Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam

19 1.1K 2
Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành  mạnh theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam Quách Thị Hương Giang

Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam Quách Thị Hương Giang Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Ngô Huy Cương Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Làm rõ lý luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và quyền lợi của người tiêu dùng. Phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh; thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta và vấn đề xử lý vi phạm. Đề xuất phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Luật cạnh tranh Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những quy luật kinh tế khách quan tác động mạnh mẽ lên sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là quy luật cạnh tranh. Đó cũng là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp khai thác và sử dụng tiềm năng, nội lực của mình cùng với các yếu tố của thị trường một cách có hiệu quả. Cạnh tranh trong kinh doanh là quyền cơ bản của các chủ thể kinh doanh trên thị trường và được pháp luật bảo hộ. Ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật Cạnh tranh đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2005. Với tư cách là công cụ pháp lý được sử dụng để loại bỏ các biểu hiện không lành mạnh trên thị trường, điều chỉnh mặt trái của cạnh tranh, đạo luật này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sự lành mạnh và khả năng phát triển của nền kinh tế trong nước, bảo vệ quyền tự do kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử, khuyến khích các chủ thể kinh doanh cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Luật Cạnh tranh đã pháp điển hoá các quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và đã có những quy định xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện, Luật Cạnh tranh vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự đa dạng hoá của các thành phần kinh tế cùng với việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã phát sinh mà chưa có biện pháp đấu tranh có hiệu quả. Các chế tài vẫn chưa đủ mạnh để kiểm soát và loại bỏ 2 các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các chủ thể kinh doanh. Luật Cạnh tranh năm 2004 được đánh giá là một đạo luật thiếu chế tài đối với từng hành vi vi phạm cụ thể. Chế tài xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn nằm rải rác ở các văn bản pháp luật khác nhau, kể cả các văn bản dưới Luật. Thực tế đó đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn biểu hiện ở khía cạnh này, khía cạnh khác, dưới dạng này, dạng khác, đã gây ra nhiều tranh chấp trong giới kinh doanh và ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. thế, việc nghiên cứu và luận giải các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cùng với các quy định về chế tài xử lý vi phạm là rất cần thiết, qua đó định hướng các giải pháp đảm bảo hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh theo hướng thiết lập các chế tài phù hợp, đầy đủ, thống nhất và đủ tính nghiêm khắc. Đó cũng là lý do mà tôi lựa chọn đề tài "Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật Việt Nam" để nghiên cứu và làm luận văn thạc sỹ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Kể từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004 được ban hành và có hiệu lực đến nay, đã hơn 5 năm thực hiện. thế, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong giới luật học và giới kinh doanh về vấn đề đó cũng không phải là ít. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều bài viết về pháp luật cạnh tranh nói chung và chống cạnh trạnh không lành mạnh nói riêng như: Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam (Sách chuyên khảo) - NXB Tư pháp - TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn; Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước - NXB Lao động - PTS. Lê Đăng Doanh, ThS. Nguyễn Thị Kim Dung, PTS. Trần Hữu Hân; Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnhViệt Nam - NXB Chính trị Quốc gia - TS. Lê Anh Tuấn; Bình luận khoa học Luật Cạnh Tranh - NXB Chính trị Quốc gia - TS. Lê Hoàng Oanh; Luận văn thạc sỹ Luật học "Xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnhViệt Nam hiện nay", năm 2004 của Nguyễn Thị Thu Hiền… Các bài đăng trên tạp chí như: "Thực thi pháp luật cạnh tranh trong viễn thông: Hiểu thế nào cho đúng?" của TS. Phan Thảo Nguyên, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12(224)/2006; "Về thoả thuận hạn chế cạnh tranh" của tác giả Trần Thị Nguyệt, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 1(237)/2008; "Hoàn thiện các quy định pháp luật về cạnh tranh của các tổ chức có hoạt động ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhìn từ góc độ những bất cập và yêu cầu đặt ra", của tác giả Viên Thế Giang, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4(240)/2008; "Bàn về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi có hành vi gây thiệt hại cho môi trường cạnh tranh" của TS. Dương Anh Sơn và ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Tạp chí Khoa học pháp lý số 1(50)/2009… Tuy nhiên, các công trình và các bài viết nêu trên chỉ tiếp cận ở góc độ khái quát về khoa học phápđối với quan hệ cạnh tranh nói chung và chống cạnh tranh không lành mạnh nói riêng, hoặc nghiên cứu quan hệ cạnh tranh trong từng lĩnh vực, dưới những góc độ khác nhau. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và chuyên sâu về các chế tài xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh, đánh giá những bất cập của hệ thống các chế tài và cơ chế đảm bảo thực hiện để đề xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật nhằm ngăn chặn và xoá bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong các quan hệ kinh tế đang diễn ra trên thị trường Việt Nam hiện nay. Đề tài "Chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam" có thể xem là công trình chuyên khảo đầu tiên, với cấp độ là Luận văn thạc sỹ Luật học. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định của pháp luật Việt Nam, đánh giá thực tiễn thi 3 hành pháp luật cạnh tranh và chống cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, góp phần đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh - thương mại. Với mục đích đó, đề tài xác định nhiệm vụ là: - Làm rõ lý luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm xây dựng môi trường kinh doanh trong sạch, bình đẳng, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và quyền lợi của người tiêu dùng. - Phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh; thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta và vấn đề xử lý vi phạm. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của nước ta và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của khoa học phápđối với các quan hệ cạnh tranh, đi sâu phân tích các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các chế tài xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam, làm cơ sở để hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh của nước ta. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá, kết hợp so sánh, đối chiếu với pháp luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới để đưa ra kiến nghị và giải pháp mang tính thực tiễn và khả thi. 5. Đóng góp của đề tài Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta, đánh giá về hiệu quả của các chế tài xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh trong quá trình áp dụng, so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới, từ đó góp phần hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý vi phạm, các giải pháp hạn chế, tiến tới xoá bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái luận về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. . Chương 1 KHÁI LUẬN VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.1. Khái niệm chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 4 1.1.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hành vi cạnh tranh không lành mạnhhành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng (Khoản 4, Điều 3). Đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh: - Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh trên thương trường. - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng. 1.1.2. Khái niệm, vai trò của chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hình thức trách nhiệm pháp lý được Nhà nước áp dụng đối với các chủ thể kinh doanh, buộc các chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả bất lợi do đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho các chủ thể kinh doanh và các chủ thể khác. Vai trò của các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh: - Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp đối thủ. - Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (khách hàng). - Là công cụ góp phần tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, công bằng. 1.2. Căn cứ áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 1.2.1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh Hành vi cạnh tranh có bản chất là hành vi chiếm đoạt ưu thế cạnh tranh, hủy hoại ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác một cách bất hợp pháp hoặc là hành vi tạo ra ưu thế cạnh tranh giả tạo. 1.2.2. Thiệt hại trong cạnh tranh không lành mạnh Thiệt hại là một đặc điểm cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và là điểm phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Việc xác định thiệt hại (vật chất hoặc tinh thần) là một yêu cầu bắt buộc và cần thiết để bên bị hại có căn cứ đòi bồi thường và cơ quan có thẩm quyền áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. 1.2.3. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thiệt hại Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại là mối quan hệ trực tiếp, nội tại, không phải là sự suy diễn chủ quan. Hành vi cạnh tranh không lành mạnhhành vi diễn ra trước, thiệt hại trực tiếp do hành vi đó gây ra xảy ra sau. Bên thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý và các chế tài tương ứng khi gây ra thiệt hại nhất định cho đối thủ cạnh tranh, mà nguyên nhân trực tiếp là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của mình. 1.2.4. Lỗi trong cạnh tranh không lành mạnh Lỗi được xác định là trạng thái tâm lý của người có hành vi vi phạm, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc xác định lỗi trong 5 cạnh tranh thường phải dựa vào các tập quán nghề nghiệp. Hành vi cạnh tranh bị coi là có lỗi và không lành mạnhhành vi vi phạm các tập quán nghề nghiệp, phá vỡ quan hệ bình đẳng, công bằng trong quan hệ cạnh tranh trên thị trường. 1.3. Các hình thức chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 1.3.1. Chế tài hành chính Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam, các hình thức chế tài xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh chủ yếu là các chế tài hành chính, được quy định trong các quy phạm pháp luật mang tính xử phạt và khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (Điều 117). Các hình thức xử lý đó đã được Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết, bao gồm: - Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền đến 100 triệu đồng. - Các hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài các hình thức xử phạt đó, đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc cải chính công khai. 1.3.2. Chế tài hình sự Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Chương XVI "Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế" của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, biểu hiện dưới các tội danh như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); tội lừa dối khách hàng (Điều 162); tội quảng cáo gian dối (Điều 168); tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171); tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán (Điều 181a); tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 181b); tội thao túng giá chứng khoán (Điều 181c). Hình phạt áp dụng đối với các tội danh trên thường là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn. Một số trường hợp bị áp dụng hình phạt rất nặng như tù chung thân hoặc tử hình. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. 1.3.3. Chế tài dân sự Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống chế tài áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chức năng chủ yếu của bồi thường thiệt hại là khôi phục, đền bù, nhằm bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà bên mang quyền phải gánh chịu do hành vi vi phạm các quy tắc trong kinh doanh của bên kia gây ra. vậy, pháp luật cạnh tranh của nước nào cũng quy định chế tài này. Theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam, khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại thì phải dẫn chiếu đến pháp luật dân sự. Vấn đề khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được áp dụng theo các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tại Chương XXI của Bộ luật Dân sự năm 2005 và pháp luật có liên quan. Yêu cầu bồi thường thiệt hại là một quyền mặc định được pháp luật thừa nhận, nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể kinh doanh. vậy, chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác. 1.3.4. Mối quan hệ giữa các hình thức chế tài 6 Các chế tài có bản chất, nội dung, hậu quả trái ngược nhau thì không thể áp dụng đồng thời. Các chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh có tính độc lập nhất định, trừ một số biện pháp bổ sung, khắc phục hậu quả trong các chế tài hành chính. Đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không có sự chuyển hóa giữa vi phạm hành chính với tội phạm theo lý thuyết thông thường. Hậu quả không phải là căn cứ tiên quyết để xác định áp dụng chế tài hành chính hay chế tài hình sự, thiệt hại luôn là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tính chất nguy hiểm của hành vi không căn cứ vào sự phân tích tầm quan trọng của quan hệ xã hội mà hành vi xâm hại, mà căn cứ vào những viện dẫn của Điều luật. Những chế tài mang tính trách nhiệm vật chất thường có thể áp dụng đồng thời với các chế tài khác. vậy, khi doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra thiệt hại cho chủ thể khác thì tất yếu phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự. Nghĩa là chế tài bồi thường thiệt hại có thể áp dụng đồng thời với chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự. Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ TÀI ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 2.1. Nguồn của pháp luật về chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 2.1.1. Luật Cạnh tranh Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực ngày 01/7/2005, là nguồn mang tính nguyên tắc chung, điều chỉnh quan hệ cạnh tranh và quy định thủ tục xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Việc điều tra, xử lý vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh và áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm phải tuân theo trình tự, thủ tục và thẩm quyền mà Luật Cạnh tranh quy định. Trong trường hợp có xung đột giữa Luật Cạnh tranh và các lĩnh vực pháp luật khác thì ưu tiên áp dụng Luật Cạnh tranh. 2.1.2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định cơ bản tại Luật Cạnh tranh, ngoài ra Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cũng có những quy định liên quan. Đó là các quy định cụ thể về hình thức xử phạt, mức phạt tiền đối với các vi phạm thuộc các lĩnh vực khác nhau, các biện pháp khắc phục hậu quả cũng như thủ tục áp dụng các chế tài cho đối tượng vi phạm. Pháp lệnh còn quy định trong những trường hợp cụ thể, nếu hành vi cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan chức năng phải chuyển hồ sơ vụ việc để truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hình thức xử lý vi phạm về cạnh tranh không lành mạnh đã được quy định chi tiết tại Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 của Chính phủ, bao gồm các chế tài phạt tiền, các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả. 2.1.3. Bộ luật Dân sự Với tư cách là một trong những nguồn của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh, chế định bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ luật Dân sự đã góp phần điều chỉnh các hành vi vi phạm về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ thể bị xâm hại. 2.1.4. Bộ luật Hình sự Nếu hành vi cạnh tranh không lành mạnh có dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ 7 vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà định tội danh và áp dụng chế tài hình sự thích hợp. Hiện tại, Bộ luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) của Việt Nam đã có quy định về việc áp dụng chế tài hình sự đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cụ thể tại các điều: 156, 157, 158, 162, 168, 171, 181a, 181b, 181c. 2.1.5. Các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể có quy định chế tài đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Luật Sở hữu trí tuệ, Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh giá, Pháp lệnh quảng cáo…) Do phạm vi điều chỉnh rộng, các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong nhiều trường hợp được sử dụng với tính chất bổ trợ cho các lĩnh vực pháp luật khác điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do đó, pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh có quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực pháp luật khác, như pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; pháp luật bảo vệ người tiêu dùng; pháp luật về quản lý giá và các lĩnh cực pháp luật chuyên ngành khác như: bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng, hàng không… 2.2. Thực trạng áp dụng chế tài đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại việt nam 2.2.1. Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh và vấn đề xử lý vi phạm ở Việt Nam hiện nay 2.2.1.1. Thực tiễn cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam * Thực tiễn hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn Các đối tượng chỉ dẫn mà doanh nghiệp sử dụng để gây nhầm lẫn là các đối tượng thuộc phạm trù "chỉ dẫn thương mại" được quy định tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP và Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Do đó, khi xác định hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn nhằm cạnh tranh không lành mạnh, cần sử dụng phối hợp các quy phạm pháp luật định nghĩa trong Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định 54. Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp biểu hiện rất đa dạng và xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây. Những hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ được xử lý theo các chế tài hành chính, hình sự và dân sự quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Bên cạnh đó, tại Khoản 3, Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ lại có sự dẫn chiếu đến pháp luật cạnh tranh, với quy định: "Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh". Chỉ dẫn thương mại (tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý) là đối tượng thường được các đối thủ cạnh tranh quan tâm và cũng là đối tượng được bảo vệ bởi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. * Thực tiễn xâm phạm bí mật kinh doanh Bí mật kinh doanh là một tài sản trí tuệ (tài sản vô hình), khác với các tài sản hữu hình khác, được xem như là một lợi thế đặc biệt của doanh nghiệp sở hữu nó và cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chế tài đối với các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh đã được Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định cụ thể. Xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh sẽ phải chịu chế tài phạt tiền, với mức phạt từ 10-30 triệu đồng. Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự. 8 Ở Việt Nam, khái niệm bí mật kinh doanh cũng như vấn đề bảo vệ, gìn giữ bí mật kinh doanh còn khá mới mẻ và chưa thực sự được coi trọng. Các chế tài đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng chưa thực sự nghiêm khắc (chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự, hành chính). * Thực tiễn hành vi ép buộc trong kinh doanh Biểu hiện phổ biến trên thị trường Việt Nam là các nhà sản xuất lớn, các công ty tiềm năng thường có hành vi đe dọa cắt đứt quan hệ đại lý với các cửa hàng bán lẻ nếu cùng một thời điểm nhận làm đại lý bán các mặt hàng cạnh tranh cho các nhà sản xuất khác. Ép buộc trong kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nếu thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì xử lý theo quy định của Luật Cạnh tranh, nếu không thì căn cứ vào văn bản pháp luật có quy định hành vi đó để xử lý. * Thực tiễn hành vi gièm pha doanh nghiệp khác Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác được điều chỉnh bởi quy định của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Nếu thỏa mãn các dấu hiệu của cạnh tranh không lành mạnh thì được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xử lý theo pháp luật cạnh tranh. Thực tiễn hành vi gièm pha doanh nghiệp khác diễn ra cũng khá phổ biến và biểu hiện dưới nhiều hình thức như: nói xấu, bôi nhọ, vu khống đối thủ cạnh tranh, cố ý tung tin đồn, tạo dư luận xã hội, gây ấn tượng không tốt về một loại sản phẩm hàng hóa đang có uy tín trên thị trường, nhằm hạ uy tín sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Thị trường Việt Nam trong những năm qua đã xuất hiện nhiều hành vi gièm pha doanh nghiệp khác, tuy nhiên việc xử lý còn gặp khó khăn do không xác định được cụ thể người vi phạm và nguồn thông tin lan truyền trong xã hội. Các hành vi gièm pha doanh nghiệp khác còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng đã gián tiếp lừa dối người tiêu dùng, cản trở quyền lựa chọn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và quyền được cung cấp thông tin trung thực về hàng hóa, dịch vụ mà họ sử dụng. Do đó, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có quy định về vấn đề này. * Thực tiễn hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác Khác với hành vi ép buộc trong kinh doanh hoặc gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác không có quy định về hình thức của hành vi, mà chỉ căn cứ vào hậu quả đã xảy ra trên thực tế để nhận diện hành vi. Đó là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bị hại đã bị gián đoạn hoặc bị cản trở bởi hành vi gây rối nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp vi phạm. Các hành vi gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác vẫn diễn ra khá phổ biến và phức tạp trên thị trường nhưng vẫn chưa có biện pháp để kiểm soát và ngăn chặn. * Thực tiễn hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh Cạnh tranh không lành mạnh cũng diễn ra phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo. Thời gian vừa qua, đã có quá nhiều quảng cáo có nội dung không đầy đủ, có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng. Nhiều trường hợp quảng cáo không trung thực, vi phạm điều cấm trong quảng cáo, vi phạm nhãn mác, gây ngộ nhận cho người tiêu dùng. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh có thể biểu hiện dưới dạng so sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Hiện nay, hoạt động quảng cáo chịu sự quản lý của nhiều ngành, nhiều Bộ khác nhau. Tuy nhiên, việc quản lý quảng cáo chưa chú trọng đúng mức đến tính chất thương mại của 9 hoạt động quảng cáo hay ảnh hưởng của nó đến người tiêu dùng, mà chỉ chủ yếu nhìn nhận dưới góc độ bảo vệ thuần phong, mỹ tục. * Thực tiễn hoạt động khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh Hoạt động khuyến mại đang diễn ra hàng ngày với nhiều cách thức khác nhau và trong số đó đã có không ít những chiêu thức mà các doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh không lành mạnh. Đa số các chương trình khuyến mại không đăng ký, xin phép đều được tổ chức không chặt chẽ, thiếu điều lệ, nội quy, thậm chí không trung thực nên gây bất bình và phản ứng trong nhân dân. Cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động khuyến mại được biểu hiện dưới nhiều dạng hành vi khác nhau, diễn ra rất phổ biến, nhưng các vụ việc vi phạm về khuyến mại được xử lý tại cơ quan chuyên môn còn rất hạn chế. Phần lớn các vụ việc đều được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải. Các vụ kiện tụng chủ yếu được giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự, chứ không theo thủ tục tố tụng cạnh tranh. * Thực tiễn hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội Thực tiễn hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội chưa xảy ra phổ biến ở nước ta. Tính đến tháng 2/2009, có khoảng 400 hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc (trong đó, có hơn 70 hiệp hội các tổ chức kinh tế), gần 3.000 hội có phạm vi hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh và hàng chục nghìn hội được tổ chức và hoạt động trong phạm vi cấp huyện. Tuy nhiên, pháp luật về hiệp hội hiện nay vẫn chưa đồng bộ và đầy đủ, cần phải bổ sung điều chỉnh và hoàn thiện. * Thực tiễn hành vi bán hàng đa cấp bất chính Lợi dụng phương thức bán hàng đa cấp, doanh nghiệp và những tầng trên trong mạng lưới người tham gia được hưởng các khoản lợi ích chủ yếu từ tiền đóng góp của những người mới tham gia mà không phải từ lợi nhuận của việc bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng. Cơ quan chức năng vẫn còn nhiều lúng túng trong quản lý hoạt động kinh doanh dạng này. Đến nay, nhiều đơn vị tổ chức bán hàng đa cấp nhưng chưa được cấp phép, hoạt động lén lút nên rất khó phát hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị tuy được cấp phép cũng không tránh khỏi vi phạm, như ép buộc khách hàng mua sản phẩm thì mới được trở thành phân phối viên rồi trốn tránh trách nhiệm bằng cách đổ lỗi cho các phân phối viên tự ép buộc nhau. 2.2.2. Thực tiễn xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở nước ta trong thời gian gần đây Qua thực tế, có thể thấy rằng vấn đề cạnh tranh trên thị trường còn hết sức phức tạp, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh vẫn diễn ra phổ biến, nhưng các vụ vi phạm đã được xử lý không nhiều. Tính đến hết năm 2009, sau hơn 4 năm có hiệu lực, Luật Cạnh tranh đã được áp dụng để xử lý hơn 30 vụ việc về hành vi cạnh tranh không lành mạnhhành vi hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ môi trường cạnh tranhViệt Nam chưa hiệu quả, lành mạnh. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh không những gây thiệt hại đến lợi ích của các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Đặc biệt là những hành vi quảng cáo gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng; tổ chức khuyến mại nhưng gian dối về giải thưởng, khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng . Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm các dạng hành vi đó vẫn chưa nhiều, chủ yếu vẫn là các hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Hàng năm có khoảng 4.000 - 5.000 hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng có thể bị xử lý hành chính, chủ yếu tập trung vào các hành vi như: cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng (quảng cáo gian 10 dối, làm nhãn mác giả…); sản xuất, buôn bán hàng hóa có chất lượng thấp hoặc độc hại; hành vi gian lận trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ (lừa dối về trong lượng, dung tích của hàng hóa ); ép buộc, quấy rối người tiêu dùng… Tuy nhiên, việc xử lý hành chính vẫn chưa đủ tác dụng răn đe các doanh nghiệp. Nhà nước chỉ coi những hành vi xâm hại quyền lợi của người tiêu dùng là tội phạm và áp dụng chế tài hình sự khi hành vi đó có tính chất nguy hiểm cao, gây tổn hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ và tài sản của viười tiêu dùng. Để có thể áp dụng chế tài hình sự cho người vi phạm, buộc phải chứng minh được các yếu tố cấu thành tội phạm, điều đó không phải là đơn giản. Trong khi đó, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại xảy ra khá phổ biến và đã gây ra không ít tổn hại cho người tiêu dùng. Do đó, quyền lợi của người tiêu dùng cần thiết phải có sự bảo vệ của các chế tài hình sự, nhằm tránh sự xâm hại của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát nhân dân thì trong khoảng thời gian từ 2002 đến 2007, cơ quan chức năng đã phát hiện 1.092 vụ với 1.486 đối tượng sản xuất buôn bán hàng giả, trong đó đã xử lý hình sự được 162 vụ, với 109 đối tượng. Trong 3 năm từ 2005 đến 2008, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã phát hiện 9.567 vụ vi phạm liên quan đến kinh doanh xăng dầu, 28,8% trong tổng số 4.300 điểm bán lẻ xăng dầu có biểu hiện vi phạm về cân đo, chất lượng xăng dầu. Trong năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra và xử lý 15 vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong số đó, có 09 vụ liên quan đến bán hàng đa cấp bất chính, 02 vụ liên quan đến quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Trong số các vụ việc đó, có 05 vụ việc được Cục Quản lý cạnh tranh xem xét xử lý theo khiếu nại của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 86 Luật Cạnh tranh; 10 vụ việc được Cục Quản lý cạnh tranh tự khởi xướng điều tra căn cứ theo thông tin thu nhận được. Trong 15 vụ đã xử lý, có 12 vụ việc được ban hành quyết định điều tra và xử lý theo thủ tục tố tụng cạnh tranh, 03 vụ còn lại không tiến hành điều tra do bên khiếu nại không cung cấp đủ thông tin, tài liệu theo quy định. Trong số 12 vụ việc đã xử lý, có 08 vụ đã có kết luận cuối cùng, với tổng số tiền phạt là 805 triệu đồng. Bên cạnh các vụ việc đã được xử lý thông qua thủ tục tố tụng cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh còn tiếp nhận, xem xét và tư vấn, hướng dẫn về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thông qua các thủ tục hành chính thông thường. Ngoài các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh do Cục Quản lý cạnh tranh xử lý, một số cơ quan chức năng cũng tham gia vào việc xử lý các vụ việc liên quan như Cục Sở hữu trí tuệ, Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, Lực lượng Quản lý thị trường… Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nhưng không có chức năng xử lý vi phạm. Theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức liên quan, Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến đánh giá chuyên môn về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực mình quản lý để các bên có liên quan thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục hành chính hoặc khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Trong năm 2008, các vụ việc do Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ tiếp nhận chủ yếu liên quan đến xâm phạm quyền, số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh không nhiều. Thanh tra các Sở Khoa học Công nghệ tại các địa phương cũng có tiếp nhận và xem xét một số vụ việc khiếu nại về cạnh tranh không lành mạnh, tuy nhiên do quy định về thủ tục giải quyết còn chưa rõ ràng nên chưa xử lý được vụ nào trong thực tiễn. Lực lượng Quản lý thị trường có trách nhiệm chính trong việc kiểm tra và xử lý các gian lận thương mại và các vi phạm khác trong hoạt động thương mại trên thị trường. Do đó, trong năm 2008, lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã xử lý số lượng các vụ việc là rất lớn, nhưng chủ yếu tập trung vào các vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng lậu…, không có vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Ngày đăng: 19/09/2013, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan