Phân tích nền Kinh tế Tài chính tiền tệ Việt Nam năm 2011 và dự báo cho năm 2012.doc

7 475 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phân tích nền Kinh tế Tài chính tiền tệ Việt Nam năm 2011 và dự báo cho năm 2012.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phân tích nền Kinh tế Tài chính tiền tệ Việt Nam năm 2011 và dự báo cho năm 2012

Trang 1

Sinh viên: Lương Thị Thùy DungMSV: 1001030081

Tuy nhiên, để đánh giá cho đúng các diễn biến đã xảy ra trong năm qua, khôngthể nhìn nhận năm 2011 như là một giai đoạn tách rời mà phải đặt nó trongchuỗi lịch sử ít nhất từ khoảng 5 năm trở lại đây Lý do là các diễn biến trongsuốt quá trình lịch sử này đã kết đọng lại các hậu quả trong hệ thống kinh tế đểcuối cùng bộc lộ vào năm 2011.

I/ Tổng quan về nền Kinh tế - Tài chính – Tiền tệ 20111.Cơn bão lạm phát và thách thức đối với người nghèo

Diễn biến được quan tâm nhiều nhất trong năm qua là tình trạng mất giá củađồng tiền Việt Nam (VND) Tính đến hết tháng 12, tốc độ tăng trưởng CPI củaViệt Nam trong cả năm 2011 là 18,58%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu banđầu của Quốc hội và Chính phủ đề ra hồi đầu năm (7%) Nhìn lại trong khoảng10 năm trở lại đây, sự mất giá của VND năm 2011 chỉ thua năm 2008 chút ít vàcao hơn đáng kể so với tất cả các năm còn lại.

So với 5 năm trước, VND mất giá gần một nửa CPI của năm 2011 bằng 1,96lần năm 2006, tức là 100 VND của năm 2011 chỉ bằng 50,1 VND của năm2006 So với 10 năm trước, giá trị VND chỉ còn bằng hơn một phần ba CPI củanăm 2011 bằng 2,58 lần so vơi CPI của năm 2011, tức là 100 VND của năm2011 chỉ bằng 38,6 VND của năm 2001.

Trang 2

Lý do cơ bản nhất để lạm phát bộc lộ mạnh vào những năm gần đây là quá trìnhphát triển kinh tế dựa vào đầu tư và tình trạng kém hiệu quả trong việc sử dụngvốn trong suốt cả thập kỷ qua Hiện tượng này phổ biến cả trong khu vực doanhnghiệp nhà nươc (DNNN) và khối doanh nghiệp tư nhân/ nước ngoài (DNTN).Việc phát triển dựa trên đầu tư khiến lượng cung tiền trong nền kinh tế liên tụctăng với tốc độ chóng mặt Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), trongsuốt giai đoạn 2006 tới 2010, lượng cung tiền M2 của Việt Nam liên tục tăng ítnhất 20% mỗi năm, cá biệt có năm tăng tới 46% (2007) Lượng cung tiền M2của năm 2010 là 2789,2 nghìn tỷ VND, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2006 vàgấp xấp xỉ 10 lần so với năm 2001.

Việc tăng cung tiền với gia tốc lớn như vậy trong khi thực lực của nền kinh tếkhông mạnh, hiệu quả sử dụng vốn thấp khiến lượng hàng hóa sản xuất ra khôngtăng cùng nhịp với tăng cung tiền Từ đó tất yếu dẫn tới giá cả leo thang – haynói cách khác là VNĐ mất giá Cao điểm của lạm phát là vào năm 2008 do tốcđộ tăng cung tiền quá lớn vào năm 2007 Tiếp sau đó, năm 2009 lạm phát hạnhiệt xuống dưới một con số vì chính sách thắt chặt trong năm 2008 Tuy nhiênvới việc chính phủ nới lỏng cung tiền trở lại vào năm 2009 và 2010, VND lạitiếp tục rơi vào vòng xoáy mất giá trong năm 2010 và 2011.

Lạm phát cao đẩy cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người có thu nhậptrung bình hoặc dưới trung bình, vào vòng xoáy nguy hiểm của suy thoái sứcmua Đó là vấn đề lớn nhất về kinh tế của năm 2011.

2.Doanh nghiệp và ngân hàng vượt cạn

Tất cả hệ thống doanh nghiệp, kể cả trong và ngoài Chính phủ Việt Nam, đềuliên tục tăng quy mô và lĩnh vực hoạt động dựa trên việc đi vay Tài sản thế chấphấp dẫn đối với hệ thống ngân hàng thường là bất động sản, và trong một giaiđoạn nhất định, bao gồm cả cổ phiếu Việc giá đất tăng lên trung bình từ 10 tới30 lần (tùy địa bàn) trong vòng 10 năm trở lại đây khiến câu chuyện vay nợ dựavào thế chấp bất động sản trở nên đặc biệt dễ dàng.

Tình trạng dùng đòn bẩy tài chính quá mức trở nên phổ biến ở hầu như khắp nơi.Theo tính toán của IMF, tỷ lệ nợ trên vốn của các doanh nghiệp niêm yết ở ViệtNam trong giai đoạn 2009-2010 là xấp xỉ 100%, cao hơn rất nhiều so với cácnước trong khu vực như Trung Quốc và Indonesia (dưới 90%), Thái Lan vàMalaysia (dưới 80%), hoặc Singapore (xấp xỉ 70%) Tình trạng vay mượn củadoanh nghiệp cũng được phản ánh ở mức tăng trưởng tín dụng nội địa Tỷ lệ nàytăng liên tục ít nhất 22% trong 5 năm từ 2006 tới 2010, có năm lên tới xấp xỉ50% (2007) Tính theo GDP, tỷ lệ tín dụng nội địa của Việt Nam năm 2010 đãlên tới 131.5%.

Việc vay mượn nhiều đẩy doanh nghiệp vào hai hố đen Thứ nhất là công suấtdư thừa do đầu tư mở rộng quy mô vô tội vạ và kinh tế toàn cầu suy xụp khiếnthị trường đầu ra không tốt như dự đoán Thứ hai là gánh nặng lãi suất quá lớn.Kết hợp hai yếu tố này lại dẫn tới một thực tế là doanh nghiệp không có khảnăng trả các khoản nợ đến hạn, tạo ra nhu cầu đảo nợ và vốn hóa lãi vay Chỉriêng việc vốn hóa lãi vay cũng đã tạo ra nhu cầu tăng trưởng tín dụng Vì thếtrong năm 2011 vừa rồi, mặc dù hầu các ngân hàng không cho vay các khoảnvay mới nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn lên tới 15%.

Trang 3

Tình trạng lạm phát cao trong năm 2011 và các khoản nợ đến hạn không trảđược (nợ xấu hay nợ dưới chuẩn) ngày càng lớn khiến cho các ngân hàng buộcphải tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay Điều này lại bị làm trầm trọnghơn do bản thân hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cũng đang ở trong tình trạngquá yếu kém Hệ thống ngân hàng trải qua một giai đoạn mở rộng quá nhanh đãrơi vào tình trạng không có đủ nguồn nhân lực có chất lượng để vận hành Thêmvào đó, các vấn đề về rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng và của các ông chủkhiến việc kiểm soát chất lượng tín dụng bị xem nhẹ.

Các ngân hàng nhỏ, vốn chịu nhiều rủi ro hơn các ngân hàng lớn do không thểđa dạng hóa các khoản vay tốt như ngân hàng lớn, trở thành các nạn nhân đầutiên Khi cơn bão nợ dưới chuẩn ập tới, các ngân hàng nhỏ trở nên mất thanhkhoản và buộc phải lao vào cuộc cạnh tranh lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi.Do thực tế ở Việt Nam chưa có câu chuyện phá sản ngân hàng và người gửi mấttiền, cộng thêm cam kết của chính phủ khẳng định lại việc này khiến cho ngườigửi tiền yên tâm tham gia cuộc chạy đua lãi suất trong đó ngân hàng nào chàolãi suất cao hơn sẽ thắng Kêt cuộc là các ngân hàng lớn không thể không thamgia vào cuộc đua và đẩy mặt bằng lãi suất trên toàn thị trường lên mức cao gầnnhư không tưởng Trước khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng triệt đểmức trần lãi suất huy động 14%, đã có những thời kỳ lãi suất huy động lên tớitrên 20% trong khi lãi suất cho vay trung bình giao động trong mức 25% tới30% Đến lượt nó, câu chuyện chạy đua lãi suất lại có tác dụng ngược lại vớidoanh nghiệp, đẩy họ vào khó khăn hơn, và làm cho khả năng trả nợ kém đikhiến cho tình trạng mất thanh khoản trong ngân hàng, nhất là các ngân hàngnhỏ, thêm trầm trọng Đây là vòng xoáy đi xuống nguy hiểm nếu không có giảipháp dứt khoát của Chính phủ Việt Nam

3.Động thái chính sách

Quyết tâm chính trị năm qua của Chính phủ Việt Nam được tập trung vào việcgiải quyết các bài toán cấp bách nhất về kinh tế Nghị quyết 11 xuất hiện từtháng 4 năm 2011 với mục tiêu là tấn công trực diện vào cơn bão lạm phát vớihai gọng kìm thắt chặt chính sách tài khóa qua cắt giảm đầu tư công và thắt chặttiền tệ qua hạn chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tín dụng cho khu vực phisản xuất Mặc dù chịu rất nhiều áp lực trong thực hiện, đặc biệt là từ các đốitượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thắt chặt này, nhưng cho tới naychính phủ vẫn giữ vững được cam kết của mình.

Sau khi lên tới mức cao nhất vào tháng 4/2011, tăng trưởng CPI đã giảm nhanhvà trở lại mức có thể kiểm soát được từ nửa sau của năm Đặc biệt từ tháng8/2011, tăng trưởng CPI tính theo tháng đã giảm xuống còn dưới 1% Đây là cơsở để dự đoán nếu Chính phủ Việt Nam tiếp tục kiên định con đường đang đinhư trong năm 2011 thì lạm phát có thể quay về ở mức một con số trong năm2012.

Một thành công hết sức quan trọng khác của chính phủ là bắt tay vào vực dậy hệthống ngân hàng Quá trình này được khởi động từ chính sách áp trần lãi suất14% của Ngân hàng Nhà nước Mặc dù các ngân hàng thương mại vẫn có các kỹthuật để “lách” quy định này, tuy nhiên, việc lách là khó khăn hơn nhiều, và hầunhư không áp dụng được đối với những người gửi tiền nhỏ lẻ Động thái chính

Trang 4

sách này đã dẫn tới chuyện lãi suất cho vay của các ngân hàng đã được kéo thấpxuống đáng kể, mặc dù chưa hoàn toàn giống như kỳ vọng ban đầu của Ngânhàng Nhà nước là 17%.

Chính sách áp trần lãi suất huy động này đã đẩy các ngân hàng yếu vào chỗkhông còn cửa để che giấu cái yếu của mình bằng trò chơi chạy đua lãi suất.Hàng loạt các ngân hàng yếu ngay lập tức bộc lộ rõ mức độ nghiêm trọng củatình trạng mất thanh khoản của họ và phải đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.Chính từ thực tế được phơi bày rõ ràng này, cuộc cải cách hệ thống ngân hàngmới bắt đầu với mũi tên bắn đầu tiên là việc sáp nhập ba ngân hàng Đệ Nhất,Tín Nghĩa và Thương mại cổ phần Sài Gòn.

Không chỉ có cải cách ngân hàng, Chính phủ Việt Nam còn đưa ra thêm haitrọng điểm khác là cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách về đầu tưcông Việc cải cách đầu tư công một phần là tiếp nối tinh thần của Nghị quyết11, nhưng phần quan trọng hơn là tạo ra các cơ chế thích hợp có thể thực hiệnđược để nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công Việc cải cách doanhnghiệp nhà nước cũng đã được bắt đầu với việc công khai hóa các vấn đề vềquản trị và tài chính trong các tập đoàn và tổng công ty lớn như Petrolimex vàEVN.

4.Kinh tế Việt Nam giữa ngã ba đường

Những thách thức hiện nay đang đặt nền kinh tế Việt Nam ở ngã ba đường.Hành trình tăng trưởng của Việt Nam trong khoảng 10 năm qua dựa trên các yếutố không bền vững và không tiếp nối trong giai đoạn tới Nếu không có nhữnghành động cụ thể hoặc những giải pháp không triệt để và thiếu quyết đoán có thểđẩy nền kinh tế vào một vòng xoáy đi xuống nguy hiểm Kinh tế Việt Nam cóthể tiếp tục chìm đắm trong khủng hoảng với lạm phát cao, tăng trưởng thấp,thậm chí cả những đổ vỡ hệ thống từ khối ngân hàng và doanh nghiệp Điều nàyđến lượt nó có thể dẫn tới việc xói mòn lòng tin của công chúng và gây ra nhữngbất ổn xã hội và khiến Việt Nam biến mất khỏi danh sách của các điểm hẹn củadòng chảy đầu tư và thương mại quốc tế.

Năm 2012 sẽ là năm tiếp tục thử thách sức chịu đựng của công chúng và doanhnghiệp Nó cũng là năm thử thách quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiệncác cam kết và chương trình cải cách đã đặt ra Nếu các nỗ lực cải cách này bịbỏ dở giữa chừng, câu chuyện 2011 sẽ trở lại câu chuyện 2008, tức là tình hìnhcó vẻ tốt lên trong một thời gian rất ngắn (2009) sau đó lại quay lại quỹ đạokhủng hoảng kéo dài (2010-2011) và kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục nằm trongtrạng thái “cân bằng thấp” như thời gian vừa qua.

Một đại phẫu triệt để trên mọi mặt của nền kinh tế nhằm giải quyết dứt điểm cáckhuyết tật và yếu kém trong hệ thống sẽ là cần thiết để thúc đẩy cải cách kinh tếcủa Việt Nam lên một nấc thang mới Tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn sẽchậm hơn, sẽ phải có những quyết định khó khăn đòi hỏi sự hy sinh, sẽ cónhững nhóm lợi ích phải trả giá, những doanh nghiệp không còn tồn tại, nhưngtất cả những việc này là cần thiết Tuy khó, nhưng đặt trong tiến trình lịch sử của25 năm trở lại đây, thì những vấn đề đặt ra của giai đoạn này và các giải pháptương ứng không phải là thách thức quá lớn và quá khắc nghiệt như giai đoạn

Trang 5

1986 khi con tàu Việt Nam lần đầu tiên tiến vào vùng nước không hề có trên hảiđồ.

II/ Dự báo kinh tế năm 20121.Kinh tế vĩ mô

GDP tăng trưởng 5,8%

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới không mấy khả quan hơn năm 2011 với sựphục hồi vốn chậm chạp sau cuộc khủng hoảng 2008-2009 tiếp tục bị cản trở bởicuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và chi tiêu chính phủ đang ngày một giatăng ở Mỹ, các ngân hàng có thể sẽ giảm tín dụng cho khu vực châu Á, dòngvốn FDI và lượng kiều hối vào Việt Nam sẽ giảm nhẹ vào năm tới Tuy nhiênxuất khẩu vẫn tăng với tốc độ nhanh hơn các nước trong khu vực nhờ cơ cấuxuất khẩu các hàng hóa có hệ số co giãn ít và khả năng cạnh tranh của các ngànhsản xuất ngày càng tăng, bất chấp khả năng có thể rơi vào suy thoái của cácnước phương Tây Trong khi đó, hoạt động nhập khẩu cũng đang được kiểmsoát chặt chẽ nên có thể sẽ tăng với tốc độ chậm hơn xuất khẩu theo xu hướngba năm vừa qua.

Tín dụng vẫn thắt chặt - Chính sách ổn định khởi động vào đầu năm 2011 có

thể sẽ tiếp tục trong năm 2012, ít nhất là trong quý 1, và ảnh hưởng đến tốc độtăng trưởng của nền kinh tế vì các công ty ngày càng khó tiếp cận nguồn vốnvay Khả năng tốc độ tăng trưởng sụt giảm có thể xảy ra do những cải cách cầnthiết để giảm nợ

Lạm phát giảm đến 12% - Lạm phát đã có xu hướng giảm kể từ tháng Tám do

thắt chặt cung tiền và giá lương thực giảm, mặc dù vẫn ở mức 18% vào cuốinăm Lạm phát toàn phần so với cùng kỳ năm trước giảm nhờ giá lương thựcgiảm nhưng lạm phát cơ bản gần như không đổi Áp lực lạm phát có thể dịu đitrong năm 2012 nhờ giá cả hàng hóa ổn định và chính sách tiền tệ - tài khóa tiếptục thắt chặt, tuy nhiên, Chính phủ dự kiến sẽ tăng giá nhóm ngành tiện ích côngcộng Vì vậy, dự báo lạm phát năm 2012 là 12%, cao hơn một chút so với mụctiêu 9-10% của chính phủ.

Cán cân thanh toán sẽ thặng dư 2,9 tỷ USD trong năm 2012 –nhờ thâm hụt

thương mại cải thiện, tăng nhiều hơn sự giảm nhẹ của dòng vốn FDI và kiều hối,dự báo mức thặng dư cán cân thanh toán là 2,9 tỷ USD so với 2,5 tỷ của năm2011.

2.Lĩnh vực ngân hàng

Lãi suất có khả năng giảm –Trong suốt năm 2011, NHNN đã đề cập đến việc

giảm lãi suất huy động và có khả năng áp trần lãi suất cho vay trong năm 2012.Tuy nhiên, vấn đề này tạm thời chưa được bàn đến trong thời gian cuối năm, cólẽ do lạm phát cơ bản gần như chưa cải thiện và chắc chắn sẽ cần nhiều thời gianhơn để thực hiện mục tiêu đã định NHNN đặt mục tiêu lãi suất huy động ở mức10% và lãi suất cho vay ở mức 14% vào cuối năm 2012 Những mục tiêu nàyđược cho là khá lạc quan vì lãi suất cho vay hiện đang chịu tác động của thịtrường hơn là các biện pháp hành chính và khó khăn thanh khoản vào cuối nămđã buộc một số ngân hàng huy động vượt trần lãi suất 14%.

Tăng trưởng tín dụng được nới lỏng hơn, nhưng không quá cao – Mục tiêu

của NHNN là hạn chế tăng trưởng tín dụng ở mức 16-17% trong năm 2012

Trang 6

nhằm đưa tín dụng về mức hợp lý mà không làm tăng kỳ vọng lạm phát trong 9– 12 tháng tới Chúng tôi nhận thấy đây là giới hạn khá hợp lý cho các ngânhàng, nhưng vẫn thận trọng với khả năng nếu các ngân hàng lách trần tăngtrưởng tín dụng có thể một lần nữa gây áp lực lên lạm phát.

- Triển vọng tích cực hơn cho lĩnh vực ngân hàng – khi NHNN tiếp tục tiếnhành

các đánh giá toàn diện, tăng cường tính minh bạch cho hệ thống, niềm tin củanhà đầu tư có thể dần dần trở lại.

Bất lợi:

- Giải chấp trong hoạt động giao dịch ký quỹ - Công ty chứng khoán hiện đangtiến hành giải chấp các tài khoản giao dịch ký quỹ khách hàng để thu hồi vốn vàdự báo tình trạng này có thể tiếp diễn trong nửa đầu quý 1.

Hạn mức cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất sẽ chưa được dỡ bỏ trong năm2012 Như vậy, các công ty chứng khoán sẽ chưa thể sớm cung cấp dịch vụgiao dịch ký quỹ Ngay cả khi hạn mức được dỡ bỏ, thì tăng trưởng tín dụngcũng như sự ưu tiên của NHNN sẽ chủ yếu dành cho lĩnh vực sản xuất, theo đósẽ hạn chế hoạt động giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng khoán.

Sau khi xem xét tất cả các yếu tố này, dự báo chỉ số VNIndex có thể tăngkhoảng 20% trong năm 2012 Lãi suất giảm sẽ hỗ trợ thị trường, nhưng nếukhông có dịch vụ giao dịch ký quỹ và sự cải thiện của lĩnh vực ngân hàng, nhàđầu tư cá nhân sẽ nhanh chóng chốt lời mỗi khi thị trường tăng, như vậy đà tăngsẽ không chắc chắn Tuy nhiên, nhìn chung, chúng tôi vẫn cho rằng thị trường sẽtích cực mặc dù dễ biến động Thanh khoản có thể vẫn dao động ở mức hiện tạitrong cả năm.

4.Bất Động Sản

Năm 2012 sẽ khó khăn hơn - trước tình trạng khủng hoảng thanh khoản cộngvới việc hạn chế cho vay bất động sản, năm 2012 được dự đoán là sẽ là một nămkhó khăn nữa cho ngành bất động sản Nhiều công ty bất động sản đã tạm dừngcác dự án mới và nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng tăng về cuối năm Dođó, các ngân hàng đã tạo áp lực yêu cầu các công ty bất động sản thanh toán nợkhiến giá bất động sản giảm do các công ty bất động sản cố gắng đẩy nhanh việcbán tài sản Giá bất động sản đã giảm dần trong năm nay, nhưng vẫn chưa đủ đểkhôi phục nhu cầu Với lượng lớn dân số đang ở độ tuổi lập gia đình và thực tếchất lượng nhà ở trong cả nước, chúng tôi tin rằng nhu cầu bất động sản là cóthực, nhưng hiện một bộ phận lớn dân số không đủ khả năng tiếp cận thị trườngnày Thị trường bất động sản nhìn chung vẫn ảm đạm cho đến khi NHNN nớilỏng giới hạn cho vay phi sản xuất và lượng cung bất động sản dư thừa trên thịtrường được hấp thụ hết.

Trang 7

Danh mục tài liệu tham khảo:

1 9 dự báo kinh tế thế giới 2012-2013 của Goldman Sachs

http://vneconomy.vn/2011120110202826P0C99/9-du-bao-kinh-te-the-gioi-2 Kinh tế Việt Nam 2011 – 365 ngày đầy biến động

bien-dong.htm

http://dantri.com.vn/c76/s76-551980/kinh-te-viet-nam-2011-365-ngay-day-3 HSBC: Kinh tế Việt Nam 2012: vẫn cần kiên nhẫn

http://vneconomy.vn/20120220102512807P0C9920/hsbc-kinh-te-viet-nam-4 Trần Kim Chung - Kinh tế FDI

5 Cafef.vn - Báo cáo Kinh tế tài chính 2011 6 Cafef.vn - Triển vọng Việt Nam 2012 7 Đa chiều nhận định kinh tế đầu năm.

http://vneconomy.vn/20120217094314578P0C9920/da-chieu-nhan-dinh-kinh-8 Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế đầu năm 2012.

kinh-te-nam-2012.htm.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan