ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II MÔN SINH 10 NĂM HỌC 2009-2010

6 1.4K 4
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KỲ II MÔN SINH 10 NĂM HỌC 2009-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌCII MÔN SINH HỌC 10 NĂM HỌC 2009-2010. 1. Hô hấp tế bào là gì? Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào? a. Khái niệm của hô hấp tế bào: Là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. trong quá trình đó, các phân tử cacbonhiđrat bị phân giải đến CO 2 và H 2 O, đồng thời năng lượng của chúng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng rất dễ sử dụng và chứa trong các phân tử ATP. b. Phương trình tổng quát: C 6 H 12 O 6 + 6O 2 6CO 2 + H 2 O + năng lượng (ATP + nhiệt). c. Các giai đoạn của quá trình hô hấp. * Đường phân : - Nơi diễn ra: Bào tương. - Nguyên liệu: Glucôzơ (6 cacbon). - Diễn biến: Glucôzơ bị biến đổi. - Sản phẩm: 2ATP, 2NADH và 2 axít piruvic. * Chu kì crep. -Nơi diễn ra: chất nền của ti thể. -Nguyên liệu: 2 phân tử axit piruvic. -Diễn biến: 2 axít piruvic biến đổi 2 Axêtyl- CoA + 2NADH + 2CO 2 . -Axetyl- CoAđi vào chu kì crep và bị biến đổi hoàn toàn đến CO 2. -Sản phẩm: 6NADH, 2ATP, 2FADH 2 và 4CO 2 . *Chuỗi chuyền electron hô hấp: - Nơi diễn ra: màng trong của ti thể. - Nguyên liệu: Các phân tử NADH và FADH 2 . - Diễn biến: Các phân tử NADH và FADH 2 được tạo ra trong những giai đoạn trước đã bị oxi hóa- khử. Trong phản ứng cuối, oxi hóa bị khử tạo ra nước. - Sản phẩm: Là các phân tử ATP và nước. 2. Quang hợp là gì? Nơi diễn ra, nguyên liệu, sản phẩm của pha sáng và pha tối trong quang hợp? a. Khái niệm của quang hợp: Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ. Quang hợp xảy ra ở một số vi khuẩn và tảo. b. Phương trình tổng quát: CO 2 + H 2 O + năng lượng ánh sáng + Hệ sắc tố CH 2 O + O 2 c. Các pha và quá trình của các pha: * pha sáng: - Nơi diễn ra: Màng Ttlacôit. - Điều kiện: Có áng sáng. - Nguyên liệu: Năng lượng ánh sáng, H 2 O, ADP và photpho vô cơ. - Diễn biến: + Hệ sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng. + Tổng hợp ADP, NADPH nhờ vào hoạt động của chuỗi chuyền electron quang hợp. - Sản phẩm: NADPH, ATP và O 2 . * pha tối: 1 - Nơi diễn ra: diễn ra trong chất nền của lục lạp - Điều kiện: Cả khi có ánh sáng và khi có bóng tối. - Nguyên liệu: sử dụng ATP và NADPH đến từ pha sáng. - Diễn biến: Chu kì Canvin (C 3 ) sử dụng ATP va NADPH đến từ pha sáng để biến đổi CO 2 thnh2 cacbonhiđrat. - Sản phẩm: là một hợp chất có 3 cacbon và nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nữa. 3. Chu kì tế bào là gì? Diễn biến của NST qua các kì của nguyên phân? Ý nghĩa của nguyên phân? a.Khái niệm của chu kì tế bào: Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. b. Diễn biến của các NST qua quá trình nguyên phân là: * phân chia nhân: - Kì đầu: Các NST kép khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn. màng nhân tiêu biến, thoi phân bào dần xuất hiện. giai đoạn bao gói. - Kì giữa: Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. thoi phân bào được đính vào hai phía của NST tại tâm động. - Kì sau: Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển trên thoi phân bào về hai cực của tế bào. - Kì cuối: Nhiễm sắc thể dãn xoắn và màng nhân xuất hiện. * Phân chia tế bào chất: - Tế bào chất phân chia: chia tế bào mẹ thành hai tế bào con. ở tế bào động vật màng tế bào co thắt lại ở vị trí mặt phẳng xích đạo. - Còn ở tế bào thực vật thì hình thành vách ngăn ( không co thắt được vì tế bào xenlulôzơ cứng). c.Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: - Đối với sinh vật nhân thực đơn bào: nguyên phân là cơ chế sinh sản. - Đối với các cơ thể đa bào: Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. - Giúp cơ thể tái sinh các mô hoặc cơ quan bị tổn thương. - Là hình thức sinh sản ở những sinh vật sinh sản sinh dưỡng. 4. Diễn biến của NST qua các kì của giảm phân? Ý nghĩa của giảm phân về mặt di truyền. a. diễn biến của NST qua các kì giảm phân: * Giảm phân 1:  Kì đầu 1. - NST bước vào kì đầu bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. - Có sự tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp tương đồng, có thể có trao đổi đoạn crômatit. - Thoi phân bào xuất hiện. - Cuối kì đầu màng nhân và nhân con tiêu biến.  Kì giữa1. - các NST kép di chuyển về mặt phẳng xích đạo tế bào tập trung thành hai hàng. - Dây tơ phân bào từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một cực của mỗi NST kép trong cặp tương đồng.  Kì sau 1. Các NST kép trong cặp tương đồng di chuyển về hai cực của tế bào. 2  Kì cuối 1. Các cặp NST dần dần giãn xoắn. màng nhân và nhân con dần dần xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. sau đó là quá trình phân chia tế bào chất tạo nên hai tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa. * Giảm phân 2:( kết quả). - Ở thực vật con đực từ 1 tế bào cho ra bốn tế bào đơn bội và sau đó phát triển thành bốn tinh trùng. - Con cái từ một tế bào cho ra bốn tế bào đơn bội trong đó gồm có ( một tế bào trứng và ba thể dịch hướng). - Ở thực vật: Các tế bào con nguyên phân số lần tạo nên hạt phấn hoặc túi phôi. b. Ý nghĩa của giảm phân: - Giảm phân kết hợp với thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp. - Giảm phân là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên giúp sinh vật thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. - Giảm phân, nguyên phân và thụ tinh giúp duy trì bộ nhiễm sắc thể của loài. 5. vi sinh vật là gì? Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật? a. Khái niệm của vi sinh vật: vi sinh vật là tập hợp những cơ thể có kích thước hiển vi, có đặc điểm chung là hấp thụ nhanh và chuyển hóa nhanh các chất dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản mạnh, phân bố rộng. b. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Kiểu dinh dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ Quang tự dưỡng. Ánh sáng. CO 2 Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh có màu tía và màu lục. Hóa tự dưỡng. Chất vô cơ. CO 2 Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh. Quang dị dưỡng. Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn không chứa luu huỳnh màu lục hoặc màu tía. Hóa dị dưỡng. Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn là vi khuẩn không quang hợp. 6. Lên men là gì? Phân biệt hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí về chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm. a. khái niệm lên men. Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất. trong đó chất cho và chất nhận electron là các phân tử hữu cơ. b.Phân biệt giữa hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí: Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Khái niệm Là quá trình ôxi hóa các phân tử hữu cơ. Là quá trình phân giải cacbonhiđrat để thu năng lượng cho tế bào. Chất nhận điện tử Chất nhận electron là các oxi hóa phân tử Một phân tử vô cơ không phải oxi phân tử Sản phẩm CO 2 , H 2 O và năng lượng. Năng lượng. 3 7. quá trình tổng hợp lipit diễn ra như thế nào?: Sự tổng hợp của lipit diễn ra ở vi sinh vật là do sự kết hợp glixêrol và axít béo bằng liên kết este. 8. quá trình phân giải prôtêin và ứng dụng. - Quá trình phân giải: Vi sinh vật tiết prôtraza ra môi trường để phân giải prôtêin thành các axitamin. Vi sinh vật hấp thụ axitamin và tiếp tục phân giải tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào. - Ứng dụng: Ứng dụng trong việc sản xuất nước mắm và nước chấm. 9. Lên men lactic gồm những quá trình nào? Glucôzơ vi khuẩn lactíc đồng hình axít lactit. Glucôzơ vi khuẩn lcatic dị hình axit lactic + CO 2 + etanol + axit axetic. 10. sinh trưởng của vi sinh vật là gì? Thời gian thaế hệ là gì? a. khái niệm sinh trưởng: Là sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào cho quần thể. b.Thời gian thế hệ: Là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc cho đến khi số lượng của tế bào tăng gấp đôi. 11.Đặc điểm của nuôi cấy không liên tục quần thể vi khuẩn. Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật gồm có 4 pha: * Pha tiềm phát: Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất. * Pha lũy thừa: Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất. số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh. * Pha cân bằng:Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi theo thời gian. *Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm. 12. Môi trường nuôi cấy không liên tục là gì? ứng dụng? môi trường nuôi cấy không liên tục, không bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. 13.Vi sinh vật nhân thực và nhân sơ có những hình thức sinh sản nào? Nội bào tử là gì? MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN THI Câu 1.Hô hấp tế bào là gì? a. Là quá trình chuyển đổi các phân tử vô cơ thành CO 2 và H 2 O. b. là quá trình chuyển đổi năng lượng tế bào bằng cách phân giải các phân tử ôxi thành CO 2 và H 2 O. c. Là quá trình chuyển đổi năng lượng tế bào bằng cách phân giải các phân tử cacbonhyđrat (glucôzơ, tinh bột,…) thành CO 2 và nước. 4 d.Là quá trình chuyển đổi năng lượng tế bào bằng cách phân giải các phân tử prôtêin(glucôzơ, tinh bột,…) thành CO 2 và nước. Câu 2. Ở tế bào nhân thực, hô hấp tế bào diễn ra chủ yếu ở đâu? a. Ribôxôm b. Ti thể c. Tiêu thể d. Tế bào chất Câu 3: đặc điểm của hô hấp tế bào là gì? a. Giải phóng năng lượng ở dạng đơn giản ATP. b. Giải phóng năng lượng ở dạng đơn giản ADP. c. Tổng hợp năng lượng ở dạng đơn giản ATP. d. Tổng hợp năng lượng ở dạng đơn giản ADP. Câu 4: bản chất của hô hấp tế bào là gì? a. Chuỗi phản ứng ôxi hóa. b. Chuỗi phản ứng ion. c. Chuỗi phản ứng khử. d. Chuỗi phản ứng ôxi hóa khử. Câu 5: tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể? a. Năng lượng chứa trong các phân tử glucôzơ quá lớn so với nhu cầu năng lượng của từng phản ứng riêng lẻ trong tế bào. b. Phân tử ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết và thông qua các quá trình tiến hóa của các enzim đã thích nghi với việc dùng năng lượng với dạng ATP. c. Vì ATP được xem là đồng tiền năng lượng của tế bào. d. Câu a và b đúng. Câu 6: quá trình hô hấp tế bào gồm có các giai đoạn lần lượt như sau: Đáp án: đường phân – chu kì Crep – chuỗi chuyền electron hô hấp. Câu 7: tốc độ hô hấp tế bào phụ thuộc vào yếu tố nào? Đáp án: Nhu cầu năng lượng của tế bào. Câu 8: quá trình đường phân là gì? Đáp án: quá trình biến đổi glucôzơ xảy ra ở tế bào chất. Câu 9: quá trình đường phân xảy ra ở đâu trong tế bào? Đáp án: bào tương. Câu 10: Một phân tử glucôzơ sau khi đã trãi qua quá trình đường phân sẽ bị tách thành các phân tử nào? Đáp án: 2 axít piruvic. Câu 11: Câu nào sau đây đúng khi nói về quá trình đường phân? Đáp án: Quá trình đường đường phân sử dụng của tế bào 2 ATP. Câu 12: sản phẩm của quá trình đường phân là gì? Axit piruvic. Câu 13: nguyên liệu đầu tiên tham gia vào chuỗi chưyền electron hô hấp là gì? FADH 2 , NADH. Câu 14: sản phẩm thu được của chuỗi chuyền electron hô hấp là gì? H 2 O ,NAD +. Câu 15: phương trình tóm tắt quá trình đường phân là : Đáp án: C 6 H 12 O 6 – 2 axit piruvic + 2ATP + 2NADH. Câu 16: phưng trình tóm tắt chu trình crep là: Đáp án: 2 Axetyl-CoA 4CO 2 + 2ATP + 2FADH 2 + 6NADH. 5 6 . ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 10 NĂM HỌC 2009-2 010. 1. Hô hấp tế bào là gì? Các giai đoạn chính. Giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. - Giúp cơ thể tái sinh các mô hoặc cơ quan bị tổn thương. - Là hình thức sinh sản ở những sinh vật sinh sản sinh dưỡng.

Ngày đăng: 25/09/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan