QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

4 812 15
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2012 QUẢN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ ThS. Nguyễn Thanh Sơn Trường Đại học Yersin Đà Lạt Tóm tắt Tác giả tập trung làm rõ 7 nội dung quản hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ bao gồm: Giáo dục mục đích, độnghọc tập; hướng dẫn phương pháp học tập bậc đại học; quản hoạt động tự học; quản hoạt động học tập trong giờ lên lớp; quản cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập; phối hợp với gia đình quản hoạt động học tập; và hỗ trợ sinh viên học tập. Abstract Managing students’ studying activities under credit system The author describes 7 matters in managing students’ learning activities under credit system including: guiding students through their learning objectives and motivations; training students on under-graduate studying approaches; managing students’ self-studying; managing students’ in-class studying; managing campus equipment and facilities; coordinating with students’ families; and supporting students in studying. Đ ào tạo đại học theo học chế tín chỉ là một hệ thống đào tạo tiến bộ với triết cơ bản là tôn trọng người học, coi người học là trung tâm. Mục đích của nó là quá trình đào tạo được tổ chức sao cho người học có thể lựa chọn cho mình cách học phù hợp nhất với khả năng học vấn và tài chính. Theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2010, tất cả các trường Đại học phải chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Thực tế cho thấy đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp với định hướng phát triển của giáo dục đại học trong giai đoạn tới của nước ta và cũng phù hợp với nhu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. Để thực hiện thành công chủ trương này, công tác quản của các trường đại học cần phải có nhiều đổi mới, trong đó, đổi mới quản hoạt động học tập của sinh viên cho phù hợp với học chế tín chỉ là một việc làm quan trọng. Quản hoạt động học tập của sinh viên là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản (cán bộ quản lý, giảng viên… mà đứng đầu là Hiệu trưởng) lên đối tượng quản (người học) bằng các hoạt động cụ thể như: Thay đổi nhận thức về việc học, dạy cách học, xây dựng tập thể lớp học, tổ chức và quảnhoạt động học, tạo điều kiện cho việc học, phối hợp quảnhoạt động học… Nhằm đào tạo sinh viên thành những con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài viết này tập trung làm rõ nội dung quản hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ, góp phần nâng cao hiệu quả quản hoạt động học tập, từ đó nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ. 1. Giáo dục mục đích, độnghọc tập cho sinh viên Mọi hoạt động của con người đều là hoạt động có mục đích, được thúc đẩy bởi độngcủa hoạt động đó. Hoạt động học tập của sinh viên có tính độc lập cao và mang đậm sắc thái cá nhân, điều này càng khẳng định nó phải được thúc đẩy bởi một hệ thống độnghọc tập. Độnghọc tập cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ học tập, khẳng định mình, mong muốn thành thạo nghề nghiệp tương lai… cho tới cấp độ cao là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, lòng khát khao tri thức. Công tác giáo dục mục đích, độnghọc tập cho sinh viên trong trường đại học cần tập trung thực hiện một số công việc sau: – Tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, mục đích, tưởng sống. – Nâng cao nhận thức của sinh viên về mục tiêu, yêu cầu của ngành học. – Xây dựng bầu không khí tích cực học tập, động viên, giúp đỡ nhau trong tập thể sinh viên. THÁNG 10/2012 THÔNG TIN KHOA HỌC 18 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2012 – Kích thích tinh thần say mê học tập, nghiên cứu khoa học. 2. Dạy phương pháp học tập bậc đại học cho sinh viên Phương pháp học tập là những cách thức tiếp thu, xử lý, vận dụng nội dung học tập theo cách riêng của mỗi người học nhằm đạt được hiệu quả học tập cao nhất. Phương pháp học tập của sinh viên bậc đại học có nhiều điểm khác so với học sinh bậc trung học, do đó, trường đại học cần dạy cho sinh viên phương pháp học tập bậc đại học ngay từ đầu khóa học. 2.1. Dạy cách lập kế hoạch học tập Đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải chủ động trong suốt quá trình học tập và phải có kế hoạch học tập thật chặt chẽ, khoa học mới có thể đạt được kết quả cao trong học tập. – Dạy cho sinh viên kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập gồm các giai đoạn: Liệt kê và ghi ra những công việc cần làm; tự xây dựng kế hoạch học tập theo từng tuần, tháng, học kỳ, năm học; sắp xếp, phân phối thời gian hợp cho những nhiệm vụ học tập, ưu tiên cho những nhiệm vụ quan trọng; xác định thời gian phải hoàn thành công việc; tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch và rút kinh nghiệm. – Dạy cách lập kế hoạch sử dụng thời gian: Phân bổ thời gian học tậpsinh hoạt hợp lý. Việc làm này giúp sinh viên làm chủ được quỹ thời gian, không quên các công việc sẽ phải làm và không bị động trước các nhiệm vụ học tập. 2.2. Dạy cách nghe giảng và ghi bài trên lớp Nghe giảng bài và ghi chép bài giảng hiệu quả giúp cho sinh viên nắm bắt thông tin nhanh chóng và vững chắc. – Dạy nguyên tắc chính của việc nghe giảng và ghi chép bài giảng: Nghe và ghi đầy đủ, tỉ mỉ để có khả năng kết hợp cao nhất đồng thời thính giác, thị giác và tri giác, nhờ đó sinh viên hiểu và tái hiện thông tin – tri thức một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. – Dạy các thủ thuật nghe – ghi: Cách viết tắt, viết gạch chân để nhấn mạnh và dễ nhớ… 2.3. Dạy cách học bài Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên phải dành nhiều thời gian cho việc tự học như chủ động tìm tài liệu liên quan đến môn học, đọc sách, đi thư viện, học nhóm, làm bài tập, tiểu luận… – Dạy cách tự học: Dạy cho SINH VIÊN biết các phương pháp để tự học đạt được hiệu quả cao. – Dạy cách học nhóm: Dạy sinh viên cách giao tiếp, trình bày diễn giải bằng lời, học cách thuyết phục đồng nghiệp, học cách quản và tự tổ chức nhóm học tập, hội thảo… 2.4. Dạy cách đọc sách Trang bị cho sinh viên kỹ năng và phương pháp đọc sách, tài liệu hiệu quả sẽ góp phần tích cực vào nâng cao chất lượng tự học của sinh viên. – Dạy cách chọn sách đọc: Chọn sách cho phù hợp với mục tiêu môn học, trình độ người học, phục vụ yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp… – Dạy cách đọc sách và ghi chép: Để lưu giữ thông tin, để bổ sung bài giảng và để tự học nâng cao tri thức, năng lực… 2.5. Dạy cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề Khi học ở bậc đại học, sinh viên phải thường xuyên làm các bài tập, đồ án, tiểu luận hoặc làm các đề tài nghiên cứu khoa học. Ngay từ đầu khóa học, cần trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và cách thức lựa chọn vấn đề, nghiên cứu và giải quyết vấn đề. – Dạy cách chọn vấn đề: Dạy cách chọn vấn đề có ý nghĩa khoa học hoặc có ý nghĩa thực tiễn; chọn vấn đề theo sở thích hoặc theo hệ thống nghiên cứu của giảng viên, của Khoa, Trường… – Dạy cách nghiên cứu vấn đề: Cách xây dựng đề cương nghiên cứu; cách thu thập tư liệu; cách viết tổng quan; cách phân tích, tổng hợp và bình luận, đánh giá các tư liệu thu thập được và đề xuất phương hướng giải quyết vấn đề… – Dạy cách giải quyết vấn đề: Cách chọn lọc phương pháp giải quyết vấn đề, các bước triển khai giải quyết vấn đề, các thử nghiệm giải quyết vấn đề, cách kiểm tra đánh giá kết quả giải quyết vấn đề. 2.6. Dạy sinh viên xác định nội dung tự học phù hợp Ở mức độ chung nhất, nội dung học tập là toàn bộ kinh nghiệm của xã hội đã được sáng tạo và tích lũy từ trước tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không thể chuyển toàn bộ và nguyên xi khối kinh nghiệm xã hội đã có vào nội dung THÁNG 10/2012 THÔNG TIN KHOA HỌC 19 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2012 học tập mà phải chọn lọc trong đó những yếu tố cốt lõi, chuyển hóa chúng thành nội dung học tập cụ thể. Xác định được nội dung học tập hợp lý, SINH VIÊN sẽ lập kế hoạch và sắp xếp các công việc thật khoa học để đạt được hiệu quả học tập cao. – Hướng dẫn cách xác định nội dung học tập có tính chất bắt buộc sinh viên phải hoàn thành: Đây là nội dung học tập theo yêu cầu của chương trình học do nhà trường quy định cụ thể cho từng ngành nghề đào tạo và bắt buộc sinh viên phải hoàn thành để có thể tốt nghiệp. – Hướng dẫn cách xác định nội dung học tập tự chọn, mở rộng hoặc nâng cao để giúp sinh viên nắm vững kiến thức và tìm hiểu các hướng nghiên cứu mới. – Định hướng cho sinh viên nghiên cứu, đọc tài liệu tham khảo, giáo trình để đào sâu, mở rộng tri thức từ các vấn đề trong nội dung học tập. 3. Quản hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên sẽ phải tự học nhiều hơn, do đó, công tác quản đổi mới phương pháp dạy – học trong trường đại học cần tập trung phát huy năng lực tự học, tạo điều kiện phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên. Giảng viên là người có vai trò quan trọng nhất trong quản hoạt động tự học của sinh viên. – Trong xây dựng nội dung chương trình giảng dạy, giảng viên cần chú ý giảm bớt tính hàn lâm và tăng kỹ năng thực hành (tăng số giờ thực hành, thảo luận, xêmina, tự học của sinh viên hoặc tự nghiên cứu tài liệu…). – Giảng viên cần đầu tư để thay đổi phương pháp giảng dạy, áp dụng các phần mềm dạy học, sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong giảng dạy (projector, overhead, video, các phương tiện nghe nhìn…), tăng cường thảo luận, cung cấp đầy đủ giáo trình, đề cương chi tiết môn học, giới thiệu tài liệu tham khảo để sinh viên có thể tự học ngoài giờ lên lớp… – Giảng viên còn quản hoạt động tự học của sinh viên bằng cách ra bài tập về nhà, viết khóa luận, đồ án, bài tập, chuẩn bị nội dung thảo luận trên lớp . Sau đó kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện của sinh viên. – Áp dụng nhiều hình thức thi cử giúp đánh giá được khả năng tự học hỏi, sự phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của sinh viên trong học tập như vấn đáp, cho viết tiểu luận, làm semina chuyên đề, giải quyết tình huống (case-study), làm bài thi trắc nghiệm khách quan… 4. Quản hoạt động học tập của sinh viên trong giờ lên lớp Cần xác định rõ mục tiêu chính việc quản hoạt động học tập của sinh viên trong giờ lên lớp là nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng sinh viên chứ không chỉ đơn giản là để chấp hành nội quy của nhà trường về giờ giấc, sĩ số sinh viên ở mỗi buổi học để có thể tiến hành lớp học. Sinh viên cần phải lên lớp đầy đủ, đúng giờ để nghe giảng viên giảng bài, hướng dẫn cách học, giao bài tập, đồ án, tiểu luận… Nếu sinh viên đi học đông đủ, đúng giờ, trong lớp tập trung lắng nghe giảng bài, giảng viên sẽ có nhiều thuận lợi để thực hiện tốt nhất yêu cầu của môn học. Giảng viên là người có vai trò quan trọng nhất trong quản hoạt động học tập của sinh viên trong giờ lên lớp. Bên cạnh đó, cố vấn học tập là người giúp Trưởng khoa quản lý, giáo dục sinh viên trong giờ lên lớp. Quản hoạt động học tập của sinh viên trong giờ lên lớp cần tập trung thực hiện tốt các công việc cụ thể sau: – Phổ biến và hướng dẫn sinh viên thực hiện đề cương chi tiết môn học. – Phổ biến kế hoạch học tập theo học kỳ, năm học cho sinh viên. – Thường xuyên theo dõi, quản quá trình học tập trên lớp của sinh viên. – Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở sinh viên học tập. – Chú trọng việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện, giúp đỡ nhau học tập trong sinh viên. 5. Quản cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập quyết định một phần quan trọng trong điều kiện học tập, chất lượng giảng dạy và nghiên cứu của nhà trường, có tác dụng hỗ trợ hoạt động học tập của sinh viên đạt hiệu quả và chất lượng cao hơn. THÁNG 10/2012 THÔNG TIN KHOA HỌC 20 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2012 Trường đại học cần đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động học tập và có hệ thống học liệu phong phú, cụ thể: – Trang bị hệ thống phòng học đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng với các trang thiết bị cần thiết phục vụ việc giảng dạy và học tập. Đồng thời, xây dựng các phòng tự học để sinh viên học tập, trao đổi ngoài giờ lên lớp. – Chú trọng đầu tư các phòng thực hành, thực tập, thí nghiệm để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên. – Tập trung trang bị cho thư viện có đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, xây dựng thư viện điện tử với cơ sở dữ liệu phong phú, có phòng đọc điện tử, kết nối internet. Đây chính là điều kiện để sinh viên phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu, làm chủ quá trình học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ. 6. Công tác phối hợp với gia đình sinh viên Hoạt động giáo dục sinh viên là kết quả của sự phối hợp nhiều lực lượng giáo dục, đặc biệt là sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Do đó, nếu có các biện pháp phối hợp quản thích hợp, tạo lập được mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và gia đình thì sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên. Nhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên giáo dục. Tuy nhiên, nội dung công tác quản sự phối hợp với gia đình của sinh viên có nhiều điểm khác so với học sinh phổ thông, vì sinh viên đã có mục đích, động cơ, ý thức tự giác cao trong học tập. Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình sinh viên được thể hiện ở các mặt: – Thường xuyên gửi kết quả học tập, rèn luyện theo học kỳ, năm học của sinh viên tới phụ huynh. – Thường xuyên liên lạc với phụ huynh khi có công việc liên quan đến hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên. 7. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ sinh viên học tập Hỗ trợ và hướng dẫn sinh viên học tập góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động học tập của sinh viên, bao gồm: – Phổ biến và hướng dẫn sinh viên thực hiện các nội quy, quy chế về học tập ngay từ đầu khóa học. – Sắp xếp thời khóa biểu, lịch thi, kiểm tra hợp lý, tạo điều kiện cho sinh viên tự học đạt hiệu quả cao. – Phổ biến và hướng dẫn sinh viên về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, các yêu cầu về kiểm tra, đánh giá môn học ngay từ đầu khóa học. – Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa (tham quan, thực tập…) gắn liền với chương trình đào tạo của ngành học. – Tăng cường các hình thức động viên, khuyến khích như trao tặng học bổng, khen thưởng cuối mỗi học kỳ, năm học… Để thực hiện thành công việc quản hoạt động học tập theo học chế tín chỉ nhằm nâng cao chất lượng học tập của người học, cần phải có sự chỉ đạo thống nhất của Hiệu trưởng, sự cố gắng, nỗ lực của các tổ chức, lực lượng, trước hết là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên. Hi vọng những nội dung nêu trên đây sẽ là tài liệu tham khảo cho các trường áp dụng trong đổi mới công tác quản hoạt động học tập phù hợp với học chế tín chỉ, góp phần thực hiện thành công chủ trương lớn của ngành đối với giáo dục đại học. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Hà Nội. 2. Ban liên lạc các trường Đại học và cao đẳng Việt Nam (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học về quản sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, TP. HCM. 3. Nguyễn Mai Hương (2009), “Các điều kiện cần và đủ để triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở bậc đại học”, Tạp chí khoa học giáo dục, (43). 4. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Quá trình Dạy – Tự học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Học và dạy cách học, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 6. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt được hiệu quả, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. THÁNG 10/2012 THÔNG TIN KHOA HỌC 21 . vấn đề trong nội dung học tập. 3. Quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp của sinh viên Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên sẽ phải tự học nhiều. giả tập trung làm rõ 7 nội dung quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ bao gồm: Giáo dục mục đích, động cơ học tập;

Ngày đăng: 18/09/2013, 11:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan