Trọng tài thương mại, một phương thức giải quyết tranh chấp.doc

17 882 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Trọng tài thương mại, một phương thức giải quyết tranh chấp.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trọng tài thương mại, một phương thức giải quyết tranh chấp

Trang 1

* Trọng tài thường trực hay trọng tài qui chế (Institutional Arbiration) 3

2.3 Ưu thế của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với toà án7

II THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CÓ LIÊN QUAN

11

2 Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)- bên cạnh Phòng thương

3 Thực tiền giải quyết tranh chấp thương mại tại VIAC124 Một số kiến nghị đối với các trung tâm trọng tài ở Việt Nam135 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp khi giải quyết tranh chấp bằng trọng

Trang 2

A LỜI NÓI ĐẦU

Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại đã và đang phát triểnvà phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới theo nền kinh tế thị trường và xu hướng sửdụng các biện pháp ngoài toà án (ADR) đã mang tính toàn cầu Việt Nam cũng không nằmngoài xu hướng đó Trọng tài Việt nam tuy đã ra đời từ rất lâu song hoạt động chưa cóhiệu quả do cơ chế pháp luật về trọng tài còn nhiều bất cập và một phần do các thươngnhân chưa hiểu rõ về cách giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Mới đây, Quốc hội ViệtNam đã ban hành Luật trọng tài thương mại 2010 nhằm khắc phục những thiếu sót về luậttừ trước tới nay, tạo điều kiện cho trọng tài thương mại ở nước ta phát triển Trong điều

kiện đó, tôi đã chọn đề tài “Trọng tài thương mại, một phương thức giải quyết tranhchấp” làm đề tài nghiên cứu bài tập học kỳ với mong muốn nâng cao hơn nữa nhận thức

của cá nhân trong vấn đề này.

Trong phần chú thích của Điều 1 Luật mẫu UNCITRAL, người ta cho rằng “kháiniệm thương mại cần phải được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các vấn đề phát sinh từ tấtcả các quan hệ có bản chất thương mại, dù có hợp đồng hay không Quan hệ có bản chấtthương mại bao hàm nhưng không chỉ giới hạn với các giao dịch sau đây: bất kì giao dịchbuôn bán nào nhằm cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hay dịch vụ, hợp đồng phân phối; đạidiện thương mại hay đại lý, các công việc sản xuất, thuê máy móc thiết bị, xây dựng, tưvấn thiết kế cơ khí, li-xăng đầu tư, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các hợp đồng khai tháchoặc chuyển nhượng, liên doanh và các hình thức khác của hợp tác công nghiệp hoặc kinhdoanh, vận tải hàng hoá hoặc hành khách bằng đường không, đường biển, đường sắt hoặcđường bộ” Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Luật mẫu UNCTRAL đã đưa ra gợi ý vềmột phạm vi khái niệm thương mại rất rộng so với khái niệm thương mại của Việt Nam.

Từ đó, rút ra khái niệm trọng tài thương mại là quá trình giải quyết tranh chấp phátsinh trong lĩnh vực thương mại do các bên tự nguyện lựa chọn trong đó bên thứ ba trunglập (trọng tài) sau khi nghe các bên trình bày sẽ đưa ra một quyết định (phán quyết trọngtài) có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp

1.2 Các loại trọng tài

Trang 3

Trong những năm gần đây, số lượng những vụ tranh chấp trong thương mại quốc tếđược giải quyết bằng trọng tài ngày càng tăng Các tổ chức trọng tài phi chính phủ đãphát triển mạnh mẽ chưa từng thấy ở khắp các nơi trên thế giới, đặc biệt là ở khu vựcChâu Á- Thái Bình Dương, nơi được coi là khu vực phát triển kinh tế năng động nhất trênthế giới Ở các quốc gia khác nhau, trọng tài thương mại phi chính phủ có những tính chất,đặc điểm khác biệt, phù hợp với trình độ và đặc điểm phát triển kinh tế –xã hội của mỗinước Tuy vậy, nhìn chung, chúng ta có thể chia trọng tài kinh tế phi chính phủ ra làm hailoại chính dựa trên phương pháp tiến hành tố tụng:

* Trọng tài vụ việc (Ad-hoc arbitration)

Trọng tài vụ việc là loại hình trọng tài mà do các bên tự thành lập để giải quyết vấnđề họ yêu cầu, sau khi giải quyết xong vụ tranh chấp thì giải tán Như vậy, trọng tài đặcbiệt hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự do thoả thuận của các bên tranh chấp Các bên tranhchấp có toàn quyền lựa chọn bất kỳ một người nào làm trọng tài viên để giải quyết tranhchấp của mình Người này chỉ cần được các bên nhất trí chứ không bị giới hạn bởi bất kỳmột điều kiện nào nhưng nếu các bên thống nhất lựa chọn một người không đủ khả năngthì chính họ là người sẽ phải gánh chịu hậu quả do sự đề cử của mình đem lại Do đó,trọng tài viên thường là người có uy tín, kinh nghiệm, tinh thông nghiệp vụ trong lĩnh vựcthương mại quốc tế và công minh trong xét xử Ngoài ra, các bên tranh chấp còn có toànquyền trong việc thoả thuận để tự thiết lập những thủ tục, nguyên tắc tố tụng riêng sao chophù hợp với tranh chấp của mình chứ không nhất thiết phải tuân theo bất kỳ một nguyêntắc sẵn có nào Nhưng họ cũng có thể thoả thuận chấp nhận một hệ thống quy định mẫu vềtrọng tài, điển hình như Bản quy tắc trọng tài của UNCITRAL thông qua ngày 28/4/1976hay Luật mẫu UNCITRAL thông qua ngày 21/6/1985 Như vậy, tổ chức và tố tụng củatrọng tài đặc biệt khá đơn giản, có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí của các bên liênquan Tuy nhiên trên thực tế, hình thức trọng tài đặc biệt chỉ thích hợp với những tranhchấp có giá trị nhỏ, hoặc giữa các bên đương sự am hiểu pháp luật, dày dạn trên thươngtrường và có nhiều kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp.

Ở Việt Nam, trước đây chưa có qui định cụ thể về hình thức trọng tài đặc biệt này.Tuy nhiên, Pháp lệnh trọng tài thương mại có hiệu lực từ ngày 01/7/2003 đã đưa ra quiđịnh về loại hình trọng tài này tại điều 26, chính thức công nhận loại hình trọng tài này vàđồng thời cũng đã đưa ra được giải pháp đối với hạn chế nêu trên của trọng tài Ad-hoc.

* Trọng tài thường trực hay trọng tài qui chế (Institutional Arbiration)

Trọng tài thường trực là trọng tài được thành lập ra và hoạt động thường xuyêntheo một quy chế nhất định, có cơ quan thường trực (trung tâm trọng tài) Đối với trọng tàithường trực, khi lựa chọn trọng tài viên, các bên thường chỉ được lựa chọn trong một danhsách trọng tài viên của trung tâm trọng tài, hoặc ít nhất trọng tài viên cũng phải đáp ứngđược một số điều kiện tối thiểu do trung tâm trọng tài đặt ra Khi xét xử, trọng tài thườngtrực phải tuân theo qui tắc tố tụng đã định trước của trung tâm Như vậy, đối với hình thứctrọng tài thường trực, quyền tự do của các bên bị hạn chế một phần nên có thể coi trọng tàithường trực là hình thức trung gian giữa trọng tài đặc biệt và toà án Tuy nhiên, đây cũnglà thuận lợi cho các bên chưa có nhiều kinh nghiệm trong thương mại quốc tế bởi vì cácbên tranh chấp không cần phải qui định quá chi tiết về qui tắc, thủ tục tố tụng mà chỉ cần

Trang 4

qui định trung tâm trọng tài nào sẽ giải quyết tranh chấp giữa các bên và chấp nhận qui tắctố tụng của trung tâm trọng tài đó.

Hình thức trọng tài thường trực có rất nhiều ưu điểm, với một điều lệ và quy tắc tốtụng độc lập, tương đối ổn định, với thực tiễn và kinh nghiệm phong phú được tích luỹqua quá trình giải quyết các vụ việc tranh chấp, với một đội ngũ những trọng tài viên lànhững chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (thương mại quốc tế, hàng hải quốc tế,thanh toán quốc tế, luật quốc tế ) khiến cho quá trình tố tụng diễn ra một cách nhanhchóng và hiệu quả

Ở Việt Nam, Trung tâm trọng tài quốc tế bên cạnh phòng thương mại và côngnghiệp Việt Nam được thành lập theo quyết định số 204/TTG của Thủ tướng Chính phủngày 28/4/1993, trên cơ sở hợp nhất Hội đồng trọng tài hàng hải và Hội đồng trọng tàingoại thương Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam có nhiệm vụ xét xử các tranh chấpphát sinh từ quan hệ kinh tế quốc tế và từ ngày 15/4/1996, Trung tâm được phép mở rộngthẩm quyền xét xử sang các quan hệ kinh tế phát sinh trong nước Trung tâm hoạt độngtheo điều lệ riêng, xét xử theo quy tắc tố tụng riêng và là tổ chức trọng tài thương mại cóuy tín nhất hiện nay ở Việt Nam

1.3 Thẩm quyền xét xử của trọng tài

Ở các nước trọng tài được lập ra để xét xử các tranh chấp phát sinh trong thương mại vànhiều lĩnh vực khác Nhưng đối với một tranh chấp cụ thể thì trọng tài không có thẩmquyền đương nhiên Trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên giao tranh chấp trongthương mại cho trọng tài giải quyết chứ trọng tài không thể tự mình đem tranh chấp ra xétxử Trong hoạt động ngoại thương, thẩm quyền xét xử của trọng tài đối với các tranh chấpcụ thể có thể được quy định trong hợp đồng, trong một văn bản thoả thuận riêng về trọngtài giữa các bên, hoặc trong điều ước quốc tế có liên quan.

 Theo thoả thuận trọng tài

Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết đưa ra trọng tài để giải quyết tấtcả hoặc một số loại tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau về một quan hệ pháp luật nhấtđịnh, theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng Thoả thuận trọng tài có thể dưới dạng một điềukhoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một văn bản thoả thuận riêng (điều 7.1 Luật mẫuUNCITRAL).

Trong khi đàm phán, ký kết hợp đồng, các bên có thể thoả thuận điều khoản vềtrọng tài, trong đó qui định trọng tài nào có quyền giải quyết tranh chấp có thể phát sinhsau này Điều khoản trọng tài này trở thành một phần của hợp đồng Khi đó, điều khoảntrọng tài trong hợp đồng được coi là một hình thức của thoả thuận trọng tài Tất nhiên, vàolúc này chưa thể xác định được tranh chấp có xảy ra hay không và xảy ra tranh chấp gì Vìvậy, điều khoản trọng tài thường mang tính tổng quan, không đi vào chi tiết, tuy nhiên sẽrất thuận lợi nếu các bên thống nhất về việc chọn cơ quan trọng tài nào, ở đâu có thẩmquyền giải quyết tranh chấp cũng như thống nhất về thể thức chỉ định trọng tài viên

Trong bản quy tắc trọng tài UNCITRAL 1976, điều 21 đã có quy định về vấn đềnày.

Như vậy, điều khoản trọng tài trong hợp đồng là độc lập tương đối so với hợp đồngvì nó được coi như một dạng của thoả thuận trọng tài Có nghĩa là khi hợp đồng vô hiệu

Trang 5

thì điều khoản trọng tài vẫn có hiệu lực trừ phi người ký kết hợp đồng không đủ năng lựchành vi

Nếu trong hợp đồng không có điều khoản trọng tài, thì trong quá trình thực hiệnhợp đồng, thường là khi tranh chấp đã xảy ra nhưng cũng có thể là khi tranh chấp chưaxảy ra, các bên cũng có thể ký một văn bản thoả thuận giao tranh chấp cho một tổ chứctrọng tài nào đó giải quyết; thoả thuận này, cũng có thể được ghi nhận qua việc trao đổithư từ hoặc điện tín ( sau đây gọi chung là văn bản trọng tài) Văn bản trọng tài cũng đượccoi là một hình thức của thoả thuận trọng tài

Thoả thuận trọng tài là cơ sở để khẳng định thẩm quyền của trọng tài đối với tranhchấp trong thương mại quốc tế Về nội dung thì một thoả thuận trọng tài phải hàm chứacác nội dung sau

 Cơ quan giải quyết tranh chấp

 Quy tắc tố tụng trọng tài đước áp dụng

 Trọng tài viên được chỉ định để giải quyết tranh chấp Địa điểm giải quyết tranh chấp

Hầu hết luật pháp các nước đều quy định thoả thuận trọng tài phải được lập bằngvăn bản, tuy nhiên có những nước qui định thoả thuận trọng tài có thể lập bằng miệng.Công ước New york 1958, công ước Châu Âu 1961 đều qui định rằng: thoả thuận trọng tàiphải được lập thành văn bản tuy nhiên lại có cách giải thích khác nhau về hình thức vănbản của thoả thuận trọng tài Công ước New york 1958 khẳng định: “một thoả thuận trọngtài bằng văn bản được hiểu là điều khoản trọng tài trong một hợp đồng bằng văn bản thoảthuận trọng tài được các bên ký kết bằng văn bản độc lập với hợp đồng hoặc được ghinhận trong việc trao đổi thư từ hoặc điện tín” Trong Luật trọng tài thương mại 2010 quiđịnh thoả thuận trọng tài phải được làm bằng văn bản, bao gồm cả những hình thức nhưthư từ, tài liệu trao đổi giữa các bên Những qui định không giống nhau này làm phát sinhkhó khăn trong việc giải quyết tranh chấp khi có sự xung đột pháp luật về hình thức củathoả thuận trọng tài.

Thoả thuận trọng tài sẽ là vô hiệu khi trái với qui định của pháp luật về nội dung vàhình thức của thoả thuận Ngoài ra thoả thuận sẽ không có hiệu lực khi người kí kết thoảthuận không có đủ năng lực hành vi theo qui định của luật pháp.

 Theo điều ước quốc tế

Việc giao tranh chấp cho trọng tài thương mại xét xử cũng có thể được quy định trongcác điều ước quốc tế Trước đây, trong Điều kiện chung giao hàng giữa các nước thànhviên khối SEV qui định trọng tài của bên bị kiện có thẩm quyền xét xử tranh chấp giữacác bên mua bán hàng hoá Hiện nay, bản Điều kiện chung giao hàng này không còn hiệulực nữa Trong các điều ước quốc tế hai bên hay nhiều bên đang có hiệu lực không có quiđịnh về thẩm quyền của trọng tài Từ đó rút ra thẩm quyền của trọng tài hiện nay chỉ docác bên đương sự lập ra.

Ngoài việc chấp nhận xét xử tranh chấp ra, trọng tài còn có thể từ chối không xétxử tranh chấp mặc dù hai bên tranh chấp có thoả thuận đưa tranh chấp ra xét xử tài cơquan trọng tài Đây có thể là những trưòng hợp trọng tài xét thấy rằng tranh chấp đó

Trang 6

không thuộc thẩm quyền của mình hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu do qui định pháp luậtcủa một trong hai bên tranh chấp mà họ không biết.

2 Thủ tục tố tụng trọng tài

2.1 Thủ tục tố tụng trọng tài

Thủ tục tố tụng trọng tài thương mại quốc tế được tiến hành theo đúng quy tắc tốtụng của tổ chức trọng tài hoặc quy tắc tố tụng mà hai bên đã thống nhất lựa chọn Mỗitrung tâm trọng tài thương mại quốc tế ở một nước đều xây dựng cho mình một bản quitắc tố tụng phù hợp với đặc điểm luật pháp về trọng tài của nước đó Tuy nhiên, để tăng sựhấp dẫn của các trung tâm trọng tài quốc tế và để thuận tiện cho việc xét xử và công nhậnphán quyết trọng tài, hầu hết quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài quốc tế đều có xuthế xích lại gần với quy tắc của trọng tài ICC và quy tắc của Luật mẫu UNCITRAL Quátrình tố tụng tại trọng tài quốc tế thường bao gồm các bước như: đơn kiện, chọn và chỉđịnh trọng tài viên, công tác điều tra trước khi xét xử, phiên họp xét xử, kết thúc xét xử

Theo một cách thông thường nhất, tố tụng trọng tài sẽ bắt đầu khi đơn kiện củanguyên đơn được gửi tới trung tâm trọng tài Trung tâm trọng tài xem xét đơn yêu cầu vàbản tường trình nội dung tranh chấp, nếu thấy tranh chấp là đối tượng của thoả thuận trọngtài và thoả thuận trọng tài giữa các bên là có giá trị hiệu lực pháp lý thì quá trình tố tụng sẽbắt đầu và tiếp tục với việc hình thành một hội đồng trọng tài

Hội đồng trọng tài được chọn và thành lập theo đúng thoả thuận của các bên Trongviệc hình thành hội đồng trọng tài thì việc quan trọng nhất là việc chọn và chỉ định trọngtài viên.

Thời gian chọn lựa và chỉ định trọng tài viên có thể do các bên thoả thuận Thờigian này phải hợp lý, đảm bảo cho các bên lựa chọn được trọng tài phù hợp đồng thời vẫnđảm bảo cho quá trình giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng Nếu các bên không thoảthuận về vấn đề này thì sẽ căn cứ theo qui tắc tố tụng hoặc luật trọng tài có liên quan Vídụ theo Luật mẫu UNCITRAL, các bên trong vòng 30 ngày không chỉ định trọng tài sẽmất quyền chỉ định trọng tài và khi đó tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác sẽ thaymặt các bên chỉ định trọng tài viên Theo quy tắc của Hiệp hội trọng tài Hoa kỳ thì thờigian này là 10 ngày, theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam thìthời hạn này là từ 30 ngày đến 2 tháng.

Pháp luật trọng tài của các nước khác nhau cũng quy định cách thức lựa chọn trọngtài viên khác nhau Thông thường nếu tranh chấp được giải quyết bằng Hội đồng trọng tàigồm ba trọng tài viên thì mỗi bên (nguyên đơn, bị đơn) chọn một trọng tài viên Hai trọngtài được chọn sẽ bầu một trọng tài viên thứ ba có tên trong danh sách trọng tài của trungtâm làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài Nếu tranh chấp được giải quyết bằng một trọng tàiviên duy nhất thì các bên tự thương lượng chọn ra Đây là phương thức chọn lựa phổ biếnnhất theo thông lệ quốc tế, ngoài ra mỗi nước có thể có các cách qui định khác

Các bên được quyền lựa chọn và chỉ định trọng tài viên thì cũng có quyền từ chốitrọng tài viên do chính họ chỉ định Luật mẫu UNCITRAL quy định: “một trọng tài viêncó thể bị từ chối nếu có thể gây nên những nghi ngờ chính đáng về sự công minh và tínhđộc lập khách quan của mình, hoặc khi trọng tài viên không đủ điều kiện và trình độchuyên môn như các bên đã thoả thuận.” Quy tắc trọng tài của tung tâm trọng tài quốc tế

Trang 7

Singapore cũng quy định: bất kỳ trọng tài viên nào cũng có thể bị khước từ, một bên chỉcó thể khước từ trọng tài viên do chính mình chỉ định Phù hợp với thông lệ quốc tế, quytắc tố tụng VIAC cũng có những quy định tương tự Điều 11 quy tắc tố tụng VIAC cũngquy định: “Các bên đương sự có quyền khước từ trọng tài viên… nếu đương sự nghi ngờvề sự vô tư của trọng tài viên.”

Sau khi thành lập hội đồng trọng tài, hoạt động tố tụng trọng tài sẽ được tiếp tụcvới thủ tục chuẩn bị xét xử Địa điểm xét xử và ngôn ngữ xét xử cũng là một trong nhữngyếu tố quan trọng trong quá trình tố tụng, chi phí đi lại và phiên dịch có thể sẽ là khôngnhỏ nếu các bên không khôn khéo trong vấn đề này Tuy nhiên, nếu các bên không thểthống nhất được vấn đề này thi Hội đồng xét xử sẽ quyết định.

Trong tố tụng trọng tài, nguyên đơn phải ứng trước lệ phí trọng tài theo quy địnhcủa biểu phí trọng tài Lệ phí trọng tài của các trung tâm trọng tài được quy định trongbiểu phí trọng tài căn cứ theo trị giá vụ kiên.

Trong quá trình tố tụng trọng tài, tính khách quan và việc xét xử công bằng phải được đảmbảo Hội đồng trọng tài xét xử không được có thành kiến với các bên khi tố tụng, các bênphải được đối xử bình đẳng và được quyền trình bày về vụ việc Các bên tranh tụng phảiđược thông báo về việc mở phiên xử và có quyền tranh luận trực tiếp, đưa ra mọi phươngtiện chứng minh để bảo vệ lý lẽ của mình.

Tố tụng trọng tài sẽ được đình chỉ nếu các bên đạt được sự hoà giải Biên bản hoàgiải (nếu được uỷ ban trọng tài chấp thuận) sẽ trở thành phán quyết trọng tài về điều kiệnđược thoả thuận Phán quyết này có giá trị hiệu lực như phán quyết về nội dung vụ kiện.

Tố tụng trọng tài sẽ được chấm dứt bởi một phán quyết chung thẩm hoặc khinguyên đơn rút đơn kiện, bị đơn chấp thuận và uỷ ban trọng tài công nhận lợi ích chínhđáng của họ trong việc có được một giải pháp cuối cùng về giải quyết tranh chấp hoặc khiuỷ ban trọng tài thấy rằng việc tiếp tục tố tụng có những nguyên nhân trở nên không cầnthiết và không thể được.

2.3 Ưu thế của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với toà án

Qua việc phân tích những khía cạnh trên, ta có thể thấy những ưu thế nổi bật của tốtụng trọng tài Đó là sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp hoà giải, thương lượng vàphương pháp giải quyết tại toà án Những ưu thế của trọng tài so với toà án chính là nhữngưu điểm của phương pháp hoà giải, thương lượng đã được lồng vào một cơ chế pháp lýmới là trọng tài.

Với đặc trưng tôn trọng thoả thuận của các bên đương tụng, hình thức giải quyếttranh chấp bằng trọng tài cho phép các bên có quyền tự định đoạt khi có tranh chấp xảy ra.Các bên có quyền lựa chọn hình thức trọng tài, có thể là trọng tài Ad-hoc hoặc trọng tàiquy chế tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh giữa các bên, các bên có thể lựa chọn trọng tàiviên, thời gian xét xử, địa điểm xét xử… Điều này giảm bớt sự cứng nhắc trong tố tụngđối với các bên.

Về thời gian tố tụng, nếu nói rằng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ đảm bảonhanh hơn giải quyết bằng toà án thì có thể không hoàn toàn chính xác Bởi vì, nếu nhưtranh chấp được giải quyết tại toà án sơ thẩm và không phải trải qua thủ tục xét xử tại cáctoà án cấp cao hơn thì có khi thời gian giải quyết tranh chấp bằng toà án còn ngắn hơn thời

Trang 8

gian giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Tuy nhiên, bản án xét xử sơ thẩm của toà ánkhông có tính chung thẩm nó dễ dàng bị kháng cáo và trải qua các thu tục xét xử phúcthẩm, giám đốc thẩm của toà án cấp cao hơn…cho nên trong nhiều trường hợp, thời giangiải quyết tranh chấp bị kéo dài ra rất nhiều gây căng thẳng về tinh thần và tốn kém về chiphí cho các bên Trong những trường hợp như vậy thì giải quyết tranh chấp bằng trọng tàivới thủ tục xét xử một cấp và phán quyết chung thẩm rõ ràng tiết kiệm và lợi hơn nhiềucho các bên tranh chấp.

Đối với các vụ tranh chấp phát sinh từ thương mại quốc tế, một bên tranh chấpthường là người nước ngoài (có khi cả hai bên), việc lựa chọn phương pháp giải quyếttranh chấp bằng trọng tài giúp bên nước ngoài gạt bỏ được mặc cảm về việc đưa vụ tranhchấp ra xét xử tại toà án của nước khác Đây cũng là một lý do làm cho hình thức trọng tàiđược sử dụng nhiều trong giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế.

Với những đặc trưng như thủ tục giải quyết dân chủ, đơn giản, linh hoạt, xét xửnhanh chóng, đảm bảo bí mật, phán quyết tin cậy, tiết kiệm, giải quyết tranh chấp phátsinh từ hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá bằng phương pháp trọng tài mang tính thươngmại và phù hợp tâm lý chung cũng như đòi hỏi của các nhà kinh doanh Như vậy, có thểnói, các trung tâm trọng tài đã góp phần giảm bớt các gánh nặng của công tác xét xử, gópphần vào sự phát triển các quan hệ kinh tế Thực tiễn đã và đang chứng minh điều đó,trọng tài ngày càng phổ biến và trở thành phương thức chủ yếu để giải quyết tranh chấpkhông chỉ trong thương mại quốc tế mà còn trong các quan hệ thương mại khác.

3 Phán quyết trọng tài

3.1 Khái niệm phán quyết trọng tài

Như đã nói, việc xét xử được kết thúc bằng một quyết định của uỷ ban trọng tài.Quyết định trọng tài là quyết định chung thẩm, các bên tranh chấp buộc phải thi hành.

Với ý nghĩa là một phán quyết của một cơ quan tài phán, quyết định trọng tài kếtthúc quá trình tố tụng Về hình thức, quyết định trọng tài tạo ra một sự kiện pháp lý màtheo đó tranh chấp chấm dứt Về nội dung, quyết định trọng tài đưa ra các kết luận kháchquan về tranh chấp, qui định các quyền và nghĩa vụ mà các bên tham gia tranh chấp phảithực hiện Thông thường, quyết định trọng tài hàm chứa các nội dung:

 Các yêu sách, khiếu kiện của các bên đương sự Phần giải thích nội dung sự việc trọng tài.

 Các kết luận cuối cùng của trọng tài về vu việc tranh chấp.

Quyết định trọng tài đề cập đến những vấn đề liên quan đến tranh chấp, phân tíchnội dung tranh chấp, nghĩa vụ, trách nhiệm của bên vi phạm v.v…từ đó thoả mãn haykhông thoả mãn yêu cầu của bên đi kiện.

Trong một chừng mực nhất định, quyết định trọng tài đóng vai trò là một căn cứpháp lý, theo đó một bên có thể yêu cầu bên kia thực hiện đúng những nghĩa vụ được quiđịnh trong phán quyết hoặc có thể dùng phán quyết như là một chứng cứ pháp lý để yêucầu những cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế nếu như phán quyếtkhông được tự nguyện thi hành.

Trang 9

Qui tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng qui định: “Nếuphán quyết không được tự nguyên thi hành trong thời hạn qui định, sẽ áp dụng các biệnpháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi phán quyết được thi hành và theo các điềuước quốc tế hữu quan có hiệu lực với loại vụ kiện này”.

Phán quyết trọng tài được công bố cho các bên ngay sau khi phiên xét xử kết thúchoặc có thể công bố cho các bên sau trong thời hạn luật định Pháp luật trọng tài của hầuhết các nước đều qui định thời hạn tối đa mà cơ quan trọng tài phải ra quyết định.

Ví dụ: Điều 26, qui tắc trọng tài của Viện trọng tài Bộ tư pháp Thái Lan qui định: “Trừ khicó thoả thuận khác, quyết định sẽ được ra trong vòng 180 ngày kể từ ngày mà người trọngtài viên cuối cùng được chỉ định”.

Có thể nói, qui định này là cần thiết, nó làm cho cơ quan trọng tài có trách nhiệmhơn trong qua trình tiến hành tố tụng để giải quyết dứt điểm tranh chấp

Phán quyết trọng tài sau khi công bố, Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên không đượcsửa chữa, trừ trường hợp có sai sót về chính tả hoặc tính toán.

3.2 Hiệu lực của phán quyết trọng tài

Pháp luật trọng tài hầu hết các nước đều qui định phán quyết trọng tài có giá trị

chung thẩm Điều 32 bản qui tắc trọng tài UNCITRAL qui định: “Quyết định trọng tài

phải làm bằng văn bản và là quyết định cuối cùng ràng buộc đối với các bên Các bên cótrách nhiệm thực hiện ngay quyết định trọng tài” Phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luậtViệt Nam cũng qui định như: “Quyết định này là quyết định chung thẩm không thể khángcáo tại bất cứ toà án hay tổ chức nào khác” hay “Quyết định giải quyêt tranh chấp củatrung tâm trọng tài kinh tế có hiệu lực thi hành không thể bị kháng cáo” Các qui định nêutrên xét về mặt tinh thần có nghĩa là: một khi trọng tài đã ra quyết định thì các quyết địnhđó bất di bất dịch, chỉ được phép chỉnh lý những vấn đề nhầm lẫn về tính toán, ghi chép(nếu có)

Tuy nhiên, để một phán quyết trọng tài đạt được tính hiệu lực chung thẩm như trên,phán quyết trọng tài phải là kết quả của một quá trình xét xử công minh, vô tư và phảiđược tuyên bố theo đúng thủ tục ra quyết định trọng tài mà pháp luật qui định

Nhìn chung, các qui tắc trọng tài ban hành đều tìm cách làm cho phán quyết trọngtài là quyết định cuối cùng Điều này làm cho phán quyết trọng tài mang tính chung thẩm,tạo điều kiện giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng Các trường hợp huỷ quyết địnhcủa trọng tài do có sai sót liên quan đến thủ tục tố tụng và rất hiếm khi xảy ra Do đó, giátrị chung thẩm của phán quyết trọng tài hầu như được đảm bảo.

4 Thi hành phán quyết trọng tài

Trên nguyên tắc, một khi trọng tài đã đưa ra phán quyết thì phán quyết đó là chungthẩm, không thể kháng cáo trước bất kỳ một Toà án hay tổ chức nào khác

Phán quyết trọng tài được chia làm hai loại: phán quyết trọng tài trong nước vàphán quyết trọng tài ở nước ngoài Về nguyên tắc, các phán quyết trọng tài trong nướckhông liên quan gì đến yếu tố nước ngoài (như tổ chức trọng tài, địa điểm xét xử, quy tắctố tụng) và nắm trong phạm vi thẩm quyền xem xét của một quốc gia trong khuôn khổ cácvấn đề nội bộ mà các vấn đề đó không thuộc phạm vi xem xét theo luật pháp quốc tế.Trong khi đó phán quyết trọng tài nước ngoài lại liên quan đến nhiều hơn một nước, liên

Trang 10

quan đến quan hệ giữa các nước đó Do đó, nếu như phán quyết trọng tài trong nước chỉchịu sự điều chỉnh bởi luật quốc gia thì phán quyết trọng tài nước ngoài lại chịu sự điềuchỉnh của không những luật quốc gia mà còn các điều ước quốc tế, các tập quán, thông lệquốc tế…Như vậy việc công nhận và thi hành phán quyết trọng tài trong nước và nướcngoài cũng không giống nhau.

4.1 Thi hành phán quyết trọng tài trong nước

Để đảm bảo đặc trưng trên của tố tụng trọng tài, luật pháp các nước đều qui địnhnguyên tắc chung là phán quyết phải được các bên tự nguyện thi hành Trong trường hợpmột bên không tự nguyện thi hành, bên kia có quyền yêu cầu toà án công nhận và cho thihành tức là Nhà nước hoá phán quyết trọng tài Khi nhận được yêu cầu đó, toà án phảicông nhận và cho thi hành phán quyết trừ khi toà nhận thấy rằng phán quyết có nhữngđiểm sai sót Khi phán quyết đã được công nhận, phán quyết sẽ có hiệu lực như một quyếtđịnh của toà án và có thể được cưỡng chế thi hành bằng lực lượng thi hành án theo quiđịnh của pháp luật về thi hành án.

Ở hầu hết các nước có truyền thống về trọng tài thương mại phi chính phủ, đều có nhữngquy định tương tự về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài trong nước Tuy nhiên, ởViệt Nam mãi cho tới Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 mới có quy định về vấn đềnày, còn trước đây, phán quyết trọng tài trong nước vẫn chưa được công nhận và thi hànhtrong bất cứ một văn bản pháp luật nào.

4.2 Thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài

Có thể nói nhu cầu về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài xuấtphát từ sự giao lưu quốc tế, đặc biệt từ sự phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế Dođó, đối với mỗi nước, việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoàiđược xem là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường đầu tư, kinh doanh, mộtđiều kiện quan trọng trong hội nhập kinh tế quốc tế

Khi vụ việc được giải quyết tại toà án, toà án sử dụng quyền lực của Nhà nước màở đây là quyền lực tư pháp để xét xử Kết quả của quá trình xét xử là một bản án hay quyếtđịnh Để cho bản án hoặc quyết định đó được thực thi trên thực tế, toà án sử dụng nhiềuphương pháp khác nhau trong đó quan trọng và hữu hiệu nhất là sử dụng bộ máy cưỡngchế của mình Khác với toà án, trọng tài thương mại với tính cách là một tổ chức xã hội -nghề nhiệp đứng ra giúp hai bên giải quyết tranh chấp, trọng tài không có bộ máy cưỡngchế riêng của mình Do đó, các phán quyết trọng tài rất khó được thực thi trên thực tế.Hơn nữa, về nguyên tắc, quyết định trọng tài được tuyên ở nước nào thì chỉ có hiệu lực thihành trên lãnh thổ nước đó, tự chúng không thể có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành trênlãnh thổ nước khác.

Muốn cho quyết định trọng tài có giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành ở nước khác thì theopháp luật và tập quán quốc tế, nó phải được pháp luật hoặc cơ quan tư pháp có thẩmquyền (thường là toà án) của nước đó công nhận và quyết định thi hành Do đó, đã hìnhthành các chế định công nhận và thi hành quyết định trọng tài trong công pháp quốc tế.

Các quy định pháp lý về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoàiđược ghi nhận một mặt trong pháp luật của mỗi nước và mặt khác trong các điều ước quốc

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan