Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc

98 677 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thị trường xuất khẩu chủ lực của việt nam. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trên từng thị trường

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH - MARKETINGMÔN KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨUCHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM GIẢI PHÁPĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU TRÊN TỪNG

THỊ TRƯỜNG.GVHD: GS.TS VÕ THANH THU

LỚP: NGOẠI THƯƠNG 3KHÓA: 32

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN1 TRẦN NGUYÊN THU THỦY2 NGUYỄN THỊ DIỄM KIỀU3 LÊ THỊ BÍCH THẢO

4 HỨA THANH THẢO

5 NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM (12/02)

THÁNG 10/2009

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .2

I Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 8 tháng năm 2009 5

II Định hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam 5

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM 7

I THỊ TRƯỜNG EU: 7

1 Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang EU 7

2 Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ EU 12

3 Tình hình xuất nhập khẩu cụ thể các quốc gia trong EU: 13

4 Thuận lợi và khó khăn 19

6 Phương án xuất khẩu sang EU trong thời gian tới: 25

II THỊ TRƯỜNG MỸ: 27

1 Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Mỹ 27

2 Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực sang Mỹ 29

3 Hạn chế khi xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ 31

4 Thuận lợi khi đẩy mạnh thương mại với Mỹ: 34

5 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương với Mỹ 35

III THỊ TRƯỜNG ASEAN: 37

1 Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang các nước Asean 38

2 Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực sang Asean 45

3 Thuận lợi –khó khăn- hạn chế trong giao thương với các nước Asean: 52

4 Các biện pháp trong hoạt động giao thương với Asean: 55

IV THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC: 56

1 Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Trung Quốc: 57

2 Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ Trung Quốc: 60

3 Thuận lợi trong giao thương với Trung Quốc: 61

4 Khó khăn trong hoạt động giao thương: 63

5 Giải pháp trong hoạt động giao thương với Trung Quốc: 63

V THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 67

1 Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Nhật Bản 68

2 Nhập khẩu các mặt hàng chủ lực từ Nhật Bản 74

3 Thuận lợi khó khăn và thách thức: 76

4 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương với Nhật Bản: 79

VI THỊ TRƯỜNG ÚC 83

1 Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Úc 84

3 Thuận lợi khó khăn - thách thức và cơ hội: 87

4 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động ngoại thương sang Úc: 89

VII THỊ TRƯỜNG NGA: 92

1 Tình hình thương mại giữa Việt Nam và Nga giai đoạn 2000-2008 93

2 Tình hình thương mại giữa Việt Nam và Nga 7 tháng năm 2009 95

3 Cơ hội và thách thức 95

4 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương 96

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 97

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬPKHẨU VIỆT NAM

đoạn 2001-2008

Bảng : Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2001-2008

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Tổng kim ngạchTrị giá Tăng

trưởng Trị giá Tăngtrưởng Trị giá Trị giá Tăngtrưởng2008 62.9 29,5 80.4 28.3 -17.5 143.2 30.92007 48.561 22,0 60.830 37,0 -12.269 109.391 30,02006 39.805 22,9 44.410 20,4 -4.805 84.215 21,62005 32.223 21,6 36.881 15,0 -4.658 69.104 18,02004 26.503 31,5 32.075 27,0 -5.572 58.578 29,02003 20.149 20,6 25.256 27,9 -5.107 45.405 24,62002 16.706 11,2 19.746 21,8 -304 36.452 16,72001 15.029 3,8 16.218 3,7 -1.189 31.247 3,72000 14.483 25,5 15.637 34,5 -1.154 30.120 30,0

Nguồn: Bộ Công thương, Tổng cục Thống kê

Trang 4

Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2008

Châu Á – TBDChâu ÂuChâu MỹChâu PhiBiểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam:

Đây là thời kỳ Việt Nam tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập kinh tế thế giới:hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực thực thi Việt nam thực hiệnxong chương trình thuế quan có hiệu lực chung của Asean Trong giai đoạn này, thịtrường xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam phát triển theo chiều rộng lẫn chiềusâu.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam:

Khối thị trường,

nước XK 2007NK XK 2008NK1 ASEAN7813.4158889.2 10194.9 19570.92 EU90965139.1 10000.0 6047.43 NGA236.91016.2 1641 671.94 HOA KỲ103001900 11868.5 2635.35 TRUNG QUỐC3356.712502 4535.7 15652.16 NHẬT BẢN6069.86188.9 8537.9 8525.17 ÚC 3802.2 1059.4 4225.2 1360.5

Trang 5

II.Đánh giá về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 8tháng năm 2009:

Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại 8T/2009

Trị giá xuất khẩu phân theo một số nước, khối nước và vùng lãnh thổ chủ yếu 8tháng đầu năm 2009

Thị trường Giá trị (1000USD)

III Định hướng phát triển thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam

Tiếp tục tạo khung pháp lý về thị trường quốc tế thông thoáng hơn cũng nhưkịp thời phát hiện và xử lý các trở ngại, rào cản về thị trường để tạo thuận lợi cho cáchoạt động xuất nhập khẩu, nhất là xuất khẩu Trước mắt, cần tập trung nghiên cứu kýthêm các hiệp định, thoả thuận kinh tế thương mại với Italia, Tây Ban Nha, Bungary,Rumani, Mexico, Braxin Điều chỉnh hoặc chấm dứt hiệu lực các hiệp định, thoảthuân thương mại với các nước thành viên mới của EU, nếu xét thấy không còn phùhợp Theo dõi, đôn đốc thực hiện các hiệp định, thoả thuận còn hiệu lực, tổ chức,chuẩn bị, tham gia các cuộc đàm phán song phương và đa phương với các đối tác liênquan Tham gia vòng đàm phán Doha để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam, đồng thời

Trang 6

tham gia đàm phán song phương với các đối tác trong WTO để mở rộng thị trườngcho hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam.

Nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu về tình hình thị trường; hàng hoá;biện pháp xử lý xuất nhập khẩu; các rào cản thương mại; các thay đổi về chính sáchthuế; các quy định về vệ sinh an toàn; nhãn mác; tình hình cạnh tranh của các đối tác;khả năng thâm nhập hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam vào thị trường nước ngoàicũng như đề xuất các giải pháp phù hợp về phát triển thị trường, hoạt động xúc tiếnthương mại có hiệu quả hơn Tiếp tục phấn đấu giảm nhập siêu và hướng tới cân bằngcán cân thương mại và có thể xuất siêu để có tiền trả nợ nước ngoài trong vòng 5 nămtới Chủ động trước xu hướng chuyển dịch tỷ trọng xuất nhập khẩu giữa Việt Namvới các khu vực thị trường

Trang 7

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM

I THỊ TRƯỜNG EU:

VN nhập khẩu từEU

Cán cân thươngmại

1 Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang EU:

1.1 Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2000-2008

Trị giá xuất khẩu sang EU

Trị giá xuất khẩu

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 10 tỷ USD, tăng 17,6% sovới năm 2007 Phấn đấu đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 12,1 tỷ USD, tăng14,2%

Về thị trường: Tiếp tục khai thác triệt để các thị trường trọng điểm có kim ngạch

lớn, cụ thể: Đức, Anh, Pháp,Hà Lan, Bỉ, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thươngmại vào các thị trường “mới” của EU

Trang 8

Về mặt hàng: bên cạnh những mặt hàng đã có chỗ đứng trên thị trường như dệt may,

giày dép, nông thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ cần phát triển các mặthàng mới, có triển vọng tăng kim ngạch như sản phẩm cơ khí, chế tạo (gia công), linhkiện vi tính và điện tử Định hướng đối với một số mặt hàng cụ thể như sau:

Dệt may: EU bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc Điều này sẽ ảnh hưởng

đáng kể đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này Việt Nam vàcác nước dệt may khác sẽ phải cạnh tranh gay gắt với ngành dệt may Trung Quốc lànước có sức cạnh tranh cao, chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng đáp ứngnhiều loại phẩm cấp hàng hoá Phấn dadáu, kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt2,1 tỷ USD, tăng 13,5%

Giày dép: EU là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ 2 trên thế giới sau Hoa Kỳ,

nhu cầu nhập khẩu những năm gần đây khoảng trên 36 tỷ USD/năm Tuy đạt đượctốc độ tăng trưởng khá nhưng nhìn chung xuất khẩu của Việt Nam còn có nhiều hạnchế như: nhiều nguyên liệu đầu vào của ngành da giày phải nhập khẩu từ bên ngoài,khâu tiêu thụ còn phụ thuộc lớn vào đối tác trong liên doanh, khâu nghiên cứu thịhiếu thị trường, thiết kế mẫu mã và phát triển sản phẩm mới còn yếu Phấn đấu, kimngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 3 tỷ USD, tăng 9,1%.

Thuỷ sản: EU là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới, nhập khẩu nhiều nhất

philê cá đông lạnh chủ yếu là cá tuyết, cá tuyết vàng, và cá tra, sau đó là tôm đônglạnh, và cá ngừ Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD.Kim ngạch xuấtkhẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU năm 2008 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 20% so vớinăm 2007 Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 1,45 tỷ USD, tăng 16%.

Cà phê: EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với cà phê Việt Nam, chiếm tỷ trọng

khoảng 45% trong xuất khẩu của Việt Nam Phấn đấu, kim ngạch xuất khẩu đến năm2010 đạt 850 triệu USD, tăng 6,3%

Sản phẩm gỗ là mặt hàng có tiềm năng phát triển do EU là thị trường tiêu thụ đồ gỗ

lớn nhất thế giới Nhìn chung, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam trongthời gian qua đã có tiến bộ đáng kể, có thể đáp ứng được yêu cầu tương đối khắt khecủa khách hàng EU về chất lượng và quy cách.Đồ gỗ của Việt Nam đã thâm nhậpđược vào hầu hết các nước EU trong đó những nước nhập khẩu chính là Anh, Pháp,Đức, Đan Mạch Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 900 triệu USD,tăng 15,4%.

Một số điểm đáng lưu ý với thị trường EU năm 2009 :

EU không gia hạn quy chế GSP đối với hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam TạiEU, theo Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buônbán gỗ” (FLEGT), được ban hành nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các lô hàng thôngqua các bằng chứng gốc; Quyết định ngày 22/9/2008 của Hội đồng Châu Âu thiết lậphệ thống phòng ngừa và ngăn chặn đánh bắt kinh doanh cá bất hợp pháp

Ước lượng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào EU giai đoạn 2009-2010Đơn vị tính: Kim ngạch: triệu USD; tăng %

Trang 9

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009-2010Trị giá Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng Trị giá tăngTổng KN XK vào

EU 10.000 17,6 10.600 6,0 12.100 14,2 22.700 6,7KNXK các mặt

hàng chủ lực

6.990 17,6 7.430 6,3 8.300 11,7 15.730 6,0Dệt May 1.750 20,7 1.850 5,7 2.100 13,5 3.950 6,4Giày dép 2.600 21,3 2.750 5,8 3.000 9,1 5.750 5,0Thuỷ sản 1.100 20,6 1.250 13,6 1.450 16,0 2.700 9,9Cà phê 820 -2,4 800 -2,4 850 6,3 1.650 1,3Sản phẩm gỗ 720 20,0 780 8,3 900 15,4 2.400 7,9

1.2/ Tình hình xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2009

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang EU 6 tháng đầu năm giảm 13,9% sovới cùng kỳ 2008, nhưng vẫn thấp hơn mức giảm tổng kim ngạch nhập khẩu hànghoá của toàn EU trong thời gian này.

Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh sang EU trong 6 tháng đầu nămnay có giầy dép giảm 19,6%, xuống còn 990 triệu USD; sản phẩm gỗ giảm 37%,xuống 267 triệu USD; sản phẩm chất dẻo giảm 21%, xuống 91 triệu USD; nhân điềugiảm 25,2%, xuống còn 80 triệu USD Trong khi đó, xuất khẩu một số mặt hàng vẫnduy trì được mức tăng nhẹ như cà phê tăng 3%, đạt 552 triệu USD; túi xách, ví, va lităng 1,37%, đạt 161 triệu USD Ngoài ra, xuất khẩu hàng dệt may, mặt hàng xuấtkhẩu chủ lực thứ 2, sau giầy dép cũng đạt khá, đạt 743 triệu USD, giảm 3,18% Tham khảo kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường EU 6 tháng đầu nămnay

(nghìn USD)

6 tháng 2008(nghìn USD)

Tăng giảm(%)

Trang 10

Cùng với sự phục hồi của kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế khu vực châu Âu,dự báo xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang thị trường này cũng sẽ tiếp tục xu hướngtăng trở lại Nhưng do kinh tế EU phục hồi chậm nên tốc độ gia tăng xuất khẩu cònhạn chế so với các thị trường khác.

Theo số liệu của Cơ quan thống kê EU (Eurostat), tỉ lệ thất nghiệp tại EUtrong tháng 5/2009 là 8,9%, mức cao nhất kể từ năm 2005 và của khu vực đồng Eurolà 9,5%, mức cao nhất kể từ năm 1999 Trong khi đó, GDP của EU được dự báo sẽsuy giảm 4% trong năm 2009, với 26/27 nước (trừ Hy Lạp) có mức tăng trưởngâm Tuy nhiên đã có những dấu hiệu cho thấy thời kỳ suy thoái tồi tệ nhất đã chấmdứt Kinh tế Anh quý II chỉ còn giảm ở mức 0,3% trong khi mức suy giảm của cácquý trước là 1,8% và 2,4% Tại Đức, doanh số bán lẻ trong tháng tăng 0,4%, tốt hơnso nới dự đoán là 0%.

1.3/ Xu hướng tiêu dùng EU đang có dấu hiệu thay đổi:

Những diễn biến của thị trường EU thời gian qua cho thấy, Xu hướng tiêu dùng EUđang có dấu hiệu thay đổi.

Đối với hàng thực phẩm: do dân số châu Âu ngày càng già đi, áp lực công việc cao

nên xu hướng tiêu dùng thực phẩm sẽ lựa chọn những sản phẩm có tiêu chuẩn chấtlượng cao, sạch và an toàn cho sức khỏe, những sản phẩm tiện lợi, ăn liền Cộngthêm, xu hướng các hộ gia định nhỏ không có con ở châu Âu cũng đang tăng lên nêncác hộ gia đình người châu Âu chuyển sang tiêu dùng ít thực phẩm hơn và tiêu dùng

Trang 11

những sản phẩm có kích cỡ nhỏ, vừa phải thay vì chọn mua những sản phẩm có kíchcỡ lớn như trước đây.

Đối với hàng thời trang: người châu Âu ưa phong cách thoải mái, các loại bộ đồ

thoải mái và giầy thể thao đang được ưa chuộng nhiều ở châu Âu Đồng thời họ cũnghay thay đổi phong cách hơn so với trước đây chỉ mua vào 2 vụ chính là đông, hè thìnay mua vào nhiều lần trong năm Bởi vậy, xu hướng của các nhà nhập khẩu cũngchuyển sang những nhà xuất khẩu qui mô nhỏ và vừa, linh hoạt thay cho những đơnđặt hàng rất lớn từ Trung Quốc với giá rất rẻ Đây là một điểm có lợi cho các doanhnghiệp may mặc Việt Nam trong tương lai.

Đối với hàng rau quả: lượng tiêu thụ có xu hướng tăng tại EU do thói quen ăn uống

để bảo vệ, tăng cường sức khỏe của người dân Đây là yếu tố làm gia tăng nhu cầuhoa quả từ các nước nhiệt đới tại EU Một dự báo cho biết mặt hàng này sẽ đạt mứctăng 6-8%/năm.

Hiện Việt Nam và một số nước ASEAN đang đàm phán với EU về hiệp định thươngmại tự do giữa các nước ASEAN và EU (FTA ASEAN-EU) Hiệp định này nếu sớmđược thông qua sẽ tạo ra lợi thế rất lớn cho Việt Nam do gần 60% hàng hoá xuất khẩucủa nước ta vào EU đang phải chịu thuế nhiều hơn các nước trong khu vực.

Nếu thông qua hiệp định, EU có khả năng giảm 90% thuế suất đối với hàng xuất khẩucủa Việt Nam Theo tính toán của các chuyên gia, hiệp định cũng sẽ góp phần đẩymạnh đầu tư vào các ngành định hướng xuất khẩu và đóng góp khoảng 2 – 15% vàotăng trưởng GDP của nước ta Xuất khẩu lương thực qua EU có thể tăng 26 – 44%,hàng dệt may, giày dép có thể tăng tới 154% …

Đối với mặt hàng dệt may, một nhà ngoại giao EU cho biết nhiều nước muốn bãi bỏ

các mức thuế chống bán phá giá giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc trướcmùa Giáng sinh năm nay, thời điểm ngành bán lẻ có doanh thu cao Hiện đã có 15nước ủng hộ bỏ loại thuế này Đây là một thuận lợi lớn do trong hai năm qua, xuấtkhẩu mặt hàng này của Việt Nam vào thị trường châu Âu giảm đáng kể do bị áp thuếchống bán phá giá.

(Nguồn Tinthuongmai.vn)

Trang 12

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 1000 USD 65886

Nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy 1000 USD 58021

Trang 13

Nguyên phụ liệu dược phẩm 1000 USD 23069Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 1000 USD 26920Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 1000 USD 1064617

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 1000 USD 1379Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 1000 USD 19912

(Nguồn: www.tinnhanhchungkhoan.vn)

3 Tình hình xuất nhập khẩu cụ thể các quốc gia trong EU:

3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu từng quốc gia trong EU 7 tháng đầu năm 2009

Đơn vị 1000USD

Khối nước, nướcSơ bộ 7 tháng

Xuất khẩu Nhập khẩu

EU

Trang 14

Đơn vị: triệu USDNguồn: Niên giám thống kê

Kim ngạch xuất nhập khẩu sang Anh

200020042005200620072008Năm

Trang 15

Năm 2008:

Trong năm 2008, những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Anh là: sảnphẩm chất dẻo; cà phê; hạt tiêu; máy vi tính, sp điện tử & linh kiện; hàng dệt may, gỗvà sản phẩm gỗ

Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Anh tháng 12 và 12tháng năm 2008

Mặt hàng XK ĐVT Tháng 12/2008 12 tháng 2008

Lượng Trị(USD) giáLượng Trị giá (USD)125.397.783 1.581.044.649Hàng hải sản USD 193.54 68.622.592Hàng rau quả USD 1.113.374 3.546.985Hạt điều Tấn 207 9.868.918 8.482 49.243.159

vali, mũ và ôdùUSD 1.463.555 20.103.375Sản phẩm mây,

tre, cói và thảmUSD 581.9 7.217.452Gỗ và sp gỗ USD 15.289.844 197.651.285Sản phẩm gốm,

Sp đá quý &

Hàng dệt may USD 25.464.525 316.802.227Giày dép các

loại USD 46.263.968 558.960.423

Máy vi tính, spđiện tử & linh

Trang 16

7 tháng đầu năm 2009

- Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2009kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Anh đạt 746,4 triệu USD, giảm 11%so với cùng kỳ năm 2008.

- Trong 7 tháng đầu năm 2009 mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu vàoAnh là giày dép các loại, với trị giá 269.242.846 USD, chiếm 36% trong tổng kimngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường này; tiếp đến là mặt hàng dệtmay, với trị giá 148.409.127 USD, chiếm 19,8%; gỗ và sản phẩm gỗ cũng đạt kimngạch khá cao, với trị giá 93.295.245 USD.

- Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước Cụthể: hàng rau quả đạt trị giá 1.674.509 USD, giảm 29%; hạt điều đạt trị giá19.607.102 USD, giảm 39%; cà phê đạt 17.495 tấn, trị giá 26.157.577 USD, giảm28% về lượng và giảm 48% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.

- Số liệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Anh 7 tháng đầu năm 2009

Phương tiện vận tải và phụ tùng USD 707630

Trang 17

Đá quý, kim loại quý và sp USD 145.437

Đơn vị: triệu USDNguồn: Niên giám thống kê

Kim ngạch xuất nhập khẩu sang Đức

7 tháng đầu năm 2009:

- Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2009kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đức đạt 1,06 tỷ USD, giảm 11% sovới cùng kỳ năm 2008.

- Trong 7 tháng đầu năm 2009 có 4 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thịtrường Đức đạt kim ngạch hơn 100 triệu USD Mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu caonhất là hàng dệt may, đạt trị giá 236.790.257 USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ nămngoái và chiếm 22,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là mặt hàng giày dépcác loại trị giá 189.161.670 USD, chiếm 17,6%; mặt hàng cà phê đứng thứ 3 với trịgiá 127.236.085 USD, chiếm 11,8%; mặt hàng thuỷ sản trị giá đạt 115.724.979 USD,chiếm 10,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trườngnày.

- Số liệu thống kê cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sangthị trường Đức giảm, tuy nhiên một số mặt hàng xuất khẩu vẫn tăng so với cùng kỳ

Trang 18

năm 2008 Cụ thể: mặt hàng hạt điều với lượng xuất 1.554 tấn, trị giá 7.470.321USD, tăng 37,7% về lượng và tăng 10,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008 Đángchú ý nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện được xuất khẩu khámạnh sang thị trường Đức trong 7 tháng đầu năm, với trị giá đạt 10.730.248 USD,tăng 380% so với cùng kỳ năm 2008.

- Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Đức 7 tháng đầu năm giảm sovới cùng kỳ năm trước là: hàng rau quả đạt 3.033.700 USD, giảm 18%; gỗ và sảnphẩm gỗ đạt 46.022.631 USD, giảm 40%; cao su với lượng xuất 8.499 tấn, trị giá13.642.575 USD, giảm 36% về lượng và giảm 60% về trị giá so với cùng kỳ năm2008.

S li u xu t kh u hàng hoá Vi t Nam sang ệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đức 7 tháng đầu năm 2009 ất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đức 7 tháng đầu năm 2009 ẩu hàng hoá Việt Nam sang Đức 7 tháng đầu năm 2009 ệu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Đức 7 tháng đầu năm 2009 Đức 7 tháng đầu năm 2009c 7 tháng đ u n m 2009ầu năm 2009 ăm 2009

Trang 19

Hạt điều Tấn 1.554 7.470.321Bánh kẹo và các sp từ ngũ

4 Thuận lợi và khó khăn

4.1/ Những thuận lợi khi đẩy mạnh thương mại với EU:

- Đây là thị trường lớn có nhu cầu nhập khẩu lớn và khả năng thanh toán cao.Thị trường cần nhiều sản phẩm mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu và có khảnăng cung cấp máy móc, công nghệ, nguyên liệu cao cấp mà Việt Nam đangcần để phục vụ cho sự phát triển kinh tế.

- Nhiều nước EU giành những ưu đãi cho Việt Nam trong hoạt động thương mạivà đầu tư.

- Nhà nước có nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp thâm nhập thị trườngEU, như: chính phủ tích cực đàm phán với EU để bãi bỏ hoặc gia tăng hạnngạch dệt, may; Đại sứ quán của Việt Nam tại các nước thành viên EU đangtích cực giúp các doanh nghiệp nội địa nghiên cứu thị trường, đàm phán ký kếthợp đồng thương mại; Cục xúc tiến thương mại và các cơ quan quản lý nhànước khác có các chương trình xúc tiến thương mại; tổ chức nghiên cứu thịtrường, tham gia hội chợ triễn lãm tại EU, thành lập văn phòng đại diện… Đâylà những biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàngsang EU cần nắm đê hưởng lợi.

- Số thành viên EU đã lên đến con số 27 nước, nhiều nước Đông Âu trước đâylà bạn hàng truyền thống của Việt Nam cũng đã gia nhập EU: Hungary,Bungaria, Sec, Slôvakia, Ba Lan… Những nơi này cần nông sản nhiệt đới,hàng thủy sản, giày dép, gạo, thực phẩm chế biến

- Nếu hàng hóa của Việt Nam mang tính cạnh tranh cao thì EU là thị trường cósức tiêu thụ lớn.

Trang 20

4.2/ Những khó khăn khi xuất khẩu hàng vào EU:

- Những rào cản kỹ thuật: quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩmcao, hàng thủy sản và nông sản chịu sự kiểm soát rất chặc chẽ; hàng may mặc,giày dép cũng có những quy định kỹ thuật riêng.

- Hàng xuất khẩu của Việt Nam đưa vào EU sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn chẳngnhững với hàng hóa Trung Quốc, mà còn với hàng của các nước Đông Âu, cácnước ASEAN và Nam Á.

- Hàng xuất khẩu giá quá rẻ cũng có thể bị khiếu kiện và bị áp dụng luật thuếchống bán phá giá.

5 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trườngEU

Để xuất khẩu vào EU tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng cao trong năm naycũng như những năm tiếp theo, các chuyên gia thương mại cho rằng, cần phải pháthuy hiệu quả năng lực xúc tiến thương mại ở cả ba cấp độ là Nhà nước, hiệp hội vàdoanh nghiệp.

Quan hệ thương mại Việt Nam - EU đang chuyển sang thời kỳ gắn liến vớinhững chuyển biến kinh tế từ hai phía Theo đó, triển vọng và hiệu quả xuất khẩu vàoEU phụ thuộc vào đường lối, chính sách và những định hướng dài hạn về phát triểnthị trường, những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâmnhập thị trường này cũng như việc lôi cuốn các doanh nghiệp EU vào thị trường ViệtNam Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường các hoạt động thông tin về thịtrường EU, áp dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh hàng hóa xuất khẩu vào EU, đặc biệt khuyến khích các mặt hàng có lợithế là việc làm cần thiết Nhà nước cần tăng cường các chính sách và chương trình hỗtrợ doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, quảng bá, giới thiệu sảnphẩm tại thị trường EU.

Cá hiệp hội ngành hàng cần nâng cao vai trò xúc tiến thương mại, hợp tác vớicác hiệp hội ngành hàng của các nước để tìm hiểu thông tin thị trường, đối tác, thiếtlập quan hệ bạn hàng.

5.1/ Giải pháp từ phía Nhà nước

5.1.1/ Hoàn thiện hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu.

Rà soát lại hệ thống luật lệ, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưarõ ràng, trước hết là Luật Thương mại, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luậtđầu tư nước ngoài.

Thay đổi về căn bản phương thức quản lý nhập khẩu Tăng cường sử dụng cáccông cụ phi thuế “hợp lệ” như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch, thuế quan, thuế tuyệtđối, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp Khắc phục triệt để những bất hợp lýtrong chính sách bảo hộ, cân đối lại đối tượng bảo hộ theo hướng chú trọng bảo hộnông sản Sửa đổi biểu thuế và cải cách công tác thu thuế tiến tới xoá bỏ chế độ tínhthuế theo tối thiểu.

Trang 21

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoábỏ các thủ tục phiền hà, và phấn đấu ổn định môi trườngpháp lý để tạo tâm lý tintưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài.

5.1.2/ Phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EU

Nhà nước cần có chính sách cụ thể để phát triển các ngành hàng xuất khẩu chủ lựcsang thị trường EU Thông qua sự hỗ trợ về vốn, ưu đãi về thuế và tạo điều kiệnthuận lợi trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Đối với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là giày dép và dệt may, do có đặc thùriêng trong sản xuất và xuất khẩu; Việt Nam chủ yếu làm gia công cho nước ngoàinên hiệu quả thực tế thu được từ xuất khẩu là rất thấp (25-30% doanh thu) Bởi vậy,Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất (khôngphải gia công) làm ăn có hiệu quả hoặc các doanh nghiệp sản xuất đã xuất khẩu trựctiếp sản phẩm sang EU thuộc hai ngành công nghiệp này tiếp tục đầu tư vốn và đổimới công nghệ trong quá trình sản xuất để cải tiến sản phẩm phù hợp với thị hiếu củangười tiêu dùng EU, nâng cao chất lượng, tăng cường xuất khẩu theo phương thứcmua nguyên liệu và bán thành phẩm, giảm dần phương thức gia công xuất khẩu đồngthời đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm có tỷ lệ nội địa hóa cao, và tiến tới xuấtkhẩu sản phẩm 100% nguyên liệu trong nước.

Đối với các mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường EU như hàng thủ côngmỹ nghệ, đồ gỗ gia dụng, đồ phục vụ du lịch, đồ chơi trẻ em, hàng điện tử và hàngthủy hải sản, Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp đầutư vốn và công nghệ hiện đại để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất vàchất lượng sản phẩm, đa dạng hóa và nâng cao trình độ tiếp thị sản phẩm nhằm mụcđích tăng khối lượng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu những mặt hàng này sang EU.

Đối với một số mặt hàng nông sản có khả năng xuất khẩu sang thị trường EU nhưcà phê, chè, hạt tiêu, điều, cao su, rau quả…Nhà nước cần xây dựng quy hoạch, chọnlựa và có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư vốn, tạo ra các vùng sản xuất chuyêncanh ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làmra có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn.

5.1.3 Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu

Hiện nay trong buôn bán với EU Việt Nam xuất siêu khá lớn, nếu Việt Nam tăngcường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh toán, phíaEU sẽ không tìm cách cản trở xuất khẩu Việt Nam, đồng thời nhập khẩu được côngnghệ hiện đại phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu giúp thay đổi cơ cấu hàng xuấtkhẩu nói chung và sang thị trường EU nói riêng Đây là phuơng pháp hữu hiệu hỗ trợvà đẩy mạnh xuất khẩu sang EU.

Nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU có thể thực hiện bằng hai biện pháp sau: (1)đầu tư của chính phủ và (2) thu hút các nhà đầu tư EU tham gia và quá trình sản xuấthàng xuất khẩu tại Việt Nam Để thực hiện, Nhà nước Việt Nam cần có những chínhsách ưu đãi riêng cho các nhà đầu tư EU ngoài những ưu đãi và quyền lợi họ sẽ đượchưởng theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

5.1.4 Hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trang 22

- Sử dụng có hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn vớilãi suất thấp, giải quyết được khó khăn về vốn lưu động và vốn đầu tư đổi mới trangthiết bị Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thâm nhập đượcthị trường EU

- Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở phápluật giữa các thành phần kinh tế Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng từ cácngân hàng cũng như các định chế tài chính Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầuthế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng

- Xúc tiến thành lập ngân hàng chuyên doanh của khu vực doanh nghiệp vừa vànhỏ, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn với sự hỗtrợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.

- Thực hiện lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh xuấtkhẩu sang EU có hiệu quả, sản xuất sản phẩm mới hoặc nghiên cứu ứng dụng khoahọc công nghệ mới.

5.2/ Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

5.2.1/ Lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phânphối trên thị trường EU.

Xuất khẩu vào EU trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO không thể vẫn cứtheo kiểu nhỏ lẻ mà phải biết đáp ứng theo đòi hỏi của thị trường và coi đó là phầnkhông thể thiếu trong chiến lược sản xuất, kinh doanh Vì vậy, cần phải phân tích kỹsức mua, thị hiếu, tính đa dạng cũng như phân khúc thị trường, dân số của các nướctrong khu vực EU nhằm đưa ra các mặt hàng phù hợp Mặt khác, phải tích cực tiếpcận các thông tin thị trường, học hỏi kinh nghiệm của các nước và rút kinh nghiệm từchính mình để tổ chức lại sản xuất.

Như đã trình bày trong phần trên, trong thời gian tới cần đẩy mạnh xuất khẩu trựctiếp là con đường chính thâm nhập thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam.Con đường thứ hai là liên doanh, có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệuhàng hóa là biện pháp tối ưu để các nhà sản xuất Việt Nam thâm nhập vào thị trườngEU Con đường thứ ba là trong tương lai, khi các doanh nghiệp Việt Nam đã đủ mạnhcó thể lựa chọn thâm nhập thị trường bằng hình thức đầu tư trực tiếp Dù lựa chọnphương thức thâm nhập thị trường nào thì Việt Nam cũng phải nghiên cứu kỹ các yếutố sau: dung lượng thị trường, thị hiếu tiêu dùng, kênh phân phối, đối thủ cạnh tranh,giá cả… và cần nắm vững 4 nguyên tắc khi thâm nhập thị trường này:

- Nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng- Hạ giá thành sản phẩm

- Đảm bảo thời gian giao hàng- Duy trì chất lượng sản phẩm

Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần biết chấp nhận và nâng cao khả năng thíchứng với các rào cản kỹ thuật cao của EU (vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phágiá ), trên cơ sở đó có đối sách ứng phó kịp thời từ đầu để kiểm soát sản phẩm của

Trang 23

mình và trácnh bị động Đồng thời, nên nắm rõ các quy định liên quan của EU, đặcbiệt coi trọng việc liên doanh, liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh.

5.2.2/ Tăng cường đầu tư và hoàn thiện quản lý để tạo nguồn hàng thích hợpvới thị trường EU.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội nghiên cứu thị trường vàkhách hàng để nắm được đặc điểm của thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêudùng và kênh phân phối trên thị trường EU, từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp đểcải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, tạo nguồn hàng thích hợp với thị trường EU.

Muốn tạo ra nguồn hàng thích hợp, các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng cườngđầu tư và hoàn thiện quản lý Từ năm 1996 đến nay, EU dành cho hàng xuất khẩuViệt Nam thuế quan ưu đãi GSP, do vậy rào cản kỹ thuật mới chính là rào cản thực sựvà khó vượt qua đối với hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường EU Cần tăng cườngáp dụng các hệ thống quản lý ISO 9000, ISO 14000 và HACCP Điều này giúp cácdoanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được nguồn hàng xuất khẩu ổn định và thíchhợp sang thị trường EU HACCP áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc ngành côngnghiêp chế biến thực phẩm, ISO 14000 áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc cácngành công nghiệp mà có quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, và ISO 9000 ápdụng đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp khác.

5.2.3/ Tăng cường khai thác quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của liênminh châu Âu.

Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (SMEDF) một phần trong“Chương trình trợ giúp kỹ thuật của châu Âu trong quá trình chuyển sang nền kinh tếthị trường của Việt Nam” SMEDF được thành lập theo thỏa thuận tài chính giữa ViệtNam và EU ngày 6/6/1996 Tổng số nguồn vốn của SMEDF là 25 triệu USD do EUcung cấp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam phát triển sản xuấtvà tạo thêm việc làm SMEDF rất quan trọng đối với phát triển các doanh nghiệp vừavà nhỏ Việt Nam Quỹ đã góp phần đáng kể trong phát triển sản xuất và đẩy mạnhxuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU Các doanh nghiệpViệt Nam cần nắm bắt cơ hội được tài trợ của SMEDF để phát triển sản xuất và đẩymạnh xuất khẩu, đồng thời nhận được cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật.

5.3/ Giải pháp khác

5.3.1 Đẩy mạnh công tác xúc tiến xuất khẩu sang EU.

Hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang EU là công việc chính của doanh nghiệpnhưng sự hỗ trợ của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng.

* Hỗ trợ của Nhà nước trong công tác xúc tiến xuất khẩu sang EU.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam thâm nhập dễ dàng và cóchỗ đứng vững chắc trên thị trường EU, Nhà nước nên thực hiện một số hoạt động trợgiúp sau đây.

- Đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển trên thị trường EU thông qua việc đàmphán, ký kết các hiệp định, thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằmtạo ra các tiền đề, hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu.

Trang 24

- Thảo luận ở cấp Chính phủ về mở cửa thị trường trước hết đối với những mặthàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ việclàm hoặc hội thảo chuyên đề thị trường giúp các doanh nghiệp tiếp cận trự ctiếp thịtrường, trực tiếp tìm hiểu nhu cầu thị trường và trực tiếp giao dịch với các nhà nhậpkhẩu chính của thị trường EU.

- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường.- Đẩy mạnh công tác trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức thưởng xuất khẩu.

* Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường EU.- Ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để tăng sứccạnh tranh của hàng hóa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phải nâng caonăng lực tiếp thị tích cực thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trườngEU.

- Chủ động tìm kiếm đối tác chào hàng thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãmvà hội thảo chuyên đề tổ chức tại Việt Nam hoặc EU, qua tham tán thương mại cácnước thành viên EU và qua văn phòng EU tại Việt Nam.

- Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường EU trực tiếp hoặc thông qua phòng thươngmại EU tại Việt Nam, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiếnthương mại Bộ Thương mại, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước EU, Trungtâm thông tin thương mại Bộ Thương mại…

- Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ứng dụng các nghiệp vụ marketing đểphát hiện nhiều mặt hàng mới có khả năng tiêu thụ tại thị trường EU Tổ chức cáchoạt động dịch vụ trước và sau bán hàng để duy trì củng cố uy tín của hàng hóa ViệtNam đối với người tiêu dùng EU.

5.3.2 Phát triển nguồn nhân lực cho đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cóchất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng Ngoài việc trangbị máy móc thiết bị hiện đại phải có những cán bộ kỹ thuật giỏi và công nhân lànhnghề Hiện nay, nước ta rất thiếu cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật có tay nghềcao Do đó khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa rất thấp Bởi vậy để khắc phụctình trạng này Việt Nam cần tổ chức nhiều chương trình đào tạo chuyên sâu cho cáccán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật thuộc các lĩnh vực để tạo ra đội ngũ công nhânlành nghề trong các ngành chế tạo, sản xuất chế biến Đồng thời Việt Nam nên phốihợp với các nước để gửi cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật trẻ, có triển vọng rađào tạo ở nước ngoài Ngoài vấn đề chú trọng đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhânkỹ thuật, Việt Nam cần phải quan tâm đào tạo để có đội ngũ cán bộ thương mại giỏithì mới có thể đưa sản phẩm có chất lượng cao tới được thị trường EU.

(GS.TS Trần Chí Thành – Đại học Kinh tế Quốc dânNguồn: Tạp chí Kinh tế và phát triển số 92/2005)

Trang 25

6 Phương án xuất khẩu sang EU trong thời gian tới:

6.1/ Những xu hướng tác động tới xuất khẩu sang thị trường EUtrong thời gian tới:

6.1.1/ Xu h ướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng, nhập khẩu tại thị trường EU

- Cà phê: Theo dự báo của ngành cà phê thì nhu cầu tiêu thụ trên thế giới

trong niên vụ 2009/2010 khoảng 126,5 triệu bao, giảm 0,4% so với niên vụ trước.Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại khu vực EU 27 dự báo khoảng 44,5 triệubao, tăng 1,14%, đứng đầu thế giới và gấp hai lần thị trường đứng sau là Hoa Kỳ(22 triệu tấn) Trong nửa đầu năm 2009, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang khuvực này không được khả quan song vẫn có triển vọng tăng kim ngạch vào nhữngtháng cuối năm, là thời điểm nhu cầu cà phê tại đây tăng cao

- Thủy sản:

+ Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU từ Việt Nam đang tăng: Xuất khẩu

tôm sang khu vực này tháng 6/2009 đạt 3,7 nghìn tấn, trị giá 24,4 triệu USD, tăng65% về lượng và 48% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2008, trong khi tổngxuất khẩu tôm của cả nước chỉ tăng tương ứng là 13,5% về lượng và 3,9% về trịgiá Các mặt hàng tôm nên khai thác xuất khẩu sang EU là tôm he chân trắng, tômsú đông lạnh…

+ Nhu cầu cá tra tra tại thị trường EU cũng đang dần hồi phục sau nhiều

tháng sụt giảm: Riêng tháng 6/2009, xuất khẩu cá tra basa Việt Nam sang EU đạt

20.644 tấn, trị giá 51,585 triệu USD, tăng 26,7% và 19,4% so với cùng kỳ 2008.Giá trung bình cá tra basa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong 2tháng gần đây đã tăng so với các tháng hồi đầu năm.

6.1.2/ Một số chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia khu vực EU:

- Thất nghiệp: Theo số liệu của Cơ quan thống kê EU (Eurostat), tỉ lệ thất

nghiệp tại EU trong tháng 5/2009 là 8,9%, mức cao nhất kể từ năm 2005 và củakhu vực đồng Euro là 9,5%, mức cao nhất kể từ năm 1999 Trong khi đó, GDPcủa EU được dự báo sẽ suy giảm 4% trong năm 2009.

- Lạm phát: Lãi suất cơ bản đồng Euro hiện vẫn được giữ ở mức thấp 1%,

đồng nghĩa với việc sức ép lạm phát tại khu vực không lớn Tháng 6/2009, tỷ lệlạm phát của khu vực này là - 0,1%, giảm so với mức 0% trong tháng 5 và 0,6%trong tháng 4/2009 Tuy nhiên giá cả tiêu dùng tháng 6/2009 lại tăng ở một sốquốc gia lớn như Đức (0,4%), Tây Ban Nha (0,5%); Italia (0,2%).

- Doanh thu bán lẻ tại một số quốc gia khu vực EU vẫn đang tiến triển

khả quan Đơn cử, mức bán lẻ của các cửa hàng ở Anh tháng 6/2009 tăng 1,2% so

với tháng trước, trong đó tiêu dùng hàng quần áo trong thời gian qua tăng mạnhdo thời tiết nắng nóng Lượng bán của các mặt hàng dệt may mặc và giày déptăng 11,3% kể từ đầu năm nay Mức bán lẻ các mặt hàng hạ giá cũng tăng 2,9%kể từ tháng 6/2008.

6.1.3/ Một số chính sách tại EU và các nước thành viên:

Trang 26

- Dự kiến tháng 9 tới, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đưa ra đề xuất gia hạn hay

bãi bỏ việc áp thuế chống phá giá đối với các mặt hàng giày da nhập khẩu từ ViệtNam và Trung Quốc Hiện mặt hàng giày da Việt Nam đang bị EC áp thuế chông

bán phá giá 10% Hiện có nhiều nước thuộc Liên minh EU muốn bãi bỏ các mứcthuế chống bán phá giá giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc trước mùaGiáng sinh năm nay, thời điểm ngành bán lẻ có doanh thu cao Các nước ủng hộbỏ thuế này hiện là: Anh, Áo, Bỉ, Séc, Síp, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Đức,Ireland, Latvia, Luxembourg, Malta, Hà Lan và Thụy Điển.

- Hiện tại, EU vẫn tiếp tục thắt chặt các biện pháp bảo vệ môi trường Cụ

thể 6 tháng đầu năm 2009, EU đã thông qua:

+ Luật hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu có chất gây ung thư vànguy hiểm về mặt sinh học;

+ Dự thảo cấm sử dụng chất dimethyl fumarate;

+ Đẩy mạnh việc chuẩn bị thực hiện Quy định về thiết lập hệ thốngphòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ việc đánh bắt và kinh doanh các sản phẩm cábất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý;

+ Quy định hạn chế đối với nikel;

+ Quy định áp dụng thu phí đối với khí thải từ máy bay;

+ Luật hạn chế tiến tới loại bỏ việc sử dung các chất có hại cho tầng khíquyển Ozon…

Thời gian tới EU sẽ vẫn tiếp tục thi hành những chính sách cứng rắn, bảo thủ vàcó khuynh hướng bảo hộ thương mại.

6.2/ Phương án, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào EU trong thời gian tới:

- Các mặt hàng cần tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu tới khu vực EU trong thờigian tới:

+ Một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang được ưa chuộng tại EU nhưcá tra, cá ba sa, tôm, cá ngừ, bạch tuộc đông lạnh,.v.v…

+ Đối với mặt hàng giày dép: Bên cạnh việc tiếp tục hướng đến các thịtrường chủ lực như Đức, Anh, Pháp, cần khai thác những thị trường tiềm năngđang có xu hướng nhập khẩu nhiều hàng giày dép như: Bắc Âu (Thụy Điển, ĐanMạch) và Đông Âu (Hungary, Bulgary) và thực tế trong kỳ qua xuất khẩu giàydép tới các thị trường này đã tăng trưởng khá tốt./.

Trang 27

II THỊ TRƯỜNG MỸ:

1 Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang Mỹ

1.1/ Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2000-2008

Trị giá xuất khẩu

Năm 2007, kim ngạch XK của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 10,104 tỷ USD,tăng 25% so với 2006, trong đó mặt hàng chủ lực như: hàng dệt may đạt 4,29 tỷUSD, tăng 36% Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) cho biết, trong suốt 3 năm qua, kimngạch XK hàng dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ luôn đứng trong Top 5.So với cácthị trường trên, Mỹ là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Mỹ lên tới 12 tỷUSD, tăng 17,3% so với năm 2007 Các mặt hàng chủ lực được định hướng xuấtkhẩu vào thị trường này trong giai đoạn 2009-2010 sẽ là: dệt may, giày dép, sảnphẩm gỗ, thủy sản, cà phê, và một số các mặt hàng thuộc da.

Ủy ban Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Mỹ mới công bố số liệucho thấy, trong sáu tháng đầu năm nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trườngMỹ đạt 5,77 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng thời gian này năm ngoái

Hàng dệt may vẫn đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu củaViệt Nam vào Mỹ, đạt gần 2,39 tỷ USD, tăng 2,3% Theo số liệu của Tổng cục Hảiquan, nửa đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Mỹ đạt 2,04 tỉ

Trang 28

USD, tăng 2,86% so với cùng kỳ năm 2008; xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt462,7 triệu USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2008

Đứng thứ nhì là hàng giày dép, đạt hơn 720.000 USD, tăng 20% Đồ gỗ và nộithất đạt 645.000 USD, giảm 6,8%.

Những mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 300.000 USDgồm nông sản; máy móc thiết bị điện, máy nghe nhìn, ghi âm và phụ kiện; thủy hảisản; dầu mỏ, khí đốt và sản phẩm hóa dầu

Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn chưa có thay đối lớn trừ kimngạch các sản phẩm điện tử và linh kiện đang tăng với tốc độ cao Các mặt hàng xuấtkhẩu chính xếp theo thứ tự kim ngạch vẫn là dệt may, giầy dép, đồ gỗ, thuỷ sản, dầuthô, sản phẩm điện tử và linh kiện, cà phê và hạt điều

Mặc dù, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ và xuất khẩu của hầu hết các nướcvào thị trường này đều giảm mạnh do tác động của khủng hoảng, song xuất khẩu củata vào thị trường này vẫn tăng hoặc giảm ít Ví dụ, trong 4 tháng đầu năm 2009, nhậpkhẩu dệt may và giầy dép của Hoa Kỳ giảm lần lượt là gần - 14% và - 6%, trong khiđó kim ngạch xuất khẩu hai nhóm hàng này của ta sang Hoa Kỳ chỉ giảm và tăng lầnlượt là - 6% và + 10% Điều đó nói lên rằng các sản phẩm của ta có khả năng cạnhtranh khá tốt tại Hoa Kỳ và đang chiếm thị phần ngày càng tăng Đây cũng là mộtthuận lợi lớn để ta có thể tăng cao kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi thị trườngnày hồi phục và tăng trưởng nhập khẩu trở lại.

Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu ngành đồ nội thất tăng mạnh,năm 2008 đạt tới 3 tỷ USD, hiện Việt Nam là một trong bốn quốc gia xuất khẩu sảnphẩm gỗ chế biến lớn nhất Đông Nam Á Thị trường chủ lực là Mỹ, EU, Nhật Bản.

Trong đó, Mỹ là thị trường có những bước phát triển nhạy vọt.

/ Tình hình xuất khẩu các tháng đầu năm 2009:7 tháng đầu năm 2009

Trang 29

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 1000 USD 20447

Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác 1000 USD 126011

Trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ đạt6.174.300.122 USD (giảm 5,82% so cùng kỳ năm 2008), riêng tháng 7 xuất khẩuđạt 1.022.750.891USD.

Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ 7 tháng đầu năm: chủ yếu là hàng dệtmay đạt 2.773.708.446USD (chiếm 44,92% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ 7tháng đầu năm), đứng vị trí thứ 2 là mặt hàng giày dép chiếm 9,93% kim ngạch; gỗvà sản phẩm gỗ chiếm 9,17% kim ngạch; tiếp theo là mặt hàng thuỷ sản chiếm 6,09%kim ngạch; sau đó là các sản phẩm hoá chất, máy vi tính – hàng điện tử và linh kiện,cà phê, dây điện, cáp điện…

Trong tổng số 28 nhóm mặt hàng xuất sang Hoa Kỳ 7 tháng đầu năm 2009 có7 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so cùng kỳ 2008 đó là: Hàng thuỷ sản tăng9,95%, Chè tăng 45,83% Hạt tiêu tăng 10,67%, sản phẩm từ chất dẻo tăng 1,6%, giàydép tăng 79,25%, Đá quí, kim loại quí và sản phẩm tăng 19,45%, Máy vi tính, sảnphẩm điện tử và linh kiện tăng 65,82%.

Còn lại 11 mặt hàng có kim ngạch giảm so cùng kỳ năm 2008; trong đó giảmmạnh nhất là kim ngạch xuất khẩu Dầu thô giảm 59,39%, Dây điện và dây cáp điệngiảm 39%, Cao su giảm 31%.

Đáng chú ý, trong 7 tháng đầu năm nay có thêm những mặt hàng mới tham giaxuất khẩu sang Hoa Kỳ đó là; Bánh kẹo, hoá chất, sản phẩm cao su, giấy, thuỷ tinh,sắt thép, máy móc phụ tùng.

Trang 30

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 1000 USD 1632

Trang 31

Hoá chất 1000 USD 26255

Máy vi tính, sp điện tử và linh kiện 1000 USD 47286Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 1000 USD 394901

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng 1000 USD 1952

3 Hạn chế khi xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ

Đạo luật Lacey:

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những rào cảnthương mại từ Mỹ Một trong số đó là đạo luật Lacey, chính thức có hiệu lực từ1/4/2009 theo đó, các sản phẩm nhập khẩu sẽ được kiểm soát rất chặt chẽ về nguồngốc, xuất xứ Trong khi, Việt Nam chưa có bộ tiêu chuẩn cụ thể về gỗ, điều này gâykhông ít khó khăn cho các doanh nghiệp Một khó khăn không nhỏ nữa là trước đâykhoảng 90% mẫu mã hàng là do các nhà nhập khẩu cung cấp, nay do khủng hoảngkinh tế người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, các nhà nhập khẩu phải cắt giảm chi phí tốiđa nên yêu cầu các nhà sản xuất phải tự thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp của ta sẽkhông khỏi lúng túng khi đối mặt với tình hình này

Trong ngắn hạn, việc lo nhất là thiếu tiền Với 4,5 triệu m3 gỗ nhập khẩu, năm2007 các doanh nghiệp đã phải vay khoảng 800 triệu USD Để đạt được mục tiêu đềra của năm nay, số tiền doanh nghiệp phải vay từ các ngân hàng sẽ khoảng 1 tỷ USD.

Trang 32

Ngoài các doanh nghiệp FDI có nguồn vay từ nước ngoài, doanh nghiệp trongnước chỉ còn biết trông chờ vào các ngân hàng thương mại cổ phần Theo tôi đượcbiết, một sự án vay vốn ngân hàng, thời gian xét duyệt mất khoảng từ 2 đến 3 tháng.Điều này rất bất lợi cho các doanh nghiệp.

Về dài hạn, vấn đề hiện nay của ngành gỗ là thiếu công nhân lành nghề và yếuvề trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp.

Công nhân lành nghề đặc biệt thiếu Việc đào tạo nghề gỗ hiện nay đang đổhết lên đầu doanh nghiệp Trong khi đó, ở hầu hết các doanh nghiệp trong nước, lãnhđạo rất yếu về ngoại ngữ, kỹ năng quản lý cũng kém Trong khoảng 2000 doanhnghiệp ngành gỗ, chưa đến 10% có chứng chỉ ISO Đa số các doanh nghiệp, hệ thốngsổ sách, số liệu chưa đạt tiêu chuẩn.

Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới Muốn thâm nhập được vào thịtrường Mỹ, sản phẩm xuất khẩu bắt buộc phải tuân thủ theo nhiều qui định khácnhau, trong đó có đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng Đây là vấn đề khókhăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gặp phải khi xuất khẩu sang Mỹ.

Luật mới áp dụng từ 15/8

Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng đã được Quốc hội Mỹ thôngqua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008 Văn bản quy định những điều kiệnliên quan đến nhập khẩu một số mặt hàng chiếm thị phần xuất khẩu lớn của ViệtNam Từ ngày 15/8/2009 tới, một số quy định mới trong Đạo luật về cải tiến an toànsản phẩm tiêu dùng sẽ tác động trực tiếp đến việc sản phẩm dệt may và đồ nội thấtcủa Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Giám đốc Chương trình Quốc tế và Đối ngoại Liên Chính phủ, Uỷ ban Antoàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC) cho rằng, để hạn chế tối đa rủi ro hàng hóabị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ vì lý do không an toàn cho người tiêu dùng, cácdoanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may và đồ gỗ Việt Nam cần cập nhật những qui địnhmới nhất trong việc nhập khẩu hàng dệt may và đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ nóichung và đáp ứng được những quy định trong Đạo luật "Cải tiến an toàn sản phẩmtiêu dùng" (CPSIA) nói riêng.

Việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn phải được thực hiện bởi mộtcơ quan đánh giá độc lập do CPSC công nhận Giấy chứng nhận này phải kèm theosản phẩm hay chuyến hàng xuất khẩu sản phẩm và phải có sẵn để cho CPSC và Hảiquan Mỹ kiểm tra khi có yêu cầu.

Đối với sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu, việc nhập khẩu đồ gỗ nội thất vào Hoa Kỳtương đối dễ, không cần xin giấy phép nhập khẩu hay một một loại giấy tờ đặc biệtnào Tuy nhiên, mặt hàng này cũng có một số quy định khá chặt chẽ đối với các sảnphẩm nội thất dành cho trẻ em, đồ nội thất có thành phần dệt và đồ nội thất chiếusáng

Cụ thể, đối với các loại giường cũi cho trẻ em, có những quy định rất chặt chẽliên quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữa các bộ phận của cũi,kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằng kim loại và phải có hướngdẫn tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép

Trang 33

Ngoài ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ em phải duy trì hồ sơ lưu trữtrong vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này Hộp cartonđóng gói cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: tên, địa điểm kinh doanhcủa nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối hoặc bán hàng

Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loại đệm với kích cỡ cụ thể cao baonhiêu, dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viết bằng chữ hoa với chiềucao ít nhất là 1/4 inch và phải rõ ràng, dễ đọc, tương phản với nền chữ Nhãn phảiđảm bảo không dễ bị tẩy xoá, mất dấu và tồn tại lâu dài cùng với sản phẩm.

Sản phẩm không hợp lệ bị từ chối ngay tại cảng

Lô hàng trên 2 triệu sản phẩm đồ nội thất có sử dụng nguyên liệu dệt của Côngty cổ phần chế biến gỗ Long Thành vừa được xuất sang Mỹ phải được dán nhãn theocác quy định của Luật nhận dạng sản phẩm sợi dệt (TFPIA), được giám sát bởi Uỷban Thương mại Liên bang (FTC)

Sản phẩm phải được đóng dấu, dán nhãn hoặc ghi mác với những thông tin:tên, tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng lượng theothứ tự giảm dần; % của các loại sợi theo quy định được ghi là "các loại sợi khác"; tênnhà sản xuất do FTC cấp, tên nước sản xuất

Ngoài quy định không được bán đồ dùng trẻ em hoặc dụng cụ chăm sóc trẻem có chứa hàm lượng chất Pthalates (DEHP, DBP và BBP) trên 0,1%, nhà sản xuấtsản phẩm cho trẻ em còn được yêu cầu phải đặt dấu hiệu trên sản phẩm và bao bì đểngười mua có thể xác định nguồn gốc, xuất xứ của nhà cung cấp

Ngoài những quy định trên, đồ nội thất có chứa thành phần dệt cũng chịu sựquy định của Luật vải dễ cháy (FTA) được CPSC giám sát Theo đó, nếu CPSC chorằng sản phẩm không tuân theo một tiêu chuẩn về dễ cháy, cơ quan này có quyền tiếnhành các biện pháp trừng phạt về sản phẩm đó

Sản phẩm không đáp ứng yêu cầu chứng nhận thì sẽ bị từ chối nhập khẩu ngaytại cảng

Trước đây những sản phẩm khi bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn thì bị yêucầu tái xuất, nhưng nay những sản phẩm vi phạm này sẽ không được phép tái xuất màphải bị hủy bỏ Vì cho rằng, nếu những sản phẩm này được tái xuất thì có nghĩa là nósẽ được tiêu thụ ở một nước thứ ba nào khác, với mức giá rẻ hơn

Như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới người dân ở nước thứ ba đó

Do vậy, chính phủ Mỹ yêu cầu phải hủy bỏ những sản phẩm không an toàn, vìhọ thấy rằng nếu người dân Mỹ không được đảm bảo an toàn thì cũng sẽ không có sựan toàn đối với những người dân ở nước khác Mọi chi phí cho việc tiêu hủy (baogồm nhân công, vận chuyển, kho bãi ) sẽ được tính cho người sở hữu hàng hóa đó

Nếu không trả những khoản phí này, họ sẽ bị ghi nợ và sẽ không được phépnhập khẩu trong tương lai cho tới khi thanh toán hết những khoản này Mức hình phạtcũng rất cao CPSIA gia tăng mức phạt dân sự lên đến 100.000 USD cho một lần viphạm và lên tới 15.000.000 USD cho gộp chung nhiều lần vi phạm

Trang 34

Nói về khó khăn do vướng phải các rào cản khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Việntrưởng Viện Nghiên cứu dệt may Việt Nam cho rằng, trở ngại lớn nhất hiện nay làviệc doanh nghiệp tuân thủ các quy định mới phần lớn bị động theo yêu cầu của nhànhập khẩu

Nguyên nhân chính là do chưa có đầu mối quản lý một cách hệ thống và cập nhật cácyêu cầu mang tính quy chuẩn tại các thị trường nhập khẩu

Chẳng hạn liên quan tới gần 200 hóa chất bị cấm nhập lẫn sử dụng trongngành dệt may và da giày, việc thực hiện đăng ký hóa chất đang gây lúng túng rất lớncho các doanh nghiệp do việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ thể rất khó bởi cácdoanh nghiệp không biết cách xác định hóa chất trong sản phẩm của mình như thếnào mới đúng

Đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng áp dụng đối với ngành dệt may cóhiệu lực từ 10/2/2010 cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp Chính vì vậy,để tiếp tục xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này, doanh nghiệp Việt Nam phảinắm rất kỹ và phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo luật này

Một khó khăn không nhỏ nữa là trước đây khoảng 90% mẫu mã hàng là do cácnhà nhập khẩu cung cấp, nay do khủng hoảng kinh tế người tiêu dùng thắt chặt hầubao, các nhà nhập khẩu phải cắt giảm chi phí tối đa nên yêu cầu các nhà sản xuất phảitự thiết kế mẫu mã, các doanh nghiệp của ta sẽ không khỏi lúng túng khi đối mặt vớitình hình này.

Với việc chấm dứt hoàn toàn chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may nhậpkhẩu vào Hoa Kỳ từ ngày 1/1/2009 (ngày bỏ hạn ngạch cuối cùng đối với hàng dệtmay Trung Quốc), các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Hoa Kỳ như TrungQuốc, Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Campuchia, Indonesia, Phillipines vàcả các nước xuất khẩu khác ở Nam Mỹ, Đông Âu,… đang đứng trước nguy cơ bịngành công nghiệp dệt may Hoa Kỳ kiện theo các điều khoản của luật khiếu kiệnthương mại (trade remedy law).

4 Thuận lợi khi đẩy mạnh thương mại với Mỹ:

Một trong các nội dung đàm phán cấp cao Việt - Mỹ thời gian qua được cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trông đợi là chương trình thuế quan phổ cập (GSP)

đối với nhiều hàng hóa Việt Nam: Giải quyết được bài toán cạnh tranh về giá.

Việt Nam đã chính thức đặt vấn đề với Đại diện Thương mại Mỹ về việc xemxét, trao GSP cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hồi tháng 5 vừa qua Tương tựnhư Nhật, Canada, hoặc EU, chương trình GSP được Mỹ đưa ra năm 1976 dành chonhững nước đang phát triển Với ưu đãi gần như miễn thuế hoàn toàn, hàng hóa đạtyêu cầu chất lượng và kỹ thuật của những nước đang phát triển có thể xuất khẩu vàothị trường Mỹ.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ và Công ty luật Sidley Austin, có khoảng3.400 dòng thuế hàng hóa nhập khẩu được hưởng chương trình GSP Hiện tại ViệtNam xuất vào Mỹ sản phẩm của khoảng 1.000 dòng thuế Những mặt hàng nhậpkhẩu được cho là nhạy cảm, ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp của Mỹ không

Trang 35

được hưởng GSP, thay vào đó thuế nhập khẩu đôi khi cao hơn những thị trường khác.Chẳng hạn như dệt may, giày dép, sản phẩm da, găng tay, túi xách, sản phẩm thép,một số nông sản có quota hoặc hàng hóa có quota khác Những mặt hàng xuất khẩucó thế mạnh của Việt Nam như thủy sản, nhựa, gỗ, nông sản, thực phẩm được xemlà đối tượng hưởng GSP Đối với nông sản, trái cây hay thực phẩm, để được hưởngGSP phải đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của Cơ quan Quản lýthực phẩm Mỹ - FDA Các mặt hàng gốm, sứ, lò sưởi, loa, thiết bị tăng âm, yên ngựa,kim loại quý, nữ trang giả, đồ gỗ, bút viết, thiết bị dụng cụ cho sân golf, bóng hơi được ưu tiên nhập khẩu vào Mỹ và hưởng thuế theo GSP

Trưởng ban điều hành dự án liên kết GAP Sông Tiền - nguyên Chủ tịch Hiệphội trái cây Việt Nam (Vinafruit), cho biết trái cây Việt Nam xuất vào Mỹ những nămqua có tăng nhưng chưa nhiều, vì khó đáp ứng những tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm,và cạnh tranh không lại về giá với những nước xuất khẩu khác Theo Vinafruit, kimngạch trái cây vào Mỹ của Việt Nam năm 2007 khoảng 20 triệu USD (năm 2006 là18 triệu USD) trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây năm ngoái là 300 triệu USD,chủ yếu là trái cây đóng hộp Trái cây tươi Việt Nam gần như chưa có mặt tại thịtrường Mỹ hoặc với số lượng cực kỳ thấp vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ÔngNguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Vinafruit, nhận định nếu có GSP, trái cây Việt Nam sẽgiải quyết được bài toán cạnh tranh về giá.

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết hàng hóa Việt Nam được tham giachương trình GSP không chỉ có lợi cho phía Việt Nam mà còn đem lại lợi ích chodoanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ vì được tiếp cận với hàng hóa và cả nguồnnguyên liệu nhanh, đa dạng với chi phí rẻ hơn Năm 2007 nhờ GSP, các nhà nhậpkhẩu của Mỹ đã tiết kiệm được 1 tỉ USD tiền thuế Người dân Mỹ gần như đều có thểsử dụng hàng tiêu dùng mà họ cần nhờ giá rẻ

Mỹ là thị trường vốn lớn nhất thế giới hiện nay, với số lượng nhà đầu tư đôngđảo, trong đó có nhiều nhà đầu tư lớn, mức thanh khoản cao Thị trường này hiện cótrên 250 quỹ đầu tư, mỗi quỹ quản lý trên 50 tỷ USD Do vậy, khả năng để các doanhnghiệp Việt Nam huy động vốn từ thị trường này để mở rộng sản xuất là rất lớn

5 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao thương với Mỹ

Nhìn chung, phần lớn những khó khăn hiện nay doanh nghiệp gặp phải tại thịtrường Mỹ là do Việt Nam chưa gia nhập WTO, nên chưa được hưởng các ưu đãithuế quan cũng như lợi thế về hạn ngạch của Mỹ đối với các nước là thành viên củaWTO.

Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần có những định hướng, chiến lượcđể bước vào một sân chơi mới khi chính thức gia nhập WTO.

Những vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm là: mau chóng đưa ra nhữngtiêu chuẩn về vệ sinh thực phẩm, đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm tra vệ sinh thựcphẩm nhằm tránh những vụ việc như vụ cá basa của Việt Nam tại thị trường Mỹ vừaqua; xây dựng thương hiệu riêng cho các sản phẩm của mình; đa dạng hóa mẫu mãsản phẩm; các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam cần hình thành các chuỗi liên

Trang 36

kết để có thể hỗ trợ lẫn nhau phát triển; tích cực đầu tư công nghệ hiện đại với mụcđích tăng tính công nghệ trong sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh củahàng hóa Việt Nam trên thị trường Mỹ

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoài những hỗ trợ của nhà nước, các doanhnghiệp cũng nên chủ động đầu tư vào nghiên cứu mẫu mã, kiểm soát chặt chẽ nguyênliệu đầu vào Đồng thời, chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới bằng việc tham giahội trợ triển lãm tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, tìm hiểu kỹ thông tintrước khi tham gia một thị trường cụ thể

Để đối phó với các vụ kiện có thể xảy ra, ngay từ bây giờ, Vitas cần có bộphận nghiên cứu các vấn đề và thủ tục liên quan đến khiếu kiện thương mại tại HoaKỳ, nhất là kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp giá, quyền tự vệ thương mại để phổbiến kiến thức cho các doanh nghiệp thành viên và tiến hành thu thập các số liệuthống kê, thông tin về sản xuất và nhập khẩu của Hoa Kỳ để xác định các mặt hàngcó thể bị kiện và tìm kiếm những chứng cứ, lý lẽ phản bác Ngoài ra cũng cần thuthập thông tin và thống kê xuất khẩu của các nước khác vào Hoa Kỳ, nhất là cácnước Nam Mỹ có lợi thế hơn về địa lý và gia công quần áo xuất khẩu sang Hoa Kỳbằng vải nhập khẩu từ Hoa Kỳ Vitas có thể tiếp xúc sơ bộ với các công ty luật HoaKỳ để vừa cập nhật tình hình, vừa lựa chọn sơ bộ các công ty luật có kinh nghiệm sẽthuê khi các vụ kiển xảy ra.

Các ngành công nghiệp Hoa Kỳ thường lẳng lặng thuê luật sư tiến hành thuthập thông tin, số liệu, chuẩn bị hồ sơ và chọn thời điểm thích hợp có lợi nhất cho họđ bất ngời nộp hồ sơ khởi kiện Nếu không được chuẩn bị trước, các doanh nghiệpViệt Nam bị động sẽ trở tay không kịp và có thể bị thua thiệt lớn do mất thị trường.

Vitas có thể liên kết với các hiệp hội nhập khẩu, các nhà nhập khẩu và các tậpđoàn bán lẻ ở Hoa Kỳ đẻ tạo lực lượng và dư luận ủng hộ khi vụ việc xảy ra, đồngthời cũng cần có phương hướng chuẩn bị thị trường thay thế nếu bị thua kiện.

Để tránh bất kỳ vấn đề rắc rối từ đầu vào đối với Chính phủ Hoa Kỳ (Hải quanvà CPSC), các nhà sản xuất nên tuân thủ cả những Quy định bắt buộc của CPSC vàtiêu chuẩn khu vực tư nhân (tiêu chuẩn tự nguyện) Các nhà nhập khẩu và nhà sảnxuất phải nắm rõ chính xác các tiêu chuẩn nào cần phải đáp ứng Nhà sản xuất nướcngoài cần nắm rõ danh sách các tiêu chuẩn bắt buộc và tự nguyện hiện hành Cụ thểhoá các tiêu chuẩn tự nguyện và các yêu cầu khác.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoài những hỗ trợ của nhà nước, các doanhnghiệp cũng nên chủ động đầu tư vào nghiên cứu mẫu mã, kiểm soát chặt chẽ nguyênliệu đầu vào Đồng thời, chủ động tìm kiếm thêm khách hàng mới bằng việc tham giahội trợ triển lãm tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử, tìm hiểu kỹ thông tintrước khi tham gia một thị trường cụ thể

Trang 37

III THỊ TRƯỜNG ASEAN:

2000 2004 2005 2006 2007 2008Xuất

khẩu 2619 4056.1 5743.5 6632.6 8110.3 10194.9Nhập

khẩu 4449 7768.5 9326.3 12546.6 15908.2 19570.9

Đơn vị: triệu USDNguồn: Tổng cục thống kêKim ngạch xuất nhập khẩu sang Asean

200020042005200620072008Năm

Trang 38

1 Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang các nước Asean

1.1/ Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2000-2008

Trị giá xuất khẩu sang Asean

Trị giá xuất khẩu

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN ướcđạt 11 tỷ USD, tăng 41% so với năm 2007, tương đương 17,1% kim ngạch xuất khẩucả nước (63 tỷ USD), xấp xỉ với mức xuất khẩu sang thị trường Châu Âu (18,3%) vàcao hơn nhiều so với xuất khẩu sang Châu Đại Dương (6,7%) và Châu Phi (1,9%).Ngoài ra, ASEAN cũng là thị trường nhập khẩu rất lớn của Việt Nam (bên cạnhTrung Quốc), chiếm khoảng 25,5% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, đáp ứng đượcnguồn nhiên liệu cho sản xuất và hàng hóa tiêu dùng ASEAN đã trở thành một trongnhững đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam do vị trí địa lý gần gũi và các hàngrào thuế quan và phi thuế quan hầu hết được bãi bỏ theo cam kết AFTA.

Các mặt hàng xuất khẩu chính sang ASEAN chủ yếu là gạo, dầu thô và một sốhàng tiêu dùng như thủy sản, cà phê, sản phẩm nhựa, đồ điện và thiết bị điện

Do lợi thế về địa lý và nhu cầu phù hợp với sản phẩm gạo Việt Nam nênASEAN là thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam Philippines là nướcnhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Đầu năm nay, Philippines đã kýhợp đồng mua 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam với giá trung bình dưới 500 USD/tấn.

Nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam hiện nay như dệt may, giày dép,thủy sản hiện mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Namsang ASEAN.

1.2/ Tình hình xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2009:

Do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, 7 tháng đầu năm 2009, xuấtkhẩu của Việt Nam sang ASEAN giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2008, và chỉchiếm 16,5% tổng tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam (cùng kỳ năm ngoái là 18%).

Trang 39

Một số mặt hàng xuất khẩu phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ yếu sơ bộ 7tháng đầu năm 2009

Trang 40

Thái Lan " 3386 5432Cam-pu-chia " 3178 3461

Ma-lai-xi-a " 756 1194Phi-li-pin " 1322 1183

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan