Đổi mới phương pháp dạy học

3 755 4
Đổi mới phương pháp dạy học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm thế nào để Đổi mới phương pháp dạy học - Một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay ở trường THCS Tân Thành Nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu bức xúc của xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Việc Nhà nước quy định các trường TH phải thực hiện sự kiểm định chất lượng thông qua biện pháp tự đánh giá và đánh giá ngoài để xác định vị trí và khả năng giáo dục của mình trong hệ thống giáo dục TH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay càng khẳng định quyết tâm của Nhà nước ta trong việc không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Từ lý do đó, lãnh đạo các ấp đã ban hành nhiều văn bản nhằm triển khai thực hiện những quy định của Nhà nước với mục tiêu nâng cao chất lượng GD trong các nhà trường. Trong đó vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (ĐMPPDH) của giáo viên thực sự là một biện pháp có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng GD trong nhà trường. I. Đánh giá thực trạng hoạt động ĐMPPDH: Trong nhiều năm qua, vấn đề ĐMPPDH đã được chúng ta quan tâm, nhiều giáo viên đã đầu tư cho bài giảng của mình để có chất lượng cao. Nhiều phương tiện thiết bị đã được sử dụng trong dạy học, qua đó các hình ảnh, sơ đồ, biểu mẫu, phim giáo khoa đã được trình chiếu làm cho phương pháp giảng dạy sinh động, tạo sự hứng thú trong học tập của học sinh. Những phương pháp này đã đổi mới các phương pháp giảng dạy truyền thống như diễn dịch, thông báo, giải thích trước đây thường áp dụng một cách đơn điệu. Trong những phương pháp trước đây, chủ yếu là vai trò hoạt động của người thầy, thầy hướng dẫn về lý luận và các hoạt động thực tiễn, còn học sinh nghe, ghi chép lời thầy giảng. Hiện tượng thầy đọc cho học sinh ghi, đọc ghi cả những nội dung trong sách giáo khoa, tài liệu dạy học là phổ biến trước đây thì nay đã rất hạn chế. Tất cả các hình thức dạy học đó đều lấy người thầy làm trung tâm, người thầy chuyển tải nhận thức đã có ở thầy, từ trong sách vở đến người học. Còn học sinh chỉ là người tiếp nhận nên thiếu cơ hội nêu ý tưởng riêng, cách làm riêng của mình. Chính vì vậy khi lên lớp thầy chủ yếu là độc thoại, chỉ muốn nói những gì đã chuẩn bị và muốn học sinh phải nhớ, phải thuộc những gì đã giảng, dẫn đến học sinh lười biếng trong suy nghĩ và hành động, không đề cao được khả năng tư duy, độc lập, sáng tạo của mình. Các phương tiện kỹ thuật phục vụ đã được nhà trường quan tâm đầu tư phục vụ cho việc dạy và học như máy vi tính, máy chiếu… trang bị nhưng chưa được các giáo viên quan tâm sử dụng, chủ yếu sử dụng khi thao giảng hoặc thi GV dạy giỏi thì nay việc sử dụng đã trở thành thói quen, thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, việc sưu tầm, ngiên cứu các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều môn học còn thiếu hoặc thậm chí không có tài liệu phục vụ việc dạy và học của GV và HS. Bởi vậy dẫn đến hậu quả học sinh không cần tìm hiểu, không cần đọc sách và tài liệu, chỉ cần học những gì thầy cô giảng đã ghi chép được nên rất thụ động và có quá nhiều thì giờ nhàn rỗi làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của bản thân. Việc nghiên cứu, tổ chức các hình thức học tập có tính chất đề cao tư duy, tính độc lập, tính tự quản của học sinh và các hình thức học tập ngoại khóa trong học sinh tuy đã có thực hiện nhưng việc tổ chức và tiến hành chưa cụ thể nên cũng ảnh hưởng đến sự hứng khởi trong học tập. Việc quan tâm rèn luyện kĩ năng sống học sinh cũng chưa được quan tâm, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng học tập của HS. Tất cả thực trạng nêu trên, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng trong đó trách nhiệm chủ yếu thuộc về cán bộ giáo viên còn hạn chế trong việc đổi mới, chưa quan tâm suy nghĩ, tìm tòi để ĐMPPDH. Chúng ta đều biết, ĐMPPDH là kết quả lao động sáng tạo trong thực hiện công tác chuyên môn của giáo viên, cho nên dù nói thế nào đi nữa thì nguyên nhân của những tồn tại nêu trên vẫn thuộc về cán bộ giáo viên, đó là: 1- Ý thức trách nhiệm và kiến thức, năng lực sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế, chưa quan tâm nghiên cứu, tìm tòi để có phương pháp giảng dạy tốt; chưa biết phối kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy để phát huy ưu điểm của từng phương pháp trong quá trình giảng dạy. 2- Trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức, năng lực thực tiễn của một vài giáo viên còn hạn chế, chưa nắm vững kiến thức chuyên môn nên không tự chủ trong giảng dạy, giảng dạy không thuyết phục, không có khả năng và không dám gợi mở, đi sâu vào vấn đề nóng bỏng mà xã hội và học sinh quan tâm. 3- Vấn đề gắn liền lý luận với thực tiễn, rèn luyện kĩ năng sống của học sinh chưa cao, giảng dạy còn nặng về lý thuyết… Chúng ta chủ yếu là giảng dạy cho học sinh biết: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Phải làm cái gì?… chứ chưa quan tâm tạo cho học sinh khả năng tư duy phải làm thế nào trước những tình huống có vấn đề và khả năng tự mình suy nghĩ tìm kiếm phương pháp tối ưu trong những tình huống cụ thể. II. Phương hướng ĐMPPDH hiện nay ở Trường THCS Tân Thành: 1. Về giáo viên - Trước hết, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có lòng say mê tìm tòi, tận tâm trong nghiên cứu tìm tòi và giảng dạy. Cảm nhận được vấn đề nâng cao chất lượng dạy học là nghĩa vụ và trách nhiệm của giáo viên, đây là một yếu tố chủ quan giữ vai trò quyết định đối với việc ĐMPPDH. Bởi vì, chỉ có thông qua tìm tòi, nghiên cứu giáo viên mới có tri thức và nhận thức đúng đắn yêu cầu của công tác dạy học, những khó khăn và đòi hỏi của việc nâng cao chất lượng giáo dục. - Mỗi giáo viên phải tự mình nghiên cứu và tích cực trong học tập nâng cao trình độ, nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình có liên quan đến lĩnh vực giảng dạy nhằm nâng cao khả năng tư duy lý luận và tư duy thực tiễn của mình. Chỉ khi ý thức trách nhiệm và vai trò của giáo viên được đề cao sẽ giúp cho giáo viên ý thức sáng tạo, chủ động, tự tin trong giảng dạy. Ngoài ra, việc tăng cường mối quan hệ trao đổi học hỏi với các đòng nghiệp là đòi hỏi cấp bách để phục vụ tốt hơn trong việc dạy học. - Tôi cho rằng, giáo viên giữ vai trò quyết định trong ĐMPPDH nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, mỗi giáo viên luôn phải tự mình rèn luyện nhân cách, có ý chí vươn lên trong cuộc sống và công tác. Phải có tinh thần trách nhiệm, sáng tạo trong công tác chuyên môn và bản thân phải nghiêm túc, có kỷ cương trong sinh hoạt và công tác vì sự phát triển đi lên của nhà trường. 2. Về nội dung ĐMPPDH: Đổi mới PPDH không đòi hỏi chúng ta phải tìm ra một phương pháp nào hoàn toàn mới mẻ, đặc thù mà chính là việc chúng ta nghiên cứu các phương pháp sẵn có, trên nền tảng phương châm giáo dục lấy người học làm trung tâm để lựa chọn cách thức giảng dạy phù hợp nhất. Theo tôi, cần làm tốt những vấn đề sau đây: - Giáo viên các bộ môn cần phối hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau trong dạy học như diễn giảng, kết hợp với nêu vấn đề, thảo luận trao đổi, sử dụng tình huống và các phương tiện hỗ trợ. Không tuyệt đối hoá phương pháp nào để tránh giảng dạy đơn điệu một phương pháp, nhất là chỉ sử dụng phương pháp diễn dịch, giải thích hoặc lạm dụng phương tiện khoa học, kỹ thuật một cách thái quá dẫn đến sự nhàm chán. Việc sử dụng phương tiện thiết bị và công nghệ thông tin là cần thiết trong ĐMPPDH, tuy nhiên cần phải hiểu rằng không phải cứ sử dụng phương tiện thiết bị và công nghệ thông tin trong dạy học là ĐMPPDH. Cần khai thác triệt để các phương tiện thiết bị phục vụ giảng dạy như sử dụng máy tính để mô hình hóa giáo án, xây dựng biểu đồ, sơ đồ; minh họa bằng hình ảnh; làm video clip các tình huống có vấn đề, cũng như sưu tầm phim minh họa cho bài giảng . điều cơ bản là làm tăng khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh mới là mục tiêu của ĐMPPDH. - Tăng cường giảng dạy theo những tình huống có vấn đề, buộc hoc sinh phải động não tìm ra phương án để giải quyết các tình huống đó. Quan tâm hướng dẫn học sinh tự học và chú ý kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. Giáo viên thực sự chỉ là người hướng dẫn để học sinh chủ động tích cực và sáng tạo trong học tập - Tăng cường hoạt động đối thoại, hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh trong giảng dạy nhằm khơi dậy tư duy sáng tạo, tìm tòi và khả năng tự học của học sinh. - Các tổ bộ môn cần thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, quan tâm hướng dẫn giáo viên mới. Nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng phương pháp giảng dạy có tính đặc thù để giúp cho giáo viên mới có điều kiện thuận lợi trong tiếp cận phương pháp giảng dạy môn học. 3. Về phía nhà trường: - Nên tổ chức các tiết dạy chuyên đề một cách thường xuyên để giáo viên dự giờ học hỏi trao đổi và rút kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao trình độ chyên môn nghệp vụ và đổi mới PPDH - Nhà trường xây dựng và trang bị phòng học có đủ điều kiện và phương tiện cần thiết để phục vụ giảng dạy có chất lượng. Các phương tiện phục vụ dạy học thiết yếu tiếp tục được tăng cường đầu tư nhất là máy chiếu lắp đặt cố định trên phòng học. Đồng thời để tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhà trường cần quan tâm mua máy tính xách tay phục vụ cho việc giảng dạy. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể giúp cho giáo viên có điều kiện ĐMPPDH, góp phần nâng cao chất lượng giáo của nhà trường đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc dạy học trong giai đoạn hiện nay./. . Làm thế nào để Đổi mới phương pháp dạy học - Một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay ở trường. tuyệt đối hoá phương pháp nào để tránh giảng dạy đơn điệu một phương pháp, nhất là chỉ sử dụng phương pháp diễn dịch, giải thích hoặc lạm dụng phương tiện

Ngày đăng: 26/09/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan