ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC GIÚP KHẮCSÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH

8 1.5K 16
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC GIÚP KHẮCSÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

sáng kiến kinh nghiệm hóa 10

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC GIÚP KHẮC SÂU KIẾN THỨC HÓA HỌC CHO HỌC SINH PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, việc làm này phải được thực hiện thường xuyên trong giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Nhiều năm nay Bộ giáo dục và Đào tạo đã có nhiều đề án đổi mới giáo dục để giáo dục Việt nam có thể theo kịp với các nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. - Hóa họcmôn học về sự biến đổi chất, một môn học thực nghiệm giúp học sinh nhận biết được hiện tượng xảy ra để rồi tư duy giải thích bản chất của một sự vật, các qui luật của nó gắn với các sự vật hiện tượng xảy ra trong tự nhiên. Vì vậy khi giảng dạy môn Hoá cần phải thực hành thí nghiệm 2. Mục đích nghiên cứu - Trong nhiều kì thi học sinh giỏi Quốc tế học sinh Việt nam thường làm bài thi lí thuyết rất tốt, thậm chí đạt điểm tuyệt đối, song điểm thực hành thì còn thua nhiều so với học sinh các nước khác, điều đó đã làm cho những người làm công tác giáo dục đáng phải suy nghĩ và trong quá trình thay sách giáo khoa hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo đã tăng cường các thí nghiệm thực hành đối với việc giảng dạy Hóa học trong trường phổ thông. Qua việc giảng dạy bộ môn Hóa học bậc THPT có sử dụng thí nghiệm theo đúng yêu cầu của bộ môn chúng tôi nhận thấy học sinh học tập rất tích cực, các em có vai trò như một nhà khoa học được tìm tòi, khám phá nên các em rất hứng thú với việc học tập, từ đó việc tiếp cận kiến thức mới rất nhanh, hiểu bản chất và tiết học trở nên sôi động hào hứng. Chính vì vậy thí nghiệm thực hành trong bộ môn Hoá học là điều cần thiết không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy (thí nghiệm đặt vấn đề và thí nghiệm kiểm chứng) + Thí nghiệm đặt vấn đề thường được thực hiện trong các tiết dạy trên lớp để học sinh nắm bắt các hiện tượng từ đó tư duy giải quyết bản chất để tìm tòi, sáng tạo ra cái mới. + Thí nghiệm kiểm chứng thường được thực hiện trên phòng thực hành để học sinh kiểm chứng lại và tin tưởng vào lí thuyết đã học nhằm củng cố niềm tin vào khoa học vào thầy cô giảng dạy và gây hứng thú trong việc học môn Hóa học 3. Kết quả cần đạt được - Nâng cao việc nhận thức cho giáo viên về việc cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc tăng cường sử dụng thí nghiệm thực hành. - Tạo điều kiện cho học sinh đến gần với việc nghiên cứu khoa học, phát huy tính chủ động tích cực của các em, làm cho các em có niềm đam mê khoa học, từ đó sẽ nâng cao được chất lượng giảng dạy của bộ môn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đề tài này đã được tôi nghiên cứu, tổ chức thực hiện ở trường THPT xxxx PHẦN II. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận - Thực hành thí nghiệm là một việc làm không thể thiếu đối với việc giảng dạy bộ môn Hoá học trong trường phổ thông. Theo chương trình phân ban môn Hoá học của bộ GD–ĐT thì số tiết thực hành thí nghiệm và số tiết cần phải làm thí nghiệm trực quan cho học sinh được tăng lên khá nhiều so với chương trình cải cách trước đây, nhằm giúp cho học sinh được “học đi đôi với hành” từ đó giúp học sinh được hiểu sâu hơn, rộng hơn những kiến thức về bộ môn mà mình đang học. Chính vì vậy việc tăng cường cho học sinh làm các thí nghiệm thực hành trong quá trình dạy Hoá học ở trường phổ thông là rất cần thiết, nhằm đảm bảo đúng qui chế chuyên môn mà bộ GD– ĐT đã ban hành và nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Cụ thể khung chương trình các thí nghiệm cần thực hiện trong chương trình Sách giáo khoa phân ban như sau: a. Số thí nghiệm cần thực hiện trong các tiết dạy trên lớp Khối 10NC: 35tuần chương 3, 4, 5, 6, 7 có tối thiểu 25 tiết sử dụng thí nghiệm Khôi 11NC: 35tuần chương 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 có tối thiểu 35 tiết sử dụng thí nghiệm Khối 12NC: 35tuần chương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 có tối thiểu 35 tiết sử dụng thí nghiệm Khối 12CB: 35tuần chương 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 có tối thiểu 30 tiết sử dụng thí nghiệm b. Số tiết thí nghiệm thực hành cần thực hiện Khối 10NC: HKI: 2 tiết HKII: 5 tiết Khối 11NC: HKI: 2 tiết . HKII: 5 tiết Khối 12NC: HKI: 4 tiết HKII: 5 tiết Khối 12CB: HKI: 2 tiết HKII: 2 tiết 2. Thực trạng của vệc sử dụng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy Hoá học ở trường phổ thông hiện nay. - Hiện nay việc làm thí nghiệm thực hành trong quá trình giảng dạy bộ môn Hoá học ở các trường phổ thông còn nhiều vấn đề khó khăn bất cập vì nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan: Ví dụ hoá chất không đảm bảo chất lượng, dụng cụ không đồng bộ, thời gian các giáo viên dành cho việc làm thử các thí nghiệm không nhiều, trong nhiều trường phổ thông chưa có cán bộ chuyên trách việc chuẩn bị thí nghiệm…vv. Vì vậy việc sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông còn nhiều hạn chế, do đó việc thực hiện đầy đủ các thí nghiệm thực hành theo đúng qui chế của bộ GD–ĐT đối với bộ môn chưa đạt được những kết quả như chúng ta mong muốn. 3. Các giải pháp của nhà trường a. Công tác chỉ đạo thực hành thí nghiệm - Đầu năm học các khối trưởng thống kê các thí nghiệm cần thực hiện trong năm học, thông qua Nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện, lập phân phối các thí nghiệm thực hành bao gồm thực hiện trong các tiết dạy trên lớp trong các bài học và thí nghiệm thực hiện trên phòng thực hành theo phân phối chương trình để mọi thành viên trong tổ có kế hoạch chủ động trong việc thực hiện. - Trên cơ sở các dụng cụ và hóa chất cần sử dụng của các thí nghiệm cần thực hiện trong năm học của các khối, cán bộ quản lí phòng thí nghiệm lập kế hoạch bổ sung, sửa chữa, trình BGH xem xét giải quyết. - Coi việc làm thí nghiệm thực hành trong các tiết lên lớp là việc sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên và có đánh giá thi đua cho các giáo viên. - Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm làm thí nghiệm thực hành (cả thành công và thất bại) trong các buổi sinh hoạt nhóm chuyên môn - Giáo viên dạy lớp nào chịu trách nhiệm lớp đó về thực hiện thí nghiệm trên lớp và thí nghiệm thực hành theo phân phối chương trình - Giáo viên phải làm thử các thí nghiệm thực hành trước, các hiện tượng phải chính xác, đề phòng các tình huống phát sinh có thể có. - Giáo viên có thể nghiên cứu các giải pháp thay thế hóa chất khác có tính chất tương tự để làm thí nghiệm hoặc thay đổi cách thức tiến hành ở một số thí nghiệm tạo sự sinh động, gây hứng thú cho học sinh và bảo đảm an toàn. Thí dụ: Dùng Xilen thay cho Toluen trong thí nghiệm tác dụng với dung dịch KMnO 4 Có thể thay ống nghiệm hình trụ bằng ống nghiệm có nhánh khi làm thí nghiệm của kim loại tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc. b. Qui trình chuẩn bị thí nghiệm trong tiết dạy trên lớp - Khi giảng dạy một tiết giáo viên cần phải nghiên cứu các thí nghiệm cần làm, thí nghiệm nào có tác dụng tích cực đối với học sinh, không mất thời gian, không ảnh hưởng đến thời gian của tiết dạy và có tính liên hoàn trong bài dạy. - Giáo viên chuẩn bị dụng cụ, hoá chất gọn nhẹ và phải bảo đảm biểu diễn thành công. - Giáo viên có thể thay đổi cấu trúc bài giảng (không nhất thiết phải đúng theo cấu trúc của SGK) Thí dụ: Khi dạy bài SO 2 . Giáo viên có thể đưa phần điều chế lên trước, sau đó dạy phần tính chất vật lí và tính chất hoá học của SO 2 - Dùng khí SO 2 thu được để hướng dẫn lí tính (trạng thái, màu sắc, tính tan …) - Dùng khí SO 2 để làm tiếp một số hoá tính trong bài dạy (tác dụng với quỳ tím ẩm, dd Br 2 , thuốc tím) Vì vậy từng bài dạy cần phải có thí nghiệm, nghiên cứu thực hiện theo hướng này, thì học sinh sẽ hứng thú, thích học hơn. Nhiều học sinh tiếp thu môn hoá chậm, ít thích học môn Hoá, mau quên, vì phải nhớ công thức, phải viết đúng kí hiệu, phải thực hiện đúng phương trình phản ứng xảy ra theo một qui luật nhất định của nó. Cho nên trong dạy hoá học phải thực hành thí nghiệm xem như là điều bắt buộc cần thực hiện, có như thế học sinh mới thích học, từ đó mới nâng dần chất lượng môn hoá bắt đầu từ sự thích phương pháp giảng dạy của giáo viên. Phong cách dạy và sự nhiệt tình của giáo viên sẽ làm cho học sinh yêu thích học bộ môn. Nói cách khác học sinh học tốt bộ môn nào đó thì học sinh đó trước hết nó yêu mến, đồng cảm với giáo viên từ đó dần dần sẽ yêu mến môn học đó. Đối với môn Hoá trước hết là phương pháp giảng dạy trong đó phải có thí nghiệm là trực quan sinh động hình thành lòng tự tin, yêu khoa học thì học sinh sẽ học tốt hơn. c. Qui trình chuẩn bị thí nghiệm trong tiết thực hành * Chuẩn bị của giáo viên - Nghiên cứu kỹ lưỡng bài thực hành - Cần phải làm trước, để có thao tác chuẩn chính xác, kiểm chứng trước tính đúng đắn của thí nghiệm, đảm bảo sự thành công của thí nghiệm - Chuẩn bị chia nhóm học sinh cho phù hợp tâm sinh lí của từng nhóm (có cả nam và nữ, có cả học sinh học yếu và khá) - Chuẩn bị đủ các thí nghiệm cho mỗi nhóm (chỉ chuẩn bị đủ trang phục, đúng hóa chất và dụng cụ cho các thí nghiệm của tiết thí nghiệm đó mà thôi), tránh tình trạng học sinh tự ý làm các thí nghiệm khác, không đảm bảo an toàn - Chuẩn bị đủ các kiến thức liên quan để giải đáp thắc mắc và tư vấn cho học sinh trong quá trình thực hành thí nghiệm - Nhắc nhở học sinh thực hiện đúng nội qui khi làm thí nghệm (không được quậy phá, nghịch vô ý thức, để bảo đảm an toàn khi thực hành thí nghiệm). * Chuẩn bị của học sinh - Nghiên cứu trước bài thực hành, nắm rõ tương đối chính xác các thí nghiệm cần thực hiện. - Ôn lại các kiến thức có liên quan đến các thí nghiệm trong bài thực hành. - Chuẩn bị bảng báo cáo thực hành (hoặc vở thực hành) 4. Kết quả đã đạt được - Đã thực hiện được trên 90% các thí nghiệm theo yêu cầu của bộ môn, trong đó + Thí nghiệm thực hiện trong các tiết dạy trên lớp trong các bài học đạt khoảng 80% đối với tất cả các giáo viên + Thí nghiệm thực hiện trên phòng thực hành (học sinh tự làm thí nghiệm và báo cáo kết quả) đạt 100% theo phân phối chương trình PHẦN III. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Khuyến nghị - Bộ GD&ĐT cần có những chỉ đạo các công ty thiết bị giáo dục sản xuất các thiết bị giáo dục đủ số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng theo chương trình phân ban mà bộ đang thực hiện để cung cấp cho các trường THPT trên toàn quốc, giao chỉ tiêu đào tạo cán bộ chuyên trách việc thực hành thí nghiệm ở trường phổ thông cho các trường Sư phạm nhằm giúp cho việc đổi mới giáo dục được đồng bộ và đạt kết quả cao - Sở GD-ĐT nên tổ chức kì thi học sinh giỏi thực hành để thúc đẩy việc dạy thực hành của bộ môn trong các trường THPT trong thành phố - Các trường THPT cần có những cán bộ chuyên trách việc quản lí phòng thí nghiệm và chuẩn bị thí nghiệm cho bộ môn Hoá học nói riêng và các bộ môn nói chung. - Ban giám hiệu các trường THPT cần quan tâm đầu tư lượng kính phí tương xứng cho cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm các bộ môn. - Cấp trên nên giao cho các trường THPT được chủ động sử dụng tất cả các nguồn kinh phí và tìm đối tác cung cấp các thiết bị giáo dục cho từng bộ môn. 2. Kết luận - Trên đây là một số việc mà chúng tôi đã thực hiện tăng cường sử dụng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy và hiệu quả đạt được là rất rõ. Tuy nhiên việc sử dụng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông không phải lúc nào cũng dễ dàng thuận tiện và đạt được những kết quả như chúng ta mong muốn, vì nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Do đó việc sử dụng thí nghiệm thực hành trong giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông phần nào cũng còn bị hạn chế. - Trong quá trình thực hiện chuyên đề chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót trong lí thuyết cũng như thực tiễn, cần phải có sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm để cho việc thực hiện thí nghiệm thực hành được hoàn thiện hơn, đồng thời bổ sung phần lí thuyết cho chuyên đề này được súc tích hơn, có cái nhìn thực tế hơn, từ đó việc sử dụng thí nghiệm thực hành trong quá trình giảng dạy môn Hóa học trở thành nhu cầu thiết yếu của giáo viên và có tính ứng dụng rộng rãi đều khắp trong trường THPT. TÀI LIỆU THAM KHẢO SGK lớp 10, 11, 12 nâng cao - Nhà xuất bản Giáo dục SGV lớp 10, 11, 12 nâng cao - Nhà xuất bản Giáo dục Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Hóa học 12 Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK - Nhà xuất bản Giáo dục Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng khối 10, 11, 12 - Nhà xuất bản giáo dục

Ngày đăng: 25/09/2013, 17:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan