Tiểu phẩm tuyên truyền về Luật BVCSGD trẻ em

4 13.6K 317
Tiểu phẩm tuyên truyền về Luật BVCSGD trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS MỸ QUANG ĐỘI TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON Tuyên truyền về Luật BVCS GD trẻ em và Công ước LHQ về quyền trẻ em TIỂU PHẨM: SAO GIỜ BA MỚI HIỂU RA Nhân vật: Minh Hằng (Lớp 7), Ba Hằng – ông Bảo, Mẹ Hằng – bà Trà, Cô giáo, các bạn Hằng DIỄN BIẾN . Một người hằng xóm mới nhận tiền của con gái bằng tuổi Hằng nghỉ học đi bán số. ng khoe với ông Bảo khi 2 ông đang uống rượu. Khi ông say mới về nhà. Lời thoại từ bên trong sân khấu: - Ông Bảo! Con gái tôi bằng tuổi con gái ông, tôi cho con gái tôi nó nghỉ học đi bán số, mỗi ngày cũng được 10 ngàn về đưa cho má nó. Con gái mà học nhiều cũng chẳng giúp gì được. (Giọng người say) - Thôi lên ly nữa đi. (Cụng ly phát ra âm thanh). (Hình ảnh ông Bảo suất hiện trên sân khấu với bộ dạng say khướt từ ngoài vào nhà, nói vớ vẩn, không nghe rõ là gì. Hoặc có thể hát 1 trích đoạn của người say: bài Trách thân) * Ông Bảo: - Con Hằng đâu? Con Hằng đâu? Ra đây tao bảo! * Bà Trà: (Từ trong ra) Trời ơi là trời! Ông đi đâu mà giờ mới về? Lại còn say xỉn thế này nữa, rõ khổ, ngày nào cũng vậy. (Giọng bà Trà chậm rãi, buồn rầu, than vãn). * Ông Bảo: Con Hằng đâu …… ? (Gọi to với giọng say, không quan tâm tới bà Trà) * Hằng: Da ……… (Hằng bắt đầu ra sân khấu tới đỡ Ông bảo) * Ông Bảo: Mầy làm gì mà tao gọi nãy giờ mà mầy mới ra? * Hằng: - Dạ …. Con đang nấu cơm ở sau nên không nghe ba gọi. - Ba ơi! Để con dìu ba vào trong nghỉ ngơi nhé! * Ông Bảo: - Mầy nói tao say hay sao mà nghỉ với ngơi. (Ông Bảo đánh Hằng 1 cái nhẹ nhẹ) - Đi mua cho tao chai rượu. (Hằng đi mua rượu – Rời sân khấu) *Bà Trà: Thôi mà ông. Vào trong nghỉ đi, ông say quá rồi. * Ông Bảo: Say cái gì ? (Ông Bảo điệu bộ say đi vào trong. Bà trà ở lại sân khấu) (Hoạt cảnh trên là ở ngoài sân nhà hoặc ngoài hè) * Hằng: (Đi mua rượu về thấy cảnh im lặng) Má! Ba ngủ rồi hả má? (Giọng nói nhỏ,nhẹ nhàng) * Bà Trà: Ừ. Ba con ngủ ròi. Con có sao không? Tội con quá! Con có trách ba con không? * Hằng: Dạ không đâu má. Chắc hôm nay ba con có chuyện buồn nên mới như thế. * Bà Trà: Mẹ con mình khổ quá. Má thương con lắm. (Bà Trà ôm con vào lòng) * Hằng: Con hiểu mà, con cũng thương má lắm. * Bà trà: Thôi mình vào trong đi con) (Hai mẹ con dắt nhau vào trong) Sáng hôm sau: * Ông Bảo nói với vợ: Tui tính rồi, nhà mình nghèo, đông con, mà con hằng cũng lớn rồi. Nó đi học nữa lấy gì mà nuôi. Nhà 7 miệng ăn chớ có ít đâu. Cho con Hằng nghỉ học để đi làm, nghe nói đâu bán số hay bán bánh gì đó cũng thu nhập được ít – cũng giúp được phần nào. (Hằng tình cờ nghe được tất cả em khóc) * Hằng: (Từ trong ra) Ba má cho con đi học đi, con sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để vừa học vừa giúp đỡ ba má. * Ông Bảo: Không học hành gì cả. Con gái con lứa học cho lắm cũng chẳng ích gì. Mày ở nhà phụ mẹ mày đi làm kiếm tiền, vài năm nữa rồi lấy chồng. * Bà Trà: Ông! … Sao lại nói như vậy. Thời nay ai lại như thế, tui nghó cứ cho con Hằng nó đi học đi. * Ông Bảo: Tui không biết nay xưa gì hết. Từ xưa đến nay con gái ở làng mình vẫn vậy. * Bà Trà: Cái gì mà vẫn vậy. Bây giờ văn minh rồi, con gái con trai gì mà không đi học. Như con Lý, con Hóa con nhà bà … ông … . chẳng phải là giáo viên, bác só đó sao? * Ông Bảo: Không có cãi. Từ mai con Hằng phải nghỉ học để đi bán số. Làm trái lời thì đừng có trách. (Nói xong ông cấm chai rượu đi ra ngoài). ( Hằng khóc tuyệt vọng – bà Trà ôm con vào lòng an ủi) Cả đêm hằng suy nghó: Tại sao? Tại sao mình lại không được đi học nữa? Ba làm như vậy có đúng không? Không! Không nên trách ba. Chỉ tại nhà mình quá nghèo, mình nên cam chòu số phận. (Kể từ đó …) (Lời thoại từ bean trong sân khấu). * Cô giáo: Các em có tại sao mấy hôm nay bạn Minh Hằng nghỉ học không? * HS: (1 bạn trả lời) – Dạ không thưa cô. Hôm qua chúng em có đến nhà nhưng bạn Hằng không có ở nhà. Ba bạn ấy đuổi chúng em đi. * Cô giáo: Gì cơ? Sao lại đuổi? * HS: Dạ thưa cô. Hằng học giỏi nhưng em biết nhà Hằng nghèo, ba lại thường hay rượu chè say xỉn rồi lại còn đánh bạn ấy nữa. Bác ấy dữ lắm cô ạ. * Cô giáo: À! Ra thế. Chiều nay các em dẫn cô đến nhà bạn Hằng nhé. * HS: Vâng ạ. Cô giáo đến ông Bảo đang ngồi trên ghế * Cô giáo: Chào anh! Anh có phải là ba của em Hằng không ạ. * Ông Bảo: ờ … phải. Cô là …… * Cô giáo: Dạ, xin giới thiệu với anh tôi là Cô giáo chủ nhiệm của em Hằng và đây là các cháu học sinh. Hằng có ở nhà không anh? * Ông Bảo: Nó không có ở nhà. Chẳng hay cô đến đây là vi việc gì? Nói mau lên chứ tôi đây còn có việc bận. * Cô giáo: Vâng, tôi muốn biết nguyên nhân tại sao 3 hôm rồi Hằng không đến trường. (Chợt Hằng từ ngoài đi vào, trang phục hơi rách, trên tay cầm sấp số Hằng chưa thấy cô giáo) * Cô giáo: Trời ơi! Em Hằng, sao thế này hả em? Sao mấy hôm nay không đến trường? ( Cô giáo nhìn vào tờ sấp số trên tay Hằng) * Cô giáo: Ah! Cô hiểu rồi. * Ông Bảo: Cô hiểu cái gì? Thì nhà tui nghèo, không có tiền nuôi 5 chò em nó ăn học nên tui cho nó nghỉ. Thế thôi. * Cô giáo: Sao anh lại nói như thế. Việc em Hằng đi học là cần thiết lắm chứ không đơn giản đâu anh. * Ông Bảo: Không học thì nghỉ, có gì mà đơn với không đơn giản. * Ông Bảo: Thôi! Cô quá đà rồi đó việc này không liên quan gì đến cô, cô đừng can thiệp vào chuyện của gia đình tui. (Mẹ Hằng từ ngoài đi vào) * Bà Trà: Có chuyện gì mà to tiếng vậy ông (Chỉ vào cô giáo) đây là…… * Cô giáo: Dạ chào chò. Em là giáo viên chủ nhiệm của em Hằng và đây là các cháu học sinh. * Ông Bảo: Hứ… * Bà Trà: Chào cô giáo tôi biết cô đến đây là vì việc gì, sự thật là gia đình tôi cũng khó khăn quá nên mới………… * Ông Bảo: Thôi! Bà đừng có phí lời. Còn cô giáo gia đình tôi không hoan nghênh co,â mời cô về cho * Cô giáo: Xin anh chò cho tôi được nói đôi lời. * Ông Bảo: Thôi, cô không cần nói bất kỳ điều gì nữa. Tôi không cần cô dạy khôn tôi. Về đi. * Cô giáo: Thực ra theo tôi lỗi là của anh chò. * Ông Bảo: Gì cơ? * Cô giáo: Anh chò thử nghó xem: Trong khi chính sách của Nhà nước qui đònh mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con thì anh chò có bao nhiêu con? * Ông Bảo: Ừ …… thì ……. Chuyện đó có liên quan gì đến cô? * Cô giáo: Đây là vấn đề của toàn xã hội. Trẻ em cũng có quyền của trẻ em. Tôi nghó, nếu anh chò có từ 1 đến 2 con thì sẽ có đủ điều kiện chăm lo các con. * Ông Bảo: Cái gì? Trẻ em mà cũng có quyền nữa ah? Quyền là ở tôi. * Cô giáo: Anh ah! VN ta là nước thứ 2 trên thế giới và là nước đầu tiên của Châu Á ký phê chuẩn công ước LHQ về quyền trẻ em. Luật BVCSGD TE ở VN được thông qua vào tháng 8/1991. Trong luật này trẻ em có 4 quyền cơ bản là; Quyền sống còn, Quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền tham gia. * Ông Bảo: Gì mà quyền, mà luật tùm lum thế. Tôi không hiểu. * Cô giáo: “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan” - Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Để phát triển mầm non đó không những gia đình, nhà trường mà toàn xã hội cũng phải quan tâm giáo dục và tạo mọi điều kiện để được phát triển. Anh chò hãy tạo điều kiện cho Hằng được đến trường. Nơi đó là điều kiệt tốt nhất để một học sinh giỏi như Hằng được học tập và rèn luyện, tiếp thu tri thức làm hành trang cho tương lai sau này. Sẽ là đôi cánh chắp cánh ước mơ thoát nghèo, góp phần vào xây dựng đất nước. * Bà Trà: Ông ơi! Cô giáo nói phải đó ông ah. Tôi bảo ông rồi mà ông có nghe đâu. * Ông Bảo: Ừ thì ……… Nhà mình nghèo, con đông như thế lấy tiền đâu mà đi học hả con. (Ông Bảo nói nhẹ nhàng có vẻ đã biết lỗi. * Hằng: Con sẽ phụ giúp ba má kiếm tiền. Ba cho con đi học lại đi nghe ba. * Các bạn Hằng: Cho Hằng đi học lại đi Bác. * Cô giáo: Không đâu Hằng à. Cô sẽ đưa trường hợp của em lên Ban giám hiệu nhà trường để được giúp đỡ. * Ông Bảo: (Nói với bà Trà) Tui nghó chắc mình sai rồi bà à. Khi xưa nhà mình không có kế hoạch hóa dẫn đến hậu quả cho con bây giờ. Tui nghó bây giờ mình phải cố gắng làm việc để tạo mọi điều kiện cho các con học tập nên người. ( Quay sang cô giáo): Tui xin lỗi cô giáo vì trót có những lời không phải với cô mong cô bỏ qua cho. * Cô giáo: Không sao đâu anh ah. Như vậy là tốt rồi. * Ông Bảo: (Quay sang Hằng) Hằng! Ba xin lỗi con ba biết lỗi của mình rồi ba ân hận lắm! Kể từ ngày mai con hãy đến trường trở lại. Ba má sẽ tạo mọi điều kiện để con được học hành như bạn bè cùng trang lứa. Ba sẽ cùng má con cố gắng làm việc, sẽ không như trước nữa. Tha lỗi cho ba nghe con. * Hằng: Con mừng quá ba ơi! Con không trách đâu. Con cảm ơn ba. * Các bạn Hằng: Hoan hô! Hằng được đi học lại rồi. * Cô giáo: À, các cháu còn lại đâu rồi anh. * Ông Bảo: Cô nói tui mới nhớ, may mấy đứa còn lại còn nhỏ chưa đi học, chớ nếu chúng nó đến tuổi đi học thì chắc tui đã mắc sai lầm lớn hơn là cho tụi nó nghỉ học hết rồi. (Tất cả cười vang) * Cô giáo: Thôi! Mọi chuyện tốt đẹp cả rồi em xin phép anh chò em về, cô về nghen Hằng. * Hằng: Dạ! Em cảm ơn cô. * Các bạn Hằng: Tụi mình về nghe Hằng. * Hằng: Mình cảm ơn các bạn. * Bà Trà: (Chạy đến kéo tay cô giáo) Cô Thư đừng về, các cháu đây cũng ở lại ăn bữa cơm với bé Hằng cái đã. * Ông Bảo: Bà lúc nào cũng ăn với chả uống. Nghe tui nói tiếp đây, qua chuyện này tui đã rút ra được bài học: Trẻ em cần phải được đến trường để học tập, rèn luyện, vui chơi giải trí. Mỗi học sinh cần phải ra sức thi đua học tập thật tốt, rèn luyện thật tốt, tiếp thu tri thức – vững bước vào tương lai, mai sau góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôi muốn gởi tới tất cả mọi người 1 thông điệp: “Hãy tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của trẻ em”. (Tất cả mọi người đồng thanh nói) --------------------------------------------------------- . ĐỘI TRƯỜNG THCS MỸ QUANG ĐỘI TUYÊN TRUYỀN MĂNG NON Tuyên truyền về Luật BVCS GD trẻ em và Công ước LHQ về quyền trẻ em TIỂU PHẨM: SAO GIỜ BA MỚI HIỂU RA. Châu Á ký phê chuẩn công ước LHQ về quyền trẻ em. Luật BVCSGD TE ở VN được thông qua vào tháng 8/1991. Trong luật này trẻ em có 4 quyền cơ bản là; Quyền

Ngày đăng: 26/09/2013, 18:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan