6 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã Ba. Kinh tế Huế Hồ Văn Bổ 19 Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã Ba Nang Bảng 5: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang qua 3 năm 2008-2010

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:25

Hình ảnh liên quan

1.2.2 Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đakrông - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

1.2.2.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Đakrông Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Ba Nang năm 2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

Bảng 2.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Ba Nang năm 2010 Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 5: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang qua 3 năm 2008-2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

Bảng 5.

Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang qua 3 năm 2008-2010 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 6: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang phân theo đối tượng sử dụng năm 2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

Bảng 6.

Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp xã Ba Nang phân theo đối tượng sử dụng năm 2010 Xem tại trang 22 của tài liệu.
2.2.3.1 Tình hình sản xuất nôn- lâm nghiệp 2.2.3.1.1 Về trồng trọt - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

2.2.3.1.

Tình hình sản xuất nôn- lâm nghiệp 2.2.3.1.1 Về trồng trọt Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 8: Tổng đàn gia súc trên địa bàn xã năm 2010 - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

Bảng 8.

Tổng đàn gia súc trên địa bàn xã năm 2010 Xem tại trang 25 của tài liệu.
So với năm 2005 một số chỉ tiêu đất thay đổi. Cụ thể như kết quả ở bảng 9. - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

o.

với năm 2005 một số chỉ tiêu đất thay đổi. Cụ thể như kết quả ở bảng 9 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 10: Chỉ tiêu sử dụng đất hàng năm của xã Ba Nang - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

Bảng 10.

Chỉ tiêu sử dụng đất hàng năm của xã Ba Nang Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 11:Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch của xã Ba Nang - Đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã ba nang

Bảng 11.

Diện tích và cơ cấu sử dụng đất trước và sau quy hoạch của xã Ba Nang Xem tại trang 33 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan