Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam

5 839 6
Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong  công ty cổ phần tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam Nguyễn Thị Mai Hoa Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Giang Thu Năm bảo vệ: 2010

Tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam Nguyễn Thị Mai Hoa Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Giang Thu Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Tổng quan về Công ty cổ phầntranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. Phân tích thực tiễn giải quyết tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả hơn những tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. Keywords. Luật kinh tế; Cổ đông; Pháp luật Việt Nam; Công ty cổ phần; Tranh chấp pháp Content 1. do chọn đề tài Bắt đầu từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đánh dấu mốc cho công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta. Trọng tâm của công cuộc đổi mới là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, sự quản của Nhà nước, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Thực tế cho thấy, hơn 20 năm qua thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế Việt Nam những bước phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng chưa phục hồi, song tốc độ đăng ký doanh nghiệp vẫn ở mức rất cao. Tính đến hết năm 2009, khoảng 84.531 doanh nghiệp mới được thành lập với tổng số vốn đăng ký mới là 515 nghìn tỷ đồng, ở mức độ cao so với các năm trước đó. Theo đó, tổng số doanh nghiệp đăng ký đạt 463.842 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 2.165,6 nghìn tỷ đồng. So với năm 2008, số doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng xấp xỉ 30%, tuy nhiên số vốn đăng ký mới giảm 9,6%. Theo số liệu thống kê, trong 8 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam (7/2000 - 7/2008), đã khoảng 1.015 Công ty cổ phần đăng ký là công ty đại chúng với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại thời điểm 15/8/2008, với tổng vốn đăng ký là gần 39.665,9 tỷ Việt Nam đồng. Tại thời điểm 31/12/2007, 249 công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán với giá trị vốn hoá toàn thị trường là 500.000 tỷ Việt Nam đồng, tương đương 31,25 tỷ USD (bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007), gấp đôi năm 2006 và gấp 15 lần so với năm 2005 [35]. Nền kinh tế thị trường của chúng ta vẫn đang trong giai đoạn sơ khai và còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Cụ thể, đó là những tranh chấp của các chủ thể hoạt động kinh doanh diễn ra ngày càng nhiều về số lượng, phức tạp về mức độ tranh chấp, nổi lên đó là các Tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần (CTCP). thể nói, tranh chấp trong kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong CTCP nói riêng là một hiện tượng tất yếu của xã hội đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam. Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh của Việt Nam đã từ lâu và đang từng bước được hoàn thiện trong một hệ thống pháp luật đang được xây dựng ngày càng đồng bộ. Tuy nhiên, những quy định thực định của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại còn nhiều thiếu sót và bất cập trong khi tranh chấp kinh doanh, thương mại ngày càng gia tăng. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và tranh chấp pháp giữa cổ đônggiữa cổ đông với người quản trong CTCP đang là nhu cầu cấp thiết của xã hội cũng như của các doanh nghiệp cổ phần. Với những do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần tại Việt Nam" làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luật Doanh nghiệp (LDN) 2005 ra đời đã tạo ra bước đột phá trong hệ thống pháp luật kinh doanh, luật chơi mới của những doanh nhân được củng cố, Nhà nước công nhận và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của mọi tổ chức cá nhân, tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Thêm vào đó, Luật Chứng khoán (LCK) ra đời tiếp tục một "cú huých" tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh cũng như trong lĩnh vực học thuật. Thực tế, nhiều doanh nghiệp được thành lập với các loại hình, trong đó phần lớn các doanh nghiệp chọn mô hình CTCP. Tình hình thực tế thay đổi và phát triển nhanh chóng với hàng loạt các vấn đề pháp mới mẻ khiến cho hoạt động nghiên cứu, đánh giá, tổng kết trở nên sôi động hơn. Những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn tính thời sự, yêu cầu thực tiễn vẫn cần được giải quyết. Trong 10 năm gần đây, tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung và tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp nói riêng đã được khá nhiều công trình khoa học đề cập đến. Tiêu biểu trong số đó là: Đào Văn Hội (2003), Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội; Lê Quốc Hùng (2004), “Thương lượng như thế nào để giải quyết tranh chấp hiệu quả?”, Tạp chí Thương mại (Số 35/2004); Đào Thị Xuân Lan (2004), Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội; Đặng Thị Bích Liễu (1998), Giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Dương Nguyệt Nga (2007), “Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp luật Việt Nam trong điều kiện kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 16/2007); Phan Chí Hiếu (2006), “Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước & pháp luật (tháng 12/2006)…. Các công trình nghiên cứu nói trên hầu hết tập trung nghiên cứu việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại nói chung chứ chưa tập trung nghiên cứu sâu về các loại Tranh chấp pháp giữa các chủ thể trong Công ty cổ phần. Đề tài "Tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty Cổ phần tại Việt Nam" mà tác giả lựa chọn là Công trình nghiên cứu được thực hiện ở cấp độ Luận văn Thạc sĩ Luật học nghiên cứu chuyên sâu về các loại tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần, quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp pháp giữa các chủ thể trong Công ty Cổ phần và hướng hoàn thiện cho các quy định lỗi thời. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Với quan điểm, tranh chấp là hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường, chúng tôi thiết nghĩ không thể “triệt tiêu” những tranh chấp pháp phát sinh giữa các cổ đông CTCP mà cần giải quyết những tranh chấp này một cách hiệu quả nhất. Với các tiêu chí: tranh chấp phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời; ưu tiên con đường giải quyết bằng hòa giải, thương lượng; chi phí giải quyết tranh chấp thấp . Giải quyết hiệu quả tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và tranh chấp trong CTCP nói riêng sẽ hạn chế được thiệt hại (thời gian, công sức) và uy tín, thương hiệu doanh nghiệp, giảm thiệt thòi cho người lao động, cho người tiêu dùng nhằm tạo môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh hơn. Với mục tiêu đó, Đề tài đặt ra mục đích phân loại tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong CTCP ở Việt Nam, tìm hiểu các quy định pháp luật hiện hành giải quyết tranh chấp, đồng thời đề xuất các giải pháp giải quyết hiệu quả những tranh chấp đó. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Tổng quan về Công ty cổ phầnTranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. - Thực tiễn giải quyết Tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. - Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả hơn những Tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Tranh chấp trong CTCP trên thực tế được giải bởi nhiều nguyên nhân và được giải quyết thông qua nhiều con đường, tuy nhiên, trong phạm vi Luận văn này, chúng tôi tập trung tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân các tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong CTCP. Tuy nhiên, Luận văn không đi sâu tìm hiểu các quy tắc tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, hoặc Pháp lệnh Trọng tài Thương mại 2003 (vẫn đang hiệu lực. Vì Luật trọng tài Thương mại đã được Quốc hội ban hành, song kể từ 1/1/2011 mới hiệu lực thi hành), cũng chưa điều kiện khảo sát tình hình thực tế của hiện tượng Tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong CTCP. Luận văn chỉ tập trung tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp từ thực tế, phân loại tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần, đối chiếu với pháp luật thực định, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả các tranh chấp này. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ đề tài đặt ra, Luận văn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: phương pháp lịch sử phân tích, so sánh pháp luật, chứng minh, tổng hợp và một số phương pháp xã hội học (Chương 1, Chương 2). Đồng thời, trong suốt quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng việc phân tích các tình huống cụ thể kết hợp với phương pháp tổng kết thực tiễn để hoàn thành Luận văn (Chương 2, Chương 3). 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phầnTranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. - Chương II: Thực tiễn giải quyết Tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. - Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hiệu quả hơn những Tranh chấp pháp giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần. References CÁC VĂN BẢN, NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 21/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC 6. Chính phủ (1993), Quyết định số 114/TTg của Thủ tướng Chính phủ về mở rộng thẩm quyền giải quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Hà Nội. 7. Chính phủ (1993), Quyết định số 204/TTg ngày 28/4 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam, Hà Nội. 8. Chính phủ (1994), Nghị định số 116/CP ngày 05/9 về Tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế, Hà Nội. 9. Chính phủ (2004), Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, Hà Nội. 10. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 05/2003/NQ- HDDTP ngày 31/7 hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Trọng tài thương mại, Hà Nội. 11. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2005), Nghị quyết số 01/2005/NQ- HĐTP của ngày 31/3 hướng dẫn thi hành phần thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. 12. Quốc hội (1990), Luật Công ty, Hà Nội. 13. Quốc hội (1999), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 14. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội. 15. Chính phủ (2007), Nghị định 139 ngày 5/9/2007 hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp 2005, Hà Nội. 16. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. 17. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 18. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội. 19. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội 20. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Pháp lệnh Trọng tài Thương mại, Hà Nội. 21. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài Thương mại, Hà Nội CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 22. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Luật Doanh nghiệp - vốn và quản trong Công ty cổ phần, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh 23. Ngô Huy Cương (2004), "Một số nội dung của hợp đồng thành lập công ty", Khoa học (Kinh tế - Luật). 24. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 25. Nguyễn Văn Nhường (2006), Tách bạch giữa sở hữu và điều hành trong Công ty Cổ phầnViệt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội. 26. Luật Trọng tài nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1994. 27. Luật Trọng tài nước Singgapo năm 2001. 28. Đào Văn Hội (2003), Giải quyết tranh chấp kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. 29. Lê Quốc Hùng (2004), “Thương lượng như thế nào để giải quyết tranh chấp hiệu quả?”, Tạp chí Thương mại (Số 35/2004). 30. Đào Thị Xuân Lan (2004), Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội. 31. Đặng Thị Bích Liễu (1998), Giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 32. Phan Chí Hiếu (2006), “Thực trạng pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước & pháp luật (tháng 12/2006). 33. Dương Nguyệt Nga (2007), “Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo pháp luật Việt Nam trong điều kiện kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Tòa án nhân dân (Số 16/2007). 34. Báo cáo về Tình hình Tuân thủ Chuẩn mực và Nguyên tắc quản trị công ty của Việt Nam (ROSC) so với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD tháng 6/2006. 35. Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2009 do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức tháng 3/2010. 36. Tài liệu Hội thảo các Giải pháp đồng bộ hỗ trợ Doanh nghiệp – do Hội các Nhà Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 29/7/2010. 37. Tài liệu giới thiệu Luật Trọng tài thương mại, Hội Luật gia và Phòng Công nghiệp & thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức tháng 7/2010. TRANG WEB 38. www.vibonline.com.vn 39. www.phapluatvietnam.vn 40. www.phapluattp.vn 41. www.Vneconomy.vn 42. www.baodautu.com.vn 43. www.thesaigontimes.vn 44. www.vietnamnet.vn 45. www.laodong.com.vn 46. www.tuoitre.vn.

Ngày đăng: 17/09/2013, 08:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan