Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Trần Mạnh Toàn

9 877 6
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối  với người chưa thành niên phạm tội Trần Mạnh Toàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Trần Mạnh Toàn Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: GS.TSKH. Đào Trí Úc Năm bảo vệ: 2011

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Trần Mạnh Toàn Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: GS.TSKH. Đào Trí Úc Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và yêu cầu áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: khái quát về người chưa thành niên, tâm lý của lứa tuổi chưa thành niên cũng như sự tác động của đời sống xã hội với tâm lý và hành vi phạm tội của lứa tuổi chưa thành niên. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay, so sánh việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở một số quốc gia khác trên thế giới, giải pháp, đóng góp khoa học áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên hiện nay. Keywords: Luật hình sự; Pháp luật Việt Nam; Người vị thành niên; Trách nhiệm hình sự; Phạm tội Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong đời sống xã hội ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh về kinh tế và sự giao thoa văn hoá mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới là sự gia tăng của hiện tượng tội phạm trên tất cả các lĩnh vực. Trong số đó, các đối tượng phạm tội là trẻ em chưa đủ tuổi thành niên chiếm một số lượng không nhỏ. Trên thực tế cho thấy, đối tượng phạm tộingười chưa đủ tuổi thành niên tăng nhanh trong thời gian qua với hành vi và thủ đoạn phạm tội rất đa dạng đã xâm hại không nhỏ đến đời sống xã hội tại nước ta. Đó là một vấn đề quan trọng đang được đặt ra với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả xã hội. Vậy để đảm bảo tính nghiêm minh trong việc đấu tranh chống tội phạm, nhà nước đã xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội, tuy nhiên đối với những đối tượng phạm tội là những trẻ em chưa đủ tuổi 2 thành niên với đặc điểm cơ bản là các đối tượng này chưa thể nhận biết một cách đầy đủ những hành vi của mình và đặc biệt là chịu tác động, ảnh hưởng mạnh bởi các đối tượng xung quanh, cũng như đang trong quá trình hoàn thành nhân cách thì vấn đề xử lý các đối tượng này càng phải được đặt ra. Việc xử lý trẻ em chưa thành niên phạm tội không chỉ đơn thuần chỉ mang tính chất trừng phạt mà còn phải mang tính chất giáo dục và răn đe để tạo điều kiện cho các em có thể hội nhập vào đời sống xã hội sau này. Chính vì vậy, xử lý các đối tượng chưa thành niên phạm tội đòi hỏi làm sao phải vừa thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng phải kết hợp với tính nhân đạo và giáo dục. Nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc xét xử các đối tượng phạm tộingười chưa thành niên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra quan điểm: "Vấn đề không phải chỉ đơn giản là xử một vụ án, trừng phạt một tội phạm nào đó, điều quan trọng là phải tìm ra mọi cách để làm giảm bớt những hoạt động phạm pháp và tốt hơn hết là ngăn ngừa đừng để các việc sai trái ấy xảy ra". Nhà nước đã đưa ra nhiều các nguyên tắc, biện pháp áp dụng đối với người chưa thành niên chưa phạm tội ở Việt Nam mang tính chất nhân đạo và giảm nhẹ cho các đối tượng này. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Nhà nước đã quy định cụ thể về việc áp dụng các loại hình phạt cũng như thủ tục áp dụng đối với đối tượng phạm tộingười chưa thành niên, trong đó các quy định đề cho thấy tính nhân đạo, giảm nhẹ của nhà nước. Trên thực tế xét xử các vụ án có đối tượng phạm tội chưa đủ tuổi thành niên, các cơ quan tiến hành tố tụng đã dựa trên cơ sở quy định của pháp luật để xét xử vừa đảm bảo được sự nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng vừa đảm bảo được quyền lợi cho những đối tượng này. Tuy nhiên, trong điều kiện mà đối tượng phạm tộingười chưa đủ tuổi thành niên ngày càng gia tăng và hành vi, động cơ, mục đích phạm tội ngày càng đa dạng thì vấn đề này càng được đặt ra. Có những vụ án thực tế được đối tượng phạm tộingười chưa thành niên thực hiện với tính chất nguy hiểm cho xã hội cao và có rất nhiều tình tiết có thể áp dụng để tăng nặng trách nhiệm hình sự, như vậy trong trường hợp này một vấn đề cần đặt ra là áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa đủ tuổi thành niên phạm tội như thế nào? Có áp dụng các biện pháp tăng nặng đó như áp dụng với người phạm phạm đã thành niên hay cần áp dụng khác biệt, bởi các đối tượng này dẫu sao khả năng nhận thức vẫn chưa thực sự đầy đủ, và phần nào chịu ảnh hưởng nhiều vào đời sống văn hoá mới đang du nhập vào xã hội hiện nay. Từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn trên tôi muốn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội” nhằm xem xét, đánh giá về thực trạng áp dụng vấn đề này tại Việt Nam 3 hiện nay trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án cụ thể tại một số địa phương, qua đó có thể đưa ra một số bàn luận và các giải pháp đóng góp của riêng tôi cho việc thực hiện việc áp dụng các biện pháp tăng nặng này đối với người chưa thành niên phạm tội trong thực tiễn hoạt động xét xử cũng như sự phát triển hoàn thiện, hệ thống hoá hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay trong quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự và một số các văn bản pháp luật khác đã quy định, giải thích tương đối rõ ràng về việc áp dụng hình phạt đối với đối tượng phạm tộingười chưa thành niên; xác định và giải thích rõ ràng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và vấn đề áp dụng các tình tiết này trong thực tế xét xử. Tuy nhiên chưa có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các tình tiết này đối với đối tượng phạm tộingười chưa thành niên. Các nhà nghiên cứu tư pháp cũng đã đề cập rất nhiều đến các vấn đề này trên sách báo, tạp chí (Tạp chí dân chủ và pháp luật, tạp chí luật học, tạp chí Toà án nhân dân), tuy nhiên các bài viết trên vẫn chỉ đi vào những vấn đề chung mà chưa đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề áp dụng những biện pháp đó đối với một đối tượng cá biệt là đối tượng phạm tội chưa đủ tuổi thành niên. Trong các tài liệu giảng dạy, và sách chuyên khảo các nhà nghiên cứu cũng mới chỉ đề cập vấn đề này ở góc độ chung nhất. Bên cạnh đó một số đề tài nghiên cứu khoa học trước đó ở bậc thạc sỹ liên quan đến vấn đề về việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và vấn đề người chưa thành niên chưa thành niên cũng chưa đi sâu vào phân tích vấn đề này, mà chỉ nghiên cứu những vấn đề trên ở những góc độ khác như “Thủ tục về những vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong luật Tố tụng Hình sự Việt Nam - Luận văn thạc sỹ luật học” của Nguyễn Thị Phượng; “Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam”; “Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam”; v.v Với tình hình nghiên cứu trên có thể khẳng định đề tài “Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội” là đề tài nghiên cứu riêng, không bị trùng lặp với những đề tài đã được nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn và lý luận, đánh giá việc áp dụng các biện pháp tăng nặng trách nhiệm hình sự trong các vụ án mà đối tượng phạm tộingười chưa thành niên, luận văn góp phần làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hình sự về việc áp dụng các biện pháp tăng nặng nói chung và việc áp dụng cụ thể các quy định này đối với người phạm tôi chưa thành niên nói riêng nhằm đạt và hiệu quả cao nhất trong việc áp dụng thực tiễn, đồng thời đưa ra một số ý kiến đánh giá và đóng góp xây dựng và đưa ra một số giải pháp mới. 3.2. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề: khái quát về người chưa thành niên, tâm lý của lứa tuổi chưa thành niên cũng như sự tác động của đời sống xã hội với tâm lý và hành vi phạm tội của lứa tuổi chưa thành niên; những quy định của pháp luật nói chung về người chưa thành niên; những quy định của pháp luật hình sự về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và việc áp dụng trong những trường hợp cụ thể đối với người chưa thành niên phạm tội. Thông qua đó, luận văn có thể đưa ra những giải pháp, đóng góp khoa học để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên hiện nay nhằm mục đích vừa mang tính chất răn đe, trừng phạt đích đáng nhưng cũng thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam, thông qua đó có thể giáo dục, cải tạo họ thành người có ích cho xã hội. 4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu: các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, và các nguyên tắc, cũng như các quy định trong việc áp dụng các loại hình phạt theo quy định của pháp luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội. Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong giai đoạn xét xử người chưa thành niên phạm tội thông qua các phiên toà và các bản án của Toà án ở một số các địa phương trong những năm gần đây. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử, so sánh, tổng hợp, nghiên cứu tình hình thực tiễn hoạt động áp dụng trong quá trình 5 xét xử. Qua đó chúng tôi nghiên cứu rút ra những thành tựu cũng như những tồn tại, hạn chế của thủ tục xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên nhằm tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn cũng đánh giá tình hình và từ đó đề ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử vụ án mà bị cáo là người chưa thành niên. 6. Những điểm mới của luận văn Đề tài chúng tôi chọn là đề tài đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chưa đủ tuổi thành niên ở Việt Nam. Luận văn sẽ đưa ra được những điểm mới sau đây: - Phân tích được đặc điểm của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên theo quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn việc áp dụng các tình tiết này trên thực tế xét xử. - Xây dựng được cơ sở của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội chưa thành niên. - Luận văn cũng nêu ra được những hạn chế bất cập của việc áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội từ đó đưa ra được những kiến nghị, giải pháp về việc phát triển, đổi mới những quy định của pháp luật đang có về vấn đề này. 7. Cơ sở khoa học của đề tài 7.1. Cơ sở lý luận Phương pháp luận và phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 7.2. Cơ sở thực tiễn Tình hình thực tiễn việc áp dụng trong giai đoạn xét xử tại toà và qua các bản án hình sự trên địa bàn một số các địa phương. 8. Kết cấu của luận văn Luận văn sẽ được thực hiện với một khối lượng phù hợp với yêu cầu trên cơ sở mục đích, phạm vi, nhiệm vụ và mức độ nghiên cứu của vấn đề. Trên cơ sở yêu cầu trên, luận văn được chia làm 3 phần gồm lời nói đầu, phần nội dung và phần kết luận. - Phần mở đầu là lập luận về sự cần thiết của việc lựa chọn đề tài nghiên cứu và các 6 luận điểm mang tính chất đặt vấn đề. - Phần nội dung đi sâu vào phân tích những vấn đề nghiên cứu chính của đề tài đồng thời đưa ra bình luận và giải pháp. - Phần kết luận tổng kết những vấn đề lý luận, thực trạng và thực tiễn vấn đề mà đề tài nêu ra. * Cụ thể luật văn sẽ có kết cấu như sau: Chương 1: Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội và yêu cầu áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự Chương 2: Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước ta hiện nay Chương 3: Hoàn thiện chế định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội References 1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng “về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội. 2. Lê Cảm (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 3. Lê Cảm (2000), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung luật Hình sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 4. Lê Cảm & Trịnh Tiến Việt (2002), “Nhân thân người phạm tội: Một số vấn đề lý luận cơ bản”, Tạp chí Tòa án, số 1/2002, Hà Nội. 5. Lê Cảm (2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 6. Lê Cảm, Đỗ Thị Phượng (2004), “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh pháp luật”, Tạp chí Tòa án, số 20, 21/2004, Hà Nội 7. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong luật hình sự - Sách chuyên khảo sau đại học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 8. Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền ở 7 Việt Nam – Sách chuyên khảo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 9. Nguyễn Ngọc Điệp (2000), So sánh đối chiếu Bộ luật Hình sự 1999 và 1985, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh 10. Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn – sách chuyên khảo, NXB Tư pháp, Hà Nội 11. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn (2006), Từ điển luật Hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội 12. Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Cảm, Trần Văn Độ (2008), Giáo trình luật Hình sự Trường Đại học luật Hà Nội, tập 1, NXB công an nhân dân, Hà Nội. 13. Nguyễn Công Hồng, Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Thanh Trúc (2006), Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật Hình sự và Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 14. Phạm Văn Lợi, Trần Văn Nhã, Lê Cảm (2009), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Phạm Văn Lợi, Đoàn Minh Duệ, Nguyễn Văn Cường, Lê Tuấn Sơn (2010), Nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự một số quốc gia khu vực ASEAN, NXB Tư pháp, Hà Nội. 16. Uông Trung Lưu, Trần Đinh Nhã, Võ Khánh Biên (2000), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 17. Mác – Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội. 18. Dương Tuyết Miên (2003), “Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự năm 1999”, Tạp chí Tòa án, số 1/2003, Hà Nội. 19. Dương Tuyết Miên (2004), Định tội danh và quyết định hình phạt, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 20. Đỗ Thị Phượng (2004), “Bàn về khái niệm và cơ sở áp dụng thủ tục đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Tập chí luật học, số 4/2005, Hà Nội. 21. Đinh Văn Quế (2000), Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự - sách chuyên khảo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 22. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự phần chung (bình luận chuyên 8 sâu), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 23. Đinh Văn Quế (2009), Bình luận khoa học về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, NXB Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. 24. Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự phần các tội phạm (bình luận chuyên sâu), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 25. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). 26. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001). 27. Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985. 28. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2003. 29. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005. 30. Lê Thị Sơn, Nguyễn Thị Dung, Trần Thái Dương (2004), Quốc triều hình luật lịch sử hình thành nội dung và những giá trị, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Lê Bá Thân, Dương Tuyến Miên, Nguyễn Ngọc Trí, Đinh Văn Quế (2009), Tài liệu tập huấn về thi hành Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Trịnh Đình Thể (2005), Áp dụng chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 33. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Hệ thống hóa luật lệ hình sự, tập 1, Hà Nội. 34. Tòa án nhân dân tối cao (1992), “Lời tổng kết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại hội đồng tổng kết ngành Tòa án năm 1991”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 2/1992, Hà Nội. 35. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Các văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành luật, Hà Nội 36. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 01/2006, Hà Nội. 37. Toà án nhân dân một số tỉnh (2010), Báo cáo tổng kết công tác của ngành toà án một số tỉnh, thành phố. 9 38. Trịnh Quốc Toản, Trần Quang Tiệp, Nguyễn Đức Bình (2007), Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội – thực trạng và giải pháp – sách chuyên khảo, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 39. Nguyễn Thanh Trung (dịch), Dương Tuyết Miên (2005), Bộ luật hình sự Thụy Điển, NXB Công an nhân dân, Hà Nội 40. Nguyễn Thị Tuyết (2005), “Xung quanh việc áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự xâm hại tài sản xã hội chủ nghĩa và phạm tội đối với phụ nữ có thai”, Tạp chí Tòa án, số 24/2005, Hà Nội 41. Đào Trí Úc (2001), Luật hình sự Việt Nam (Quyển I – Những vấn đề chung), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 42. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Các văn bản hướng dẫn áp dụng bộ luật hình sự 1999, Hà Nội 43. Trịnh Tiết Việt (2002), “Nhân thân người phạm tội – Một số điều kiện để cho hưởng án treo”, Tạp chí kiểm sát, số 8/2002, Hà Nội. 44. Trịnh Tiến Việt (2004), Bình luận khoa học thực tiễn về một số vấn đề của luật Hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội 45. Trương Quang Vinh (2008), Tội phạmhình phạt trong Hoàng Việt luật lệ - sách chuyên khảo, NXB Tư pháp, Hà Nội Tài liệu tham khảo từ mạng internet 46. www.luathinhsu.wordpress.com 47. www.phapluatvn.vn 48. www.pup.edu.vn . Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Trần Mạnh Toàn Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã. hành vi phạm tội của lứa tuổi chưa thành niên. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở nước

Ngày đăng: 17/09/2013, 17:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan