THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH

3 11.7K 409
THAM LUẬN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THAM LUẬN “NÂNG CAO CHẤT LƯNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS” I. KHÁI QT TINH HÌNH CHUNG : Trong việc giảng dạy bộ môn TA ở trường phổ thông nhằm mục đích trang bò cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, góp phần quan trong trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn TA THCS điều nhất thiết là mỗi giáo viên cũng phải suy nghó làm sao cho học sinh mình yêu thích bộ môn, chất lượng học tập bộ môn được nâng dần lên và có hiệu quả cao. Chính vì vấn đề trên nên tôi xin mạn phép nêu vài suy nghĩ mang tính cá nhân của mình về “Nâng cao chất lượng dạy học môn TA ở trường THCS” *) Đối với học sinh ở bậc THCS bộ môn TA là bộ môn khá khó, thời gian học chỉ được bắt đầu từ lớp 6. - Thực tế giảng dạy và kiểm tra ở học sinh các khối lớp 8 và 9 cho thấy còn nhiều học sinh chưa tiếp thu tốt bài giảng của thầy cô, chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình. - Thực tế trên có một vài nguyên nhân như sau: + Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của bộ môn chưa cao. Các em thường thấy rằng môn TA không quan trọng lắm so các môn Văn, Tóan. + Yêu cầu của các bài học đòi hỏi học sinh phải nắm các kiến thức cơ bản. Nếu các em đã không tiếp thu tốt bài cũ thì sẽ không thể hiểu bài mới. Và khi để lỗ hổng kiến thức này rộng hơn thì các em càng thêm chán học . + Còn những tiết học chưa thực sự thu hút học sinh. Giáo viên vì áp lực dạy hết bài, hết chương trình nên chưa quan tâm đúng mức đến việc tiếp thu kiến thức của từng học sinh. *) - Việc áp dụng thành công phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi sự chuẩn bò kỹ từ phía Nhà trường, giáo viên và học sinh. Trong thực tế hiện nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực gặp phải những khó khăn cơ bản như sau: * Khó khăn về cơ sở vật chất của Nhà trường: Đa số các phòng học vẫn chỉ có bảng, phấn, bàn ghế chưa phù hợp với mô hình lớp hoạt động thảo luận nhóm. Chưa có phòng chức năng phù hợp, trang thiết bò phục vụ cho việc giảng dạy không đầy đủ, việc áp dụng các thiết bò như: đèn chiếu đa năng….còn hạn chế. * Khó khăn từ phía người dạy: Muốn áp dụng phương pháp dạy học tích cực, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải tự học. Đối với một Nguyễn Trung Kiên số giáo viên hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc soạn giảng gặp không ít khó khăn. Vì chưa qua học tin học hoặc có học nhưng chưa sử dụng máy tính thành thạo. - Chưa phát huy hết mục đích ý nghóa của tiết dự giờ thăm lớp, thao giảng thường mang tính đối phó làm sao cho đủ số tiết dự đã quy đònh. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa bao qt hết đến việc hình thành và rèn luyện kỹ năng làm bài, kỹ năng tự học và tự đọc cho học sinh. * Khó khăn về phía học sinh: Đại bộ phận còn ỷ lại, thụ động dựa dẫm vào thầy cô, chỉ quen học vẹt, ít tư duy, học tủ, học lệch, hạn chế về việc vận dụng kiến thức vào việc làm bài tập, cách trình bày một bài đoạn văn, câu văn ngắn…. Khi làm kiểm tra tên lớp chỉ trông nhờ vào bài làm của bạn để quay cóp. - Phương pháp học tập còn nhiều hạn chế, phần lớn học theo kiểu thụ động, thiếu tư duy sáng tạo, máy móc, rập khuôn, thờ ơ trong học tập, chưa biết bố trí và phân phối thời gian cho việc học và thư giãn hợp lý. Thiếu tinh thần tự học. Nhiều em nhận thức chưa đúng về môn học cho đây là môn học không quan trọng. - Học sinh bò hổng kiến thức, không đủ khả năng theo kòp chương trình nên có tâm lý “phó thác”, khả năng tiếp thu kiến thức yếu. - Một bộ phận học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà xa trường, điều kiện đi lại vất vả nên còn mặc cảm và ngại tham gia các hoạt động phong trào và ngoại khóa .ù II. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯNG BỘ MÔN 1. Về phía giáo viên: - Thiết kế được những giáo án phù hợp với đối tượng học sinh, kiến tạo được nhiều thời gian, tạo mọi điều kiện nâng cao hoạt động nhận thức cho học sinh. - Thường xuyên học tập, nghiên cứu, trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao năng lực của bản thân. - Về phương pháp cần phải đổi mới hơn nữa, áp dụng nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp với đối tượng học sinh nhằm kích thích tinh thần tích cực học tập. Nhất là hoạt động nhóm để thực hành trên lớp. - Cần có biện pháp hướng dẫn học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu. - Thực hiện nghiêm túc tất cả các hình thức kiểm tra từ khâu kiểm tra bài cũ đến 15 phút, 1 tiết và thi học kỳ. - Thường xuyên truy bài tạo thói quen học tập hàng ngày cho học sinh. - Phát huy khả năng tư duy của học sinh từ thấp đến cao, tránh hình thức học thuộc lòng máy móc. - Đặc biệt cần dành thời gian cho học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài tập, kỹ năng thực hành, vận dụng. Nguyễn Trung Kiên - Tăng cường những tiết dự giờ thăm lớp để học tập, trao đổi kinh nghiệm. - Trong những lần họp tổ, cần đưa ra những vướn mắc về chuyên môn để kòp thời tháo gỡ. 2. Về phía học sinh: - Trước hết các em phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học. Cần rèn luyện nhiều hơn nữa kó năng làm bài tập, tham gia vào việc hoạt động nhóm nhất là việc thực hành thí nghiệm để khắc sâu kiến thức. - Phải tuân theo mọi hướng dẫn trong các hoạt động trên lớp, chuẩn bò bài và làm bài ở nhà. - Biết cách tự học, tự đọc sách tham khảo nhiều hơn - Không được học tập một cách máy móc, tự động, không được dựa dẫm vào sách giải bài tập. - Chuẩn bị đầy đủ về tư liệu học tập ; STK, từ điển, … III. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: 1. Đối với Nhà trường - Cần giảm bớt thời gian hội họp mang tính thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên chuyên tâm lo công tác chuyên môn. - Ban Giám hiệu có kế hoạch cho giáo viên có cơ hội tăng cường bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ . - Nhà trường nên chăm lo, củng cố và tăng cường trang thiết bị dạy học áp dụng CNTT, có phòng chức năng được bố trí đầy đủ từ máy tính, máy chiếu tới bàn ghế… 2. Đối với Tổ chuyên môn - Tăng cường thời gian cho việc trao đổi kiến thức và phương pháp dạy cho từng bài. - Trao đổi cách cập nhật kiến thức và phương pháp giảng dạy của bộ môn để tháo gỡ những vướng mắc về chuyên môn. - Cần có sự thống nhất cách dạy cho từng bài, từng mảng kiến thức. Trên đây là những nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn TA , rất mong được sự đóng góp chân tình của quý thầy cô. THCS n Bình, ngày 22 tháng 09 năm 2010 Người viết Nguyễn Trung Kiên Nguyễn Trung Kiên . THAM LUẬN “NÂNG CAO CHẤT LƯNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS” I. KHÁI QT TINH HÌNH CHUNG : Trong việc giảng dạy bộ môn TA ở trường. góp phần quan trong trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy môn TA THCS điều nhất thiết là

Ngày đăng: 25/09/2013, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan