Chữ Người tử tù

5 624 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chữ Người tử tù

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lê Tấn Hiền- Trường THPT Hiệp Đức Tiết 41- 42 Đọc văn: CHỮ NGƯỜI TỬ Nguyễn Tuân I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao, đồng thời hiểu thêm quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua nhân vật này. - Hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh giàu giá trị tạo hình. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Đọc diễn cảm, đàm thoại, diễn giảng. - Gợi mở, dẫn dắt để HS phát biểu, thảo luận, tranh luận để tìm ra vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học, tập truyện VANG BÓNG MỘT THỜI và các bài viết . GV: Đọc trước tác phẩm , tóm tắt cốt truyện, trả lời các câu hỏi trong HDHB. IV.TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. ỔN ĐỊNH LỚP: 2. KIỂM TRA BÀI CŨ: 3. BÀI MỚI: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT HĐ 1: GV hướng dẫn cho HS nắm được những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân. Nếu có điều kiện, GV có thể giới thiệu thêm về tập truyện ngắn Vang bóng một thời (SGV, tr 121). HS đọc SGK phần Tiểu dẫn và rút ra những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân, một nhà văn có phong cách tài hoa, độc đáo. I. TIỂU DẪN: 1. Tác giả: - Nguyễn Tuân(1910 _ 1987); quê Hà Nội; sáng tác cả 2 thời kì trước và sau CMT Tám -1945. Là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, được tặng Giải thưởng HỒ CHÍ MINH về văn học nghệ thuật ( đợt 1; năm 1996). - Các tác phẩm tiêu biểu: + Trước CMTT: • Vang bóng một thời( TTN-1938) • Một chuyến đi (1941) • Tuỳ bút I & II( 1941;1942) + Sau CMTT: • Sông Đà( Tuỳ bút-1960) • Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (Tuỳ bút-1972) 2- Vài nét về VANG BÓNG MỘT THỜI - Tập truyện gồm 11 truyện; lấy bối cảnh thời gian là giai đoạn nhà Nguyễn( 1802_ 1945) suy tàn, thực dân Pháp xâm lược nước ta; nhiều vẻ đẹp văn hoá truyền thống đang mai một dần. - Thế giới nhân vật là các nhà nho tài hoa phẫn uất với buổi giao thời nhố nhăng. Họ cố Trang 1 Lê Tấn Hiền- Trường THPT Hiệp Đức giữ lại những vẻ đẹp xưa, giữ vẻ đẹp “thiên lương” và sự trong sáng của tâm hồn. HĐ 2: GV có nhiều cách hướng dẫn HS tìm hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù. VL 1: GV cần giới thiệu cho HS đôi nét về nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật chơi chữ truyền thống. GV diễn giảng cho HS nắm : Tình huống, tình huống truyện? (SGV) Hỏi:Tình huống truyện của tác phẩm Chữ người tử là gì? Hỏi: Tình huống truyện như vậy có tác dụng gì đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện? Sau khi HS trả lời GV chốt lại HS lắng nghe. HS trao đổi trả lời. HS thảo luận nhóm đôi, trả lời. II. ĐỌC HIÊU VĂN BẢN: 1. Tình huống truyện: - Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục + Trên bình diện xã hội: đối lập hoàn toàn (Một người là tên đại nghịch, cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để trị tội; còn một người là quản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời). + Trên bình diện nghệ thuật: tri âm, tri kỉ với nhau  Mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Tác giả đã đặt những nhân vật trong tình thế đối địch: tử và quản ngục. - Tác dụng: + làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao + làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục + thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm. VL 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng Huấn Cao Hỏi: Nhìn một cách tổng quát, hình tượng Ông Huấn Cao có những phẩm chất nào đáng trân trọng? GV hướng dẫn cho HS tìm những chi tiết trong tác phẩm để làm rõ vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao. HS trao đổi trả lời Chia nhóm thảo luận và ghi vào bảng phụ nội dung tìm hiểu sau đó trình bày trước lớp: Nhóm 1, 2: Tìm những chi tiết chứng minh cho vẻ 2.Hình tượng Huấn Cao: Hiện lên với các phẩm chất cơ bản: - Tài hoa, nghệ sĩ (viết chữ đẹp).(1) - Khí phách hiên ngang (là trang anh hùng dũng liệt) (2) - Có nhân cách trong sáng, cao cả (thiên lương) (3) Một danh sĩ tài hoa hiếm thấy trong nghệ thuật thư pháp: a-1: Tất cả các nhân vật trong truyện và người dẫn truyện đều trực tiếp ngợi ca đề cao: Trang 2 Lê Tấn Hiền- Trường THPT Hiệp Đức GV có thể gợi ý thêm bằng một vài câu hỏi phụ như: Tìm những câu nói bộc lộ sự đánh giá trân trọng tài thư pháp của nhân vật Ông Huấn? Huấn Cao thể hiện sự “ biết mình , biết người như thế nào trong nghệ thuật này? Ngoài các câu nói trực tiếp đề cao thư pháp Ông Huấn , truyện còn dựng lên những tình tiết nào khác để gián tiếp thể hiện nội dung này? v.v… Sau đó GV chốt lại Hỏi: Ngoài tài thư pháp, Ông Huấn Cao còn là một con người có khí phách hiên ngang , bất khuất. Tìm các chi tiết đó? đẹp 1. Nhóm 3,4 chứng minh cho vẻ đẹp 2. Các nhóm khác chứng minh cho vẻ đẹp (3). HS khi tìm hiểu nhân vật Huấn Cao phải đặt trong quan hệ với nhân vật quản ngục. HS trả lời - “ Cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ nhanh và rất đẹp đó không?”( Lời quản ngục) - “ Những người có tài thế….phải chém những người như thế nghĩ mà thấy tiêng tiếc”( Lời viên thơ lại) - “Chữ ông Huấn đẹp lắm , vuông lắm…có được chữ ông Huấn mà treo là có cả một báu vật trên đời”( Lời nửa trực tiếp) -“ Chữ thì quý thật. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”( Lời Huấn Cao). a-2) Các tình tiết cơ bản của truyện đề xoay quanh nội dung đề cao giá trị của chữ ÔNG HUẤN: -Viên quản ngục và viên thơ lại phải khổ tâm và từng thất vọng vì sợ không xin được chữ. “ Viên quản ngục khổ tâm nhất là có một ông Huấn Cao trong tay mình mà không biết làm thế nào xin được chữ ….chỉ lo mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình….,thì ân hận suốt đời mất(…) viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn….Ngày mai tinh mơ sẽ có người đến giải đi” -Sự sung sướng và thái độ tôn kính của hai người khi được ÔNG HUẤN cho chữ. Tiểu kết: Thiên truyện đã tập trung làm nổi bật tài năng thư pháp hiếm có của ÔNG HUẤN bằng nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Qua đó thể hiện thái độ trân trọng , ngợi ca , ý nguyện bảo tồn của tác giả đối với nghệ thuật thư pháp truyền thống của dân tộc . Một môn nghệ thuật mà trong thời tác giả đang sống đang đứng trước viễn cảnh bị mai một, thất truyền, thất dụng. Khí phách hiên ngang , bất khuất: -Mới đến nhà lao, ông cùng đồng chí thản nhiên rỗ gông trừ rệp không thèm để ý đến lời hăm he, mai mỉa của bọn tiểu nhân. -Trước hành vi khó hiểu của ngục quan và viên thơ lại, Huấn Cao vẫn phớt lờ không thèm để ý, đề phòng; khi quản ngục vào nhà giam, Huấn Cao tỏ rõ sự khinh miệt không hề sợ báo thù; bình thản trước án chém. Trang 3 Lê Tấn Hiền- Trường THPT Hiệp Đức Hỏi: Cái gì đã khiến Ông Huấn thay đổi thái độ? Câu nói nào của Ông thể hiện thật rõ cách cao đẹp , thiên lương của ông? GV: Qua nhân vật Huấn Cao em có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp? HS trả lời HS trao đổi trả lời. (Huấn Cao không chỉ là người có tài mà còn có tâm, có thiên lương cao đẹp. Huấn Cao không chỉ có thái độ hiên ngang, bất khuất, không sợ chết, coi khinh tiền bạc và đồng tiền phi nghĩa mà còn có tấm lòng yêu quý cái thiện, cảm động trước thiên lương của quản ngục. Đó là hai mặt thống nhất trong một nhân cách lớn) Như vậy , Huấn Cao là một con người không hề khuất phục trước quyền lực mù quáng của chế độ phong kiến suy tàn mà nhà ngục, pháp trường là một hình ảnh tiêu biểu. Một thiên lương trong sáng; Huấn Cao đã tỏ thái độ trân trọng đúng mực trước tấm lòng “ biệt nhỡn liên tài” và sở thích cao quý của ông ta . Huấn Cao chân thành tự hối “ Thiếu chút nữa ta đi phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Một Huấn Cao không sợ ngục , lưỡi đao thần chết nhưng sợ lại bỏ sót một tấm lòng và quyết định lấy tấm lòng mình để báo đáp lòng người tri kỉ: Huấn Cao cho chữ và dặn dò quản ngục những lời gan ruột ( Kí thác di vật, di ngôn cho người tri kỉ). - Quan niệm về cái đẹp: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau quan điểm nghệ thuật tiến bộ. GV: Cho HS đọc cả đoạn cuối. Hỏi: Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao được thể hiện như thế nào? - Vì sao tác giả lại coi đây là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? HS đọc diễn cảm đoạn cuối tác phẩm. HS trả lời. HS trao đổi trả lời 3. Cảnh cho chữ: Là một sự kiện quan trọng của tác phẩm. - Cảnh cho chữ: + Thời gian: đêm khuya, mọi hoạt động như ngừng nghỉ. + Không gian: >< >< Trang 4 + Nhà với bóng tối ẩm thấp, hôi hám, xiềng xích →Hiện thân của sự độc ác. + Ánh sáng của ngọn đuốc, tấm lụa trắng tinh, chậu mực thơm→ Ánh sáng đẩy lùi bóng tối Lê Tấn Hiền- Trường THPT Hiệp Đức GV bình cảnh cho chữ để khắc sâu ấn tượng cho HS. GV chốt lại + Con người: >< ► Như vậy, giữa chốn ngục tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chủngười tử làm chủ. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác, .Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng. VL 4: Dựa vào những ý đã trình bày trên, GV hướng dẫn HS nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật - Em có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút phúp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân qua tác phẩm? HS trao đổi và rút ra những nét đặc sắc về nghệ thuật. 4.Một số nét về nghệ thuật: - Bút pháp xây dựng nhân vật - Bút pháp miêu tả cảnh vật (tạo không khí thiêng liêng cổ kính) - Nghệ thuật sử dụng ngôn từ. HĐ 3: Củng cố bài học GV goi 2 HS đọc to rõ phần Ghi nhớ để khắc sâu bài đọc hiểu. - GV hướng dẫn cho HS viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ sâu sắc nhất của mình về nhân vật Huấn Cao. * Dặn dò: Đọc, soạn bài mới: Luyện tập thao tác lập luận so sánh HS đọc to phần Ghi nhớ. HS trả lời ở nhà các câu hỏi trong bài mới. * Ghi nhớ: SGK * Bài tập: HS làm ở nhà. Trang 5 Huấn Cao: Ung dung, lẫm liệt phi thường, thoải mái vung bút sáng tạo cái đẹp Thơ lại: run run bê chậu mực Quản ngục: khép nép, khúm núm, nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” . dẫn HS tìm hiểu truyện ngắn Chữ người tử tù. VL 1: GV cần giới thiệu cho HS đôi nét về nghệ thuật thư pháp và nghệ thuật chơi chữ truyền thống. GV diễn giảng. Lê Tấn Hiền- Trường THPT Hiệp Đức Tiết 41- 42 Đọc văn: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ Nguyễn Tuân I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của

Ngày đăng: 18/09/2013, 18:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan