bài thảo luận lần 3_nghiệp vụ thị trường mở tq

21 853 14
bài thảo luận lần 3_nghiệp vụ thị trường mở tq

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Nghiệp vụ thị trường mở Trung Quốc A.Cơ cở lý thuyết 1.1.Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua vào hoặc bán ra những GTCG của Chính phủ trên thị trường. Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHTW tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các TCTD, từ đó điều tiết MS và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường. 1.2. Đặc điểm: - Các chủ thể liên quan đến NV TTM : Tùy thuộc vào qui định của từng quốc gia. Thông thường gồm: NHTW; NH (đặc biệt là các NHTM); TCTC( Cty bảo hiểm, Cty tài chính, Cty đầu tư, …); Kho bạc nhà nước và các tổ chức,cá nhân chuyên buôn bán chứng khoán. - Các loại CK sử dụng trên nghiệp vụ thị trường mở: Các chứng khoán CP( chủ yếu là tín phiếu kho bạc) 1.3.Cơ chế tác động: Ta có CT: MS = m x MB 1.3.1 Khi NHTW mua CK trên TTM: - Ngay lập tức làm tăng dự trữ của HT NH  MB↑ từ MB o lên MB 1  MS↑ từ MS o lên MS 1 - Lãi suất LNH giảm ngay lập tức  i ↓ từ i o xuống i 1 i MS o MS 1 i o i 1 MD 0 1.3.2Khi NHTW bán chứng khoán trên TTM: MB o MB 1 2 - Dự trữ của HT NH giảm từ MB o xuống MB 1  MS ↓ từ MS o xuống MS 1 - Lãi suất LNH ngay lập tức tăng  i ↑ từ i o lên i 1 i MS 1 MS o i 1 i o MD 0 MB 1.4 .Ưu điểm, nhược điểm của công cụ này 1.4.1 Ưu điểm - NV TTM được tiến hành theo chủ ý của NHTW do vậy NHTW kiểm soát được hoàn toàn khối lượng giao dịch mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào khác. - NV TTM rất linh hoạt và chính xác cho bất kỳ quy nào (thể hiện trong việc thay đổi dự trữ và MB) - NV TTM dễ dàng đảo chiều khi NHTW mua quá nhiều hoặc quá ít CK - NV TTM có tính an toàn cao: giao dịch trên TTM hầu như không gặp rủi ro, xét trên cả góc độ của NHTW hay NHTM; vì cơ sở bảo đảm cho các giao dịch trên TTM đều là những GTCG có tỉnh lỏng cao, rủi ro tài chính thấp. - NV TTM có thể thực hiện một cách nhanh chóng không vấp phải sự chậm trễ của các thủ tục hành chính: khi NHTW muốn thay đổi lượng tiền cung ứng thì chỉ cần đưa ra yêu cầu cho các nhà giao dịch chứng khoán và sau đó việc mua bán sẽ được thực hiện ngay. 1.4.2 Nhược điểm - NHTW không thể kiểm soát được chính xác khối lượng tín dụng chiết khấu sẽ được sử dụng là bao nhiêu; NHTW chỉ có thể biết được khi các NHTM đem giấy tờ có giá đến để xin “tái cấp vốn” MB o MB 1 3 - Trong trường hợp NHTW muốn hạn chế cho vay qua cửa khẩu chiết khấu thì nó sẽ phải tăng lãi suất chiết khấu để hạn chế việc các NHTM đem thương phiếu, kỳ phiếu đến xin chiết khấu và do vậy mà các NH cũng hạn chế việc cho vay của mình làm số nhân tiền tệ giảm. B.Nghiệp vụ thị trường mở Trung Quốc I.Chủ thể OMO Trung Quốc 1.1.Ngân hàng nhân dân Trung Quốc là ngân hàng trung ương của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền kiểm soát chính sách tiền tệ và quản lý các định chế tài chính của nước này. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có lượng tài sản tài chính nhiều hơn bất cứ định chế tài chính công cộng nào trong lịch sử thế giới. Ngân hàng trung ương Trung Quốc bao gồm 18 vụ, phòng và cơ quan chức năng. [3]  Hành chính  Pháp chế  Chính sách tiền tệ  Thị trường tài chính  Cục ổn định tài chính  Khảo sát và thống kê tài chính  Kế toán và ngân quỹ  Hệ thống thanh toán  Công nghệ ngân hàng  Cục Tiền tệ và ngân kim  Cục Kho bạc nhà nước  Quốc tế  Kiểm toán nội bộ  Nhân sự  Cục nghiên cứu  Cục hệ thống thông tin tín dụng  Cục chống rửa tiền  Đào tạo Những tổ chức sau trực thuộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc: [4]  Trung tâm phân tích và theo dõi chống rửa tiền Trung Quốc  Trường cán bộ ngân hàng trung ương Trung Quốc  Nhà xuất bản tài chính Trung Quốc  Thời báo tài chính Trung Quốc  Trung tâm thanh toán quốc gia Trung Quốc  Cơ quan in ấn tiền và ấn chỉ ngân hàng Trung Quốc  Cơ quan quản lý tiền vàng Trung Quốc  Cơ quan tin học hóa tài chính Trung Quốc  Hệ thống giao dịch ngoại hối Trung Quốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có 9 chi nhánh khu vực ở Thiên Tân, Thẩm Dương, Thượng Hải, Nam Kinh, Tế Nam, Hán, Quảng Châu, Thành Đô và Tây An, 2 trụ sở điều hành ở Bắc Kinhvà Trùng Khánh, 303 chi nhánh thứ cấp cấp thành phố và 1809 chi nhánh thứ cấp cấp huyện, khu,6 văn phòng đại diện ở nước ngoài gồm Châu Mỹ, Châu Âu (tại London), Tokyo, Châu Phi, Frankfurt và văn phòng ở Ngân hàng phát triển vùng Caribê 1.2.Các đối tác của ngân hàng trung ương. Các NHTM là thành viên chủ yếu tham gia OMO của NHTW và là đối tác quan trọng của NHTW xét trên 2 phương diện độ tin cậy và tính hiệu quả. Các NHTM tham gia thị trường nhằm điều hoà vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán và đầu tư các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để hưởng lãi. Sự tham gia của các NHTM trong các giao dịch OMO có ý nghĩa quan trọng xét trên góc độ hiệu quả CSTT do: (i) NHTM là trung gian tài chính lớn nhất, có mạng lưới hoạt động rộng. NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển; (ii) Hơn nữa NHTM vừa là người đi vay, vừa là người cho vay trên thị trường tiền tệ. Các ngân hàng thương mại lớn ở Trung Quốc 1.2.1. Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC) Lợi nhuận trước thuế: 32,528 tỷ USD Vốn cấp 1: 113,393 tỷ USD Được thành lập năm 1984, ICBC hiện là ngân hàng lớn nhất trong "bộ tứ" đại gia ngân hàng Trung Quốc. Năm 2011, giá trị vốn hóa thị trường của ICBC là 235,772 tỷ USD, thu nhập ròng đạt 25,059 tỷ USD và tổng tài sản là 2042,093 tỷ USD. Hiện nay, số nhân viên của ICBC là 389.827 người. 1.2.2.Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) Lợi nhuận trước thuế: 26,448 tỷ USD Vốn cấp 1: 95,834 tỷ USD CCB là ngân hàng lớn thứ 2 tại Trung Quốc và là ngân hàng lớn thứ 8 trên thế giới tính theo giá trị vốn hóa thị trường. Được thành lập năm 1954, CCB lấy trụ sở giao dịch tại thành phố Bắc Kinh. Năm 2011, giá trị vốn hóa thị trường của CCB là 186,136 tỷ USD, lãi ròng 20,460 tỷ USD với tổng tài sản là 1640,263 tỷ USD. Hiện tại ngân hàng này có 301.537 nhân viên. 1.2.3Ngân Hàng Trung Quốc (Bank of China) Lợi nhuận trước thuế: 21,463 tỷ USD Vốn cấp 1: 94,579 tỷ USD Bank of China Limited là một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước của Trung Quốc. Ngân hàng này được thành lập năm 1912 và lấy trụ sở tại Bắc Kinh. Tính đến năm 2010, số nhân viên của ngân hàng này là 389.827 người. 1.2.4.Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) Lợi nhuận trước thuế: 18,230 tỷ USD Vốn cấp 1: 79,285 tỷ USD ACB hay còn gọi là AgBank là một trong bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc, thuộc “bộ tứ” đại gia ngân hàng của nước này. Được thành lập năm 1951, ACB có trụ sở tại thành phố Bắc Kinh. Hiện nay, ACB có khoảng 24.000 chi nhánh trên toàn Trung Quốc đại lục, Hong Kong, London, Tokyo, New York, Frankfurt, Sydney, Seoul, và Singapore với khoảng 210 triệu khách hàng cá nhân và 2,7 triệu khách hàng doanh nghiệp. 1.3. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng Tại một số quốc gia, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được tham gia OMO. Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư, hội tiết kiệm … coi thị trường mở như là nơi kiếm thu nhập thông qua việc sử dụng vốn nhàn rỗi để mua bán các GTCG. 1.4. Các nhà giao dịch sơ cấp Các nhà giao dịch sơ cấp tham gia vào OMO với tư cách là người trung gian trong việc mua bán các GTCG giữa NHTW và các đối tác khác. Các nhà giao dịch sơ cấp có thể là các NHTM, công ty chứng khoán, công ty tài chính. Thực tế ở nhiều nước, 70% giao dịch can thiệp của NHTW trên thị trường mở được thực hiện thông qua các nhà giao dịch sơ cấp. Khi đó, NHTW chỉ thực hiện mua bán GTCG với các nhà giao dịch sơ cấp. Và để thực hiện được vai trò này, các nhà giao dịch sơ cấp phải có nguồn vốn đủ mạnh đáp ứng yêu cầu quy định của NHTW và phải sẵn sàng thực hiện vai trò người tạo lập thị trường trong tất cả các phiên đấu thầu tín phiếu kho bạc. II.Công cụ nghiệp vụ mở NHTW TQ. "Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa" Điều 22, khoản 5: "Các Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc để thực hiện chính sách tiền tệ, có thể áp dụng các công cụ chính sách tiền tệ như sau: bán trái phiếu kho bạc trên thị trường mở, trái phiếu chính phủ và trái phiếu tài chính và ngoại hối;" Tháng 3 năm 1997 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ban hành các "hoạt động thị trường mở đại lý chính kiêm Quy định tạm thời", đó là các hoạt động của thị trường mở để cung cấp một cơ sở pháp lý. Công cụ của nghiệp vụ thị trường mở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc là trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ khác, trái phiếu tài chính và ngoại hối.Theo các quy định về kinh doanh nghiệp vụ thị trường mở của NHTW TQ (điều 6- 12) thì: • Hàng hóa được giao dịch là trái phiếu tài chính Quảng Châu, trái phiếu chính sách, trái phiếu ngân hàng trung ương, Tín phiếu kho bạc và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và các trái phiếu khác được chỉ định trong từng thời kì. • Các loại giao dịch bao gồm cả bán và mua lại. • Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ký thỏa thuận kinh doanh trái phiếu với các đại lý chính. • Kỳ hạn chứng khoán được chia thành 7 loại: 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 28 ngày, 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng. • Trái phiếu giao dịch thường được thực hiện bằng cách sử dụng các hồ sơ dự thầu, bao gồm số lượng hồ sơ dự thầu chào giá và lãi suất (hoặc giá đấu thầu). • Quyết toán vốn kinh doanh trái phiếu là do các ban ngành liên quan của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc để phát triển các thủ tục kế toán. • Trái phiếu đăng ký, lưu ký và thanh toán được thực hiện thống nhất trong Trung tâm Lưu ký Trust & Clearing Corporation Limited, được thành lập theo quy định của luật pháp liên quan của nó. III.Quy trình giao dịch: - Nghiệp vụ Thị trường mở ở Trung Quốc bắt đầu thực hiện từ tháng 3/1994. Tuy nhiên, thị trường hoạt động thực sự có hiệu quả bắt đầu từ tháng 5/1998, hệ thống buôn bán sơ cấp đã được thành lập khi PBOC (NHTW Trung Quốc) xóa bỏ cơ chế điều hành thông qua việc phân bổ hạn mức tín dụng. Các nghiệp vụ OMO bắt đầu được sử dụng kể từ ngày 26/5/1998; đến ngày 22/4/2003, tín phiếu NHTW bắt đầu được phát hành trên cơ sở thị trường trái phiếu liên ngân hàng. Mục đích chính của tín phiếu NHTW là hút về phương tiện thanh toán tăng lên do mua ngoại hối cho dự trữ ngoại hối. Các hoạt động của PBOC trên OMO bao gồm giao dịch mua lại, kinh doanh tại chỗ và phân phối các tín phiếu ngân hàng trung ương: + Các giao dịch mua lại được chia thành "repo" và "repo đảo ngược. + Giao dịch giao ngay được chia thành "mua" và "cổ phiếu được bán ra”. + Tín phiếu Ngân hàng Trung ương được phát hành là trái phiếu ngắn hạn. - Trước 27/2/2003 nghiệp vụ thị trường mở nói chung thực hiện mỗi tuần một lần – vào thứ ba. Từ tháng 2/2003 và tháng 5/2004 một số điều chỉnh tần số đã được thực hiện trên cơ sở thử nghiệm với việc thực hiện 2 phiên một tuần vào thứ 2 – thứ 5. Đây là một bước đi nhằm thúc đẩy và hỗ trợ nền tảng cơ chế cho hoạt động thị trường mở cửa ở Trung Quốc. Kể từ ngày 11/5/2004, nghiệp vụ thị trường mở nói chung được tiến hành vào hai ngày mỗi tuần – thứ 3 và thứ 5. - Các phương thức và quy trình giao dịch: + Giao dịch song phương: NHTW giao dịch trực tiếp với người mua-bán và thực hiện mua hoặc bán hẳn chứng từ có giá. + Giao dịch qua thị trường chứng khoán: Thông qua thị trường chứng khoán, qua các đại lý chứng khoán mà NHTW tiếp cận với người mua hoặc người bán để tiến hành mua hoặc bán. + Giao dịch qua đấu thầu: Đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Đấu thầu khối lượng: NHTW công bố khối lượng tiền cần mua hoặc cần bán bằng phương thức đấu thầu và ấn định mức lãi suất thực hiện, công bố điều kiện đặt thầu để tổ chức mua bán phải chấp hành. Sau đó, các Tổ chức Tín dụng cần mua hoặc bán sẽ tiến hành nộp thầu theo qui định. Sau khi mở thầu NHTW sẽ xác định tỷ lệ giá trị đạt thầu và phân bổ cho từng tổ chức tham gia đặt thầu. Sau khi trúng thầu các ngân hàng thực hiện nhận tín phiếu kho bạc và thanh toán tiền theo qui định. Đấu thầu lãi suất: Theo cách đấu thầu lãi suất thì các đơn vị đặt thầu đăng ký lãi suất đặt thầu và đi kèm là lượng tiền mua theo lãi suất đăng ký. NHTW sẽ quan tâm tới lãi suất đặt thầu và sẽ lấy từ lãi suất cao tới lãi suất thấp cho đến khi nào đạt được lượng tiền mà Ngân hàng Trung ương cần cung ứng vào lưu thông. Nguyên tắc khi xét thầu theo lãi suất: nếu NHTW bán thì sẽ xét đạt thầu từ lãi suất thấp đến lãi suất cao đảm bảo đủ lượng tiền cần bán. Ngược lại, khi NHTW mua thì xét đạt thầu từ lãi suất cao đến lãi suất đảm bảo đủ lượng tiền cần mua. IV.Khối lượng giao dịch từ năm 2008 đến 2010 Đơn vị: 100 triệu nhân dân tệ Thời gian Lượng tiền thu về Luợng tiền bơm ra Tổng = (Tổng1+ Tổng 2) (Tỷ NDT) Tổng 1 (Tỷ NDT) Hợp đồng mua lại kỳ hạn Phát hành chứng chỉ tiền gửi Tổng 2 (Tỷ NDT) Hợp đồng mua lại Mua lại chứng chỉ tiền gửi 2007 136,719.9 - - 136,719.9 139,676.2 - - 139,676.2 276,396.1 2008 193,700.1 783.9 193,916.2 184,953.2 783.9 184,169.3 378,653.3 2009 404,162.9 - - 404,162.9 388,227.5 - - 388,227.5 792,390.4 2010 451,054.0 - - 451,162.9 444,012.7 444,102.7 895,066.7 3M-2011 120,085 120,085 120,159.2 120,159.2 240,244.2 Source: Financial Statistics Monthly, CBC (Nguồn:thống kê tài chính hàng tháng của CBC) * Năm 2007- 2009 Năm 2007 NHTW Trung Quốc đã thực hiên bơm tiền ròng qua nghiệp vụ thị trường mở chỉ với mức là 295.700 tr NDT nhằm thực hiện chính sách siết chặt tiền tệ. Đến năm 2008, doanh số trúng thầu năm tăng gấp 1,37 lần so với năm 2007. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở kết hợp với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 3,4 lần cũng với mục tiêu tiếp tục ngăn chặn lạm phát tăng cao Đặc biệt năm 2009 với tổng doanh số giao dịch gấp 2,09 lần năm 2008, nâng dự trữ vượt quá ròng trong hệ thống ngân hàng phát hành trái phiếu chính phủ lên tới NDT 495.600.000.000 trong năm 2009, tăng NT $ 56.900.000.000 tương ứng 12,97% so với năm 2008. Số tiền nợ tiếp tục leo lên NT $ 3,971.0 tỷ USD vào cuối năm 2009, tăng NT $ 234.800.000.000 hay 6,28 % từ những năm cuối cùng trước đó. * Năm 2010 Doanh số năm 2010 bằng 3,24 lần so với năm 2007, 2,36 lần so với năm 2008 và gấp 1,13 lần năm 2009. *Năm 2012 Ngân hàng trung ương (NHTW) Trung Quốc đã quyết định bơm một số tiền tiền kỉ lục, tương đương 58 tỉ USD, dưới hình thức hợp đồng mua lại đảo ngược, vào thị trường tài chính để chấm dứt sự gia tăng của chi phí vốn vay do thiếu tiền mặt trong lưu thông. Hợp đồng mua lại đảo ngược là một hợp đồng mua chứng khoán với thoả thuận bán lại với mức giá cao hơn trong một kì hạn nhất định. V.Diễn biến lãi suất nghiệp vụ thị trường mở từ năm 2008 đến nay Biểu đồ thể hiện lãi suất kỳ hạn của PBC từ 2008-2010 5.1. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở năm 2008  Khái quát tình hình lãi suất năm 2008 Nửa đầu năm 2008, do ảnh hưởng của thông tin dự báo lạm phát mạnh, lãi suất bình quân gia quyền cho vay và cầm cố tăng lên 3,07% và 3,08% vào tháng 6. Vào quý 4, do chính sách tiền tệ mở rộng và dự báo thị trường có sự chuyển biến ngược lại rõ nét hơn, cụ thể: Kì hạn 1 năm 3 năm 3 tháng Lãi suất của trái phiều trung ương 4,0583% 4,52%-4,56% 3,4036%-3,4071% Kì hạn 7 ngày 14 ngày 21 ngày 91 ngày Mua lại điều kiện hoạt động 2,7% 3% 3,2% 3,4% Lãi suất bình quân gia quyền cho vay và cầm cố tháng 12 ở mức 1,24% và 1,22% thấp hơn so với tháng 6 là 1,84% và 1,57%, đặt mốc lịch sử thấp nhất của lãi suất cho vay, mức lãi suất của hoạt động mua lại thấp nhất đạt được kể từ năm 2005.  Nghiệp vụ thị trường mở và lý do biến động lãi suất Trong nửa đầu năm 2008, do sự biến động lớn trong nhu cầu thanh khoản ngắn hạn của hệ thống ngân hàng, People's Bank of China (PBC) sử dụng tín phiếu ngân hàng trung ương và repo của trái phiếu kho bạc đặc biệt theo tình trạng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng và các nhu cầu thay đổi của các tổ chức tài chính để phân bổ quỹ để tránh lỏng lẻo thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Trong nửa đầu năm 2008, phát hành tín . tiền gửi 2007 136 ,719.9 - - 136 ,719.9 139 ,676.2 - - 139 ,676.2 276 ,39 6.1 2008 1 93, 700.1 7 83. 9 1 93, 916.2 184,9 53. 2 7 83. 9 184,169 .3 378,6 53. 3 2009 404,162.9. giảm nhẹ tác động vào yếu tố mùa vụ trên thị trường. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở trên thị trường vẫn kỳ vọng thị trường ổn định và đúng hướng dẫn.

Ngày đăng: 21/09/2013, 16:15

Hình ảnh liên quan

 Khái quát tình hình lãi suất năm 2008 - bài thảo luận lần 3_nghiệp vụ thị trường mở tq

h.

ái quát tình hình lãi suất năm 2008 Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan