chuyên đề đổi mới ppdh, tổ chức kiểm tra đánh giá HĐNGLL

4 366 1
chuyên đề đổi mới ppdh, tổ chức kiểm tra đánh giá HĐNGLL

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT HUYỆN EA SUP TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN CHUYÊN ĐỀ: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẤP THCS HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP I.ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây ngành giáo dục luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta, phải nói rằng sự bước ngoặt trong hệ thống giáo dục nước nhà được bắt đầu từ năm học 2002 – 2003, Bộ Giáo Dục đã tiến hành chương trình cải cách toàn diện từ nội dung,chương trình sách giáo khoa đến đổi mới nội dung và phương pháp dạy học Đặc biệt từ năm học 2006-2007, ngành giáo dục lại tiến hành cuộc vận động “hai không” nhằm mục đích lập lại kỉ cương dạy và học Đây được xem là khâu đột phá để toàn ngành giáo dục tự khẳng định đổi mới vì sự phát triển của đất nước, của ngành giáo dục Nhà trường, dù ở cấp học, bậc học nào nếu muốn có bầu không khí vui tươi, sôi nổi, trẻ trung, lành mạnh đồng thời huy động được mọi đối tượng, thành phần trong trường tham gia thì phải có những hoạt động ngoài giờ phong phú, đa dạng Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục của nhà trường Trung học cơ sở Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, nhằm lôi cuốn đông đảo học sinh tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo không khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng và phát huy tối đa năng lực, kỹ năng sống, sở thích của từng cá nhân góp phần giáo dục học sinh toàn diện về đức - trí - thể - mỹ Nói như vậy nghĩa là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp không phải là một môn học mà nó là một hoạt động nhưng không vì thế mà coi nhẹ hoạt động này vì như đã nói ở trên Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực hành Với vai trò là một giáo viên may mắn được nhà trường cử đi tập huấn về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình về vấn đề này với mong muốn cùng các thầy cô trao đổi nhằm nâng cao chất lượng của một hoạt động không thể thiếu trong quá trình hình thành kỹ năng sống cho học sinh II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS Thực trạng thứ nhất là: Hiện nay nhiều trường tình trạng giáo viên đang lúng túng trước hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc là né tránh hoặc là làm đối phó hay là làm thay công việc của học sinh khi có Ban giám hiệu đến dự giờ… một số nơi tiết học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa số các thầy cô giáo tổ chức cho các em ngồi tập hát hoặc chơi trò chơi hay lấy sách vở ra ngồi tự học các môn khác… Thực trạng thứ hai là: Không như các môn học khác, hoạt động ngoài giờ lên lớp không lấy điểm kiểm tra hệ số 1và hệ số 2 nên việc đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp phải dựa vào thực tế hoạt động của học sinh, nghĩa là hoạt động của học sinh trong tiết hoạt động chính là thước đo của kết quả tổ chức và khả năng thực hành của các em cũng vai trò hướng dẫn của giáo viên Thực trạng thứ ba là: Trong qua trình dạy học hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên chưa có thói quen soạn giáo án hay thiết kế cho một hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc có thì mới chỉ là chương trình, trong đó chưa xác định được rõ mục tiêu cũng như nội dung chi tiết khác, đặc biệt khi tổ chức cho học sinh các hoạt động ở ngoài trời hoặc đi thăm danh lam thắng cảnh, giáo viên chưa chú ý khai thác đầy đủ đến mục tiêu giáo dục khác Có thể nói điều bất cập rõ rệt nhất là giáo viên còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách phù hợp Thực trạng thứ tư là: Trong quá trình hoạt động ngoài giờ lên lớp có phân trang trí và phần cuối hoạt đông bao giờ cũng có phần đánh giá và trao phần thưởng Vậy phần thưởng này ở đâu ra? Nếu trích quỹ lớp thì sẽ có thể dễ dàng đối với trường ở vùng kinh tế phát triển, quỹ lớp, quỹ trường dồi dào, con đối với trường ở vùng 3 - vùng kinh tế khó khăn hoặc cực kì khó khăn thì e rằng phần này sẽ khó có thể thực hiện, chẳng lẽ hoạt động nào học sinh cũng vỗ tay khen bạn?! và càng khó hơn khi cứ đến hoạt động ngoài giờ lên lớp là giáo viên phải bỏ tiền túi ra… Thực trạng thứ năm là: Hoạt động ngoài giờ lên lớp trong một lớp hầu như chỉ có 1 em duy nhất dẫn chương trình Điều này là chưa phù hợp với mục tiêu hoạt động là rèn luyện kỹ năng sống, khả năng giao tiếp, khả năng ứng phó, giải quyết tình huống….cho học sinh nói chung chứ không phải là một cá nhân cụ thể nào Thực trạng thứ sáu là: Hoạc sinh khối 8.9 hiện nay sau 3-4 năm được tiếp cận với hoạt động ngoài giờ lên lớp mà giao cho nhiệm vụ dẫn chương trình các em ái ngại không dám nhận… III NỘI DUNG Vậy đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường thcs được tiến hành như thế nào? Trước tiên chúng ta cấn xác định được 3 nội dung cơ bản cần phải đổi mới đó là về phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá, nếu như trước dây kiểm tra, đánh giá là hợt động của thầy thì ngày nay là hợt động của cả thầy và trò Vai trò của việc đánh giá nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập, điều chỉnh quá trình học tập Như đã trình bày ở trên hoạt động ngoài giờ lên lớp không phải là một môn học vì thế nó không tính điểm cho học sinh nếu vì vấn đề này có thể có giáo viên bỏ qua khâu kiểm tra đánh giá là việc rất sai lầm có thể khiến cho học sinh hụt hẫng có sự so sánh với lớp bên cạnh và có cảm giác mình làm tốt mà không được thầy cô quan tâm, khích lệ còn bạn ở lớp bên cạnh làm không hơn mình mà được thầy cô khen ngợi, động viên, khích lệ nhiều Từ đó có thể làm cho học sinh mất đi hứng thú trong việc tham gia vào tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp… Như chúng ta đã biết có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau điều quan trọng là giáo viên cần linh động để áp dụng cho phù hợp với nội dung hoạt động Để tránh việc giáo viên tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả không cao Nhà trường cần tổ chưc tập huấn cho giáo viên ngay từ đầu năm học, cử những giáo viên có thâm niên trong dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp lên giảng mẫu cho giáo viên các khối tham dự để rút kinh nghiệm Giáo viên phải có giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp soạn kỹ, càng chi tiết cáng tốt, trong hoạt động phải phát huy vai trò tự quản của học sinh và cần đánh giá sau mỗi hoạt động Ban giám hiệu cần lên lịch đi dự giờ, rút kinh nghiệm sau mỗi tiết hoạt động Tiết hoạt động phải được xếp đồng loạt cho từng khối lớp để không gây ảnh hưởng đến việc học văn hóa của các khối lớp khác vì nếu không xếp đồng loạt thì khi lớp này hoạt động văn nghệ, hay tiểu phẩm hoặc chơi trò chơi có thể ảnh hơngr đến lớp học văn hóa bên cạnh, ngoài nội dung sách giáo khoa cấn bổ sung thêm các những nội dung mang tính thời sự vào nội dung sinh hoạt hàng tuần… Vì là một hoạt động nhằm mục đích nâng cao kĩ năng sống cho các em nên giáo viên cần thay đổi người dẫn chương trình của mỗi hoạt động làm sao cho các em ai cũng được một lần hoặc hơn một lần dẫn chương trình để các em làm quen với việc đứng trước đám đông, điều khiển một tập thể hoạt động, tổ chức cho các bạn vui chơi, … từ đó giúp các em mạnh dạn trong giao tiếp, ứng xử nhanh nhẹn….tránh tình trạng chỉ có 1 hay 2 em duy nhất trong lớp đảm nhiệm công việc này, như vây sẽ đi ngược lại với mục đích mà hoạt động mong muốn Giáo viên tham gia dạy hoạt động ngoài giờ lên lớp cần chú ý đến việc trang trí lớp học trong tiết hoạt dộng vì việc trang trí lớp học trong tiết hoạt động lâu nay thường bị lãng quên, xem nhẹ hay cho là thứ yếu và ….không quan tâm Thực ra trang trí lớp học không cần phải làm cầu ký, hoành tráng mà chỉ cần thể hiện trên đó nội dung của hoạt động và ngoài ra có thể trang trí thêm những bức hình, tranh ảnh mà các em đã dược học ở bộ môn Mỹ thuật hay một số em có năng khiếu vẽ thêm… Giáo viên đứng lớp hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng cần chú ý đến việc dự trù kinh phí hoạt động cho tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp nếu có ý đinh trao phần thưởng bằng vật chất như bánh kẹo, sách vở, bút thước….về kinh phí giáo viên đứng lớp hoạt động ngoài giờ nên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp và Ban giám hiệu để tìm cách giải quyết thích hợp nhất IV MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CẤP THCS HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động “học mà chơi, chơi mà học”, học sinh không “bị” kiểm tra bài cũ như các môn học khác mà hoạt động thì lại vui vì được chơi được đánh giá phân tài cao thấp với các đội bạn trong những hoạt động về tìm hiểu kiến thức… cho nên học sinh rất hứng thú đối với hoạt động này Nhưng nếu như giáo viên đứng lớp không biết cách tổ chức một hoạt động thì không chỉ mất thời giờ của các em, mất thời giờ soạn giáo án… mà học sinh thì lại không được hưởng những tiết hoạt động mà trong đó các em làm chủ, các em học tập ngay chính từ bạn của mình và qua đó tự rút kinh nghiệm bản thân mình mà tự hoàn hiện, nói tóm lại các em mất rất nhiều nếu như hoạt động ngoài giờ lên lớp không được tổ chức theo đinh hướng lấy học sinh làm trung tâm, mọi hoạt động trong tiết học học sinh làm chủ giáo viên chỉ là người tổng kết đánh giá Trong qua trình đánh giá giáo viên nên tế nhị trong việc đánh giá đừng biến quá trình đánh giá thành việc chỉ trích nặng nề làm mất đi tính tích cực ở học sinh mà qua việc đánh phải giúp các em thấy được những tồn tại của bản thân từ đó có hướng khắc phục… Như vậy đòi hỏi việc đổi mới phương pháp hình thức tổ chức dạy học kiểm tra đánh giá ở người giáo viên đứng lớp là rất cấn thiết, để tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao V- KẾT LUẬN Tóm lại, việc đẩy mạnh các hoạt động NGLL là một biện pháp cần thiết và cần làm ngay để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống Giúp học sinh có hứng thú và niềm tin trong quá trình tiếp thu kiến thức Tiết sinh hoạt NGLL thực hiện nghiêm túc sẽ mang lại những kết quả khả quan, những hiện tượng tiêu cực trong học đường đã giảm hẳn Bản thân học sinh được rèn luyện và trưởng thành Hoạt động này còn bổ sung kiến thức, tạo động lực học tập, từ đó chất lượng giáo dục nâng lên đáng kể Ea Súp, ngày 07 tháng 09 năm 2009 Người viết Hoàng Xuân Phương ... xác định được nội dung bản cần phải đổi mới đó là phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá, trước dây kiểm tra, đánh giá là hợt động của thầy ngày là hợt... tiết học học sinh làm chủ giáo viên là người tổng kết đánh giá Trong qua trình đánh giá giáo viên nên tế nhị việc đánh giá đừng biến quá trình đánh giá thành việc trích nặng... đề này có thể có giáo viên bỏ qua khâu kiểm tra đánh giá là việc sai lầm có thể khiến cho học sinh hụt hẫng có sự so sánh với lớp bên cạnh và có cảm giác làm tớt mà

Ngày đăng: 19/09/2013, 06:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan