bai thi tu tuong Ho Chi Minh

5 627 4
bai thi tu tuong Ho Chi Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài thi tìm hiểu về “tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG THCS KHÁNH BÌNH TÂY BẮC -----  ----- BÀI DỰ THI CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ “TƯ TƯỞNG VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” Câu 1: Câu 2: Hồ Chủ tịch dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và cũng cố. Củng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Câu nói này được viết trong tác phẩm nào ? Thời gian nào ? Anh (Chị) đã học tập được những gì từ lời dạy của Bác ? Trả lời: Câu nói trên được viết trong tác phẩm “Đạo đức cách mạng”. Được viết vào tháng 12 năm 1958. Qua tác phẩm này bản thân tôi nhận thấy: Ðạo đức cách mạng là, phải luôn luôn thực hiện "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên phải thật sự gương mẫu, lời nói phải đi đôi với việc làm, tưởng phải thống nhất với việc làm. Về nội dung này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phê phán rất quyết liệt: " . một số đảng viên, cán bộ đang còn xa xỉ, tham ô, lãng phí, không biết tiếc, biết tôn trọng của công, không biết thương tiếc của cải do mồ hôi, nước mắt đồng bào làm ra. Do đó mà đẻ ra xa xỉ. Lương bổng Chính phủ cấp cho chúng ta có hạn mà ta xa xỉ thì lấy tiền đâu ? Ðã có cái áo rồi còn muốn hai ba cái như thế là lãng phí. Lại muốn mua thứ này thứ khác mà thiếu tiền sinh ra tham ô". Ðạo đức cách mạng là, phải biết hy sinh cho sự nghiệp của Ðảng, của Tổ quốc và của dân tộc, coi đó là niềm vinh dự lớn. Không thể kể công với Ðảng. Có ít nhiều thành tích, thì họ muốn Ðảng "cảm ơn" họ. Họ đòi ưu đãi, họ đòi danh dự và địa vị. Họ đòi hưởng thụ. Nếu không thỏa mãn yêu cầu của họ thì oán trách Ðảng. Ðạo đức cách mạng là, phải gắn bó máu thịt với nhân dân, tin dân, dựa vào lực lượng vô địch của nhân dân để lãnh đạo nhân dân chống lại mọi kẻ thù xâm lược, đói nghèo và lạc hậu. Do vậy, cần phải khắc phục tình trạng " . chủ nghĩa cá nhân đang ám ảnh một số đồng chí. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi, họ xa rời quần chúng, không muốn học hỏi quần chúng mà chỉ muốn làm thầy quần chúng . Họ mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh". Dần dần họ bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc, trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại. Họ phê bình người khác mà không muốn người khác phê bình họ; không tự phê bình hoặc tự phê bình một cách không thật thà, nghiêm chỉnh . Họ không lắng nghe ý kiến quần chúng, họ xem khinh những cán bộ ngoài Ðảng và kết quả tất yếu là quần chúng không tin, không theo và bỏ rơi họ. Trong tình hình hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; kiên quyết chống tham ô, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, là những nguy cơ cản trở sự phát triển của sự nghiệp cách mạng nước ta, tác phẩm Ðạo đức cách mạng có giá trị thực tiễn rất cao. Hơn thế, cuốn sách còn thể hiện những tình cảm tha thiết của Bác Hồ đối với sự tiến bộ của cán bộ, đảng viên, với Ðảng và nhân dân lao động.  Người dự thi: Phan Minh Trường Trang 1 Bài thi tìm hiểu về “tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Câu 3: Bác viết “ ….cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, nền tảng của thi đua ái quốc. Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa, thì không thành trời. Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người. Câu nói này được Bác viết trong tác phẩm nào ? Thời gian nào ? Đồng chí hãy cho biết bản thân cần làm gì để thực hiện được lời dạy của Bác về Cần, Kiệm, Liêm, Chính ? Trả lời: Câu nói này được nói trong tác phẩm “ Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Vào tháng 6 năm 1949. Qua câu nói này bản thân cần thấy cần phải làm một số việc sau:  Câu 4: Khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào tháng 01 năm 1946, Bác Hồ đã nói lên những ham muốn của bản thân mình, đồng chí hãy ghi lại những câu nói đó của Bác ? Trả lời: Ngày 10-2-1967, Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ và nhân dân tỉnh Hà Tây. Người chỉ rõ : “ Gọi là Đảng viên thì phải nhận rõ, phải biết rõ Đảng ta phải làm những gì, vào Đảng để làm gì. Đảng ta là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng. Vào Đảng để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng . Mỗi người Đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng : mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân . Làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm “ quan” nhân dân.  Câu 5: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Lời dạy của Bác viết ở tác phẩm nào ? Thời gian nào ? Đồng chí hãy phân tích lời dạy trên và liên hệ việc thực hiện lời dạy của Bác đối với bản thân đồng chí. Trả lời: Lời dạy trên được viết trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vào tháng 10 năm 1947.  Câu 6: Đồng chí hãy trình bày tóm tắt nội dung nói về Đảng trong Di chúc của Bác. Trả lời: Trong Di chúc của Bác, Bác đã nói về Đảng như sau: Người dự thi: Phan Minh Trường Trang 2 Bài thi tìm hiểu về “tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.  Câu 7: Đồng chí hãy trình bày lời căn dặn trong Di chúc của Bác khi nói về nhân dân lao động. Trả lời: Khi nói về nhân dân lao động Bác nói: Nhân dân lao động của ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.  Câu 8: Đồng chí hãy nêu câu nói của Bác khi nói về trách nhiệm của người Đảng viên tại buổi nói chuyện với cán bộ tỉnh Hà Tây, ngày 10 tháng 02 năm 1967. Trả lời: Ngày 10-2-1967, Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ và nhân dân tỉnh Hà Tây. Người chỉ rõ : “ Gọi là Đảng viên thì phải nhận rõ, phải biết rõ Đảng ta phải làm những gì, vào Đảng để làm gì. Đảng ta là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng. Vào Đảng để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, phục vụ cách mạng . Mỗi người Đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng : mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân . Làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải làm “ quan” nhân dân.  Câu 9: Qua học tập tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, anh (chị) tâm đắc nhất nội dung gì ? Vì sao ? Trả lời: Qua học tập về tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bản thân tôi tâm đắc nhất nội dung: “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”. Cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương ngời sáng về đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, là mẫu mực về đời sống trong sáng, nếp sống giản dị, khiêm tốn phi thường. Cuộc đời Người từ một phụ bếp trên tàu, một thợ ảnh ở ngõ hẻm Côngpoanh đến khi trở thành Chủ tịch nước vẫn luôn là những tháng ngày thanh bạch, tiết kiệm, giản dị và tao nhã. Ngôi nhà sàn của Người có một cái giường, một cái bàn, một cái ghế, một giá sách một tủ quần áo với hai bộ ka ki, một đôi dép lốp, một máy thu thanh, một chiếc đồng hồ để bàn. Đó là tất cả tài sản của một vị nguyên thủ quốc gia. Thật là cuộc đời thanh bạch suốt đời thực hành tiết kiệm, suốt đời liêm chính, suốt đời chí công vô tư. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy cả một truyền thống dân tộc Việt Nam về Người dự thi: Phan Minh Trường Trang 3 Bài thi tìm hiểu về “tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đức cần, kiệm. Theo Hồ Chí Minh, thực hành tiết kiệm không phải là bủn xỉn, “không phải xem đồng tiền to bằng cái nong”, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép mọi người nhịn ăn, nhịn mặc; trái lại, cốt để giúp vào tăng gia sản xuất, để dần dần nâng cao mức sống của nhân dân; tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, để cải thiện đời sống nhân dân. Tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của và tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Hồ Chí Minh coi thực hành tiết kiệm là một quy luật đi lên của một đất nước, một phương pháp của chế độ kinh tế, không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm, mà cả nước giàu cũng phải tiết kiệm. Người còn chỉ rõ: “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm sỉ là một dân tộc giầu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ”. Muốn thành công trong thực hành tiết kiệm, theo Hồ Chí Minh phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, Người chỉ rõ: Tham ô đối với cán bộ, đó là “ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung để làm quỹ riêng”; đối với nhân dân, đó là “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”. Còn lãng phí bao gồm nhiều mặt: lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của, lãng phí của cải vật chất của nhân dân, của đất nước. Nguyên nhân gây ra lãng phí, theo Hồ Chí Minh là do trình độ non kém, do thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, do độc đoán đưa ra những quyết định sai lầm. Người còn chỉ rõ: “Tham ô có hại, nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn”. Người kết luận: “Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”, Hồ Chí Minh không chỉ làm rõ khái niệm, nội dung, tác hại, mà còn phân tích nguyên nhân dẫn đến tham ô, lãng phí, đó là bệnh quan liêu: “Có nạn tham ô và lãng phí là vì bệnh quan liêu. Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn”. Người cho rằng, bệnh quan liêu là chỉ gieo hạt vun trồng cho tham ô lãng phí nảy nở, “vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh quan liêu thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí”. Người nhấn mạnh: tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân. Đó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng việc của ta, nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta, nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh thường coi đó “là hành động xấu xa nhất của con người . Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà”, là “giặc nội xâm”. Bởi vì, tham ô, lãng phí, quan liêu thường để liền với nhau và luôn là một trở lực lớn, là nguy cơ sụp đổ đối với mọi chế độ xã hội. Vì thế, “chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng, cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tưởng và chính trị”, và “muốn trừ sạch nạn tham ô lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu”. Trước tình trạng tham nhũng và những tệ nạn xã hội ở nước ta hiện nay, ôn lại những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu càng thấy rõ ý nghĩa sâu xa, tầm quan trọng và tính thời sự của những lời dạy của Bác Hồ. Bởi vì, như Văn kiện Đại hội IX của Đảng nhận định: “tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong Người dự thi: Phan Minh Trường Trang 4 Bài thi tìm hiểu về “tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” nhân dân”. Quan liêu, tham nhũng “đang thực sự là nguy cơ lớn”, đang ở mức báo động và có thể phát triển hơn nữa cùng với kinh tế thị trường. Nhưng quan trọng hơn là từ kinh nghiệm của các nước khác, Đảng ta muốn cảnh báo về hậu quả xã hội nguy hiểm của nó. Tham nhũng, lãng phí, quan liêu ngoài những tổn thất về kinh tế còn gây nên những thiệt hại chính trị - xã hội khó lường. Điều tệ hại hơn của các tệ nạn này là làm tha hóa cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền làm mất lòng tin của dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho các chủ trương, chính sách bị sai lệch dẫn đến chệch hướng và là tiền đề của sự mất ổn định về mặt xã hội, là điều kiện tốt cho các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, dẫn đến mất ổn định chính trị. Đối với kẻ thù, nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí là cơ sở thuận lợi và mục tiêu để chúng công kích, bôi xấu chế độ ta, làm suy yếu Đảng và Nhà nước ta. Đúng như Lênin trước đây đã cảnh báo: “Nếu có cái gì làm tiêu vong chúng ta thì chính là những tệ nạn đó” . Các tệ nạn này là những thách thức trên con đường phát triển của đất nước. Chỉ có đẩy lùi các nguy cơ đó, đất nước ta mới phát triển đúng hướng; ngược lại, chỉ có phát triển đúng hướng mới tạo cơ sở vững chắc đẩy lùi các nguy cơ đó. Nhận rõ tính chất nguy hại của tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí, Đại hội IX của Đảng ta đã có chủ trương: “Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành, từ trung ương đến cơ sở. Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt là chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính”. Để thực hiện có kết quả chủ trương trên, lúc này hơn bao giờ hết phải thực hiện tốt lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” phải nêu cao đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, chống các tệ nạn xấu xa mà ai cũng bất bình, chê trách; đồng thời phải sử dụng nhiều loại công cụ và biện pháp, nhất là phải kết hợp tăng cường pháp chế với thuyết phục, giáo dục, kết hợp biện pháp hành chính với phong trào cách mạng của quần chúng, song phải đấu tranh nhẫn nại và kiên trì nhất định chúng ta sẽ chiến thắng loại “giặc nội xâm” này, đưa đất nước vững bước trên con đường dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Người dự thi: Phan Minh Trường Trang 5 . cảm tha thi t của Bác Hồ đối với sự tiến bộ của cán bộ, đảng viên, với Ðảng và nhân dân lao động.  Người dự thi: Phan Minh Trường Trang 1 Bài thi tìm. đã nói về Đảng như sau: Người dự thi: Phan Minh Trường Trang 2 Bài thi tìm hiểu về “tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một

Ngày đăng: 18/09/2013, 18:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan