những kỉ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn

8 9.8K 101
những kỉ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tôi xin được trình bày một số ý kiến về “Vai trò của Công đoàn trong nền kinh tế thị trường”. Trước những biến đổi về cơ cấu xã hội, quan hệ xã hội và tâm lý xã hội do nền kinh tế thị trường tạo ra. Công đoàn với vị trí “Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, là thành viên trong hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam, là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động”. Đòi hỏi hoạt động Công đoàn phải đổi mới các nội dung cơ bản sau: 1. Đổi mới tư duy nhận thức, lý luận: Về 2 tính chất giai cấp và quần chúng: hai tính chất này có quan hệ gắn bó với nhau. Trong hoạt động Công đoàn không được coi nhẹ một tính chất nào. Nếu chỉ coi trọng tính chất giai cấp thì về mặt tổ chức sẽ bị bó hẹp, tự thu mình lại và trên thực tế sẽ khó tồn tại đúng với bản chất của tổ chức Công đoàn, ngược lại chỉ coi trọng tính chất quần chúng thì sẽ dẫn đến xa rời mục tiêu chính trị, biến thành phường hội, sai lệch phương hướng hành động cách mạng và cũng không đúng với bản chất của Công đoàn cách mạng. Nên ta phải hiểu Đảng lãnh đạo Công đoàn, sự lãnh đạo đó không phải ngẫu nhiên, áp đặt mà Đảng chỉ lãnh đạo về mặt chính trị, tư tưởng. Song rất tôn trọng tính độc lập về mặt tổ chức và hoạt động của Công đoàn. Lênin đã nói: “Trong công tác, Đảng dựa trực tiếp vào Công đoàn …” Do vậy Công đoàn là chỗ dựa của Đảng. Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước là sự thống nhất công tác, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng, bình đẳng trong mọi hoạt động cùng vì mục đích chung là xây dựng CNXH “Dân giàu, nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Công đoàn thực hiện kiểm tra hoạt động của Nhà nước, giúp các cơ quan Nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình, chống bệnh quan liêu, hành chánh trong các hoạt động Nhà nước. Đó chính là quan điểm lấy dân làm gốc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Nhà nước là người bảo đảm lợi ích người lao động, Công đoàn là người bảo vệ lợi ích người lao động, có cái bảo đảm mới có cái bảo vệ. Với 3 chức năng: chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của CNVC-LĐ, tham gia quản lý và giáo dục, vận động. Trong đó chức năng bảo vệ lợi ích mang ý nghĩa là trung tâm, là mục tiêu hoạt động của Công đoàn, bởi vì “Công đoàn sinh ra, tồn tại và phát triển là để bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài và lợi ích hàng đầu của người lao động”. Trong kinh tế thị trường cần hết sức coi trọng chức năng bảo vệ lợi ích CNVC-LĐ. Bảo vệ lợi ích người lao động không mang tính chất đối kháng giai cấp, không mang tính chất một mất một còn. - Chức năng giáo dục mang ý nghĩa tạo động lực tinh thần, là điều kiện xã hội để Công đoàn hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Chức năng tham gia quản lý mang ý nghĩa điều kiện, phương tiện đạt mục tiêu. 2. Đổi mới các nội dung hoạt động của Công đoàn: - Tổ chức các phong trào thi đua: phải coi trọng thi đua là phong trào cách mạng quần chúng, vì vậy phải coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng tự nguyện, tự giác thi đua. Thi đua phải gắn chặt và thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, của đơn vị, coi trọng chất lượng và hiệu quả. - Bảo vệ lợi ích và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động: muốn vậy Công đoàn phải tham gia quản lý cơ quan, đơn vị. Cần nói rõ thêm Công đoàn tham gia quản lý không có nghĩa là làm thay công việc quản lý của Chính quyền. Việc tham gia quản lý thông qua các hình thức sau: Tổ chức hội nghị CBCC nhằm “Thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan”. Tham gia các hội nghị tư vấn trong cơ quan như: Hội đồng khoa học, hội đồng nâng lương, hội đồng kỷ luật, khen thưởng … Tổ chức đối thoại, hội nghị liên tịch, tổ chức chỉ đạo hoạt động ban Thanh tra nhân dân, tổ chức các phong trào thi đua, tham gia giải quyết khiếu nại - tố cáo các tranh chấp lao động, tổ chức các hội nghị chuyên đề. - Xây dựng CĐCS vững mạnh: Củng cố, ổn định hệ thống tổ chức Công đoàn. Xây dựng quy chế làm việc Ban chấp hành, xây dựng quy chế phối hợp làm việc với Chuyên môn. Đặc biệt chú trọng kiện toàn các tổ Công đoàn, nội dung hoạt động của tổ Công đoàn “3 giúp, 1 thực hiện” phải được chương trình hóa. Nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động của cán bộ công đoàn. 3. Đổi mới phương pháp hoạt động Công đoàn: Trong hoạt động không được mệnh lệnh, hách dịch, cửa quyền, quan liêu, độc đoán mà phải coi trọng thuyết phục, giáo dục, vận động, phát huy tính tự nguyện, tích cực, năng động, sáng tạo của quần chúng. Tránh nặng về hội họp, ra nhiều văn bản, nghị quyết mà thiếu sự kiểm tra, đôn đốc. 4. Đổi mới tổ chức, cán bộ Công đoàn: - Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ. Bố trí, sắp xếp sử dụng hợp lý cán bộ trên nguyên tắc: Vì việc tìm người chứ không vì người tìm việc. - Cần đánh giá đúng năng lực cán bộ Công đoàn, coi trọng năng lực thực tế, năng lực trí tuệ, năng lực khoa học. không đánh giá dựa theo cảm tính. - Công tác Công đoàn được coi như một “nghề”. Từ đó có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn, có chế độ, chính sách động viên, khuyến khích cán bộ tích cực trong hoạt động Công đoàn. Có cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn trong cơ chế thị trường. 5. Đổi mới công tác chỉ đạo, thực hiện: Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo, thực hiện hoạt động Công đoàn phải thường xuyên tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tránh coi kiểm tra là xử lý kỷ luật, mà coi kiểm tra là giúp đỡ, uốn nắn. - Trong kiểm tra đòi hỏi người cán bộ Công đoàn phải biết lắng nghe ý kiến quần chúng, biết nắm bắt thông tin nhiều chiều, xử lý thông tin một cách khách quan khoa học, nhằm phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ quần chúng, Ngoài ra còn đòi hỏi người cán bộ Công đoàn phải biết tự nghiên cứu, tìm hiểu các chế độ chính sách để tham mưu chính quyền thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho CNVC.LĐ. - Trong các hoạt động phải sơ kết, tổng kết để rút ra bài học kinh nghiệm. Thường xuyên tổ chức giao lưu, trao đổi để không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động Công đoàn. Trên đây là một số kinh nghiệm, mà bản thân xin được chia sẻ và trao đổi! Nguyễn Đình Thám (Chủ tịch CĐCS trường THPT Hoàng Văn Thụ - H. Châu Thành – T. Tây Ninh) Bản thân tôi tham gia Công đoàn từ rất lâu (Ngay từ những ngày đầu Miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975) nên cũng có ít nhiều kinh nghiệm trong công tác Công đoàn ở đơn vị trường học. Bản thân từ là 1 công đoàn viên thường, sau đó một thời gian dài trải qua các chức vụ trong Ban chấp hành Công đoàn, tham gia Ban giám hiệu, Bí thư chi bộ cho đến nay sắp đến tuổi nghỉ hưu, nên cũng tạm rút ra được một số bài học kinh nghiệm để giúp cho hoạt động Công đoàn đạt hiệu quả thiết thực: Thứ nhất là về bản thân đồng chí chủ tịch Công đoàn, lấy kinh nghiệm từ đồng chí chủ tịch Công đoàn trường tôi là một người có tuổi đời và tuổi nghề, có uy tín trong trường và trong Ngành, có năng lực tập họp quần chúng, có năng lực vận động quần chúng thực hiện tốt qui chế chuyên môn và các cuộc vận động của công đoàncơ sở và Công đoàn cấp trên, có năng lực tham mưu với Chi bộ về những cuộc vận động lớn của đơn vị, có năng lực phối hợp với BGH để thực hiện nhiệm vụ chính trị và chuyên môn ở cơ quan. Đặc biệt là công tác giám sát, đề xuất, kiến nghị và đấu tranh với BGH về việc thực hiện chính sách, chế độ, những quyền lợi chính đáng của Công đoàn viên. Thứ hai là công tác phối hợp của BGH với chủ tịch Công đoàn về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Kinh nghiệm cho thấy nếu BGH biết phối hợp tốt với BCH Công đoàn nhất là với chủ tịch Công đoàn thì dù những việc khó khăn nhất cũng có thể hoàn thành một cách tốt đẹp. Đơn cử một số việc cụ thể để thực hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009 theo chủ đề năm học của Bộ Giáo dục & Đào tạo là “Năm học ứng dụng thông tin” trong dạy học. BGH đã phối hợp với Công đoàn tổ chức phổ cập cho 100% giáo viên toàn trường, bằng cách tổ chức cho GV chưa biết tin học phải học lấy bằng A tin học, việc học được tổ chức trong nhà trường, học phí Công đoàn hỗ trợ 50% bằng nguồn quỹ Công đoàn. Đến nay toàn trường đã xóa mù xong tin học cho GV, 100% GV có thể soạn giáo án điện tử phục vụ đổi mới giảng dạy. Công tác thi đua của nhà trường cũng đã có bước chuyển đáng kể nhờ vào các cuộc phát động thi đua của Công đoàn và nhà trường liên tục trong những năm gần đây đạt danh hiệu trường tiên tiến, nhiều GV và cán bộ quản lý đạt chiến sĩ thi đua cơ sở và tỉnh. Thứ ba là công tác lãnh đạo của Chi bộ với các hoạt động Chuyên môn và hoạt động của các Đoàn thể trong nhà trường. Chi bộ đứng đầu là đồng chí bí thư kiêm hiệu trưởng đã thống nhất các đầu mối hoạt động trong nhà trường vào các nghị quyết từng thời điểm của Chi bộ để các tổ chức đoàn thể thực hiện. Đồng chí bí thư Chi bộ vừa ở cương vị lãnh đạo cao nhất ở đơn vị, quyết định mọi công việc của đơn vị đồng thời là người cộng tác gần gũi với Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn trường và cả với ông Trưởng ban Đại diện cha mẹ học sinh trong trường để thực hiện các nhiệm vụ trong nhà trường. Với cơ chế làm việc như vậy nên trong nhiều năm qua, toàn trường đã tạo được mối đoàn kết nhất trí, mọi Công đoàn viên đều an tâm công tác, mọi quyền lợi từ vật chất đến tinh thần dù nhỏ nhất của Công đoàn viên đều được đảm bảo, Công đoàn cơ sở hằng năm đều được công nhận Công đoàn vững mạnh và vững mạnh xuất sắc, nhiều cá nhân trong ban Chấp hành Công đoàn, trong ban Giám hiệu và Công đoàn viên được tặng nhiều giấy khen, bằng khen của Công đoàn ngành và Công đoàn cấp trên. Trương Văn Thanh (Bí thưchi bộ - Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Văn Thụ - H. Châu Thành - T.Tây Ninh) Tôi còn nhớ, mùa hè năm 2002 Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp với Ban Giám hiệu trường tổ chức cho cán bộ-giáo viên-nhân viên đi tham quan nghỉ mát tại một số nơi thuộc các tỉnh Miền Trung của Đất nước. Thông qua chuyến đi này, một mặt Công đoàn muốn giáo dục về lĩnh vực đời sống văn hóa Việt Nam cho Công đoàn viên, bổ sung các kỹ năng sống, giúp thu thập thông tin phục vụ cho công tácgiảng dạy và giáo dục học sinh trong những năm tiếp theo v.v. Mặt khác sẽ bồi bổ tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm tái tạo lại sức lao động phục vụ cho năm học sau tốt hơn. Trong chuyến đi này, bản thân tôi có nhiều kỷ niệm đẹp và cũng không ít khó khăn với vai trò là Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Công đoàn, cùng với Chủ tịch Công đoàn đứng ra chịu trách nhiệm tổ chức. Với mong uốn cho chuyến đi được thành công và an toàn. Chăm lo đời sống tinh thần và một phần đời sống vật chất cho cán bộ và công đoàn viên là trách nhiệm của tổ chức Công đoàn và cán bộ Công đoàn cơ sở. Khi đến Huế có rất nhiều cảnh đẹp, non nước hữu tình và nên thơ như Sông Hương, Núi Ngự, Thành Nội, Chùa Thiên Mụ, Cầu Tràng Tiền…Nhưng rất tiếc tôi không được ngắm nhìn thật lâu và thật kỹ bởi vì một phần lo nơi ăn chỗ nghỉ cho đoàn, phần khác bản thân không tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất trong việc quản lý tài chính cho đoàn (vì nhà nghỉ không có tủ riêng) nên cứ tối về là tôi phải ở lại phòng để trông coi “ Hồ bao” mà không được thỏa sức đi dạo chơi và chiêm ngưỡng cảnh vật. Tuy nhiên, chuyến đi rất thành công vượt lên trên cả mong đợi của mọi người và ban tổ chức chuyến đi. Về đến nhà mọi người đều an toàn, lúc đó cảm thấy mình như đang đứng trước dòng sông thơ mộng và ngập tràn hạnh phúc. Lê Phước Mỹ (Hiêu phó trường THPT Hoàng Văn Thụ) Không phải ngẫu nhiên mọi người lại thường nói vui cùng nhau “Công đoàn là mẹ, là cha…”! Sau khi tốt nghiệp tại trường sư phạm, tôi được phân công về công tác tạihuyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cách nhà tôi gần 100 km. xa ba mẹ, xa gia đình bắt đầu một cuộc sống tự lậpvới nhiều bỡ ngỡ, lạ lẫm cả trong công việc cũng như cuộc sống, lương tháng 60 đồng mỗi tháng. Công đoàn đã là tổ ấm giúp cho tôi vượt qua được những bỡ ngỡ ban đầu, cung cấp cho tôi những lon gạo hàng tháng. Sự động viên, quan tâm của các anh, các chị trong ban chấp hành Công đoàn trường, đã giúp cho tôi được cảm giác ấm ápnhư đang sống ở nhà mình. Trong giảng dạy, học tập ở các anh chị đồng nghiệp trong Công đoàn tổ chuyên môn, những hoạt động Công đoàn như văn nghệ, thể thao… cùng với những tiếng cười ấm áp của những học sinh thân yêu là liều thuốc quý giá đối với tôi. Tôi sẽ không bao giờ quên được những ngày mưa đầu mùa tháng 5 năm 1985 tại con kênh ngã ba Vịnh ngày nào, Khi cùng học sinh và đồng nghiệp đào những con cho nước tưới các cánh đồng lúa của dân huyện Châu Thành. Bản thân xưa nay chỉ biết ăn học, là sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm thành phố HCM, chưa bao giờ biết sống giữa trời mưa, giữa những cánh đồng bao la, một con kênh dài vô tận, những cái cuốc, những giọt mồ hôi trưa nắng gay gắt… không thể diễn tả nổi những phút giây đó! Có những lúc tôi gần như kiệt sức – chính lúc ấy mới cảm nhận hết được tình yêu thương, đùm bọc của các anh chị em trong Công đoàn trường. nhưng cũng chính lúc đó tôi mới cảm nhận hết sự ấm áp đầy nghĩa tình của tổ ấm Công đoàn. Các chị, các anh đã sẻ chia cùng tôi những khó khăn cả trong công việc cũng như cuộc sống, luôn bên tôi để động viên và sẻ chiagiúp cho tôi vững vàng hơn để vượt qua được bước ngoặt khó khăn, để có thể sớm đứng lên được, để tiếp tục vững bước. Hai mươi lăm năm qua đi, từ cô bé hay khóc nhè vì nhớ mẹ ngày nào để hôm nay trở thành người phụ nữ chín chắn và biết lo toan hơn. Là giáo viên nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, là cô giáo được nhiều học sinh và đồng nghiệp yêu mến, vững vàng hơn trong cuộc sống, tôi không thể quên được một “người đồng hành” cùng tôi đó là tổ chức Công đoàn nơi tôi công tác. Nếu người mẹ thân yêu của tôi đã cho tôi cuộc sống này, cho tôi được lớn lên bằng lời ru ngọt ngào và tình yêu thương vô bờ bến thì tổ ấm công đoàn là người mẹ thứ hai đã giúp cho tôi cứng cáp hơn, mạnh mẽ hơn để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Chính ở đây tôi đã được hoọc thật nhiều từ các anh, các chị những người đi trước, chính ở đây tôi đã được sống trong sự đùm bọc và tình yêu thương ấm áp nhất để vượt qua được mọi sóng gió, để sống tốt hơn. Mừng sinh nhật Công đoàn Việt Nam tuổi 80, tôi xin chân thành cảm ơn BTC cuộc thi đã cho tôi có dịp được thể hiện tình cảm của mình thay lời cảm ơn. Nguyễn Thị Thành Danh Là giáo viên trẻ mới ra trường còn nhiều bỡ ngỡ, tôi được học tập, tìm hiểu về Công đoàn và trở thành Công đoàn viên trẻ nhất của trường năm học 2002- 2003. Thời gian thấm thoát thoi đưa nay tôi đã dần trưởng thành, cũng có đảm nhận một vài chức vụ trong cơ quan. Thế nhưng , những thành quả tôi có được như ngày hôm nay, tất cả vì có sự tin tưởng, dìu dắt của thầy Chủ tịch Công đoàn trường, Ban Chấp hành Công đoàn và ban Giám hiệu. Tôi vốn dĩ rất nhút nhát, ít nói và giao tiếp rất hạn chế. Thế nhưng vào năm học 2003-2004 sau khi về trường công tác, vừa được kết nạp là Công đoàn viên tôi đã được tín nhiệm bầu vào làm Thanh tra nhân dân. Tôi lo lắng, sợ mình không thể làm được việc gì sẽ phụ tấm lòng của người Chủ tịch đáng kính ấy? Và bằng với sự tận tình và cộng thêm cố gắng của bản thân, tôi đã hoàn thành tốt vai trò của mình. Tôi cảm thấy thật vui khi đã góp chút công sức bé nhỏ làm thay đổi bộ mặt Công đoàn trường ở cương vị Thanh tra nhân dân. Nhiều người cho rằng cả đời mình sẽ chẳng làm được gì nếu không có ai đó phát hiện và tin tưởng giao việc. Tôi đã dần trưởng thành hơn trong môi trường Công đoàn. Biết lắng nghe, chia sẻ, quan tâm, hòa đồng với mọi người. Tất cả nhờ vào “con mắt biết nhìn người của Thầy”. Thế rồi tôi trở thành người đồng nghiệp hòa đồng thân thiện với mọi người lúc nào không biết. Giờ đây, tôi không còn là một cô giáo trẻ bẽn lẽn, e thẹn nữa thay vào đó là một người giáo viên trẻ năng động luôn hoàn thành nhiệm vụ dù đó là công tác gì. Tôi bây giờ có thể xây dựng kế hoạch, chuẩn bị tốt tất cả các phong trào Đoàn thể. Khi giao việc cho tôi từ Chủ tịch Công đoàn đến Ban giám hiệu đều tin tưởng. Quả thật đó là niềm hạnh phúc mà tôi không thể tìm được lần thứ hai trong đời ở bất cứ môi trường nào khác. Tôi lớn lên, trưởng thành tất cả là nhờ vào hoạt động Công đoàn. Có lẽ ngàn lời tri ân cũng chưa đủ với Công đoàn trường nói chung và Thầy Chủ tịch Công đoàn nói riêng đã chắp thêm đôi cánh để tôi vươn cao vươn xa hơn trong cuộc sống trồng người của mình. Có thể ngày mai tôi sẽ đến một môi trường mới để nhận công tác, cũng có thể cả đời tôi gắn bó với mái trường này. Dù tôi có ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ công việc gì tôi cũng sẽ không bao giờ quên nhờ đâu có tôi của ngày hôm nay. Câu nói “Uống nước nhớ nguồn” với tôi giờ càng thấm thía. Tôi chân thành cảm ơn Ban tổ chức cuộc thi đã tạo điều kiện cho tôi được nói lên lời cảm ơn đến người đã dám tin tưởng, yêu thương và chỉ bảo tôi tận tình trong suốt bảy năm công tác tại trường THPT Hoàng Văn Thụ. Thầy ơi! Dù con có là Bí thư Đoàn trường, Tổ trưởng Chuyên môn hay bất cứ cương vị nào thì con vẫn muốn mình bé nhỏ, ngây thơ, khờ khạo như ngày nào để được Thầy dìu dắt, nâng đỡ. Ngàn lời yêu thương, lời chúc sức khỏe con trân trọng gởi đến thầy Nguyễn Đình Thám – Chủ tịch Công đoàn trường. Huyền Tôn Nữ Tiểu Bá ÔNG CÔNG ĐOÀN MỘT TRỨNG Vào những năm 80 thời bao cấp, nhiệm vụ của công đoàn toàn là “Việc không tên” cứ cái gì đụng đến “Cơm áo gạo tiền” là có mặt Công đoàn. Vì vậy hằng tháng Công đoàn phải lo đi liên hệ với các cửa hàng để mua thực phẩm về cho cơ quan. Tốt nghiệp ĐHSP được nhận công tác tại một trường THSP của một tỉnh lớn ở Miền Tây. Được kết nạp vào tổ chức Công đoàn nhà trường. Với tính tình nhanh nhẹn, tháo vát tôi được bầu vào Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường phụ trách đời sống. Tới tháng tôi bắt đầu công việc mới là đi mua thực phẩm về cho Công đoàn. Công đoàn trường tôi có 32 công đoàn viên. May mắn lần đầu tiên đi ngoại giao lại quen cô hàng trưởng cửa hàng thực phẩm và tôi đã mua được 32 ký thịt heo, 32 bánh đậu phụ, riêng trứng vịt chỉ có 21 quả. Thịt và đậu phân phối đủ cho từng người, riêng trứng có 21 quả mà chia cho 32 người thì rất khó. Trong khi đó chị em yêu cầu phải đủ mỗi người 2 trứng, cuối cùng thống nhất là 10 người lấy trước cón lại thì lấy đợt sau, 21 trứng chia cho 10 người dư 1 quả. Ai lấy trứng này đây? Là ủy viên Ban Chấp hành công đoàn việc gì khó phải nhận lấy trước. Nhiều khi đi mua thực phẩm về không đủ mình phải nhường cho cho anh chị em còn mình phải đợi, đó là chuyện thường ngày. Thôi thì một trứng không ai lấy thì để tôi vậy. Tháng tiếp theo cũng như vậy lại có 25 quả trứng và tôi chỉ nhận được một quả. Hai lần mỗi lần tôi chỉ nhận được một trứng và tự nhiên tôi được biệt danh “Ông Công đoàn một trứng”. Trong cơ quan lại có 2 thầy tên Quang và cùng dạy môn triết học, để phân biệt mọi người luôn gọi tôi với biệt danh “Quang một trứng”. Mắc cười hơn nữa là thầy Hiệu phó chuyên môn khi xếp thời khóa biểu (lúc đó còn xếp bằng tay chứ chưa có máy móc gì) tên Quang thì dài nên thầy viết “Q”. Để phân biệt với thầy Quang kia nên thầy Hiệu phó ghi tắt “Q1T”. Và như thế tôi lại có thêm một biệt danh mới nữa “thầy Q một trứng” đó là văn viết còn văn nói thì ai cũng gọi tôi là “thầy Cu một trứng”. Bàn luận một tý: Một kỷ niệm không bao giờ quên trong những năm tháng hoạt động Công đoàn thời bao cấp, cái thời mà gạo đong từng chén, nước mắm đong từng muỗng, bột canh nếm bằng đầu đũa, nhưng cuộc sống nó đẹp làm sao: Sống vô tư, không tính toán thiệt hơn, biết nhường nhịn nhau từng mớ rau hạt muối. Cán bộ Công đoàn đi mua thực phẩm thì đi bằng xe đạp cà tàng không chuông, không phanh, đi mua thực phẩm cả ngày như vậy nhưng không có một chế độ ưu đãi gì! Có hôm phải nhịn đói nhưng vẫn vui vẻ và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bao giờ phàn nàn hoặc kêu ca gì cả. Còn bây giờ cuộc sống quá đầy đủ, quá sung túc nhưng không còn tìm thấy kỷ niệm đẹp ấy nữa. Câu chuyện là kỷ niệm của riêng tôi, câu chuyện của một thời để nhớ. Hà Minh Quang TẢN MẠN … KÝ ỨC Thoáng giật mình ngoảnh nhìn lại… đã 23 năm rời xa mái trường cũ: “Trường cấp III Vừa học Vừa làm Châu Thành”. Ngồi nhớ lại thuở ấy – một thời lắm gian khổ mà cũng nghiều kỷ niệm thật đáng nhớ: Đúng như cái tên trường, những cựu học sinh chúng tôi bây giờ, ngày ấy phải “Vừa học Vừa làm” – vừa đúng nghĩa, lại vừa chưa đúng nghĩa…Vì có nhiều lúc là “Vừa làm Vừa hoc” – “Làm” nhiều hơn “học”, rồi có lúc phải nghỉ “học” để “làm” khi thời vụ tới: trồng mỳ, trồng khoai, tỉa đậu phộng…hàng hecta đất, rồi xoay sang làm cỏ, vun xới… tối mặt tối mày. Nhớ lại, tôi tự thương thì ít, mà thương các thầy, cô chủ nhiệm lớp, cứ rát hơi bỏng cổ la hét đám học trò “dài lưng tốn vải” làm thì nhác, chơi thì siêng. Thêm nữa, cứ phải canh chừng đám “đệ tam quái thần” này khi tỉa đậu phộng, lơ là một tý thế nào cũng thiếu hạt giống…”chúng nó” đã lén bốc cất vào túi quần dài, Để vừa chắc ăn, vừa đỡ mệt vì la hét, trường trộn thuốc DDT vào hạt giống, nhưng… thiếu vẫn hoàn thiếu…”lũ chúng nó” bất kể cả DDT. Mà quái lạ, chúng tôi chẳng ai bị làm sao. Giờ nghĩ lại cái “tao đoạn” ấy tôi vẫn chợn, tại bụng dạ chúng tôi tốt đến mức “miễn dịch” cả với DDT? Hay…tại DDT “dzởm”? hay để dọa chúng tôi trường chỉ trộn vôi hay bột phấn gì đó không chừng? Từng “câu hỏi lớn không lời đáp – cho đến bây giờ mặt vẫn chau”. Lũ chúng tôi rất thích đi tỉa lạc, chứ trồng mỳ thì ghét lắm – vừa cực hơn, vừa chẳng có gì để…ăn! Tới mùa thu hoạch, cũng chỉ thích nhổ đậu phộng, chứ không thích nhổ mỳ: đậu phộng vừa thơm vừa bùi lại dễ “cất”, mỳ chỉ cần một củ thôi là ngán đến tận cổ… Nghĩ, những thế hệ học sinh hôm nay sướng thật: trường lớp lúc nào cũng khang trang, sạch đẹp… trường chúng tôi ngày ấy mái tranh vách đất: mái thì thợ làm, vách đất thì học sinh: ngào đất trộn rơm thành hồ trát, nhưng… nặng nhọc, lấm lem. Mái tranh vách đất nên chỉ hơn năm là “mái dột cột xiêu”. Tôi còn nhớ vào mùa mưa, rất nhiều buổi thầy trò phải túm tụm một góc… thậm chí có cái kèo mục gãy cứ toòng teng, lủng lẳng trên đầu mà đùa giỡn với sinh mạng của thầy, trò chúng tôi. Mùa nắng lại có cái khổ của mùa nắng: nền đất – vốn là đất thịt – khô, bụi cứ phần phật dưới bàn chân, chỉ cần đi mạnh chân, hay chạy nhảy là mù mịt… Không chỉ lao động vất vả, ngày ấy chiến tranh biên giới Tây Nam, chúng tôi còn phải lo tránh đạn pháo. Chung quanh bên ngoài các dãy phòng học là giao thông hào chữ chi sẵn sàng bởi đâu biết lúc nào giặc pháo kích! Trường tôi lúc ấy ngoài các dãy lớp mái tranh vách đất, cón một dãy bốn phòng xây (nhưng cũng “xuống cấp” nhiều) dành cho nơi làm việc: văn phòng, thư viện, kho chứa cũng bị đạn pháo sập 2 phòng. May là trong dịp nghỉ Một thời… nhưng điều tôi cảm nhận rất rõ, trân trọng, lưu lại đến bây giờ là tình thầy trò thật gần gũi, ấm áp: chúng tôi đang ở cái tuổi “phá phách” nhưng thầy, cô luôn ân cần, độ lượng… cứ tưởng “qua mặt” được thầy, cô nhưng… nếu thầy, cô không dễ tha thứ, chắc có lẽ chúng tôi đã biết “thế nào là lễ độ”! Mỗi ngày một lớn, một trưởng thành mới thấy được cái thuở “trứng đòi khôn hơn vịt” dại khờ lại cứ tưởng mình khôn! … Tản mạn một vài kỷ niệm âu cũng là sự hoài vọng để tri ân, tri công. Kỷ niệm khó có thể nói hết. Công ơn thầy cô có gì sánh tày? . Hè năm 2002 Cựu học sinh Lưu Linh Nhiệm GV trường THPT Chuyên Hoàng Lê Kha . và hoạt động của Công đoàn. Lênin đã nói: Trong công tác, Đảng dựa trực tiếp vào Công đoàn …” Do vậy Công đoàn là chỗ dựa của Đảng. Quan hệ giữa Công đoàn. ngũ cán bộ Công đoàn, có chế độ, chính sách động viên, khuyến khích cán bộ tích cực trong hoạt động Công đoàn. Có cơ chế bảo vệ cán bộ Công đoàn trong cơ

Ngày đăng: 26/09/2013, 00:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan