Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới cây chromolaena odorata làm thức ăn bổ sung

37 902 5
Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới   cây chromolaena odorata làm thức ăn bổ sung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

1 PHẦN MỘT MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thỏ (Orytogalus Cuniculus) - có vị trí riêng giữa loài nhai lại và loài dạ dày đơn. Nó có khả năng phát huy giá trị của các thức ăn tương đối giàu xenlulo. Khẩu phần hoàn toàn thích hợp với nó chỉ cần tối đa 20% hạt cốc (Nguyễn Bá Phụ, 1991) khiến nó rất ít tranh chấp về lương thực so với gia cầm và lợn. Có nhiều sự lựa chọn nhằm cải thiện hệ thống chăn thỏ dựa trên nguồn thức ăn sẵn có. Một trong những giải pháp đang được quan tâm lớn ở các nước nhiệt đới là khai thác và sử dụng cây thân bụi làm thức ăn bổ sung vào khẩu phần nghèo dinh dưỡng giàu xơ. Giá trị của các cây thân bụi ngày càng được khẳng định, đã và đang được xem là nguồn thức ăn tiềm năng có giá trị cao, đặc biệt là nguồn cung cấp protein ở các nước nhiệt đới (Singh và Makkar, 2000). Điều này hoàn toàn đúng trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết khí hậu khi mà thân cây bụi có khả năng cung cấp lượng sinh khối còn xanh và hàm lượng protein cao cho gia súc khi cỏ khan hiếm. Khai thác, sử dụng các cây thân bụi bản địa làm nguồn thức ăn bổ sung vào khẩu phần giàu xơ, nghèo dinh dưỡng là giải pháp có tính bền vững cao, nhằm cải thiện hệ thống nuôi dưỡng gia súc nhai lại dựa vào dựa vào nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương. Hiện nay, ở nước ta nguồn cây bụi có sẵn là rất dồi dào, nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng triệt để nguồn tài nguyên này trong chăn nuôi gia súc, đặc biệt là gia súc Thỏ. Một trong những cây dại mọc phổ biến ở nước ta, nhiều nhất là ở miền Trung đó là cây cỏ Lào hay còn gọi là cây cỏ hôi (tên khoa học Chromolaena Odorata – C.Odorata) mọc rất nhiều ở các vùng đất trống, đồi trọc của miền trung và có tốc độ phát triển rất nhanh, lấn át các cây cỏ thực vật khác. Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của cây C.Odorata cho thấy 2 đây là loại cây có tiềm năng tốt để làm thức ăn cho gia súc, do nó có thành phần protein thô củacây chiếm tới 197 - 258 g/kg DM, năng lượng tổng số từ 2930 – 3860 kcal/kg, thành phần xơ và chiết xuất phenolic thấp (Apori và CS, 2000; Phan Vu Hai và CS, 2009). Vật chất khô và protein thô có khả năng phá vỡ cao và protein thô chứa tới khoảng 56% axit amin (Apori và CS, 2000).Thành phần độc tính như N-oxide được tìm thấy là khá thấp ở lá cây và cao ở các phần khác của cây (Biller, 1994). Tuy nhiên, trong thực tế, ngay cả vào mùa khan hiếm thức ăn, cây C.Odorata hầu như không được gia súc chấp nhận, có thể do có mùi hôi khó chịu và thường được sử dụng làm cây phân xanh ở Việt Nam. Để làm giảm mùi hôi và các độc tính có thể có thì công đoạn chế biến như phơi khô và trộn cùng thức ăn khác, cùng với việc tìm ra loài gia súc thích hợp là rất cần thiết. Tuy nhiên, thông tin về lá cây cỏ lào trong thức ăn gia súc là rất ít.Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu được tiến hành về thành phần hóa học của cây và các chỉ tiêu huyết học khi sử dụngcây cỏ lào trong khẩu phần ăn của gia súc. Trong tự nhiên động vật có khuynh hướng không muốn ăn cây cỏ lào tươi. Đó có thể là do mùi của cây cỏ lào hoặc bản thân nó có tích trữ chất độc. Để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có này, cần có nhiều nghiên cứu nữa để đánh giá giá trị dinh dưỡng và khả năng sử dụng nó như thức ăn bổ sung cho Thỏ. Xuất phát từ điều đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của Thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới - cây Chromolaena Odorata làm thức ăn bổ sung”. 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1. Thành phần dinh dưỡng cây C.odorata 2. Đánh giá các tập tính dinh dưỡng của thỏ: ngửi, nếm, tần suất lấy thức ăn 3. Đánh giá lượng ăn vào 4. Sơ bộ đánh giá về tình hình sức khỏe của đàn thỏ thí nghiệm 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về bổ sung lá C. Odorata vào khẩu phần chăn nuôi thỏ nói riêng và chăn nuôi các động vật khác nói chung. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp cho người chăn nuôi những hiểu biết cơ bản về tập tính dinh dưỡng của thỏ.Để người chăn nuôi có những khẩu phần thích hợp rẻ tiền trong chăn nuôi Góp phần giảm tác động xấu của cây C. Odorata trong hệ thống canh tác nông nghiệp. 4 PHẦN HAI TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về tình hình chăn nuôi thỏ trên thế giới, Việt Nam và ở Thừa Thiên Huế 2.1.1. Tình hình chăn nuôi thỏ trên thế giới Trên thế giới thì châu Âu là nơi tập trung nuôi thỏ lớn nhất so với các châu lục khác.Dưới đây là bảng các nước sản xuất thịt thỏ chính trên thế giới. Bảng 2.1. Các nước sản xuất thịt thỏ chính trên thế giới năm 1980 Nước Sản lượng ước tính (thịt móc hàm: nghìn tấn) Liên xô Pháp Italia Tây Ban Nha Trung Quốc Hungari Ba Lan Bồ Đào Nha Cộng hoà liên bang Đức Anh Quốc Hoa Kỳ Tổng sản lượng của các nước sản xuất chính Các nước khác Tổng sản lượng chung 210 180 160 120 60 40 25 20 20 15 15 180 120 1000 (Nguồn: F.lebas và CS, 1984) 5 Thông qua bảng trên ta thấy rằng những nước sản xuất chính là Liên Xô (chủ yếu là Nga và Ukraina), Pháp, Italia và Tây Ban Nha vượt xa các nước còn lại. Tổng cộng lại châu Âu cung cấp 85% sản lượng thịt trên thế giới và chỉ có 15% ở các châu khác. Tuy nhiên ngoài châu Âu cũng có một vài trung tâm nuôi thỏ ở Trung Mỹ, ở một vài vùng châu Phi, ở Triều Tiên và ở Trung Quốc.Thế nhưng phần lớn ở các nước Ả Rập hầu như không nuôi thỏ (F.lebas và CS, 1984). Một cuộc hội thảo về chăn nuôi thỏ do IFS tài trợ ở châu Phi có kết luận là vật nuôi nhỏ bé này nên có trong hệ thống sản xuất nông nghiệp, sự có mặt của vật nuôi này sẽ làm tăng tính đa dạng về vật nuôi trong hệ thống nông nghiệp, đồng thời cạnh tranh với các loài chuột và sâu bọ phá hoại mùa màng. Vai trò của việc chăn nuôi thỏ ngày càng quan trọng đối với các nước nghèo, đặc biệt ở vùng các dân tộc theo tín ngưỡng của đạo hồi. Do đó thị trường thịt thỏ sẽ ngày càng được mở rộng. 2.1.2. Tình hình chăn nuôi thỏ trong nước Ở nước ta nghề nuôi thỏ đã có từ lâu, nhưng chỉ ở mức độ lẻ tẻ vài ba con cho tới vài chục con dưới dạng nuôi theo hộ gia đình nhằm giải quyết khâu thực phẩm. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi thỏ và đưa vào cơ cấu chăn nuôi gia súc ở tất cả các vùng (Nguyễn Ngọc Nam, 2003). Những năm 1978 – 1983 đã có nhiều nơi quan tâm phát triển thành lập trại thỏ như Ty Nông Nghiệp Lâm Đồng (trại Di Linh), Ty Nông Nghiệp Cao Bằng (trại Nà Bưa – Hòa An)… (Nguyễn Ngọc Nam, 2003). Nhưng do nhiều lý do, trong đó kinh nghiệm chăn nuôi bị hạn chế, chưa tiếp cận được khoa học kỹ thuật tiên tiến, thị trường tiêu thụ thịt thỏ nhỏ hẹp, người dân chưa có thói quen sử dụng thịt thỏ trong bữa ăn của mình cho nên không ít hộ gia đình bị thất bại. Hiện nay đời sống nhân dân đã được nâng cao, cộng với sự giao lưu du 6 lịch giữa các nước, nhất là các nước Châu Âu đã góp phần làm phong phú thực đơn của các nhà hàng. Chính trong điều kiện như vậy mà nghề nuôi thỏ đã từng bước phát triển.Tới nay đã có nhiều gia đình nuôi thỏ với quy mô ngày càng lớn ở khắp các địa bàn trong cả nước. Theo số liệu điều tra của trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây, ước tính đến nay cả nước ta có khoảng 600.000 thỏ cái sinh sản trong đó: Đồng băng sông Hồng 125.000 con; Đông Bắc bộ 109.000 con; Tây Bắc bộ 24.000 con; Bắc Trung bộ 36.000 con; Duyên Hải Miền Trung 60.000 con; Tây Nguyên 21.000 con; Đông Nam Bộ 102.000 con; Đồng Bằng sông Cửu Long 120.000 con. Hàng năm cho ra khoảng 19 triệu thỏ sản phẩm với tỉ lệ giết thịt 55% cho ra khoảng 22.500 tấn/năm (Cục chăn nuôi, 2007). Định hướng phát triển chăn nuôi thỏ cho đến năm 2020 được Cục chăn nuôi đề ra như sau: Về phương thức chăn nuôi, dần chuyển sang chăn nuôi theo hướng trang trại và công nghiệp là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của nghành chăn nuôi Việt Nam. Tiếp tục nhân thuần cung cấp giống thỏ Newzealand, California và hai giống thỏ nội đen và xám cho sản xuất.Các giống thỏ này phải đảm bảo cho năng suất cao và ổn định. Nhập thêm các giống thỏ ngoại để tăng nhanh đàn giống thuần và lai tươi máu các giống thỏ Việt Nam đồng thời nhập các giống mới nuôi thịt tầm trung bình 5,5 - 6,5kg của Pháp Huplus, tầm đại 9 - 10kg Altex của Mỹ vào Việt Nam để nhân thuần và tạo ra giống mới. Ngoài trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây cần xây dựng thêm 1 trại giống ông bà 1000 - 1500 cái giống, cung cấp giống tốt cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Xây dựng thêm 2 - 3 trại giống bố mẹ quy mô 3000 - 5000 con 7 đồng thời hình thành các vùng giống cơ sở và thiết lập với các trang trại thương phẩm tư nhân và nông hộ vơi quy mô 50 - 100 - 200 - 500 cái sinh sản đảm bảo sau 2 đến 3 năm tơi cả nước có được 800.000 – 1.000.000thỏ cái sinh sản. 2.1.3. Tình hình chăn nuôi thỏ ở Thừa Thiên Huế Không những thế việc phát triển chăn nuôi thỏđịa phương còn gặp nhiều khó khăn về con giống, thuốc thú y cũng như nguồn thức ăn cho thỏ. Một số nơi như phường Thuận Lộc, Kim Long, huyện Phú Vang, Hương Thủy… trước đây phát triển chăn nuôi thỏ rất mạnh nhưng ngày nay hầu như không còn nữa hoặc chỉ còn lại một số hộ nuôi với quy mô 1 đến 2 cặp làm cảnh (Lê Thị Lan Phương, 2008). Nhờ được sự hỗ trợ và khuyến khích của hội nông dân, các gia đình đã chuyển sang chăn nuôi thỏ với quy mô lớn hơn. Số lượng thành viên trong các hội ngày càng tăng và dao động từ 10 - 20 hộ tùy phường (Lê Thị Lan Phương, 2008). Mặc dù vậy thỏ vẫn còn là đối tượng vật nuôi mới mẻ so với người nông dân, việc nắm bắt kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong chăn nuôi thỏ còn nhiều hạn chế, do vậy một số hộ ban đầu khi mới bước vào nghề nuôi thỏ đã gặp rất nhiều khó khăn đôi khi dẫn tới thất bại., chưa có các chính sách ưu tiên dành cho việc chăn nuôi thỏ … Theo số liệu nghiên cứu của tác giả Lê Thị Lan Phương (2008) thì hiện nay khi mà các ngành chăn nuôi truyền thống khác đang gặp rất nhiều khó khăn thì tình hình chăn nuôi thỏ của địa phương ngày càng khởi sắc. Một số hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn như ông Trần Thanh Cường tại phường Thuận Lộc, ông đang có dự định sẻ mở rộng trang trại với mô hình vài ngàn con thỏ giống. Ngoài ra còn có một số trang trại nuôi với quy mô trên 300 con tập trung chủ yếu ở Hương Thủy và Bình Điền. 8 2.2. Nguồn gốc và lợi ích của việc nuôi thỏ * Nguồn gốc Theo Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức (1999) thỏ nhà có nguồn gốc từ thỏ rừng thuộc bộ gặm nhấm (Rodentia), lớp Lagomorpha, họ thỏ Letopicosis. Thỏ rừng có nhiều loại khác nhau nhưng chỉ có loài Oryctolagus cuniculus được thuần hoá trở thành thỏ nhà với tên khoa học là Oryctolagus cunoculus domesticies.Nhờ những vật hoá thạch, những di vật qua khai quật mà nước La Mã đã phát hiện thấy thỏ nhà xuất hiện ở Tây Ban Nha vào đầu Công Nguyên. Giống thỏ Angora đã được thuần hoá ở Anh - Đức - Pháp vào giữ thế kỷ thứ VIII. Giống thỏ Bỉ được thuần hoá vào khoảng thế kỷ XVI. Một số tác giả đã phát hiện ra sự có mặt của giống thỏ nhà trên những hòn đảo Baleare, ở đây do chúng sinh sôi nảy nở quá nhanh nên đã gây nên nạn đói nghiêm trọng. Ở Úc cũng chịu những tổn thất nặng nề về nông nghiệp do nhập nội những giống thỏ nhà (nhằm mục đích săn bắn thể thao). Thỏ rừng sinh ra ở ngoài thiên nhiên mình đầy lông, mắt mở sớm. Thỏ rừng còn non có thể nhảy nhót và sớm tự đi kiếm mồi còn thỏ nhà lúc sơ sinh chưa có lông và mắt chưa mở. Thỏ rừng thường rắn chắc, tai rất dài, dấu chân to và chân sau phát triển hơn thỏ nhà. Khi yên tĩnh dáng đi đặc trưng của thỏ rừng là những bước đi ngắn, khi nguy hiểm chúng chuyển động mau lẹ khác thường, bước nhảy dài 3 - 3,5m, chúng chạy lắt léo để lẩn tránh kẻ thù, có khi chạy tung lên cao để quan sát vùng xung quanh. Thỏ rừng phân bố ở cực Bắc có bộ lông màu trắng còn ở những miền nắng ấm màu lông thỏ thay đổi từng phần theo mùa vụ. Thỏ rừng sống len lỏi dưới những bụi cây rậm rạp, thường sống thành từng bầy với số lượng không lớn lắm, chúng đẻ con trong hang hốc, bản chất của thỏ rừng rất nhút nhát. Trước đây thỏ rừng là đối tượng săn bắn tự nhiên của con người để lấy thịt hoặc vui chơi thể thao, dần dần khi nhu cầu thịt thỏ đã trở thành cấp thiết, việc săn bắn thú rừng có 9 khó khăn từ đó tạo cho con người có ý nghĩ về việc thuần hoá nuôi dưỡng thỏ hoang để giải quyết nhu cầu thực phẩm. Vì vậy thỏ rừng đã trở thành vật nuôi quen thuộc trong cộng đồng dân cư. Ngày nay nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại con người đã chọn lọc, lai tạo ra nhiều giống thỏ quý để lấy thịt, lông da đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người và chăn nuôi thỏ đã góp phần không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân ở nhiều nước trên thế giới. * Lợi ích Thỏ là một trong những loài có khả năng sinh sản nhanh cho sản lượng thịt cao (Nguyễn Ngọc Nam, 2003), không những thế thỏ còn là loài gia súc không cạnh tranh lương thực với con người và gia súc khác (Đinh Văn Bình, 2003). Chăn nuôi thỏ vốn đầu tư ban đầu thấp, chuồng trai đơn giản có thể tận dụng nguồn vật liệu rẻ tiền và sẵn có của địa phương, chi phí để mua con giống ban đầu so với các gia súc khác ít hơn rất nhiều và chỉ phải bỏ ra một lần đầu là có thể chăn nuôi liên tục được (Đinh Văn Bình, 2003). Thỏ chỉ tiêu tốn 2,1kg thức ăn hỗn hợp tinh cộng thêm rau cỏ, cho 550g thịt xẻ và thêm bộ da lông có giá trị , do đó một năm 1 thỏ cái có thể cho thu hoạch từ 700.000 đến 1.400.000 đồng (Nguyễn Ngọc Nam, 2003). Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn các loại gia súc khác, làm tăng khẩu phần dinh dưỡng protein trong bữa ăn, ăn ngon miệng, dễ tiêu thích hợp với người già, trẻ em và người ốm (Nguyễn Ngọc Nam, 2003). Nhờ hàm lượng colesteron thấp nên thịt thỏ là loại thực phẩm được dùng để điều dưỡng cho những người bị bệnh tim mạch, đặc biệt không có bệnh truyền nhiễm nào của thỏ lây sang người (Đinh Văn Bình, 2003). Sau đây là bảng so sánh giá trị dinh dưỡng của các loại thịt. 10 Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng của các loại thịt Loại thịt Kcal Protein (g) Lipit (g) Gluxit (g) Thỏ 162 22.5 8 0.4 Bồ câu 100 22.1 1 0.5 Gà 128 20.0 5 0.4 béo 280 18.1 23 0.3 Lợn béo 400 14.5 37 0.2 Ngỗng 490 16 45 0.2 Cá 150 15 8.7 0.1 (Nguồn: Nguyễn Ngọc Nam, 2003) Thịt thỏ là một sản phẩm hàng hóa thực phẩm có giá trị, là nguồn xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ cao hơn so với các gia súc khác (Nguyễn Ngọc Nam, 2003), lông thỏ sau khi thuộc xong may thành áo mũ hoặc đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị lớn trong tiêu dùng và xuất khẩu (Đinh Văn Bình, 2003). Phân thỏ tốt hơn các loại gia súc khác có thể sử dụng để bón cây, nuôi giun lấy giun cho gà, vịt … rất tốt. Bảng 2.3. So sánh thành phần hóa học của các loại phân gia súc Loại phân gia súc Chất hữu cơ Đạm Lân Kali sữa 30 4,83 0,30 0,65 Lợn 30 6,25 0,75 0,85 Gà 52 10,00 1,25 0,90 Thỏ - phân ướt 42 28,50 1,12 2,10 Thỏ - phân khô 83 9,20 0,82 0,60 (Nguồn: Đinh Văn Bình, 2003) Thỏ là một tiểu gia súc rất mẫn cảm với điều kiên ngoại cảnh nên nó được dùng làm động vật thí nghiệm, động vật kiểm nghiệm thuốc và điều chế vacxin trong y học và thú y. Nuôi thỏ ở gia đình có thể tận dụng được phế phụ phẩm nông nghiệp và công nghiệp, tận dụng được sức lao động phụ, lao động lúc nhàn rỗi. Do đó chăn nuôi thỏ sẻ giúp khác thác tối đa nguồn tài nguyên sẵn có mà trước đây bị bỏ phí, đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm và tăng thu . hành nghiên cứu đề tài: Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của Thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới - cây Chromolaena Odorata làm thức ăn bổ sung .. Để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có này, cần có nhiều nghiên cứu nữa để đánh giá giá trị dinh dưỡng và khả năng sử dụng nó như thức ăn bổ sung cho Thỏ. Xuất

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:22

Hình ảnh liên quan

2.1. Tổng quan về tình hình chăn nuôi thỏ trên thế giới, Việt Nam và ở Thừa Thiên Huế - Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới   cây chromolaena odorata làm thức ăn bổ sung

2.1..

Tổng quan về tình hình chăn nuôi thỏ trên thế giới, Việt Nam và ở Thừa Thiên Huế Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 2.2. Giá trị dinh dưỡng của các loại thịt - Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới   cây chromolaena odorata làm thức ăn bổ sung

Bảng 2.2..

Giá trị dinh dưỡng của các loại thịt Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2.4. So sánh tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của các - Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới   cây chromolaena odorata làm thức ăn bổ sung

Bảng 2.4..

So sánh tỷ lệ dung tích của các phần đường tiêu hóa của các Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2.5. Thành phần phân viên rắn và phân viên mềm đối với 10 loại - Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới   cây chromolaena odorata làm thức ăn bổ sung

Bảng 2.5..

Thành phần phân viên rắn và phân viên mềm đối với 10 loại Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 3.1. Chuẩn bị cây cỏ lào làm thức ăn cho thỏ - Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới   cây chromolaena odorata làm thức ăn bổ sung

Hình 3.1..

Chuẩn bị cây cỏ lào làm thức ăn cho thỏ Xem tại trang 24 của tài liệu.
Hình 3.2. Thỏ dùng trong thí nghiệm - Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới   cây chromolaena odorata làm thức ăn bổ sung

Hình 3.2..

Thỏ dùng trong thí nghiệm Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 4.1. Hàm lượng protein thô trong lá cây C.odorata ở các giai - Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới   cây chromolaena odorata làm thức ăn bổ sung

Bảng 4.1..

Hàm lượng protein thô trong lá cây C.odorata ở các giai Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 4.2. Lịch sinh trưởng của cỏ lào trong năm 2007-2008 tại Thừa Thiên Huế - Bước đầu nghiên cứu tập tính dinh dưỡng của thỏ địa phương khi sử dụng thức ăn mới   cây chromolaena odorata làm thức ăn bổ sung

Bảng 4.2..

Lịch sinh trưởng của cỏ lào trong năm 2007-2008 tại Thừa Thiên Huế Xem tại trang 28 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan