Giao an Sinh 10 co ban

57 431 0
Giao an Sinh 10 co ban

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần một GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Tiết 1 - Bài 1 CÁC CẤP ĐỘ TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I/.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải: - Giải thích được các nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống - Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị bản tổ chức nên thế giới sống - Trình bày được đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống - Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học II/.Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ dạy học: 1/.Giáo viên: -Tranh vẽ hình 1 SGK -Phiếu học tập về các cấp tổ chức của thế giới sống -Các tấm giấy bìa ghi các cấp tổ chức của thế giới sống 2/.Học sinh: III/. Trọng tâm: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống IV/.Tiến trình lên lớp: 1/.Ổn định lớp: 2/.Bài mới: Giáo viên mở bài bằng câu hỏi: Vật chất nói chung được cấu tạo như thế nào?(nguyên tử -> phân tử) Từ cấp độ nào mới phân biệt được vật chất sống và không sống?(phân tử) Giáo viên cho học sinh xem tranh vẽ hình 1 SGK và yêu cầu hs trả lời các cấp tổ chức của thế giới sống? Từ cấp độ nào trở đi mới thể hiện đầy đủ các cấp tổ chức của thế giới sống? (tế bào) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Sau khi hs trả lời các câu hỏi mở bài, gv phát phiếu học tập cho các nhóm(mỗi nhóm 2 bàn hs ngồi quay đầu vào nhau) và yêu cầu hs điền vào phần còn trống: I.CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG: Các cấp độ tổ chức bản của thế giới sống: tế bào, thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái Phiếu học tập phát cho các nhóm hs: CÁC CẤP TỔ CHỨC ĐẶC ĐIỂM 1.Tế bào 2.Cơ thể 3.Quần thể 4.Quần xã 5.Hệ sinh thái 6.Sinh quyển Gv cho thời gian từ 5-7’ hs làm xong, gv gọi các nhóm đứng tại chổ trình bày kết quả của nhóm trước lớp và sau đó gv bổ sung hoàn chỉnh kiến thức ở bảng sau: CÁC CẤP TỔ CHỨC ĐẶC ĐIỂM 1.Tế bào Tập hợp nhiều bào quan, là cấp độ đầu tiên thể hiện những đặc trưng của sự sống. 2.Cơ thể Tập hợp nhiều quan và hệ quan. 3.Quần thể Tập hợp nhiều thể cùng loài. 4.Quần xã Tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác nhau. 5.Hệ sinh thái Gồm quần xã và sinh cảnh. 6.Sinh quyển Tập hợp nhiều hệ sinh thái. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Gv yêu cầu hs đọc phần II.1 SGK và đặt câu hỏi : Thế nào là nguyên tắc thứ bậc? Dựa vào hình 1 SGK em hãy cho ví dụ về nguyên tắc thứ bậc? II.- ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CẤP TỔ CHỨC SỐNG: 1.Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc: Cấp dưới là nền tản để xây dựng tổ chức trên. Cấp tổ chức cao hơn những đặc tính nổi trội mà cấp dưới không được. Gv đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức vật lí của hs: thế nào là hệ kín? Thế nào là hệ mở? Vậy hệ thống mở của tổ chức sống là gì? Gv đặt câu hỏi khác: Khi các điều kiện môi trường thay đổi thì thể sinh vật bị ảnh hưởng không? thể sinh vật phải làm thế nào để giảm bớt sự lệ thuộc vào môi trường?(tự điều chỉnh) Cho ví dụ về tự điều chỉnh. 2.Hệ thống mở và tự điều chỉnh: Sinh vật ở mọi cấp độ đều không ngừng trao đổi chất và năng lượng với môi trường, đồng thời khả năng tự điều chỉnh để đảm bảo duy trì và điểư hòa sự cân bằng động trong thể. Gv hỏi: Trong tự nhiên, sự sống được tiếp diễn nhờ vào điều gì?( hs:Sự sinh sản và di truyền) Trong sinh sản thì thế hệ sau đặc điểm gì so với thế hệ trước? (hs:Có sự tiến hóa hơn). Nhờ tiến hóa mà sinh vật ngày nay như thế nào? (hs: Đa dạng và phong phú) Gv bổ sung thêm: Nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hoá đó là các biến dị di truyền(đột biến và biến dị tổ hợp) và sự tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên. 3.Thế giới sống liên tục tiến hóa: Sinh vật sinh sôi nảy nở liên tục tạo nên thế giới sống không ngừng tiến hoá 3/.Củng cố:học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được các cấp độ tổ chức của thế giới sống (gv thể kiểm tra bằng việc phát cho hs các tấm giấy bìa ghi sẵn các cấp độ và sau đó yêu cầu hs xếp theo thứ tự từ cấp độ nhỏ đến lớn). 4/.Dặn dò: học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài và đọc trước bài 2 -Hs xem lại kiến thức về phân loại học đã học ở lớp 6 và lớp 7 -Hs thể sưu tầm một số tranh ảnh về các giói sinh vật để chuẩn bi cho bài học sau. Tiết 2 - Bài 2. CÁC GIỚI SiNH VẬT I/.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải: - Nêu được khái niệm giới - Trình bày được hệ thống phân loại 5 giới - Nêu được đặc điểm chính của mỗi giới - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thu nhận kiến thức từ sơ đồ II/.Trọng tâm: đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống III/.Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ dạy học: Tranh phóng to hình 2 SGK Phiếu học tập về các giới sinh vật IV/.Tiến trình lên lớp: 1/.Ổn định lớp: 2/.Kiểm tra bài cũ: a/.Nêu các cấp tổ chức của thế giới sống, trong đó các cấp độ chính nào? b/.Nêu những đặc điểm chung của thế giới sống.Thế nào là đặc tính nổi trội? Cho ví dụ. 3/.Bài mới: Đặt vấn đề:thế giới sinh vật phong phú đa dạng được người ta phân loại như thế nào? Đặc điểm chung của các nhóm phân loại như thế nào? Đó là vấn đề sẽ được giải quyết trong bài này. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Gv cho hs xem SGK và hỏi: giới là gì? Các cấp độ tổ chức thấp hơn giới? I.CÁC GIỚI SINH VẬT 1.Khái niệm: Giới là đơn vị phân loại lớn nhất, gồm các ngành sinh vật chung những đặc điểm chính Gv treo sơ đồ hình 2 SGK phóng to và hỏi hs: hệ thống phân loại 5 giới gồm những giới nào? Từ một tổ tiên chung phân ra mấy nhánh? Nhánh nào được xem là tiến hóa nhất? 2.Hệ thống phân loại 5 giới: gồm giới khởi sinh, nguyên sinh, nấm, thực vật và động vật. Phần này gv cho hs hoạt động nhóm, chia mỗi lớp thành 6 hoặc 12 nhóm sau đó phát phiếu học tập cón để trống nội dung, các nhóm hs nghiên cứu trong SGK rồi điền vào phiếu học tập II.ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC GIỚI: Các nhóm hãy hoàn chỉnh phiếu học tập sau: Các giới sinh vật Đặc điểm cấu tạo Đặc điểm dinh dưỡng Sinh sản Đời sống Vai trò đối với tự nhiên và con người 1.Khởi sinh 2.Nguyên sinh 3.Nấm 4.Thực vật 5.Động vật Gv cho các nhóm hs thảo luận trong thời gian 10’, sau đó gv treo bảng phụ các mục giống như phiếu học tập đã phát cho hs rồi gọi các nhóm lên ghi kết quả vào bảng phụ, gv cho các nhóm khác bổ sung và kết quả phải đạt được: Các giới sinh vật Đặc điểm cấu tạo Đặc điểm dinh dưỡng Sinh sản Đời sống Vai trò đối với tự nhiên và con người 1.Khởi sinh Nhân sơ, đơn bào Tự dưỡng, dị dưỡng Vô tính Tự do, kí sinh, hoại sinh Phân giải các chất hữu cơ, gây bệnh… 2.Nguyên sinh Nhân thực, đơn và đa bào Tự dưỡng, dị dưỡng Vô tính Tự do, kí sinh, hoại sinh Phân giải các chất hữu cơ, gây bệnh, là thức ăn cho sinh vật khác… 3.Nấm Nhân thực, đơn và đa bào Dị dưỡng Vô tính, hữu tính Kí sinh, hoại sinh Phân giải các chất hữu cơ, gây bệnh, là thức ăn cho sinh vật khác, chế biến thực phẩm… 4.Thực vật Nhân thực, đa bào Tự dưỡng Vô tính, hữu tính Tự do, kí sinh Thức ăn cho động vật, điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước… 5.Động vật Nhân thực, đa bào Dị dưỡng Vô tính, hữu tính Tự do, kí sinh Cân bằng sinh thái, là mắc xích quan trọng trong chu trình sinh - địa – hóa… Gv yêu cầu hs dán các phiếu học tập vào vở học hoặc kẻ bảng ghi vào vở. 4/.Củng cố:học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được: -Hệ thống phân loại 5 giới -Các giới sinh vật và đại diện cho từng giới. 5/.Dặn dò:học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài và đọc trước bài 3 Phần hai SINH HỌC TẾ BÀO Chương I THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO Tiết 3 - Bài 3 CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC VÀ NƯỚC I/.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải: -Nêu được các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào -Phân biệt được vai trò của nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng đối với sinh vật -Giải thích được cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hoá của nước. -Trình bày được vai trò của nước đối với tế bào II/.Trọng tâm: Vai trò của các nguyên tố đa lượng và vi lượng. Cấu trúc hóa học của phân tử nước quyết định các đặc tính lí hoá của nước III/.Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện dạy học: Tranh vẽ hình 3.1 và 3.2 SGK, cốc nước và nước đá, một vài loại phân hoá học IV/.Tiến trình lên lớp: 1/.Ổn định lớp: 2/.Kiểm tra bài cũ: a/.Trình bày đặc điểm chính của giới nguyên sinh, khởi sinh và giới nấm. b/.Hãy so sánh sự khác nhau bản giữa giới thực vật và giới động vật. 3/.Bài mới: Gv giới thiệu phần 2: Chúng ta học những gì liên quan đến tế bào, sau đó giới thiệu nội dung chính của chương I : Thành phần hoá học của tế bào Đặt vấn đề vào bài mới: Các nguyên tố chính cấu tạo nên tế bào là gì? Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu tạo chung từ một vài nguyên tố? Vấn đề trên sẽ được giải đáp trong bài hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Gv cho hs đọc phần I SGK, sau đó đặt câu hỏi: Em hãy kể tên các nguyên tố hóa học tạo nên thể sinh vật? Trong dó, nguyên tố nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất? Tỉ lệ này phù hợp với tỉ lệ trong tự nhiên? Tại sao C là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của đại phân tử hữu cơ? Trong nông nghiệp, chúng ta thường bón những loại phân nào?( đạm, lân, kali,…) Các loại phân đó chứa những nguyên tố nào?(N,P,K) Các nguyên tố này cây cần nhiều hay ít?(nhiều) Ngoài ra, để tăng năng suất, con người còn phun (bón) thêm những loại nào lên cây trồng? (vi lượng). Nếu thiếu các nguyên tố vi lượng thì cây trồng phát triển tốt không? Gv yêu cầu hs cho ví dụ. I. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC: -Cơ thể sống được cấu tạo từ các nguyên tố sau:O,C,N,H,Ca,P,S,Na,Fe,Mn,Cu… Trong đó, C,H,O và N chiếm 96% khối lượng thể -C là nguyên tố quan trọng trong việc tạo nên sự đa dạng của các phân tử hữu cơ. -Dựa vào tỉ lệ các nguyên tố trong thể sinh vật mà người ta phân biệt các nguyên tố thành đa lượng và vi lượng: + Nguyên tố đa lượng: tham gia vào cấu tạo nên các dại phân tử như: prôtêin, cacbohiđrat, lipit… + Nguyên tố vi lượng: tham gia vào cấu tạo nên các enzim, hooc mon, vitamin…. Gv sử dụng hình 3.1 SGK mô tả cấu trúc hoá học của nước. Gv giải thích thêm: liên kết cộng hóa trị, tính phân cực, sau đó cho hs thảo luận nhóm về các hiện tượng sau: -Con nhện nước thể đi lại trên mặt nước -Nước từ đất -> rễ -> thân -> lá. -Nước đổ lá môn. -Giấy thấm vệ sinh… II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG TẾ BÀO: 1.Cấu trúc và đặc tính lí hóa của nước: -Cấu tạo: gồm 2 nguyên tử hiđrô liên kết cộng hoá trị với 1 nguyên tử oxi -> H 2 O -Tính chất: nước tính phân cực => các phân tữ nước thể liên kết với nhau tạo nên cột nước liên tục hoặc màng phim bề mặt. 2. Vai trò của nước: -Là dung môi hòa tan các hợp chất cần thiết cho thể sống -Là môi trường sống, thành phần cấu tạo của tế bào và xảy ra các phản ứng hóa sinh. -Làm ổn định nhiệt độ thể và môi trường. 4/.Củng cố: học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được: Tại sao chúng ta phải bón phân hợp lí cho cây trồng? Khi ta bón phân cho cây cần chú ý điều gì? Tại sao phải thay đổi món ăn sao cho đa dạng hơn là chỉ ăn một số ít món ăn yêu thích? Tại sao khi quy hoạch đô thị, người ta cần một khoảng đất cho cây xanh? Giải thích vai trò của các công viên nước và hồ nước đối với các thành phố đông dân. 5/.Dặn dò về nhà:học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài và đọc trước bài 4 Tiết 4 - Bài 4 CACBOHIĐRAT, LIPIT VÀ PRÔTÊIN I/.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải: -Liệt kê các dạng đường đơn, đường đôi, đường đa -Trình bày được chức năng của từng loại đường -Liệt kê được các loại lipit trong thể và trình bày được chức năng của chúng -So sánh sự khác nhau về cấu trúc và chừc năng giữa cacbohiđrat và lipit -Phân biệt được các mức độ cấu trúc của prôtêin -Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến protêin và giải thích được ảnh hưởng của những yếu tố này đến chức năng của prôtêin -Nêu được chức năng của prôtêin và qua đó học sinh hiểu vì sao prôtêin được xem là sở của sự sống. II/.Trọng tâm: Chức năng của các loại đường và lipit. Nguyên tắc cấu trúc cà chức năng của prôtêin. III/.Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện dạy học: -Hình vẽ 4.1, 5.1, 5.2 SGK -Đường mía, một số trái cây, sữa nguyên chất, bột gạo… -Sơ đồ vẽ sẵn cấu trúc của 1 axit amin và 1chuỗi pôlipéptit IV/.Tiến trình lên lớp: 1/.Ổn định lớp: 2/.Kiểm tra bài cũ: a/.Trình bày vai trò của các nguyên tố đa lượng và vi lượng trong thể sống. Cho ví du về nguyên tố vi lượng. b/.Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào. 3/.Bài mới: Đặt vấn đề: Thế nào là hợp chất hữu cơ? Hợp chất hữu khác hợp chất vô ở những điểm nào? Trong tế bào những đa phân tử hữu nào? Đó là vấn đề sẽ được giải quyết trong bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Gv hỏi: Em hãy kể các loại đường mà em biết? Các loại đường đó được xếp thành mấy nhóm? Gv lấy ra các loại đường đã chuẩn bị sau đó cho hs nếm và đặt câu hỏi: Các loại đường trên độ ngọt giống nhau? Giải thích vì sao ta nhai cơm càng nhiều thì ta thấy càng ngọt? I CACBOHIĐRAT (ĐƯỜNG) : 1. Cấu trúc hóa học: - Là hợp chất hữu đơn giản chỉ chứa 3 nguyên tố C, H, O với tỉ lệ (CH 2 O) n - các dạng đường sau: đường đơn, đường đôi, đường đa. Gv đặt vấn đề: Vì sao ta phải ăn cơm hàng ngày? Hoặc trâu bò ăn cỏ để làm gì?(lấy chất dinh dưỡng) thể ngưới cần xenlulozơ không? Vì sao? Các loài giáp xác, côn trùng bộ xương trong bằng canxi không? ( bô xương ngoài) Vậy bộ xuơng ngoài của chúng được cấu tạo bằng chất gì? 2.Chức năng của cacbohiđrat: - Là nguồn năng lượng dự trữ cho tế bào và thể - Tham gia vào thành phần cấu tạo nên tế bào và thể Gv tiến hành làm thí nghiệm: lấy 2 ly: 1 ly nước và 1 ly benzen. Nhỏ vài giọt dầu vào 2 ly, yêu cầu hs quan sát hiện tượng rồi giải thích. Kq: dầu chỉ tan trong benzen mà không tan trong nước. Gv treo đồ hình 4.2 SGK và yêu cầu hs mô tả cấu trúc của mỡ. Mỡ và dầu gì giống và khác nhau? Ta ăn loại nào thì tốt hơn cho sức khỏe? Vì sao? Em hãy cho biết để chuẩn bị ngủ đông thì vào mùa hè, thu, những con gấu phải làm gì? (Ăn nhiều để dự trữ dinh dưỡng ) Chất dinh dưỡng đó được dự trữ ở dạng nào? (mỡ dưới da) II. LIPIT: là nhóm chất hữu cũng được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O. Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. 1. Mỡ và dầu: - Cấu tạo: gồm glixêrol liên kết với 3 axit béo ( mỡ động vật thường là các axit béo no, dầu thực vật là các axit béo no không no) - Chức năng: dự trữ năng lượng cho tế bào và thể Gv vẽ hình photpholipit treo bảng và yêu cầu 2. Photpholipit: hs mô tả cấu trúc, sau đó gv đặt câu hỏi: Em hãy so sánh Photpholipit với dầu(mỡ)? Gv bổ sung: Photpholipit một đầu kị nước và một đầu ưa nước, khi hình thành màng tế bào, chúng 2 lớp: đầu kị nước quay vào trong, đầu ưa nước quay ra ngoài - Cấu tạo: gồm glixêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm photphat. - Chức năng: là thành phần cấu tạo chính của màng tế bào Gv đặt câu hỏi: Em đã từng nghe nhắc đến colectêrol? Ăn quá nhiều colectêrol sẽ dẫn đến hậu quả gì? Gv giảng giải: colectêrol tham gia vào cáư tạo màng tế bào động vật, nêú ăn quá nhiều thì tế bào dễ bị xơ cứng => đột quỵ tim. 3. Stêrôit: Các stêrôit như: colectêrol cấu tạo màng tế bào; estrôgen cấu tạo nên hooc môn… Các sắc tố ở thực vật vai trò gì? Còn các vitamin? Hs  4. Các sắc tố và vitamin: bản chất lipit như diệp lục, carotenoic, vitamin A, D, E, K Gv treo sơ đồ cấu trúc của 1 axit amin và 1chuỗi pôlipéptit và hỏi học sinh: Thành phần cấu tạo của prôtêin? Trong 1chuỗi pôlipéptit giữa các axit amin khác nhau bởi thành phần nào? Gv bổ sung: 20 loại axit amin khác nhau bởi gốc R, mỗi 1chuỗi pôlipéptit từ vài chục đến vài trăm axit amin khác nhau.Điều dó nói lên được tính chất gì của prôtêin? III- CẤU TRÚC CỦA PRÔTÊIN: 1. Thành phần cấu tạo: - Prôtêin được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là 1 axit amin - Thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các axit amin quyết định tính đa dạng của prôtêin. Gv yêu cầu hs xem tranh vẽ hình 5.1 SGK Gv đặt câu hỏi: Các axit amin liên kết với nhau như thế nào? Trong cấu trúc bậc 1, prôtêin tồn tại ở dạng nào? Cấu trúc bậc 2 của prôtêin như thế nào? (gv thể dùng dây đồng quấn lại như lò xo hoặc gấp lại như cái quạt giấy) Hs tiếp tục nhìn hình vẽ và trả lời cấu trúc bậc 3 và bậc 4. Gv giảng giải: Khi sự thay đổi về nhiệt độ và áp suất, độ pH thì prôtêincó thể bị biến tính và trở nên mất hoạt tính hay chức năng của nó. 2. Các bậc cấu trúc của prôtêin: a/ Bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau theo mạch thẳng, thể từ vài chục đến vài trăm đơn phân b/ Bậc 2: Chuỗi polipeptit co xoắn lại hoặc gấp lại. c/ Bậc 3: Chuỗi polipeptit tiếp tục xoắn lại (xoắn bậc 2) tạo nên phân tử prôtêin hình dạng đặc trưng trong không gian 3 chiều. d/ Bậc 4: Khi phân tử prôtêin từ 2 chuỗi polipeptit trở lên thì hình thành cấu trúc bậc 4. Về chức năng prôtêin, hs đã được học ở lớp 8 nên gv thể hỏi hs về các chức năng của prôtêin. Cho các ví dụ về các chức năng của prôtêin. Tại sao ta phải ăn prôtêin từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau? IV- CHỨC NĂNG CỦA PRÔTÊIN: - Cấu tạo nên tế bào và thể - Dự trữ các axit amin - Vận chuyển các chất - Bảo vệ thể - Thu nhận thông tin - Xúc tác các phản ứng - Điều hoà quá trình trao đổi chất 4/.Củng cố: học sinh đọc phần đóng khung cuối bài, gv đặt một số câu hỏi: -Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ? Đặc biệt là mỡ động vật? -Tại sao trẻ em ăn nhiều bánh kẹo thể dẫn đến suy dinh dưỡng? -Nếu ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến bị bệnh gì? -Vì sao khi ăn nhiều prôtêin từ các thực phẩm khác nhau nhưng thể lại tạo ra prôtêin đặc trưng cho con người? -Tại sao những người ăn thức ăn như cua, ghẹ, tôm…thường bị dị ứng? 5/.Dặn dò về nhà: học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài và đọc trước bài 6 Hs chuẩn bị kiểm tra 15’: Học các bài 2, 3, 4-5. Tiết sau kiểm tra. Tiết 5- Bài 5 AXIT NUCLÊIC I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC: sau khi học xong bài này, học sinh phải: -Nêu được thành phần hóa học của một nuclêôtit -Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN -Trình bày được các chức năng của ADN và ARN -So sánh cấu trúc và chức năng của ADN và ARN II/. TRỌNG TÂM: Cấu trúc của AND liên quan đến chức năng di truyền và chức năng các loại ARN III/.CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Mô hình cấu trúc phân tử ADN, tranh vẽ cấu trúc của nuclêôtit, phân tử ADN và ARN IV/.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/.Ổn định lớp: 2/.Kiểm tra bài cũ: 2.1/.Nêu tóm tắt cấu trúc và chức năng của các loại đường. 2.2/.Nêu và cho biết chức năng của các loại lipit. 2.3/. Trình bày đặc điểm của các bậc cấu trúc của prôtêin. 2.4/ Nêu các chức năng của prôtêin, cho ví dụ minh họa. 3/.Bài mới: Mở bài: Tại sao khi ta ăn các thức ăn từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau nhưng khi chúng ta hấp thụ vào trong thể thì chúng biến thành prôtêin của người? Cái gì làm nhiệm vụ sắp xếp các axit amin đó? => Đó là vai trò sắp xếp của các axít nuclêic HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động nhóm: Gv giới thiệu mô hình phân tử ADN và yêu cầu hs đọc mục I.2 SGK, mỗi nhóm trả lời các câu hỏi sau: Nguyên tắc cấu tạo của ADN? Các thành phần cấu tạo? Sự kiên kết giữa các thành phần trong cấu trúc ADN? Cấu trúc không gian của AND? Gv gọi hs trình bày kết quả hoạt động nhóm, sau đó chính xác hóa kiến thức  I- AXIT ĐÊÔXIRIBÔNUCLÊIC(AND). 1/.Cấu trúc của AND. -AND cấu trúc đa phân, mà đơn phân là các nuclêôtit -Mỗi nuclêôtit được cấu tạo từ 3 thành phần: +1 gốc đường petôzơ (ribôzơ), +1gốc axit photphoric, +1 trong 4 loại bazơ nitríc: A,T,G,X -Các nuclêôtit nối với nhau bằng liên kết cộng hóa trị tạo thành chuỗi polinuclêôtit. -Phân tử ADN được được cấu tạo từ 2 chuỗi polinuclêôtit xoắn lại tạo nên một cấu trúc xoắn kép đều đặn. Giữa 2 mạch đơn, các bazơ nitríc liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. Gv yêu cầu hs đọc mục I.2 và cho biết chức năng của AND. Hs thảo luận nhóm và trả lời lệnh trong SGK: Hãy cho biết các đặc điểm cấu trúc của AND giúp chúng thực hiện chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền? Hs: do được cấu tạo từ 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung nên thông tin di truyền được bảo quản tốt vì khi sự hư hỏng nuclêôtit ở 1 mạch thì mạch kia sẽ làm khuôn mẫu sửa chữa sai sót. Được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung nên khả năng tự nhân đôi và phiên mã. 2/.Chức năng của AND . Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền Gv cho hs thảo luận nhóm: so sánh sự khác nhau về cấu trúc giữa AND và ARN. II- AXIT RIBÔNUCLÊIC(ARN). 1/.Cấu trúc của ARN. Phiếu học tập cho hs Kết quả phiếu học tập sau khi hs đã làm Điểm so sánh ADN ARN Điểm so sánh ADN ARN Số mạch đơn phân Số mạch đơn phân 2 mạch dài(hàng chục đến hàng triệu nuclêôtit) 1 mạch dài (hàng chục đến hàng nghìn nuclêôtit) Thành phần của 1 đơn phân Thành phần của 1 đơn phân - Axit photphoric -Đường đêôxiribô -Bazơnitríc:A,T,G,X - Axit photphoric -Đường ribôzơ - Bazơnitríc:A,U ,G,X Gv thông báo: quá trình tổng hợp prôtêin do trình tự nuclêôtit của phân tử AND quy định, nhưng AND nằm trong nhân, còn prôtêin được tổng hợp ở tế bào chất. Vậy phải chất gì làm trung gian truyền thông tin từ AND đến prôtêin? Hs đọc muc II.2 và cho biết chức năng của các ARN. 2/.Chức năng các loại ARN. a/.ARN thông tin(mARN):truyền thông tin tử AND tới ribôxôm và được dùng như một khuôn tổng hợp nên prôtêin b/.ARN ribôxôm(rARN): cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin c/.ARN vận chuyển(tARN): vận chuyển các axit amin đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin 4/.Củng cố: 4.1/Nêu tóm tắt cấu trúc của AND và chức năng của nó. 4.2/Có các loại ARN nào? Nêu chức năng của các loâi ARN. Học sinh đọc phần đóng khung cuối bài . [...]... ra 2 tế bào con số NST bằng nhau Đối với sinh vật đơn bào, sự ngun phân và bằng với tế bào mẹ đồng nghĩa với q trình gì? -Là hình thức sinh sản của sinh vật nhân Vì sao thể lớn lên được? Khi quan bị tổn thực đơn bào và sinh sản vơ tính của sv đa thương, vì sao một thời gian sau thể tự lành bào lại? -Giúp cho thể sinh vật sinh trưởng, phát triển và tái sinh những mơ, quan bị tổn thương,... của các chuỗi thức ăn đều là những sinh vật khả năng quang hợp Vậy quang hợp là gì? Viết phương trình quang hợp Quang hợp ở những sinh vật nào? Gv: các em quan sát hình 17.1 và cho biết quang hợp gồm mấy pha? Đó là những pha nào? Hãy cho biết sơ lược ngun liệu và sản phẩm của mỗi pha? Gv cho hs hoạt động nhóm: các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: -Pha sáng của quang hợp xảy ra ở đâu? -Điều kiện... hiển vi quang học: cách điều chỉnh tiêu bản, vật kính 3.Hs quan sát mẫu vật nhỏ nước cất, vẽ hình quan sát được vào vở và trả lòi câu hỏi: Khí khổng lúc này mở hay đóng? ( hoặc câu hỏi: tế bào lúc này bình thường hay co lai) Sau đó, hs nhỏ dung dịch nước mơúi lỗng vào từ từ và quan sát hiện tượng co ngun sinh, vẽ hình vào vở và giải thích hiện tượng Cuối cùng, hs nhỏ trở lại nước cất, quan sát hiện... trình Canvin là gì? 2/.Pha tối: -Xảy ra ở chất nền lục lạp -Diễn biến: phân tử CO2 bị khử thành cacbohđrat qua một q trình phản ứng phức tạp gọi là chu trình C3 hay chu trình Canvin -Chu trình C3 sử dụng năng lượng NADPH và ATP để biến đổi CO2 của khí quyển thành cacbohiđrat 4/.Củng cố: học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được: Quang hợp là gì?Dựa vào khả năng quang hợp thể chia sinh vật... DẠY HỌC: Tranh vẽ minh họa chu kì tế bào và các kì của ngun phân, phiếu` học tập về các kì của ngun phân III/.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/.Ổn định lớp: 2/.Kiểm tra bài cũ: a/.Quang hợp là gì? Quang hợp xảy ra ở những sinh vật nào? Nêu đặc điểm của pha sáng b/.Nêu đặc điểm của pha tối và ý nghĩa của quang hợp 3/.Bài mới: Mở bài: các thể sinh vật xuất phát từ mấy tế bào? (1 hợp tử) Từ 1 hợp tử ban đầu làm... nhà: học sinh ơn tập các bài từ bài 6 đến bài 13 để chuẩn bị thi học kì I Cấu trúc của đề thi học kì: 4 điểm phần trắc nghiệm – 16 câu; 6 điểm phần tự luận 3 câu Tiết 19 - Bài 17 QUANG HỢP I/.MỤC TIÊU BÀI HỌC: sau khi học xong bài này, học sinh phải: -Nêu được khái niệm quang hợp và những sinh vật khả năng quang hợp -Nêu được 2 pha của quang hợp là pha sáng và pha tối -Nêu được mối liên quan giữa... nuclêơtit, Em hãy choều dài 3.4A0, do đó, phân tử AND dài tính số nuclêơtit của mỗi loại và số liên kết hiđrơ của 5100 A0 sẽ tổng số nuclêơtit là: phân tử AND N = 5100 *2/3.4 = 3600 nuclêơtit * Trong cấu trúc AND ta có: A% + G% = 50%, mà A% = 20%  G% = 50% - 20% = 30%  Vậy số nuclêơtit của mỗi loại là: A=T= 3600*20% = 720 nuclêơtit G=X= 3600*30% = 108 0 nuclêơtit * Do A liên kết với T bằng 2 liên... tế bào 4/.Củng cố: học sinh đọc phần đóng khung cuối bài và rút ra được: -Vi khuẩn lợi hay hại? -Sự sinh sản nhanh của vi khuẩn đem lại lợi ích gì cho con người? 5/.Dặn dò về nhà: học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập ở cuối bài, đọc phần “Em biết” và đọc trước bài mới: 3/.Lơng và roi Tiết 8 - Bài 8&9 TẾ BÀO NHÂN THỰC I/.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này, học sinh phải: -Trình bày được... -Diễn biến chính của pha sáng? Các nhóm thảo luận trong thời gian 4-5phút, sau đó mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận, gv hồn chỉnh kiến thức I-KHÁI NIỆM QUANG HỢP -Quang hợp là q trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu từ chất vơ -Phương trình quang hợp tổng qt: CO2 + H2O + Năng lượng as  (CH2O) + O2 II-CÁC PHA CỦA QUANG HỢP 1/.Pha sáng: -Xảy ra ở màng tilacơit -Điều kiện: cần có... Vì sao? Tại sao khi ghép mơ và quan từ thể người này sang người nhận lại thể nhận biết các quan lạ và đào thải chúng? 10/ .Màng sinh chất (màng tế bào) : -Cấu trúc: gồm 2 thành phần chính là phơtpholipit và prơtêin Ngồi ra ở tế bào động vật còn cơlesterol (làm tăng độ ổn đinh của màng, prơtêin, lipơprơtêin, glicơprơtêin làm nhiệm vụ như các giác quan, cửa ngõ và những dấu hiệu nhận biết . quần thể sinh vật khác nhau. 5.Hệ sinh thái Gồm quần xã và sinh cảnh. 6 .Sinh quyển Tập hợp nhiều hệ sinh thái. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội. sau: Các giới sinh vật Đặc điểm cấu tạo Đặc điểm dinh dưỡng Sinh sản Đời sống Vai trò đối với tự nhiên và con người 1.Khởi sinh 2.Nguyên sinh 3.Nấm 4.Thực

Ngày đăng: 20/09/2013, 06:10

Hình ảnh liên quan

Gv cho cỏcnhúm hs thảo luận trong thời gian 10’, sau đú gv treo bảng phụ cú cỏc mục giống như phiếu học tập đó phỏt cho hs rồi gọi cỏc nhúm lờn ghi kết quả vào bảng phụ, gv cho cỏc nhúm  khỏc bổ sung và kết quả phải đạt được: - Giao an Sinh 10 co ban

v.

cho cỏcnhúm hs thảo luận trong thời gian 10’, sau đú gv treo bảng phụ cú cỏc mục giống như phiếu học tập đó phỏt cho hs rồi gọi cỏc nhúm lờn ghi kết quả vào bảng phụ, gv cho cỏc nhúm khỏc bổ sung và kết quả phải đạt được: Xem tại trang 3 của tài liệu.
Gv yờu cầu hs dỏn cỏc phiếu học tập vào vở học hoặc kẻ bảng ghi vào vở. - Giao an Sinh 10 co ban

v.

yờu cầu hs dỏn cỏc phiếu học tập vào vở học hoặc kẻ bảng ghi vào vở Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan