kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay tinh hình và các giải pháp.doc

19 615 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay tinh hình và các giải pháp.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay tinh hình và các giải pháp

Trang 1

KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NƯỚC TA HIỆN NAY: TÌNH HÌNH VÀ CÁCGIẢI PHÁP

Tác giả: PGS-TSKH Võ Đại Lược

Sự phát triển kinh tế đối ngoại nước ta trong thời gian vừa qua đã có ý nghĩahết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế củanước ta Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu cả về tăng trưởng xuất nhậpkhẩu, thu hút vốn nước ngoài và phát triển du lịch Bài viết này sẽ đề cậpđến hai vấn đề: phân tích hiện trạng và vấn đề; nêu ra các quan điểm pháttriển và giải pháp

I Hiện trạng và vấn đề

Việc đổi mới chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đã là cơ sở chonhững thành công trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, nhưng đồng thời thựctiễn những năm vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phân tích lý giải.Dưới đây xin nêu ra những điểm chính của tình hình và một số vấn đề có thểlà cấp bách.

1 Kinh tế đối ngoại đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong cả thập kỷ90, mặc dù có sự giảm sút tốc độ từ năm 1999

Lý do cho sự tăng trưởng cao của các lĩnh vực kinh tế đối ngoại trên có thểlà tương đối rõ, nhưng lý do cho sự sụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế đốingoại trong những năm gần đây còn có thể có những ý kiến khác nhau.Đúng là có lý do khách quan do suy giảm kinh tế toàn cầu và khu vực, dogiá hàng xuất khẩu của ta giảm nghiêm trọng Tuy nhiên, Trung Quốc cũngchịu tác động bởi những hoàn cảnh khách quan bên ngoài như nước tanhưng cả giá trị xuất khẩu lẫn FDI vào Trung Quốc trong vài năm nay vẫncó mức tăng trưởng cao Do vậy, việc giảm tăng trưởng của cả giá trị xuấtkhẩu lẫn FDI vào nước ta trong thời gian qua không chỉ do nguyên nhânkhách quan, mà có thể lại do những nguyên nhân chủ quan là chính

Trong các nguyên nhân chủ quan đó, có thể kể ra các nguyên nhân chính sauđây:

Trước hết, đó là tình trạng bảo hộ mậu dịch không giảm đáng kể mà còn giatăng Mức thuế suất nhập khẩu bình quân đã được giảm từ trên 16% xuốngcòn trên 13% trong thời gian 1996 - 1998, nhưng đã tăng lên tới 16% vàonăm 2001 Khung thuế nhiều và nhiều mặt hàng nhập khẩu còn chịu mứcthuế cao; chỉ có 20% số dòng thuế được áp dụng mức thuế dưới 5% Việchoàn thuế cho các hàng hoá nhập để xuất có quá nhiều thủ tục phức tạpphiền hà và kém hiệu lực Các biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ mậu

Trang 2

dịch vẫn còn được áp dụng đối với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự quản lý củacác bộ chuyên ngành Hàng rào bảo hộ mậu dịch cao này tưởng như chỉ cótác dụng ngăn chặn các dòng hàng nhập khẩu, nhưng trên thực tế chúng đãtác động tiêu cực tới toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại Vì khi đánh thuếcao vào các hàng hoá nhập khẩu, giá bán của chúng và các hàng hoá liênquan ở trong nước đã tăng lên Các nhà xuất khẩu phải sử dụng các hàng hoágiá cao này, công nhân viên của họ cũng phải tiêu dùng các hàng hoá nhậpkhẩu giá cao, mà mức cao giá này ước tính vào khoảng 20 - 100% tuỳ theomặt hàng Do vậy đã đẩy chi phí của các hàng xuất khẩu tăng lên, giảm khảnăng cạnh tranh của chúng, và tác động xấu đến xuất khẩu Hàng rào bảo hộmậu dịch cao chỉ khuyến khích sản xuất thay thế nhập khẩu, FDI cũng tựnhiên phải theo hướng này, trong khi thị trường nội địa của ta nhỏ bé vàngày càng bão hoà, do vậy FDI không tăng lên được và thậm chí đã chậmlại Hàng rào bảo hộ còn ảnh hưởng xấu tới cả du lịch, vì giá cả tiêu dùng ởViệt Nam cao, không hấp dẫn khách du lịch

Thứ hai, chi phí sản xuất của ta nói chung còn cao so với các quốc gia trongkhu vực, do vậy lợi thế cạnh tranh bị giảm thiểu

Chi phí sản xuất phụ thuộc vào các yếu tố: thuế nhập khẩu, thuế doanhthu,VAT, các phụ phí, tiền lương, giá các dịch vụ, công nghệ được sửdụng

Thuế nhập khẩu, kể cả hàng rào phi thuế quan, của nước ta hiện nay có lẽ ởvào hàng cao nhất khu vực, cao hơn cả Trung Quốc, trong khi mức thuếquan của nhiều quốc gia Đông Á hiện chỉ còn vào khoảng 4 - 6% Thuếdoanh thu của ta ở mức 32%, cũng vào hàng cao nhất khu vực Thuế VAT,thuế tiêu thụ đặc biệt, phụ thu đều ở mức cao Thuế thu nhập đối với ngườinước ngoài của ta hiện ở mức cao nhất trong khu vực, là 50%, trong khi ởInđônêxia là 30%, ở Thái Lan là 37%, ở Trung Quốc là 45% Mức thuế thunhập cao này đã làm cho người nước ngoài không muốn làm việc ở ViệtNam

Tính chung chi phí lao động của nước ta hiện nay tương tự với Indonexia, vàthấp hơn các nước ASEAN-4, nhưng mức thấp này đã giảm dần

Giá các dịch vụ như liên lạc, viễn thông, hàng không, điện, nước đều ởmức cao: chi phí điện cao hơn 4 nước ASEAN: Xingapo, Malaixia, TháiLan, Inđônêxia; giá nước cao hơn Philipin và gần ngang với Malaixia, TháiLan; chi phí liên lạc, viễn thông vào loại cao nhất khu vực; chi phí vận tảihàng không, đường biển cao hơn cả Trung Quốc.

Công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp Việt Nam khá lạc hậu sovới các quốc gia khác trong khu vực Ví dụ, xí nghiệp sản xuất xi măng Sao

Trang 3

Mai do nước ngoài đầu tư sản xuất ở nước ta 1 tấn xi măng chi phí 12 USD,trong khi các xí nghiệp sản xuất xi măng của ta chi phí 26 USD

Chi phí sản xuất của ta cao như vậy, nên khả năng cạnh tranh của hàng ViệtNam bị giảm thiểu cả ở thị trường trong lẫn ngoài nước

Thứ ba, chính sách tiền tệ và tín dụng hỗ trợ hoạt động kinh tế đối ngoạiyếu

Tỷ giá giữa đồng VN với USD và các đồng tiền khác tuy đã được nhiều lầnđiều chỉnh kể từ 1996, nhưng hiện vẫn còn cao Theo một số chuyên gianước ngoài, mức cao này khoảng trên 10%, và đã tác động tiêu cực đến hàngxuất khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN, Nhật Bản và Liên minhchâu Âu, trừ Trung Quốc và Mỹ Đồng VN cao giá và chưa do thị trườngđích thực xác định đã tác động xấu không chỉ tới xuất khẩu mà cả tới FDI vàdu lịch Đồng tiền Việt Nam cho đến nay, chưa có thể chuyển đổi tự do.Trong khi tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước ta đã ngang bằng tổng GDP,thì đây là một vấn đề rất bất lợi Buôn bán quốc tế lớn đến thế, mà đồng tiềnkhông chuyển đổi tự do được, có nghĩa là các nhà kinh doanh xuất nhậpkhẩu của ta phải chịu các chi phí chuyển đổi tiền với thủ tục phiền hà và tốnkém thời gian Đã thế họ còn phải chịu thiệt do quy định về kết hối ngoại tệ,tiền của họ thu được do xuất khẩu, khi nhập khẩu cần ngoại tệ lại phải xinphép ngân hàng cấp

Cung cấp tín dụng cho xuất khẩu là một trong các yếu tố quyết định sự thànhcông của xuất khẩu, thế nhưng ở nước ta việc cung cấp các tín dụng này, đặcbiệt là cung cấp vốn lưu động cho các nhà xuất khẩu gặp nhiều trở ngại.Những trở ngại này liên quan tới những thủ tục vay vốn phiền hà, những quychế phức tạp về thế chấp, nhất là trong điều kiện thị trường bất động sảnhoạt động rất kém, sự phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp,và chưa có cơ chế tái chiết khấu các thương phiếu Việc cung cấp tín dụngyếu kém đã tác động xấu cả tới việc thu hút vốn FDI và du lịch, vì các nhàđầu tư ít có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn trong nước để phát triển kinhdoanh

Ngoài ba nguyên nhân trên còn có thể có những nguyên nhân khác như: laođộng Việt Nam ít được đào tạo, không lành nghề; thể chế hành chính luậtpháp không minh bạch; bộ máy quản lý yếu kém và quan liêu tham nhũngvà

2 Nước ta đã trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, càphê, song đồng thời cũng phải chịu những tổn thất do giá gạo và cà phêsuy giảm.

Trang 4

Kể từ năm 1989, nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo, sau đó là cà phê vớivị trí thứ hai, thứ ba thế giới Song do giá cả các mặt hàng này hạ thấp liêntục từ cuối thập kỷ 1990 đến nay đã gây cho ngành sản xuất gạo và cà phênước ta những tổn thất rất lớn Ngay trong năm 2001, giá gạo còn tiếp tục hạthấp tới 12,2%, và giá cà phê hạ thấp 39,9% so với năm 2000.

Thực tế của thế giới cho thấy, trong vòng vài thập kỷ gần đây, giá cả cáchàng nông phẩm và nguyên liệu bị hạ thấp liên tục và không ổn định, donhững thay đổi về công nghệ sản xuất và sử dụng cũng như những thay đổitrong cơ cấu tiêu dùng Trong những năm tới đây chưa có những dự báo đảmbảo chắc chắn là giá các hàng nông sản và nguyên liệu không giảm nữa.Việc xuất khẩu hàng nông phẩm vào thị trường Mỹ như cá basa và tôm củata gần đây lại còn bị các nhà nuôi cá tôm Mỹ phản ứng và gây rắc rối nhằmbảo vệ thị trường sản xuất của họ

Vấn đề là thị trường thế giới cho đến nay gần như đã bão hòa, và sản phẩmnào cũng đều đã có các ông chủ chiếm giữ thị phần Nước ta là một thịtrường mới nổi, nên ta sản xuất thêm nhiều gạo, cà phê, cá basa , thì ngườikhác phải giảm sản xuất những mặt hàng này, nếu không sẽ dẫn tới tìnhtrạng dư thừa, cung vượt cầu, giá cả sẽ hạ, hoặc dẫn tới những giải pháp bảohộ thương mại Một trong các lý do chủ yếu làm cho giá gạo và cà phê giảmliên tục là nước ta đã gia tăng xuất khẩu gạo từ 2,0 triệu tấn năm 1995 lên tớitrên 4 triệu tấn năm 1999 và từ 248 ngàn tấn cà phê năm1995 lên tới trên500 ngàn tấn năm 2000 Cung về gạo và cà phê đã vượt cầu, do đó giá liêntục giảm Đứng trước tình trạng giá gạo và cà phê giảm, những người sảnxuất gạo và cà phê không có cách gì chống đỡ, ngoài việc phải thu hẹp sảnxuất ở đây cung cầu của thị trường đã điều tiết giá cả và sản xuất Ngườisản xuất buộc phải thu hẹp sản xuất khi giá cả thị trường đã thấp hơn chi phísản xuất

Trường hợp cá basa của ta xuất khẩu vào Mỹ lại có một sự khác biệt là thịtrường Mỹ có cả người tiêu dùng cá basa và người sản xuất cá da trơn tươngtự Do cá basa của ta rẻ hơn, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Mỹ với thịphần khoảng 2% đã đặt những người nuôi cá basa ở Mỹ trước nguy cơ phásản Trong trường hợp này người dân Mỹ nuôi cá đã kiện lên chính phủ Mỹvà có thể có ba khả năng giải quyết: Nếu Việt Nam bán phá giá thì phải chịumức thuế 190%; Nếu không, Chính phủ Mỹ có thể áp dụng biện pháp hạnchế định lượng bằng cô-ta nhập khẩu cá basa; Hoặc Mỹ sẽ tăng thuế nhậpkhẩu tạm thời, có thời hạn lên đến mức đủ bảo vệ những người nuôi cá Cuốicùng là Mỹ đã tăng thuế nhập khẩu cá basa Việt Nam vào Mỹ

Trang 5

Từ hai trường hợp trên đây ta có thể thấy rằng việc nghiên cứu tìm hiểu thịtrường, xác định dung lượng các thị trường, các giới hạn của thị trường vàkhả năng thâm nhập tối đa của hàng Việt Nam vào các thị trường đó là mộtvấn đề rất quan trọng Nước ta đã xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ màkhông gặp trở ngại gì, vì người Mỹ không trồng cà phê, nhưng giới hạn lại làtổng cầu về cà phê trên thế giới Không có sự nghiên cứu đánh giá chính xáctổng cầu này chắc sẽ gây ra những tổn hại cho ta khi gia tăng quá mức mộtmặt hàng xuất khẩu nào đó

3 Sự phát triển vượt trội của khu vực kinh tế đối ngoại

Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta năm 2001 đã đạt tới 31,2 tỷ USD,nghĩa là xấp xỉ với tổng giá trị GDP, trong đó giá trị xuất khẩu khoảng 15 tỷ.Trước thập kỷ 1990, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP của nước tachỉ vào khoảng 30% Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu so với GDP củaTrung Quốc hiện nay cũng chỉ vào khoảng trên 30% Các nước Xingapo,Malaixia, Thái Lan đã có tỷ trọng so sánh giữa giá trị xuất nhập khẩu vàGDP cao hơn ta.

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam đến năm2001 là 38,8 tỷ USD Tỷ trọng của vốn FDI được thực hiện trong tổng đầutư xã hội trong khoảng 20% - 32%, tức là năm cao nhất (1996) đã đạt tớitrên 32%; những năm đạt thấp vào khoảng trên 20% Nếu tính cả các nguồnvốn nước ngoài khác như vốn ODA và vốn vay thương mại, thì nguồn vốnnước ngoài đã chiếm khoảng gần 50% tổng đầu tư xã hội vào giữa nhữngnăm 1990 (những năm sau tỷ trọng này đã giảm).

Ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể Số khách du lịchquốc tế vào Việt Nam đã tăng đều, năm 2001, đạt 2,3 triệu khách và hiện cóhàng trăm ngàn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, đem lạinguồn thu nhập hàng tỷ USD hàng năm cho đất nước.

Vấn đề đặt ra là một khi giá trị xuất nhập khẩu xấp xỉ bằng tổng GDP, vốnFDI và các nguồn vốn nước ngoài khác đã chiếm tới gần 50% tổng vốn đầutư xã hội, số khách du lịch vào Việt Nam lên tới 2,3 triệu người, thì các thểchế kinh tế nước ta không thể vẫn mang nặng tính chất hướng nội như trướcđược Đồng tiền Việt Nam không chuyển đổi được đã gây thiệt hại cho cảhoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và du lịch Người nước ngoàivà cả người Việt Nam kinh doanh đối ngoại sẽ nản lòng vì việc chuyển đổingoại tệ khó khăn, tốn kém Các vấn đề về tỷ giá, thuế quan, hải quan,những quy chế về đầu tư nước ngoài, chính sách xuất nhập cảnh cần đượcxem xét lại và đổi mới thích hợp với những điều kiện mới của khu vực kinhtế đối ngoại đã gia tăng vượt trội

Trang 6

Kinh tế đối ngoại và đối nội thực chất chỉ là hai mặt của một nền kinh tế, vìvậy những thay đổi về kinh tế đối ngoại đòi hỏi kinh tế đối nội phải thay đổitheo Chính sự tiến triển không kịp của kinh tế đối nội sẽ cản trở kinh tế đốingoại phát triển và ngược lại Nước ta đang ở thời điểm kinh tế đối nộikhông phát triển kịp, cản trở kinh tế đối ngoại - luật pháp thay đổi chậm, cáccông ty chậm đổi mới và yếu kém, điều hành của bộ máy quản lý kém hiệulực

4 Đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại đã tăng cả vềsố lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay

Trước những năm 1990 các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại chỉ cómấy trăm công ty xuất nhập khẩu và du lịch quốc tế và tất cả đều là của quốcdoanh Nay đội ngũ doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại đã lên đếnhàng nghìn gồm cả quốc doanh, tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Đó là một bước tiến to lớn cần phải khẳng định.

Đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động kinh tế đối ngoại có một vai trò rấtquan trọng, nếu không nói là quyết định đối với sự phát triển kinh tế đấtnước Thực tế thế giới cho thấy các doanh nghiệp này hoạt động rất đa dạngtrên tất cả các lĩnh vực kinh tế, từ sản xuất, thương mại dịch vụ đến bảohiểm Chính tính đa dạng này mới đảm bảo cho hoạt động kinh tế đối ngoạicó hiệu quả Một doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu muốn có hiệu quả cầnphải vay mượn vốn nước ngoài (vì vốn trong nước không đủ và nhiều khiquá đắt), cần phải có dịch vụ tư vấn nước ngoài (vì tư vấn trong nước chưađủ trình độ), cần chuyển đổi ngoại tệ, cần bảo hiểm rủi ro, cần thuê mướnchuyên gia, cần marketing quốc tế Ở nước ta các doanh nghiệp hoạt độngkinh tế đối ngoại thường mới hoạt động ở hai lĩnh vực: sản xuất và kinhdoanh xuất nhập khẩu, ở các lĩnh vực khác ta chưa có, nhưng cũng chưa chophép các công ty nước ngoài hoạt động

Hoạt động của các công ty kinh doanh đối ngoại phải là xuyên quốc gia, đểcó thể lợi dụng được những lợi thế so sánh của các nước khác Công tyHonda của Nhật đã có chi nhánh ở nhiều nước, vì tại mỗi một nước đóHonda có thể tận dụng được lợi thế hoặc về tài nguyên, hoặc về lao động,hoặc về vị trí địa lý , do vậy có thể giảm thiểu các chi phí Các công ty hoạtđộng xuất khẩu của ta nói chung chưa hoạt động xuyên quốc gia Đã thế tacòn có chính sách nội địa hóa bắt buộc, ép các công ty nước ngoài phải sảnxuất càng nhiều các linh kiện ở Việt Nam càng tốt Chính sách này đã triệttiêu mất lợi thế hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Vì các công tynày chỉ muốn lợi dụng lao động rẻ và vị trí thuận lợi của Việt Nam để lắp

Trang 7

ráp rồi xuất vào Đông Nam Á Nếu ta ép họ phải nội địa hóa cao, có nghĩa làta ép họ phải sản xuất những thứ linh kiện mà nước ta không có lợi thế, dovậy là đi ngược lại lợi ích của họ Kinh nghiệm của nhiều nước châu Á chothấy để có một đội ngũ các công ty hoạt động xuyên quốc gia cần nhiều thờigian Bước đi đầu tiên là thu hút các công ty xuyên quốc gia nước ngoài vàohoạt động ở nước ta, biến họ thành các công ty của ta Những công ty nàychính là hình mẫu để các công ty của ta đi theo và phát triển Nước ta đangđi theo hướng này, nhưng chúng ta mới chỉ cho phép họ xuất nhập khẩunhững gì họ đã đăng ký kinh doanh Trong thời gian tới phải cho họ hoạtđộng toàn diện hơn

Các công ty kinh doanh đối ngoại của các quốc gia hiện nay đều là nhữngcông ty xuyên quốc gia tư nhân, hoặc cổ phần có tiềm năng to lớn về cả kinhtế, kỹ thuật, nhân lực, thị trường Trong khi các công ty kinh doanh đốingoại của ta cho đến nay chủ yếu vẫn là các công ty quốc doanh, hoặc làquốc doanh liên doanh với nước ngoài Các công ty tư nhân và nhất là tưnhân 100% vốn trong nước còn bị phân biệt đối xử trong hoạt động kinh tếđối ngoại, mặc dù gần đây Nhà nước ta đã cho phép khu vực tư nhân đượchoạt động xuất nhập khẩu và liên doanh liên kết với nước ngoài

Có thể nói, nếu các công ty hoạt động kinh tế đối ngoại của nước ta vẫn chủyếu là các công ty quốc doanh, không hoạt động xuyên quốc gia, không đadạng hóa các hoạt động thì lợi thế so sánh của các công ty này trên thịtrường quốc tế chắc chắn sẽ khó tránh khỏi thua kém các công ty xuyênquốc gia của các nước khác

II Các quan điểm và giải pháp

1 Các quan hệ kinh tế đối ngoại là quan hệ thị trường

Các quan hệ bên trong nền kinh tế nước ta hiện nay là quan hệ thị trường,còn các quan hệ phi thị trường thì rất ít và có lẽ chỉ tồn tại trong viện trợODA, viện trợ không hoàn lại, tài trợ của các loại quỹ tư nhân Tính chấtthị trường đậm nét của các quan hệ kinh tế quốc tế đã buộc các quan hệ kinhtế đối ngoại của mọi quốc gia trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc của thịtrường: sản xuất lưu thông phải theo cung cầu của thị trường thế giới; tỷ giágiữa các đồng tiền cũng do thị trường thế giới quy định, giá cả của các hànghoá và dịch vụ lưu thông trên thị trường thế giới là giá cả thị trường thế giới;giá chứng khoán, công trái cũng phải do thị trường quy định Chính phủquốc gia có thể điều tiết, có khi khá chặt chẽ, các quan hệ kinh tế bên trongcủa một quốc gia, nhưng chỉ có thể điều tiết một cách rất hạn chế nhữngquan hệ kinh tế quốc tế, chúng có một không gian rộng rãi hơn để tự do vậnđộng

Trang 8

Thực tế của thế giới cho thấy, các quan hệ kinh tế đối ngoại của một quốcgia càng vận động theo các nguyên tắc của thị trường thì nền kinh tế củaquốc gia ấy càng có thể tham gia sâu rộng và có hiệu quả vào quá trình hộinhập toàn cầu Thực tế của các nước ASEAN và Đông Á đã cho thấy điềuđó: giá cả trong nước càng sát với giá thị trường thế giới, người tiêu dùngtrong nước càng được hưởng lợi do mua hàng không phải chịu thuế nhậpkhẩu cao, các lợi thế cạnh tranh của quốc gia được phát huy; tỷ giá thịtrường đảm bảo mức giá của đồng tiền quốc gia phù hợp với giá thực tế, sẽtạo điều kiện đảm bảo sức cạnh tranh của nền kinh tế; giá chứng khoán, cổphiếu có tính thị trường quốc tế sẽ tạo điều kiện khai thông dòng vốn quốc tếđi vào trong nước

Do vậy, ta cần có một lộ trình chủ động và tích cực để chuyển các quan hệkinh tế đối ngoại vận động theo các nguyên tắc của thị trường Chúng tôicho rằng, nếu năm 2006 ta thực hiện đầy đủ các cam kết với AFTA và cáccam kết chủ yếu trong Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, nếu 2004 nước tađược gia nhập WTO, thì lộ trình chuyển các quan hệ kinh tế đối ngoại nướcta vận động đầy đủ theo các nguyên tắc của thị trường phải hoàn tất vào cuốinăm 2006 Vì những cam kết quốc tế này buộc nước ta phải xoá bỏ hàng ràophi thuế quan và hạ thấp thuế quan xuống vào khoảng 5 - 10%, thừa nhậnrộng rãi các quyền kinh doanh của các công ty nước ngoài tại nước ta trênnhiều lĩnh vực, kể cả dịch vụ Trong tình hình đó, nếu giá các hàng hoá vàdịch vụ nước ta không theo sát giá thế giới, tỷ giá vẫn không do thị trườngđịnh, đồng VN vẫn không chuyển đổi được, thị trường vốn chưa khai thôngvới thị trường thế giới, các chủ kinh doanh của ta vẫn không có đủ cácquyền kinh doanh , thì nền kinh tế nước ta sẽ hội nhập vào nền kinh tế thếgiới với những khiếm khuyết và hạn chế to lớn, làm giảm thiểu vị thế cạnhtranh so với các nền kinh tế trong khu vực

2 Bảo hộ mậu dịch và phát triển kinh tế đối ngoại

Có quan điểm cho rằng có thể thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch, đồngthời đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút các nguồn vốn nước ngoài Thực tế thếgiới hiện nay không cho phép các quốc gia thực hiện chính sách này Mộtnguyên tắc gần như phổ biến trong các quan hệ quốc tế hiện nay là: mộtquốc gia muốn mở cửa thị trường nước khác thì đồng thời phải mở cửa thịtrường nước mình Các nước phát triển đến cuối thập kỷ 1990 đã mở cửanền kinh tế của họ ở mức rất cao: thuế quan trung bình chỉ còn khoảng 2 -4%, hàng rào phi thuế quan bị bãi bỏ về cơ bản Nếu một nước nào đó muốnđặt mức thuế quan cao cho một sản phẩm nhập khẩu, lập tức sẽ bị các nướcđối tác kiện ra WTO và có thể bị trả đũa Việc Mỹ năm 2002 đơn phươngtăng thuế nhập khẩu thép lên 30% là một ví dụ.

Trang 9

Bảo hộ mậu dịch trên thực tế đã có hại cho sự phát triển kinh tế đối ngoại:việc tăng giá các sản phẩm trong nước đã làm tăng chi phí đối với cả sảnxuất xuất khẩu cũng như phục vụ nhu cầu trong nước; che chở cho cácdoanh nghiệp trong nước sản xuất kém hiệu quả mở rộng sản xuất - chốnglại các giải pháp hội nhập quốc tế; khuyến khích xu hướng thay thế nhậpkhẩu - giảm thiểu cơ hội mở rộng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài Song có quan điểm cho rằng các nước kém phát triển cần một lộ trình bảo hộmậu dịch để tham gia có hiệu quả vào hội nhập quốc tế; lộ trình này càng dàicàng tốt, vì các doanh nghiệp trong nước càng có nhiều thời gian trưởngthành để đua tranh trên thương trường quốc tế Đúng là các nước kém pháttriển cần có một lộ trình hội nhập quốc tế, nhưng lộ trình này không phải làmột lộ trình gia tăng chính sách bảo hộ mậu dịch để rồi xoá bỏ nó, mà là mộtlộ trình bãi bỏ dần các hàng rào bảo hộ.

Thường lộ trình này kéo dài 2 - 5 năm, tuỳ theo từng ngành kinh tế kỹ thuật.Xét về hiệu quả kinh tế thuần tuý, thì không cần đến lộ trình này, lý thuyếtkinh tế học hiện đại và thực tế hàng chục năm qua đã chứng minh cho luậnđiểm này Nhưng xét về mặt chính trị và xã hội, thì lại cần có một lộ trìnhnhư vậy để đổi mới cơ cấu sản xuất, giải quyết tình trạng thất nghiệp, đàotạo lại nghề nghiệp, giữ ổn định xã hội Một nhà nước càng có năng lựcgiải quyết tốt các vấn đề trên, thì lộ trình hội nhập quốc tế càng được rútngắn và ngược lại.

Có người lo ngại rằng việc giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giảm nguồn thungân sách Thực tế của thế giới cho thấy ở những quốc gia giảm thuế nhậpkhẩu, nguồn thu ngân sách không những không giảm mà còn tăng, do diệnthu thuế tăng, do tình trạng trốn lậu thuế, tham nhũng giảm

Dựa vào những phân tích trên đây, nước ta cần có một lộ trình hội nhập quốctế chủ động và tích cực phù hợp với thực tế Lộ trình này một mặt tạo điềukiện cho các doanh nghiệp trong nước tự vươn lên, mặt khác dùng sức épcủa việc giảm dần hàng rào bảo hộ để buộc các doanh nghiệp phải vươn lên,nếu không sẽ bị đào thải Thực tế lịch sử cho thấy các doanh nghiệp, kể cảdoanh nghiệp tư nhân, không mấy khi tự đổi mới để vươn lên, mà thườngchỉ đổi mới khi có sức ép bên ngoài đặt họ trước sự lựa chọn - hoặc phải phásản hoặc phải đổi mới Một lộ trình hội nhập quốc tế tích cực, giảm hàng ràobảo hộ chính là sức ép cần thiết bên ngoài đó.

3 Xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng là một tiền đề để mở rộngkinh tế đối ngoại

Các cơ sở hạ tầng cần cho hoạt động kinh tế đối ngoại là các cảng biển, đặcbiệt là cảng trung chuyển quốc tế, sân bay quốc tế, các đường cao tốc nối từ

Trang 10

các trung tâm kinh tế đến sân bay và cảng biển, hệ thống liên lạc, viễn thông,cung cấp điện,

Về cảng biển, theo các chuyên gia nước ngoài, hiệu suất cảng biển Việt Namđược xếp thứ bảy trong số 9 nước Đông Á mà họ đánh giá, Việt Nam xếpsau Xingapo, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, chỉ xếp trênTrung Quốc và Inđônêxia Phải nói thêm là phần lớn hàng xuất khẩu củaTrung Quốc đều qua cảng Hồng Kông, nên Việt Nam chỉ hơn Inđônêxia.Các hãng vận tải biển nước ngoài xếp cảng Việt Nam vào nhóm độc quyềnkiểu "Cácten" vì tất cả các cảng do nhà nước sở hữu và vận hành Nước tachưa có cảng trung chuyển quốc tế, nên hàng xuất khẩu của ta phải trungchuyển qua các cảng Hồng Kông, Xingapo, làm tăng thêm chi phí khoảng 20- 30% Phí cảng của ta do Ban vật giá chính phủ định hiện là rất cao, trongkhi công nghệ bốc dỡ kém, quản lý lạc hậu, thời gian giải phóng tàu lâu,càng làm tăng thêm chi phí cho người xuất khẩu

Về hàng không, ta có 2 sân bay quốc tế ở Hà Nội và thành phố Hồ ChíMinh, nhưng đều kém các sân bay quốc tế trong khu vực Theo quy địnhhiện nay các hãng hàng không nước ngoài không được phép có "quyền tự dothứ năm" trong việc mang hàng vào và ra khỏi Việt Nam từ các điểm trungchuyển như Băng Cốc, Hồng Kông, do vậy công suất đều thừa, không sửdụng hết Giá vé máy bay của ta hiện còn cao so với khu vực, cùng với tìnhtrạng luôn phải chậm giờ bay, hoãn chuyến càng làm giảm sức hấp dẫn củahàng không Việt Nam.

Về đường cao tốc, nước ta mới có được vài trăm km đường cao tốc - mộtcon số quá bé nhỏ so với các quốc gia trong khu vực Số lượng đường caotốc ít ỏi đã làm cho hàng hoá chậm đến cảng và sân bay quốc tế, làm tăngthêm chi phí và thời gian.

Về cung cấp điện, tiêu dùng điện theo đầu người ở nước ta hiện vào khoảng232 Kwh, dưới mức trung bình của các nước có thu nhập thấp 363 Kwh,dưới xa mức trung bình của các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương -787 Kwh Tình trạng bị cắt điện và tăng giảm điện áp đã gây thiệt hại đángkể cho các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu Giá điện của Việt Nam báncho các nhà sản xuất được xếp vào loại cao so với khu vực.

Về liên lạc, viễn thông, tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng còn những hạn chếsau: giá dịch vụ viễn thông quá đắt so với khu vực; giá thuê bao đườngtruyền được quốc tế đánh giá là cực kỳ cao với nhiều thủ tục phiền hà; tốcđộ truy cập Internet quá chậm; thương mại điện tử không phát triển.

Các cơ sở hạ tầng của kinh tế đối ngoại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối vớisự phát triển hiệu quả của nó Người ta đã tính rằng có đến trên 70% những

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan