Kế hoạch phòng chống may túy năm học 2009-2010

7 766 2
Kế hoạch phòng chống may túy năm học 2009-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LÊ LAI Số: … /KH-THLL CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ngọc Lặc, ngày 27 tháng 8 năm 2009 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ – HIV/AIDS Năm học 2009 – 2010 Thực hiện Nghị quyết 06/CP của Chính phủ, chỉ thị số 06-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, chương trình hành động phòng chống ma tuý trong trường học của liên Bộ (Giáo dục và Đào tạo - Công an ngày 26/6/2004); Thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy năm 2009 số 08/KH-BCĐ, ngày 23 tháng 2 năm 2009 của Ban chỉ đạo PC AIDS-MT-MD tỉnh Thanh Hóa; Thực hiện Công văn số 1107/ KH-SGD&ĐT, ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Sở giáo dục và đào tạo về “Kế hoạch giáo dục phòng chống ma tuý HIV/AIDS” năm học 2009 – 2010; Thực hiện Công văn số 1112/ KH-SGD&ĐT-GDTrH, ngày 12 tháng 8 năm 2009 của Sở giáo dục và đào tạo về việc triển khai Tháng cao điểm phòng, chống ma tuý - HIV/AIDS đợt 1 năm học 2009 – 2010; Căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế, trường THPT Lê Lai xây dựng kế hoạch triển khai phòng chống ma tuý - HIV/AIDS như sau: I. MỤC TIÊU 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ nhà trường, hiệu lực công tác của Hiệu trưởng, của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, phát huy sức mạnh của công đoàn cơ sở, chi đoàn các khối lớp, thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ, tăng cường kỷ cương pháp 1 luật nhằm huy động toàn thể lực lượng trong nhà trường tích cực tham gia thực hiện cam kết phòng chống ma tuý – HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội. 2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết của cán bộ giáo viên và học sinh về tác hại của ma tuý và biện pháp phòng chống ma tuý - HIV/AIDS. Mỗi cán bộ giáo viên, mỗi học sinh trở thành một tuyên truyền viên cho cộng đồng. Kiên quyết đẩy lùi tình trạng nghiện ma tuý trong nhà trường, phấn đấu năm học 2009-2010 không xuất hiện học sinh sử dụng ma tuý. 3. Ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn nghiện thuốc phiện, hút hêrôin, và sử dụng các dạng ma túy tổng hợp và các chất ma tuý khác trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Tự giác, chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự giao thông, ngăn chặn sự lây lan của ma tuý trong lứa tuổi thanh thiếu niên và trong học đường. 4. Kiên quyết trong năm học 2009 – 2010, toàn trường thực hiện 4 không: - Không dùng, không thử các chất ma túy dưới bất cứ hình thức nào. - Không che dấu khi bạn bè, người thân vi phạm ma túy. - Không rủ rê, lôi kéo bạn bè tham gia vào sử dụng chất ma túy. - Không sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1. Công tác chỉ đạo tổ chức triển khai kế hoạch Thành lập ban chỉ đạo phòng chống ma tuý trong trường học để hướng dẫn, điều hành mọi hoạt động, tham mưu đề xuất với cấp trên về biện pháp phòng chống ma tuý – HIV/AIDS. Xây dựng kế hoạch, đổi mới các hình thức hoạt động nhằm tăng cường công tác giáo dục phòng chống ma túy – HIV/AIDS trong các hoạt động ngoại khoá. 2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống ma túy – HIV/AIDS trong cán bộ giáo viên, học sinh 2.1. Về nội dung - Tuyên truyền giáo dục về nạn ma tuý, nghiện ma tuý. 2 - Tập trung làm rõ khái niệm về ma tuý – HIV/AIDS, nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý và lây nhiễm HIV/AIDS, tác hại nghiêm trọng của tệ nghiện ma tuý. - Tuyên truyền những qui định của pháp luật về sử dụng ma tuý và nghiện ma tuý. - Tuyên truyền về cai nghiện phục hồi và thái độ đối với người bị lây nhiễm HIV/AIDS. - Tuyên truyền làm rõ lợi ích của việc cai nghiện, qui định cai nghiện, nguyên nhân dẫn đến tái nghiện. Cần có thái độ cảm thông, giúp đỡ không kì thị, phân biệt đối xử với người bị lây nhiễm HIV/AIDS. - Tổ chức cho học sinh, cán bộ giáo viên toàn trường ký cam kết vào đầu năm học: Không vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào. Danh sách này do nhà trường quản lý để làm cơ sở xét kỷ luật học sinh, cán bộ giáo viên khi có vi phạm. 2.2. Hình thức tuyên truyền - Tuyên truyền giáo dục qua các phương tiện thông tin: + Đội thanh niên xung kích, các hệ thống phát thanh nội bộ, các bản tin tài liệu của trường. + Tuyên truyền qua báo, tạp chí, tờ rơi qua sự cung cấp của trung tâm y tế dự phòng. + Xây dựng chương trình tuyên truyền qua trang website của trường, cập nhật thường xuyên thông tin về ma tuý - HIV/AIDS. + Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường triển khai công tác phòng chống ma tuý – HIV/AIDS. - Tuyên truyền qua buổi học chính khoá và ngoại khoá: Thực hiện giảng dạy nghiêm túc có chất lượng các tiết học có liên quan đến ma tuý - HIV/AIDS theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo ở các bộ môn Hoá học, Sinh học, GDCD, Địa lý, Ngữ văn ở cấp học, giúp học sinh thấy rõ tác hại của ma tuý và nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý và nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý, lợi ích của cai nghiện ma tuý. 3 - Tổ chức tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của trường phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, cụm dân cư địa bàn trường đóng. - Biên soạn, cung cấp tài liệu, sách, bản đồ, tranh áp phích, thống tình hình, báo cáo điển hình … có liên quan để phục vụ công tác giáo dục phòng chống ma túy cho giáo viên chủ nhiệm các khối lớp. 3. Điều tra cơ bản, nắm tình hình học sinh nhóm nguy cơ cao (học sinh cá biệt, học sinh có hoàn cảnh éo le, học sinh chưa ngoan…) 3.1. Tiến hành rà soát các đối tượng học sinh nghi sử dụng ma tuý và có biện pháp giúp đỡ kịp thời. 3.2. Tổ chức kiểm tra kỹ phát hiện kịp thời học sinh có sử dụng ma tuý vào kỳ tuyển sinh, kiểm tra đột xuất đối với học sinh có nghi nghiện ( học sinh cá biệt, học sinh chưa ngoan có biểu hiện sử dụng chất gây nghiện… ) 3.3. Phân tích, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến học sinh nghiện ma tuý. 3.4. Phối hợp với ban ngành, UBND các cấp để ra soát triệt phá các đường dây, ổ nhóm chuyên lôi kéo, dụ dỗ học sinh sử dụng ma túy. 4. Giáo dục phòng chống ma túy - HIV/AIDS trong chương trình nội khoá 4.1. Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình trong giáo dục nội khoá về phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội theo qui định của Bộ giáo dục và Đào tạo. 4.2. Triển khai thực hiện chương trình nội dung và phương pháp giáo dục phòng chống ma túy trong nhà trường phù hợp với đặc trưng của địa phương, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên dạy tích hợp trong một số môn học phù hợp. 5. Giáo dục phòng chống ma túy - HIV/AIDS trong hoạt động ngoại khoá. 5.1. Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Xây dựng trường học không có ma tuý. Không có học sinh nghiện ma tuý, không có tụ điểm buôn bán tổ chức sử dụng trái phép ma tuý”. 5.2. Tăng cường hoạt động của đội thanh niên xung kích, tuyên truyền 10 phút vào giờ chào cờ hoặc giờ giải lao (mỗi tuần một lần vào ngày thứ 2). 5.3. Thực hiện nghiêm túc tuần đầu tiên hàng tháng tổ chức chuyên đề phòng chống ma túy. 4 5.4. Tổ chức tọa đàm cho học sinh tại các giờ sinh hoạt lớp chuyên đề “Học sinh nói về ma tuý - HIV/AIDS” 5.5. Phát động phong trào, tổ chức sinh hoạt theo chủ đề “Tuổi trẻ hãy nói không với ma tuý”; “ Nghiện ma tuý là bạn đồng hành của HIV/AIDS” "Chúng tôi nói về chúng tôi"; "Vòng tay bè bạn"… theo các thể loại (làm thơ, sáng tác và biểu diễn các tiểu phẩm, hoặc thi tìm hiểu phòng chống HIV/AIDS… ) do học sinh thiết kế dàn dựng nhằm nâng cao nhận thức và ý thức tự phòng ngừa tệ nạn ma tuý cho học sinh. 5.6. Phát động cuộc thi vẽ tranh cổ động phong trào chống ma tuý – HIV/AIDS. 5.7. Xây dựng chương trình phòng chống ma túy trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT, sinh hoạt hè, các phong trào tình nguyện, sinh hoạt Đoàn. Chú trọng tổ chức các cuộc thi kiến thức, hội diễn văn nghệ, ngoại khóa tìm hiểu về phòng chống ma tuý và HIV/AIDS, từ đó làm phong phú, đa dạng các hình thức tuyên truyền, giáo dục công tác phòng chống ma túy trong nhà trường. 6. Nhà trường hưởng ứng các đợt cao điểm phòng chống ma tuý – HIV/AIDS, tạo nên môi trường trong sạch, lành mạnh. 6.1. Quán triệt phương châm phòng ngừa là chính, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy; phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống ma tuý nhằm duy trì bền vững mục tiêu không có người nghiện ma tuý trong trường học ., góp phần từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý. 6.2. Tổ chức mít tinh hưởng ứng ngày Toàn quốc phòng chống Ma tuý và các tệ nạn xã hội. Tháng hành động quốc gia và Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS. 7. Tăng cường mối liên kết Gia đình – nhà trường – Xã hội và các tổ chức, đoàn thể trong công tác giáo dục phòng chống ma túy, phòng chống các tệ nạn trong trường học. 7.1. Đẩy mạnh việc phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường, là lực lượng nòng cốt trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh; xây dựng các phong trào, tổ chức các hoạt động xã hội, phòng chống tội phạm, tệ nạn ma tuý, tệ nạn xã hội trong nhà trường, bảo đảm an ninh trật tự và làm trong sạch môi trường trong và ngoài trường học . 5 7.2. Ban Chấp hành Đoàn trường, Ban nề nếp phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương nơi trường đóng có biện pháp tác động để các quán Internet, ka-ra-ô-kê, quán điện tử, bàn bi-a, quán nước… gần khu vực không chứa chấp học sinh trong giờ học. 7.3. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật phòng chống ma tuý, mại dâm, mời lực lượng Công an đến nói chuyện về thực trạng tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên, trách nhiệm và quyền lợi của công dân khi tham gia công tác bảo vệ an ninh trật tự, phòng chống tội phạm. Những hoạt động đó học sinh được tiếp cận một cách sinh động và sâu sắc hơn, giúp các em tự nhận thức được thảm họa của ma tuý đối với thế hệ trẻ hôm nay và giống nòi mai sau. 7.4. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình và xã hội, cụ thể là giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình là vô cùng cần thiết nhằm tăng cường việc quản lý học sinh. Thông qua sổ liên lạc, hàng tháng giáo viên chủ nhiệm thông báo các khoản thu, đóng góp của gia đình với nhà trường để tránh tình trạng học sinh lợi dụng xin tiền bố mẹ vì những mục đích không chính đáng, đồng thời giúp gia đình trao đổi với nhà trường kết quả học tập và tu dưỡng đạo đức của học sinh để có biện pháp phối hợp giáo dục hiệu quả. Trong các dịp hè, nhà trường nên phối hợp với chính quyền trong việc quản lý học sinh, vận động các em tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương, đặc biệt là công tác phòng chống ma tuý, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông. Thường xuyên có sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh trong việc quản lý, giáo dục các em nhằm ngăn ngừa ma tuý, các tệ nạn xã hội và tội phạm nhất là ở những học sinh cá biệt, học sinh chưa ngoan. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Thành lập Ban chỉ đạo và kiểm tra việc giáo dục phòng chống ma túy – HIV/AIDS trong nhà trường, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chi bộ. Ban chỉ đạo có trách nhiệm hướng dẫn và điều hành hoạt động phòng chống ma tuý HIV/AIDS trong nhà trường. Tham mưu đề xuất với cấp trên về biện pháp phòng chống HIV/AIDS. 6 2. Phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên, Giáo viên chủ nhiệm tổ chức tuyên truyền để tăng cường nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về ma tuý – HIV/AIDS. Đoàn thanh niên giữ vai trò tiên phong, có biện pháp hiệu quả trong việc quản lí, rèn luyện, giáo dục học sinh phòng chống các tệ nạn xã hội. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề, sử dụng hiệu quả hòm thư cứu bạn và tố giác các hành vi có liên quan đến ma tuý, bằng thư tay hoặc thư điện tử. 3. Các tổ bộ môn xây dựng chương trình, nội dung tích hợp vấn đề ma tuý HIV/AIDS đối với các bộ môn: Ngữ văn, Địa lí, GDCD, Hoá học, Sinh học… có đánh giá kết quả thực hiện trong từng tháng và học kì. 4. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh làm cho phụ huynh học sinh nhận thức rõ trách nhiệm của mình đối với việc phối hợp với nhà trường trong việc nuôi dạy con cái; giúp cha mẹ học sinh hiểu rõ hơn về tâm sinh lí lứa tuổi để có biện pháp giáo dục hiệu quả hơn, tránh để học sinh sa vào tệ nạn xã hội. 5. Phối hợp chính quyền và công an địa phương quản lí đối tượng học sinh trọ học; trang bị cho học sinh kiến thức kĩ năng trong cuộc sống; phát hiện và giáo dục kịp thời học sinh có biểu hiện vi phạm tệ nạn xã hội. Phối hợp với công an các xã bố trí lực lượng tuần tra xung quanh khu vực trường học chủ yếu ở trước và sau mỗi buổi học để giúp nhà trường giữ gìn an ninh trật tự. Trên đây là kế hoạch triển khai công tác phòng chống ma tuý – HIV/AIDS năm học 2009 - 2010 của Trường THPT Lê Lai, đề nghị các tổ chức, đoàn thể và các cá nhân trong nhà trường nghiêm túc thực hiện. 7 Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng Đinh Xuân Lắm Nơi nhận: - Ban giám hiệu (để chỉ đạo); - Đoàn thanh niên (để thực hiện); - Tổ trưởng chuyên môn (để thực hiện); - Công đoàn; Giáo viên chủ nhiệm (để thực hiện); - Ban đại diện cha mẹ học sinh: (để phối hợp) - Công an xã Kiên Thọ: (để phối hợp); - BCĐ Huyện Ngọc Lặc: (để báo cáo); - Sở GD&ĐT: (để báo cáo); - Lưu VT. . hành động phòng chống ma tuý trong trường học của liên Bộ (Giáo dục và Đào tạo - Công an ngày 26/6/2004); Thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy năm 2009. do - Hạnh phúc Ngọc Lặc, ngày 27 tháng 8 năm 2009 KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG MA TUÝ – HIV/AIDS Năm học 2009 – 2010 Thực hiện Nghị quyết 06/CP

Ngày đăng: 20/09/2013, 03:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan