Chiến lược xuất khẩu phân urê mang thương hiệu đạm phú mỹ sang thị trường campuchia.pdf

22 775 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chiến lược xuất khẩu phân urê mang thương hiệu đạm phú mỹ sang thị trường campuchia.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến lược xuất khẩu phân urê mang thương hiệu đạm phú mỹ sang thị trường campuchia

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Nguyễn Thị Phương Thu K084020191

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2010

Trang 2

Phần 1: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm 1

1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp 1

1.2 Giới thiệu về sản phẩm xuất khẩu 2

Phần 2: Giới thiệu về thị trường Campuchia 3

Trang 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM

1.1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP

 Doanh nghiệp: Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí

(Tên viết bằng Tiếng Anh là PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation

và tên viết tắt là PVFCCo)

 Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí chính thức đi vào hoạt động từ

ngày 19/01/2004 Trong những năm qua, Tổng Công ty đã thực hiện chức năng quản lý sản xuất và kinh doanh rất tốt, đạt các mục tiêu với mức độ cao và đóng góp quan trọng cho ngành Dầu khí cũng như nền nông nghiệp trong nước Tổng Công ty đã gặt hái được những thành công đáng kể trong công tác vận hành nhà máy an toàn, kinh doanh có hiệu quả góp phần bình ổn giá Urê trên thị trường trong nước

Hiện nay, ngoài lượng phân bón sản xuất trong nước, phần còn thiếu được nhập về từ Trung Quốc Nhưng theo tính toán, nhu cầu nông nghiệp trong cả nước khoảng 1,7-2 triệu tấn/năm trong khi đó năng lực sản xuất phân Urê của Đạm Phú Mỹ và Đạm Hà Bắc hiện nay khoảng 900.000 tấn Sau năm 2010 nhà máy phân đạm Cà Mau đi vào hoạt động có khả năng cung cấp 800.000 tấn; phân Đạm Ninh Bình với 550.000 tấn, nâng tổng năng suất hoạt động lên khoảng 2,25 triệu tấn, vượt xa con số cầu phân bón trong nước

Để đẩy mạnh phát huy những thành quả đã đạt được, Tổng công ty chú trọng giải pháp tiếp tục triển khai công tác kinh doanh phân bón có hiệu quả và xuất khẩu thử nghiệm phân bón sang thị trường Campuchia

Trang 4

1.2 GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM XUẤT KHẨU

 Sản phẩm dự kiến xuất khẩu: sản phẩm phân Urê mang thương hiệu “Đạm Phú

Mỹ”, bao gồm 2 loại: Urê dành cho lúa và Urê dành cho cao su

Với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh và nguồn cung luôn đảm bảo ổn định, ngay từ năm đầu tiên, sản phẩm phân Urê mang thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” đã không chỉ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận mà còn trở thành sản phẩm có thị phần lớn nhất tại Việt Nam với khả năng đáp ứng khoảng trên 700.000 tấn urê/năm, tương ứng khoảng 40% nhu cầu urê của cả nước

 Thị trường sản phẩm đã và đang hoạt động: nội địa

 Thị trường sản phẩm dự tính thâm nhập và mở rộng: Campuchia

Thị trường Campuchia được lựa chọn để tìm kiếm cơ hội mới vì Campuchia khá gần gũi với Việt Nam cả trên phương diện địa lý lẫn quan hệ song phương Campuchia còn là một nước nông nghiệp với 75% dân số làm nghề nông Tuy nhiên, do phương thức canh tác của Campuchia còn lạc hậu nên có một khoảng trống thị trường cao cho các sản phẩm như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Campuchia là nhà nhập khẩu phân bón đứng thứ 108 thế giới, chiếm 0,04% tổng nhập khẩu của toàn thế giới Đây là những điều kiện thuận lợi để sản phẩm phân Ure của Tổng công ty chúng tôi xâm nhập thị trường đầy tiềm năng này

Trang 5

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA

2.1 VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC CAMPUCHIA

 Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, biên giới với Lào về phía đông bắc, và biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan Dân số khoảng 13,9 triệu dân (7/2006); trong đó, người Khmer chiếm 90%  Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia

2.2 QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – CAMPUCHIA

 Sơ lược về quan hệ chính trị

 Việt Nam và Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1967

 Từ 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển về mọi mặt Hai bên đã trao đổi nhiều chuyến thăm cấp cao, đặc biệt là trong chuyến thăm chính thức Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 3-2005

 Quan hệ kinh tế

 Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia được lãnh đạo hai nước đặc biệt quan tâm, thông qua cơ chế “Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật”, được thành lập tháng 4/1994 Hai

nước đã thống nhất nhiều biện pháp hợp tác kinh tế, thương mại, hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và tiềm năng như giáo dục- đào tạo, năng lượng, điện, y tế, giao thông vận tải…

 Trong những năm qua, hai nước đã tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi về nhiều mặt thương mại, dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp và hàng hóa của nhau Đặc biệt, các mặt hàng nông sản có xuất xứ Campuchia được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0% của Việt Nam Các cơ chế, chính sách về quản lý các hoạt động thương mại biên giới đã được triển khai thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước trung bình 40%

Quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2004-2007

Đvt: 1.000 USD

Trang 6

Năm Việt Nam xuất Việt Nam nhập Tổng kim ngạch hai chiều

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)

 Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Campuchia không ngừng tăng, năm 2008 đạt 1,64 tỷ USD Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch hai chiều đạt 1,33 tỷ USD

 Theo dự báo, nhu cầu nhập khẩu ở Campuchia trong những năm tới vẫn tăng, vì sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng được; đồng thời hàng hóa của Việt Nam ngày càng phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng Campuchia Hai

nước đã đưa ra mục tiêu tăng kim ngạch xuất nhập khẩu 27%/năm, phấn đấu kim ngạch đạt trên 2,3 tỷ USD vào năm 2010 (Tính đến hết tháng 5/2010, kim ngạch thương mại hai nước đã đạt 717 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009)

 Môi trường kinh tế

Nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đời sống của người dân Campuchia (20% diện tích là đất nông nghiệp, 75% dân số làm nghề nông), mức tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng tăng dần theo các năm Mặt khác, do ở cùng một khu vực địa lý nên điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của Campuchia có nhiều nét tương đồng

Dẫn chứng: Kinh tế Campuchia bắt đầu phát triển từ những năm 90 khi nền kinh tế thị trường được thiết lập Từ năm 2000 đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 6,4%; năm 2005, đạt mức kỷ lục là 13,4%,

Trang 7

trong đó 4 lĩnh vực phát triển nhanh là dệt may, nông nghiệp, du lịch và xây dựng Ngành công nghiệp của Campuchia còn yếu kém, chủ yếu dựa vào đầu tư và viện trợ nước ngoài Hàng năm, Campuchia phải nhập siêu hàng trăm

triệu USD

 Để phát triển kinh tế, trong Chiến lược Tứ giác, Chính phủ Campuchia đã đề ra 4 nhiệm vụ là: Phát triển nông nghiệp; Khôi phục, phát triển hạ tầng cơ sở; Tăng cường khu vực cá thể nhằm thu hút đầu tư, tạo việc làm; Phát triển

GDP (PPP) bình quân đầu người: 2084$

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Campuchia: 515 triệu $

 Campuchia là nước được dành cho những cam kết viện trợ đáng kể Trung bình mỗi năm Campuchia nhận được 500 triệu USD tiền viện trợ từ các nước tài trợ Do được ưu đãi về vốn và đầu tư, Campuchia hứa hẹn là một nền kinh tế năng động và triển vọng trong tương lai

 Xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia, đặc biệt là ở lĩnh vực nông nghiệp ngày càng tăng nhanh Nếu có thể, các công ty này sẽ liên kết với các công ty phân bón để cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào Điển hình: Cavifoods có vốn điều lệ ban đầu là 8.000.000USD, hoạt động sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến, bảo quản và các dịch vụ khác trong lĩnh vực lương thực, thực phẩm tại Campuchia và các nước khác

 Môi trường văn hóa

Trước kia, người dân vùng Tây Bắc Campuchia dùng hàng nhập khẩu từ Thái Lan, nhưng sau hội chợ hàng Việt Nam ở tỉnh Battambang năm 2009, họ thích dùng hàng Việt Nam hơn Theo tham tán thương mại Việt Nam tại Campuchia, đây chính là thời cơ để hàng Việt Nam thâm nhập đến tận vùng nông thôn Campuchia và nếu làm tốt việc quảng bá, đồng thời giữ chất lượng sản phẩm tốt thì các tỉnh vùng Tây Bắc Campuchia sẽ là thị trường tiềm năng

 Môi trường cạnh tranh

Công ty phải cạnh tranh với các thương hiệu phân bón khác đã có chỗ đứng vững trong thị trường Campuchia Điển hình là: Công ty phân bón Bình Điền (Bộ

Trang 8

Công nghiệp) đã ký hợp đồng cung cấp 80.000 tấn phân bón NPK cho Campuchia trong năm 2005, với tổng trị giá của hợp đồng là 20 triệu USD Sản phẩm phân bón của Bình Điền giờ đây đã trở nên quen thuộc với nông dân ở 16 tỉnh, thành của Campuchia Công ty phân bón Năm Sao vừa tiến hành dự án xây dựng “Nhà máy sản xuất Phân bón Quốc tế Năm sao Campuchia” vào tháng 12/2009 với tổng đầu tư 65.000.000 USD Ngoài ra, còn có sự cạnh tranh của các hãng phân bón nội địa và từ các nước lân cận như Sayimex, Heng Pich Chai…

 Môi trường pháp lý

Hệ thống pháp luật cũng còn thiếu, một số đạo luật liên quan đến các hoạt động kinh tế được ban hành nhưng chưa có nghị định hướng dẫn thực hiện Ngoài ra, sự yếu kém về quản lý, hành chính quan liêu, và tham nhũng là một vấn đề nổi cộm, làm tăng chi phí kinh doanh ở Campuchia

Thủ tục hành chính rườm rà, hải quan không rõ ràng và thuế suất chính ngạch quá cao Ngoài mức thuế nhập khẩu 7% và thuế VAT 10%, các doanh nghiệp phải chịu phí nhập khẩu cục hải quan 120 USD/lần, chi phí khai báo hải quan 200 USD/container – mức quá cao so với giá trị lô hàng chỉ khoảng 16.000-18.000 USD

Trang 9

 Có nguồn nhiên liệu cung cấp ổn định => Đảm bảo hoạt động liên tục, giá thành ko bị biến động mạnh  Sản phẩm có chất lượng cao, được

sản xuất theo công nghệ Ý

 Quan hệ kinh tế, chính trị tốt đẹp  Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang

đầu tư tại Campuchia trong lĩnh vực nông nghiệp (VD: cao su…)

 Thuận tiện trong môi trường pháp lý song phương, có nhiều ưu đãi

 Campuchia là nước nông nghiệp, 75% người dân làm trong lĩnh vực này

 Phương thức sản xuất và canh tác của Campuchia còn lạc hậu + phân bón Thái Lan giá thành cao, đơn điệu mẫu mã, phân TQ giá rẻ nhưng chất lượng kém => Khoảng trống thị trường cho phân bón

 Sức mua của người dân còn thấp

 Campuchia thực hiện chính sách tư nhân hóa nền kinh tế nên chi phí thuê đất và xây dựng cơ sở hạ tầng tại đây khá cao  Người dân còn tồn tại quan niệm sử

dụng phân bón là không tốt cho đất  Thủ tục hải quan của Campuchia rườm

rà, chưa có luật thương mại và các văn bản khác cũng chỉ là tạm thời

 Tại Campuchia, công ty phải cạnh tranh với các thương hiệu phân bón khác đã có chỗ đứng trên thị trường

Trang 10

3.2 BẢNG SWOT MỞ RỘNG S-O

 Với thế mạnh của công ty (đầu vào, công nghệ, thương hiệu, sản lượng…) cùng với những điều kiện thuận lợi của Campuchia (vị trí địa lý, quan hệ kinh tế - chính trị, nhiều ưu đãi ) công ty chúng tôi quyết định xuất khẩu sản phẩm sang Campuchia

W-O

 Liên kết với 1 số doanh nghiệp Việt Nam đã có danh tiếng, các doanh nghiệp Nhà Nước để tăng mức độ nhận diện thương hiệu

 Ure chứa đạm, có vai trò lớn trong việc tăng năng suất, tăng sản lượng trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể là lúa và cao su

 Số lượng dân số làm nông lớn, là cơ hội để công ty nhanh chóng quảng bá thương hiệu đến với những khách hàng mục tiêu

S-T

 Tận dụng nét tương đồng trong văn hóa nông nghiệp giữa 2 nước để từ đó vận dụng linh hoạt, thích hợp vào ngành nông nghiệp Campuchia  Lựa chọn nhà phân phối địa phương

am hiểu cách thức phân phối tại địa phương, lựa chọn kho trữ đặt ở địa điểm có cơ sở hạ tầng tương đối tốt  Đặt ra các mức thưởng để khuyển

khích các nhà phân phối

 Cân nhắc phương án đường biển để vận chuyển hàng sang Campuchia  Kết hợp với Tập Đoàn Cao Su Việt

Nam => Nâng cao năng suất cao su, Kết hợp với bảo vệ thực vật An Giang => Hướng dẫn người dân sử dụng phân bón đúng cách…

W-T

 Thực hiện nghiên cứu thị trường cụ thể, lưu ý đến các yếu tố văn hóa  Trong giai đoạn đầu tiến hành quảng

bá vào thị trường Campuchia, sẽ tuyên truyền cho người dân sử dụng phân bón đúng cách, hiệu quả => Tạo ấn tượng tốt trong mắt người tiêu dùng, tạo sự gần gũi, đồng hành cũng người dân Campuchia thông qua các hoạt động truyền thông

Trang 11

PHẦN 4: SƠ BỘ CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

4.1 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

Đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và các chủng loại nông sản chủ lực của Campuchia có những nét tương tự với Việt Nam Trước những điều kiện như vậy, chúng tôi quyết định sẽ tiến hành xuất khẩu phân Ure thử nghiệm qua nước bạn

Về sản phẩm:

 Nguyên liệu được lấy từ khí đồng hành được cấp từ Nhà máy xử lý khí Dinh Cố (Bà Rịa – Vũng Tàu)

 Đáp ứng các yêu cầu về an toàn, sức khỏe và môi trường

 Các chỉ tiêu về ngoại quan của urê được kiểm tra bằng phương pháp trực quan theo các yêu cầu quy định của Campuchia

 Chỉ tiêu chất lượng (cơ, lý, hóa, sinh, …)

Tên chỉ tiêu Đơn vị Tiêu chuẩn Campuchia Tiêu chuẩn công bố

Dạng bên ngoài Hạt màu trắng, hoặc hơi ngà vàng không có tạp chất bẩn nhìn thấy được, hoà tan tốt trong nước

Cỡ hạt ở biên độ sàng 65

>2.8mm %

< 1.0mm %

 Cung cấp 2 loại Ure cho lúa và cây cao su

Lợi ích sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng

 Khi thiếu đạm, thành phần chính và được cung cấp nhiều nhất trong phân Ure, thì cành lá cây trồng sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển, năng suất kém…

 Ure là loại phân thích nghi rộng, có thể sử dụng trên nhiều loại đất khác nhau  Ure cho lúa: (CO(NH4)2) có 44–48% Nitơ nguyên chất, cung cấp đạm cho cây

 Dùng để bón thúc, cần được bón trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa: Bón thúc 1: Lúc lúa được 2,5 - 3 lá (sau sạ 10-12 ngày) hoặc sau cấy 5 ngày để mạ

nhanh phát triển, đẻ nhánh sớm, với 30 % lượng đạm và 50 % lượng kali

Bón thúc 2: Bón thúc lần 2 sau lần 1 khoảng 15-20 ngày với 40 % tổng lượng đạm

Trang 12

Bón thúc 3: Là bón đón đòng, trước trổ khoảng 15-20 ngày, lượng còn lại

Ở giai đoạn bón thúc, cần chủ yếu là Kali và Đạm Trong mối quan hệ giữa 2 yếu tố này thì đạm vẫn là yếu tố tăng năng suất hàng đầu Đạm giúp cây phát triển thân lá, tăng chiều cao, đẻ nhánh, tăng năng suất Trong giai đoạn nuôi hạt mà cây lúa có biểu hiện thiếu dinh dưỡng (lá vàng) thì Ure là lựa chọn hàng đầu để bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho cây

Ure cho cao su:

Đối với cây cao su, trong các khoáng chất cần thiết cho cây cao su như lân, kali, canxi, magie… thì đạm là yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất, đóng vai trò tạo năng suất và chất lượng Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây cao su cần dinh dưỡng để phát triển rễ, thân, cành, lá thì đạm có vai trò quan trọng trong tiến trình này Nếu cây được cung cấp lượng đạm đầy đủ, kết hợp với các khoáng chất khác:

+ Cây phát triển nhanh, rút ngắn thời gian đoạn kinh doanh, mang lại lợi nhuận cho người trồng cao su

+ Có bộ tán tốt, tạo sự quang hợp cao giúp cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại sâu bệnh và cho sản lượng cao

 Tăng năng suất và lợi nhuận cho người trồng cao su

Lợi thế so sánh sản phẩm phân Urê của PVFCCo với các đối thủ cạnh tranh

Đối tượng Tiêu chí

PVFCCoCác công ty phân bón VN (Bình Điền, Năm Sao)Mặt hàng Xuất khẩu chủ yếu sang

Campuchia là phân u-rê - sản phẩm này có một vị thế quan trọng về chất lượng trong thị trường trong nước

 Lợi thế: sản phẩm phân rê đóng vai trò độc quyền khi so sánh tương quan với các đối thủ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này

u-Xuất khẩu chỉ chủ yếu sang Campuchia là phân NPK

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan