Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU.doc

45 1.7K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính tất yếu của đề tài:

Đất nước đang trong thời kì hội nhập, kinh tế đang chuyển dần từ quan liêubao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Trong xu thế mởcửa đó, xuất khẩu hàng hoá là một chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nướcta Chủ trương này được khẳng định trong văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII và trong nghị quyết 01NQ/TW của Bộ Chính trị với mục tiêu chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa hướng về xuấtkhẩu Hơn nữa, đất nước ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp, chúng ta cóthế mạnh về sản xuất hàng nông sản như cà phê, gạo ,cao su…trong đó cà phê làmột trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, mang lại nguồn thu lớn cho đấtnước Hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới Các bạn hàngnhập khẩu cà phê chủ yếu của ta là EU, Mỹ, Nhật, Singapore, Trung Quốc…EUđã và đang là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và tiềm năng xuất khẩuhàng hoá nông sản, đặc biệt là cà phê vào thị trường này vẫn còn rất rộng mở.Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, cùng sự hướng

dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc, em xin chọn đề tài: “Thựctrạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU”

làm đề án nghiên cứu.

2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu tình hình xuất khẩu cà phê thời gian qua, các thành tựu, hạn chế.Từ đó tìm ra nguyên nhân, rút ra bài học và đề xuất phương hướng, giải pháp đểđẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trang 2

Đề án nghiên cứu hoạt động sản xuất, xuất khẩu cà phê của việt Nam, trọngtâm là thị trường EU với phạm vi nghiên cứu trong nội bộ ngành từ 2006 đến naybằng các phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu từ các ấn phẩm có uy tín, từ báochí, các số liệu của ngành….

4 Kết cấu của đề án gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu cà phê

Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU

CHƯƠNG 1: Lý luận chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam

Trang 3

1.1 Lý luận chung về xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm về hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hànghóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốctế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làmphương tiện thanh toán Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiềncủa một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế).

Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005 xuất khẩuhàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khuvực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theoquy định của pháp luật.

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu ở nước ta bao gồm các hình thức chủ yếu sau đây:

Xuất khẩu trực tiếp:

Là hình thức mà nhà xuất khẩu gặp trực tiếp hoặc quan hệ trực tiếp qua điện tín đểthoả thuận trực tiếp về hàng hoá, giá cả cũng như các biện pháp giao dịch vớingười nhập khẩu Những nội dung này được thoả thuận một cách tự nguyện,không ràng buộc với lần giao dịch trước, việc mua không nhất thiết phải gắn liềnvới việc bán Các công việc chủ yếu của loại hình này là nhà xuất khẩu phải tìmhiểu thị trường tiếp cận khách hàng, người nhập khẩu sẽ hỏi giá và đặt hàng, nhàxuất khẩu chào giá, hai bên kết thúc quá trình hoàn giá và ký hợp đồng.

Xuất khẩu qua trung gian:

Trong hoạt động xuất khẩu qua trung gian tất cả mọi việc kiến lập quan hệ giữangười xuất khẩu và người nhập khẩu cũng như việc qui định các điều kiện mua

Trang 4

bán phải thông qua một người thứ 3 được gọi là người nhận uỷ thác Người nhậnuỷ thác tiến hành hoạt động xuất khẩu với danh nghĩa của mình nhưng mọi chi phíđều do bên có hàng xuất khẩu, bên uỷ thác thanh toán Về bản chất chi phí trả chobên nhận uỷ thác chính là tiền thù lao trả cho đại lý.

Buôn bán đối lưu:

Đây là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu phải kết hợp chặt chẽ với nhậpkhẩu Nhà xuất khẩu đồng thời là nhà nhập khẩu, mục đích để thu về hàng hoá cógiá trị tương đương với hàng xuất khẩu bởi vậy nó còn gọi là phương thức đổihàng Trong hoạt động xuất khẩu này yêu cầu cân bằng về mặt hàng, giá cả, tổnggiá trị và điều kiện giao hàng được đặc biệt chú ý.

Gia công quốc tế:

Là phương thức kinh doanh người đặt mua gia công ở nước ngoài cung cấp máymóc, thiết bị, nguyên phụ liệu theo mẫu hàng và định mức trước Người nhận giacông làm theo yêu cầu của khách, toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽgiao lại toàn bộ cho người đặt gia công và để nhận tiền gia công gọi là phí giacông.

Tạm nhập tái xuất:

Tái xuất là xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá đã được nhập khẩu nhưngchưa qua dỡ bến ở nước tái xuất Nghiệp vụ này là nghiệp vụ giao dịch 3 bên.Hình thức chuyển khẩu là hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhậpkhẩu không đi qua nước tái xuất.

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu

Đối với nước ta, xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò quan trọng sau :

Trang 5

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá,hiện đại hoá, đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sảnxuất phát triển.

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.Ví dụ khi phát triển ngành cà phê xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việcphát triển ngành sản xuất cà phê, có thể sẽ kéo theo sự phát triển củanghành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó.

- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, khả năng cung cấpđầu vào cho sản xuất, góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định.

- Xuất khẩu chính là một phương tiện quan trọng tạo ra vốn, kỹ thuật và côngnghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm thúc đẩy nền kinh tế pháttriển.

- Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ phải tham gia vào cuộc cạnh tranhtrên thị trường thế giới cả về chất lượng cũng như giá cả Cuộc cạnh tranhnày đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuấtluôn thích nghi được với thị trường

- Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cảithiện đời sống của nhân dân

- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoạicủa nước ta trên cơ sở 2 bên cùng có lợi.

1.1.4 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu cà phê ViệtNam

1.1.4.1 Các yếu tố về môi trường quốc tếThị trường nhập khẩu

Trang 6

Từ sau đổi mới năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển dần sang kinh tế thị trường.Việt Nam đã mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hai bêncùng có lợi Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế nhưASEAN, APEC… và đặc biệt là trở thành thành viên thứ 150 của WTO năm2006 Điều này đã tác động tích cực đến xuất khẩu, làm cho thị trường xuất khẩuđược mở rộng Tuy nhiên, khi bước chân vào một thị trường, chúng ta cũng có thểgặp phải những yếu tố bất lợi như thuế nhập khẩu, các hàng rào thương mại phithuế như hạn ngạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt của nước sở tại Hoặc dosự khác biệt về chính trị, văn hóa xã hội, tôn giáo, các truyền thống, phong tụcriêng cũng có thể tác động tích cực hay tiêu cực cho xuất khẩu.

Giá cả thị trường

Tình hình kinh tế thế giới, tăng trưởng, lạm phát, giảm phát, suy thoái, sự thay đổigiá cả thị trường đều tác động đến giá cà phê trên thế giới Tỉ giá hối đoái cũng làmột rào cản,hay cơ hội, thách thức của xuất khẩu cà phê Nếu tỉ giá hối đoái củangoại tệ trên VNĐ tăng thì với mức giá cũ ta sẽ thu được nhiều tiền VNĐ, thúcđẩy xuất khẩu Ngược lại, nếu tỷ giá giảm sẽ gây giảm lượng xuất khẩu, các doanhnghiệp xuất khẩu làm ăn ít có lãi, thậm chí không có lãi.

Yếu tố cạnh tranh

Trên thị trường quốc tế, sự cạnh tranh luôn diễn ra gay gắt và quyết liệt và xuấtkhẩu cà phê cũng không phải là ngoại lệ Hiện nay, Braxin, Colombia, Indonexiađang là các đối thủ hàng đầu của Việt Nam trong xuất khẩu cà phê Hoạt độngxuất khẩu cà phê của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn đề hếtsức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về mặtgiá cả, chất lượng, uy tín, Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối vớiViệt Nam

Trang 7

1.4.1 Yếu tố kinh tế quốc dân

Các chính sách của nhà nước và của ngành có tác động lớn tới hoạt độngsản xuất cũng như trong quá trình xuất khẩu hàng hóa nói chung và cà phê nóiriêng Việt Nam với chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnhvào xuất khẩu, đặc biệt có chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vìthế Nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho ngành cà phê Đây là điều kiện thuận lợi choxuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới, nước ta cũng từng bước tiếnvào sân chơi chung của cả thế giới Năm 2006 Việt Nam trở thành thành viênchính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, mở ra những cơ hội mới cho cảnền kinh tế Các mối quan hệ song phương đa phương được mở rộng tạo điều kiệnthuận lợi nhất định cho xuất khẩu cà phê nói riêng và quan hệ thương mại quốc tếnói chung

1.4.2 Bản thân doanh nghiệp

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu chính là cầu nối đưahàng hóa từ nước sản xuất đến nước tiêu dùng Chính vì vậy hoạt động của cácdoanh nghiệp này ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình xuất khẩu Các doanh nghiệpnếu chủ động nắm bắt được cơ hội về chủ trương thúc đẩy xuât khẩu, tận dụng ưuthế đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã,khẳng định được thương hiệu trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh thì sẽthúc đẩy xuất khẩu cà phê nước nhà ngày càng phát triển.

1.2 Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam1.2.1 Vài nét về mặt hàng cà phê ở Việt Nam

Nguồn gốc cây cà phê

Trang 8

Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có

chứa chất caffein và được sử dụng rộng rãi, được sản xuất từ những hạt cà phêđược rang lên, từ cây cà phê Theo ghi chép của con người còn lại cho đến ngàynay Kaffa (Ethiopia ngày nay) chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê, từthế kỷ thứ IX đã có những ghi nhận ở đây Từ đó, nó lan ra Ai Cập và Yemen, vàtới thế kỉ thứ XV thì đến Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi Từthế giới Hồi giáo, cà phê đến Ý, sau đó là phần còn lại của ChâuÂu, Indonesia và Mĩ Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụngtoàn cầu.

Phân loại cà phê

Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới Ba dòngcây cà phê chính là: cà phê Arabica (cà phê chè), cà phê Robusta ( cà phê vối)và cà phê excelsa (cà phê mít) Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùytheo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng khác nhau Cà phê Robusta đượcđánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn và giá cả cũngrẻ hơn Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay "cà phêchồn") của Indonesia và Việt Nam Đây không phải là một giống cà phê mà mộtcách chế biến cà phê bằng cách dùng bộ tiêu hóa của loài cầy Ở Việt Nam trồng 2loại chủ yếu là cà phê Arabica và cà phê Robusta, trong đó cà phê Robusta chiếmtrên 90%.

1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngành cà phê Việt Nam

Cây cà phê du nhập vào Việt Nam khá sớm (từ 1857) thông qua một số linhmục thừa sai người Pháp Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam do ngườiPháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888 Giống cà phê Arabica (tức càphê chè) được trồng ở ven sông Sau đó việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ

Trang 9

Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum Từ 1937-1938 tổng cộng trênlãnh thổ Việt Nam có 13.000 héc ta cà phê, cung ứng 1.500 tấn.

Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc Chỉtrong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tănglên hàng trăm lần Hiện Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê, chỉ sauBraxin Thành tựu đó đã được ngành cà phê thế giới ca ngợi và rất đáng tự hào.Cho đến năm 2008, do kích thích mạnh mẽ của giá cả thị trường, cà phê đã từngmang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch Tình hình phát triển cà phê đãra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước, chính vì thế mà sự tăngtrưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan trọng trong việc gópphần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa Giá cà phê có lúcđã giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây Tuy nhiên gần đây, nhờ sựcan thiệp quản lý của Nhà nước hạn chế diện tích gieo trồng, tình hình cung thếgiới cũng sụt giảm đã đẩy giá cà phê lên cao, song thị trường thế giới luôn chứađựng yếu tố bất thường, đòi hỏi ngành cà phê nước ta phải có hướng đi đúng đắnđể phát triển.

1.2.3 Thuận lợi, hạn chế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu cà phê

Việt Nam có dân số đông với hơn 86 triệu người, có trên 65% lao động tronglĩnh vực nông nghiệp Đây là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển sản xuất nôngnghiệp, trong đó có mặt hàng cà phê Ngoài ra, nước ta còn có vị trí địa lý, điềukiện tự nhiên thuận lợi, với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nhiều vùng đất đỏbazan như Tây Nguyên, Đăc Lăk thích hợp cho cây cà phê.

Bảng 1.1. Phân tích SWOT cho cà phê và các sản phẩm từ cà phê Việt Nam

Trang 10

Chi phí sản xuất và lao động thấpSản lượng cao do đất đai màu mỡCó kinh nghiệm trong trồng cà phêSản xuất tập trung gần cảng

Khoảng cách vận chuyển trên đất liền ngắn ảnhhưởng tích cực đến phần thu từ giá xuất khẩumà người nông dân Việt Nam nhận đượcThị phần xuất khẩu lớn, đặc biệt là cà phêRobusta

Phát triển xuất khẩu tư nhân

sâu và phân bón

Diện tích trồng cà phê quá bành trướngThiếu phương tiện dự trữ, dịch vụ marketingThiếu quản lý rủi ro (ví dụ bảo hiểm cho ngườitrồng cà phê)

Thị trường tương lai, sàn giao dịch kém pháttriển

Các tiêu chuẩn Việt Nam chưa tương xứng vớicác tiêu chuẩn quốc tế

Không có thương hiệu cho cà phê xuất khẩu, vìthế xuất khẩu qua trung gian

Cơ hội

Sự phục hồi của thị trường thế giớiĐa dạng hoá thị trường xuất khẩuPhát triển kỹ thuật chế biến ướt

Hỗ trợ của chính phủ để phát triển thương hiệu,xúc tiến thương mại

Thách thức

Sự cạnh tranh từ các mặt hàng khácSự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khácDiện tích trồng cà phê Robusta quá bànhtrướng

Kế hoạch phát triển cà phê Arabica không hiệuquả

Giá xuất khẩu không ổn địnhHạn hán

Hạn chế nguồn nước

(Nguồn: Các cuộc phỏng vấn thực địa, nghiên cứu tại bàn của Trung tâm Thương mại Quốc tếUNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE))

1.2.4 Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam

Cây cà phê vốn từ lâu được xem như một loại cây Công nghiệp ngắn ngàyxuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu hàng năm ngày càngcao,đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

Trang 11

ra nước ngoài Nó có tác động to lớn đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và đốivới cả nền kinh tế nói chung:

- Xuất khẩu cà phê tạo một nguồn thu ngoại tệ khá lớn hàng năm cho nền kinhtế đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế, nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị, côngnghệ tiên tiến phục vụ cho nền sản xuất còn chậm phát triển trong nước.

- Xuất khẩu cà phê đòi hỏi phải đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyên mônhóa hình thành những vùng chuyên canh với quy mô lớn với trang bị đồng bộcủa khoa học kĩ thuật, áp dụng cơ khí hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy các ngành côngnghiệp phục vụ như sản xuất máy bơm nước tưới, máy chế biến…đẩy nhanh quátrình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp.- Xuất khẩu cà phê không những đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế mà còn giải

quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải tạođiều kiện sống cho người dân góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm bớt được tệnạn xã hội.

- Xuất khẩu cà phê cho chúng ta khai thác triệt để lợi thế so sánh với nhữngnước khác về tự nhiên, đất đai, khí hậu, nguồn nước…tận dụng nguồn lao độngdồi dào, vị trí địa lí của đất nước thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán hàng hóa.- Xuất khẩu cà phê còn tạo cơ hội để ta tranh thủ tận dụng cơ hội trên thị

trường thế giới theo xu hướng chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội sâusắc trên thế giới, tranh thủ các ưu đãi về thuế quan của các tổ chức thương mạimà Việt Nam cũng là thành viên, tạo khả năng thu hút được nhiều lợi nhuận hơncùng những ưu đãi về điền kiện xuất khẩu.

CHƯƠNG 2: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam vào thị trường EU2.1 Sơ lược về sản xuất và xuất khẩu của cà phê Việt Nam

2.1.1 Thực trạng sản xuất

2.1.1.1 Diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam

Trang 12

Năm 1925, lần đầu tiên được trồng ở Tây Nguyên Sau giải phóng miềnNam, thống nhất đất nước, diện tích cà phê cả nước có khoảng 20.000 héc ta, nhờsự hỗ trợ vốn từ quốc tế, cây cà phê dần được chú trọng, đến năm 1980 diện tíchđạt 23.000 héc ta, xuất khẩu trên 6000 tấn

Đầu thế kỷ XXI, diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm dần do giá cà phêtrên thị trường thế giới giảm, ở một số vùng, nông dân chặt cà phê do nợ nhiều,không có khả năng đầu tư nhiều cho sản xuất Mặt khác, Chính phủ cũng khuyếnkhích giảm diện tích trồng cà phê ở những khu vực có điều kiện không thuận lợi.Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong vòng 5 năm (2000 đến 2005), diện tíchtrồng cà phê của Việt Nam đã giảm khoảng 70 nghìn héc ta và dự kiến sẽ còn tiếptục giảm ở những khu vực có điều kiện không thuận lợi Song song với xu hướnggiảm diện tích, sản lượng cà phê trong 5 năm này cũng giảm khoảng 35 nghìn tấn.

Bảng 2.1 Diện tích gieo trồng và diện tích cho sản lượng cà phê (đơn vị:nghìn héc ta)

(Nguồn: niên giám thống kê 2010)

Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng diện tích gieo trồng và diện tích cho sản lượng

Trang 13

Từ 2007 trở lại đây diện tích liên tục tăng tuy nhiên tốc độ tăng không đềunhau, chủ yếu do sự biến động của giá cả thế giới Tăng nhanh nhất từ 2007-2008tăng 4,2% (21,6 nghìn héc ta) do thời điểm này giá cà phê tăng cao, có lúc đạtmức trên 40000đ/kg, đã xuất hiện tình trạng người dân một số tỉnh Tây Nguyên ồạt tăng diện tích cà phê trồng mới Sau thời gian này tốc độ tăng diện tích gieotrồng đã giảm và có xu hướng ổn định Năm 2009 tăng 1,4% so với 2008 (7,6nghìn héc ta), 2010 tăng 1,8% (7,7 nghìn héc ta) Tốc độ tăng trưởng trung bình từ2007-2010 là 1,7% Diện tích cà phê nước ta ở mức 500.000-550.000 héc ta nhưhiện nay được đánh giá là hợp lý và cần duy trì Dự thảo “Quy hoạch phát triểnngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” của Bộ nông nghiệp vàphát triển nông thôn đặt mục tiêu giữ ổn định diện tích trồng 500.000 héc ta nhưhiện nay nhưng nâng dần kim ngạch xuất khẩu lên 2,4 tỉ USD hàng năm

Cà phê chè (Arabica) được trồng ở: Trung Bộ (Quảng Trị, Huế) và miền núiphía Bắc (Sơn La, Lai Châu) Giống cà phê này khó phát triển tại Việt Nam do độcao không phù hợp, lại có nhiều sâu bệnh hại nên không có giá trị kinh tế bằng cà

Trang 14

phê Robusta nếu trồng tại nước ta Cà phê vối (robusta) được trồng chủ yếu ở cáctỉnh Tây nguyên và một số tỉnh Đông Nam bộ xung quanh do có môi trường tựnhiên và khí hậu rất thuận lợi Chỉ riêng 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắc lắk, Lâm Đồng,Đắc Nông, Gia Lai và Kon Tum) đã chiếm 90% diện tích đất trồng cà phê và 85%sản lượng của cả nước, trong đó Đắc Lắk là tỉnh có diện tích và sản lượng cà phêlớn nhất cả nước

Bảng 2.2 Sản lượng cà phê từ 2006-2010

Chỉ số phát triển(năm trước = 100%)

(Nguồn: niên giám thống kê 2010)

Như vậy từ 2006-2010 sản lượng cà phê đạt cao nhất là 1105,7 nghìn tấn

vào năm 2010, tăng 48,2 nghìn tấn tương đương 4,6% so với 2009 Từ 2006-2007tuy diện tích gieo trồng tăng xong sản lượng lại sụt giảm, khiến sản lượng năm2007 thấp nhất trong 5 năm trở lại đây, chỉ còn 915,8 nghìn tấn, giảm 69,5 nghìntấn (tương đương 7,1%) so với 2006 Nguyên nhân là do thời tiết mưa nhiều vànông dân giảm đầu tư phân bón vào cây cà phê Hiện nay Chính phủ vẫn tiếp tụckhuyến khích nông dân áp dụng GAP (bộ tiêu chuẩn được xây dựng để áp dụng tựnguyện cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) trên toàncầu)- một công cụ nhằm nâng cao sản lượng và duy trì tính bền vững trong sảnxuất Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cũng tiến hànhnghiên cứu, lựa chọn và cho lai nhiều giống cà phê mới đồng thời hỗ trợ kỹ thuậtcho nông dân trong việc thay thế các cây cà phê lâu năm cho phù hợp với điềukiện của khu vực canh tác và thu được lợi nhuận cao

2.1.1.2 Chế biến cà phê

Trang 15

Do quy trình công nghệ chế biến cà phê ở Việt Nam chưa hiện đại do đó tachủ yếu xuất khẩu cà phê nhân Vì thế ở nước ta hình thành được hệ thống chếbiến cà phê nhân Hiện nay đang bắt đầu chế biến cà phê rang xay, cà phê hoà tan.Ở Việt Nam chế biến cà phê nhân thường theo hai phương pháp đó là chế biếntheo phương pháp ướt và phương pháp chế biến khô.

Phương pháp chế biến ướt bao gồm các công đoạn thu lượm quả tươi đemlọc và rửa sơ bộ để loại bỏ đất, que, lá cây, đá sau đó đến xát vỏ để loại bỏ vỏ rồiđến đánh nhớt, sau đó lên men ngâm rửa rồi đem phơi khô Phương pháp chế biếnkhô là cà phê tươi để phơi khô không cần qua khâu sát tươi.

Việt Nam chủ yếu chế biến cà phê theo phương pháp khô (khoảng 90% sảnlượng) Cũng có một số doanh nghiệp chế biến theo phương pháp ướt, tuy nhiênphương pháp chế biến ướt rất đắt nên chỉ sử dụng để chế biến một phần cà phêArabica xuất khẩu Đối với cà phê hoà tan thì thường sử dụng phương pháp côngnghệ sấy phun của Liro- Đan Mạch.

2.1.1.3 Năng suất cà phê

Cà phê là loại cây trồng khá mẫn cảm với điều kiện tự nhiên và sâu bệnh, dovậy năng suất thường không ổn định qua các năm Tuy nhiên so với năng suấttrung bình của thế giới 847 kg/ héc ta năm 2008 thì năng suất cà phê Việt Namvẫn thuộc loại cao 1989 kg/ héc ta (nguồn: FAOSTAT 2010) Trong khi đó năngsuất ở các nước khác hầu hết dưới 1000kg/ héc ta Như vậy so với các nước sảnxuất khác trên thế giới thì năng suất cà phê Việt Nam cao hơn hẳn Điều này là doViệt nam có rất nhiều lợi thế về sản xuất cà phê như điều kiện tự nhiên, đất đai,khí hậu, có giống cho năng suất cao và nhờ việc áp dụng các biện pháp kỹ thuậtthâm canh như chọn giống, bón phân, tưới nước, kỹ thuật tạo tán.

2.1.1.4 Đánh giá tình hình sản xuất cà phê của nước ta mấy năm trở lại đây

Trang 16

Những mặt làm được trong sản xuất cà phê ở Việt Nam

- Cây cà phê là cây công nghiệp chủ lực có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.Cùng với việc gia tăng không ngừng về diện tích và sản lượng cà phê đã góp phầnthay đổi đời sống của nhân dân các vùng trồng cà phê Với việc nhận thức vị trí vàvai trò của cây cà phê trong nền sản xuất nông nghiệp nước ta, Nhà nước đã cónhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê như thực hiện sảnxuất gắn với chế biến giúp cho Việt Nam từ nước sản xuất cà phê nhân xuất khẩuđã trở thành nước xuất khẩu với các mặt hàng cà phê rang xay, cà phê hoà tan.Tuy nhiên lượng cà phê rang xay và hoà tan này còn rất ít chiếm khoảng 10% sảnlượng

- Để đạt được kết quả như trên Việt Nam đã biết áp dụng nhiều tiến bộ kỹthuật vào sản xuất và thâm canh cà phê: bộ giống tốt được áp dụng vào sản xuấtnhư các dòng cà phê vối chọn lọc có năng suất cao từ 3-6 tấn /héc ta, cỡ hạt to.Các giống cà phê chè có năng suất cao chất lượng tốt được trồng như TN1,TN2,TH1 Ngoài ra đã hình thành được một số vùng cà phê chè có năng suất chấtlượng cao như ở Khe Xanh (Quảng Trị), A Lưới (Thừa Thiên Huế), Mai Sơn(Thuận Sơn, Sơn La).

- Sản xuất cà phê phát triển đã tạo ra công ăn việc làm cho người dân, gópphần nâng cao đời sống, thay đổi bộ mặt nông thôn đặc biệt là vùng đồng bào dântộc, thúc đẩy hình thành phát triển hệ thống dịch vụ.

- Sản xuất gắn với chế biến, hình thành hệ thống chế cà phê nhân và từngbước phát triển cà phê chế biến sản phẩm giá trị gia tăng như: cà phê rang xay, càphê hoà tan, ngoài ra còn chế biến “sản phẩm có cà phê “ như: bánh kẹo cà phê,sữa cà phê, …

Những hạn chế trong sản xuất cà phê

Trang 17

- Diện tích cà phê tăng quá nhanh không theo quy hoạch, do giá cà phê xuất khẩutăng cao cây cà phê là một cây nông nghiệp có thu nhập cao đã kích thích ngườitrồng cà phê tìm mọi cách gia tăng sản lượng đẩy mạnh diện tích không theo quyhoạch, kế hoạch

- Thâm canh quá mức, sản xuất cà phê thiếu tính bền vững Cũng do giống cà phêxuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, nông dân quá chú trọng đến việc tăng năng suấtvà sản lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích nên thúc đẩyngười dân tăng phân bón trên mức cần thiết, khai thác và sử dụng nguồn nước đểtưới cho cây cà phê một cách tự phát tạo nên những vườn cà phê phát triển khôngổn định.

- Chất lượng cà phê xuất khẩu không cao: Trước hết là do những hạn chế, yếukém trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến và bảo quản; các doanh nghiệp thumua, chế biến xuất khẩu cạnh tranh lẫn nhau, thu mua xô không theo tiêu chuẩn,không phân loại thu mua theo chất lượng, không tạo điều kiện để nông dân thựchiện đúng quy trình sản xuất, thu hái, thiết bị chế biến không đồng bộ, thườngdùng phương pháp chế biến thủ công Mặc dù Nhà nước đã ban hành đầy đủ bộtiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chế biến, chất lượng cà phê nhưngchưa được nông dân và doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả và đầy đủ.

- Hệ thống sân phơi, chế biến, bảo quản còn thiếu so với yêu cầu nên chất lượngcà phê chưa đồng đều và ổn định, nhất là vào những năm khi vụ thu hoạch cà phêbị mưa kéo dài Cà phê bị lên men, mốc, ảnh hưởng đến giá và hình ảnh của càphê Việt Nam nói chung.

2.1.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Ngày nay, ở một số nước người ta coi việc uống cà phê như một thức uốngphổ thông, nhất là ở các nước phát triển Nhu cầu về cà phê của thế giới ngày càng

Trang 18

tăng Đó là thuận lợi cho Việt Nam, nơi mà cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩuchủ lực.

2.1.2.1 Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam

Bảng 2.3 Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam từ 2006 -2010

Kim ngạch(1000USD)

Đơn giá bìnhquân(USD/tấn)

Trang 19

Từ 2006-2010, khối lượng xuất khẩu cà phê chỉ tăng 35,8% (từ 897000 tấnnăm 2005 lên 1.217.868 tấn năm 2010), nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng 68,2%(từ 1,1 tỷ USD năm 2005 lên 1,85 tỷ USD năm 2010) Có được điều này là do giábình quân xuất khẩu có xu hướng tăng (từ 1227 USD/tấn năm 2005 lên 1520USD/tấn năm 2010) Năm 2011, ước tính tổng lượng xuất khẩu của cả nước đạt1,1 triệu tấn, trị giá 2,7 tỷ USD.

2.1.2.2 Cơ cấu cà phê xuất khẩuLoại cà phê xuất khẩu

Việt Nam xuất khẩu 2 loại cà phê chủ yếu là cà phê Robusta và cà phê Arabica.Tuy nhiên chúng ta có lợi thế trong việc sản xuất cà phê Robusta nên loại cà phênày chiếm đa số trong cơ cấu loại hàng cà phê xuất khẩu Việt Nam hiện là nướcdẫn đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta Đây là loại cà phê có sản lượng caonhất ở nước ta (97% tổng sản lượng)

Sản phẩm cà phê xuất khẩu

Dù sản lượng cao như vậy, song nước ta chủ yếu xất khẩu cà phế nhân do công

nghệ chế biến chưa phát triển Hiện nay cơ cấu cà phê nhân xuất khẩu ở Việt Nam

có khả năng cung cấp trên 30 loại quy cách chất lượng khác nhau Tỷ lệ cà phêrang và cà phê hòa tan xuất khẩu còn rất thấp.

Bảng 2.4.Cơ cấu cà phê xuất khẩu từ niên vụ 2008/2009 (1 bao = 60kg)

Thời gian bắt đầu niên vụ: Tháng 10 năm 2008

Thời gian bắt đầu niên vụ:

Tháng 10 năm 2009

Thời gian bắt đầu niên vụ: Tháng 10 năm 2010

Trang 20

Số liệu báo cáo hàng năm

Số liệumới

Số liệu

báo cáo hàng năm

Số liệumới

Số liệu báo cáo hàng năm

Số liệumới

Cà phê hạt xuất khẩu

Cà phê rang & nguyên hạt xuất khẩu(nghìn bao)

2.1.2.3 Thị trường cà phê xuất khẩu của Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có trên 95% sản lượng cà phê sản xuất ra là để xuất khẩu vìvậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự pháttriển của ngành cà phê Việt Nam Cà phê Việt Nam đã có mặt trên 88 quốc gia vàlãnh thổ trên thế giới Trong đó mười nước dẫn đầu về nhập khẩu cà phê Việt

Trang 21

Nam chủ yếu là các nước trong khốI EU và Mỹ Việt Nam đã có sự thay đổi trongchính sách xuất khẩu cà phê, với mục đích mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp,giảm xuất khẩu trong các nước trung gian để tránh bị ép về giá xuất khẩu

Bảng 2.5 10 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu cà phê chủ lực của Việt Nam 7tháng đầu năm 2011

STTNước nhập khẩu

Khối lượng (Tấn)

Trị giá (1000 USD)

Thị phần(%)

Đứng thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ Đây là quốc gia có lượng nhập khẩu càphê lớn nhất từ Việt Nam trong thời gian gần đây và là thị trường đầy tiềm năng.Chỉ riêng nước này đã nhập 11,2% lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu ra nước

Trang 22

ngoài trong 7 tháng đầu năm nay, tăng 1,7% về khối lượng nhưng tăng tới 64,3%về giá trị so với năm trước chủ yếu là do giá cà phê thế giới tăng mạnh đầu năm2011 Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định thương mại Việt-Mỹ ngày 14-7-2000bắt đầu có hiệu lực tháng 12-2001 Nhờ Hiệp định này chúng ta đang tăng nhanhxuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ, trong đó có cà phê Ngoài ra Việt Nam còn tiếpnhận nhiều công nghệ mới và các doanh nghiệp Mỹ và các Việt Kiều sẽ làm ănthuận lợi đặc biệt sau WTO.

Ngoài các thị trường truyền thống, những thị trường mới như ASEAN,Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, cũng ngày càng được quan tâm ASEAN đã vươn lênđứng thứ 3 trong top 10 thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam Trong nhữngnăm gần đây, Ma Rốc cũng nổi lên là một thị trường đầy tiềm năng Theo hiệp hộicà phê ca cao Việt Nam, lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của Marốc có chiềuhướng tăng nhanh Hiện cà phê đang đứng đầu trong cơ cấu hàng xuất khẩu củaViệt Nam vào thị trường Ma Rốc, chiếm 41% tổng giá trị xuất khẩu

Lượng xuất khẩu tới hầu hết các thị trường trong 8 tháng đầu năm 2011đều giảm so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu vẫn tăng rấtmạnh do giá xuất khẩu trung bình năm nay đã tăng từ 45 – 53% so với năm trước.Đây thực sự là kết quả tốt, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, và cà phêxuất khẩu được giá cũng đem lại lợi nhuận cho người nông dân, các doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu.

2.1.2.4 Giá cà phê xuất khẩu

Nhìn chung, giá cà phê trong nước vận động theo cùng xu hướng với giácà phê trên thị trường quốc tế, xu hướng này ngày càng chặt chẽ hơn khi mà ViệtNam trở thành một trong những nước hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu cà phêRobusta, đặc biệt là sau chính sách tự do hoá thị trường cà phê xuất khẩu từ nhữngnăm đầu thập kỷ 90, và khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan