HCM- con duong cuu nuoc...

4 692 2
HCM- con duong cuu nuoc...

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA HỒ CHÍ MINH *************************** I. VÀI NÉT VỀ THÂN THẾ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BÁC HỒ TRƯỚC KHI RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại quê mẹ ở làng Hoàng Trù. Quê cha ở làng Kim Liên (còn gọi là làng Sen), cách quê mẹ 2km. Hai làng thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thònh, huyện Nam Đàn (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An. Cha là ông Nguyễn Sinh Sắc(1862-1929), mẹ là bà Hoàng Thò Loan (1868-1901). Gia đình có bốn anh chò em :chò gái là Nguyễn Thò Thanh (biệt hiệu là Bạch Liên); anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm (sau đổi là Nguyễn Tất Đạt); em trai là Nguyễn Sinh Xin (mất khi còn nhỏ). Sau khi ông Nguyễn Sinh Sắc thi đậu Phó bảng vào năm1901, theo tập quán đòa phương, ông tổ chức lễ “Vào làng” và đổi tên cho hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm thành Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung thành Nguyễn Tất Thành. Thû nhỏ, cậu bé Thành đã được theo học nhiều thầy đồ có tiếng trong vùng. Năm 1906, Tất Thành vào Huế sống với cha (lúc này, ông Sắc làm quan ở Huế) và theo học tại trường Tiểu học Pháp –Việt. Cậu học rất giỏi và đã đỗ tốt nghiệp tiểu học loại ưu tu. Tháng 9/1907, Thành được vào học ở trường Quốc học Huế – trường học dành cho con em quan lại, nhằm đào tạo nguồn cho bộ máy hành chính của chính quyền thuộc đòa. Năm 1908, do tham gia cuộc biểu tình đòi giảm sưu và chống thuế của nông dân Thừa Thiên Huế , Tất Thành bò nhà trường cảnh cáo, sau đó bò buộc thôi học. Năm 1909, Thành đến Quy Nhơn thăm cha và học tiếng Pháp với thầy Phạm Ngọc Thọ (ông Sắc bò giáng chức và đến làm quan ở huyện Bình Khê do để con trai tham gia “làm loạn”). Năm 1910, trên đường vào Sài Gòn, Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết và dạy học môn chữ Hán, môn thể dục ở trường Dục Thanh. Không lâu sau đó, Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành đến Sài Gòn, xin vào làm và học tại trường đào tạo công nhân kó thuật. Sau đó, anh đã xin vào làmviệc trên con tàu La-tu –sơ Trê- vin của Hãng vận tải hợp nhất của Pháp, còn gọi là hãng “Năm sao”. Ngày 5/6/1911, con tàu trên rời bến cảng Nhà Rồng. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành bắt đầu hành trình đi tìm đường cứu nước với tên gọi mới :Văn Ba…Công việc ttrên tàu của Văn Ba là phụ bếp, một công việc đầy vất vả, nặng nhọc. Hàng ngày, anh phải thức dậy từ rất sớm để nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, cạo lò, xúc than, dọn ăn.v.v…Chính từ những công việc ấy, Văn Ba đã rèn luyện cho mình một sức lực, một tinh thần nghò lực phi thường để đi tới đích của con đường mình đã chọn. II.HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA BÁC TRONG NHỮNG NĂM THÁNG Ở NƯỚC NGOÀI. Từ tháng 7/1911 đến tháng 12/1911, Bác Hồ đã theo hành trình của tàu La-tu -sơ Trê-vin đến nhiều nơi trên nước Pháp. Đầu năm 1912, Người tiếp tục theo con tàu nói trên đến các nước châu Phi và các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha . chuyến đi này cho Nguyễn Tất Thành hiểu thêm về những nước thuộc đòa khác ngoài Đông Dương. Anh nhận thấy rằng, ở đâu thì người dân thuộc đòa cũng sống trong cảnh khốn cùng, chẳng khác gì đồng bào của mình. Những cảnh tượng ấy đã gây cho anh một nỗi đau lòng, uất hận…Cuối năm 1912, đầu năm 1913, Bác đến nước Mỹ. Người đã sống ở New- York, rồi Bruklin, vừa lao động làm thuê để kiếm sống và học tập, vừa tiếp tục tìm hiểu đời sống của những người lao động Mỹ. Chứng kiến cuộc sống cực khổ của người da đen, những cuộc bãi công của công nhân Mỹ, Người càng hiểu thêm về bản chất của thực dân, đế quốc, của bọn tư bản…Năm 1912, khi đến thăm tượng Nữ thần Tự do ở New -York -biểu tượng của nước Mỹ và của thế giới “tự do” phương tây – Bác đã thấy những tòa nhà chọc trời, những cuộc sống giàu có, thừa mứa nhưng Người cũng nhanh chóng phát hiện ra rằng, New- York cũng có những con người lầm than đói khổ, sống vật vờ dưới vùng bóng đổ của những tòa nhà kia. Trước thực tế đó, Bác đã ghi lại cảm tưởng của mình dưới chân tượng Nữ thần Tự do: “nh sáng trên đầu thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân thần Tự do thì người da đen đang bò chà đạp. Bao giờ người da đen được bình dẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới?” Cuối 1913, Nguyễn Tất Thành đến nước Anh và lưu lại đó đến năm 1917. Từ 1917-1923, Bác trở lại Pháp. Năm 1919, qua thời gian tìm hiểu về tình hình chính trò ở Pháp, Bác nhận thấy trong nhiều đảng phái chính trò thì Đảng Xã hội Pháp là đảng tiến bộ hơn cả, “vì đây là tổ chức duy nhất ở pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp : Tự do- Bình đẳng- Bác ái”. Chính vì vậy, Bác đã chính thức xin gia nhập Đảng Xã hội Pháp với tên gọi mới là Nguyễn i Quốc. Tên gọi này nhanh chóng được biết đến và trở nên nổi tiếng khi Nguyễn i Quốc thay mặt “Nhóm những người Việt Nam yêu nước” gửi đến Hội nghò Véc-xây (của những nước thắng trận trong thế chiến I) bản “Yêu sách của nhân dân An Nam” đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam vào ngày 18/6/1919. Sự kiện này đã gây tiếng vang trong dư luận quốc tế, được coi là “quả bom chính trò” nổ giữa thủ đô Paris và là “phát pháo hiệu giục giã nhân dân Việt Nam đấu tranh”… Trong quá trình ở Pháp, Bác đã tham gia viết bài cho nhiều tờ báo tiến bộ nhằm phản ánh nỗi khổ của nhân dân lao động, của các nước thuộc đòa…đồng thời phơi bày những cái xấu xa củabọn tư sản thực dân.v.v Khoảng giữa năm 1920, Bác Hồ đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc đòa” của V.I.Lê-nin, Bác đã chăm chú đọc nhiều lần văn kiện này và khi hiểu ra nội dung của nó, Bác đã rất cảm động, vui mừng đến phát khóc, ngồi một mình trong phòng mà Bác như đang nói to trước quần chúng đông đảo “Hỡi đồng bào bò đọa đày đau khổ ! Dây là cái cần thiết cho chúng ta!”. Từ đó , Bác đã tích cực tham gia hoạt động của Đảng xã hội Pháp và đến cuối năm 1920 Bác là một trong những người sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Bác chính thức trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đến đây, quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn i Quốc đã hoàn thành. Người đã xác đònh : con đường cứu nước và giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. III.HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ Bác Hồ không chỉ dừng hoạt động ở Pháp mà còn muồn mở rộng hoạt động và tiếp tục nâng cao trình độ kiến thức, nhận thức chính trò. Đầu năm 1923, Bác tìm cách đến nước Nga, cái nôi của phong trào cách mạng vô sản. Được sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, tháng 7/1923, Bác đã đến Mat –xcơ- va, thủ đô của cách mạng tháng Mười 1917 vó đại.Trong thời gian ở đất nước Xô viết(từ tháng 7/1923 đếntháng 11/1924), Bác đã hoạt động rất khẩn trương và sôi nổi. Người đã theo học lớp ngắn hạn ở trường Đại học Phương Dông(trường đại học Cộng Sản của những người lao động phương đông). Bác đã tham dự nhiều đại hội, hội nghò quốc tế như hội nghò lần thứ nhất của Quốc tế nông dân ; đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản (viết tắt: QTCS) ; đại hội quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ IV…Bác cũng đã đến viếng linh cữu của Lênin khi vò lãnh tụ vó đại của giai cấp vô sản qua đời. Ngoài ra, Bác còn thường xuyên cộng tác viết bài cho các tờ báo của Liên xô và của QTCS với tư cách là thành viên của BCH quốc tế cộng sản. Cũng trong thời gian này, Bác còn làm việc ở Ban Phương đông của QTCS và hoàn thành tác phảm “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Trong thời gian làm việc ở Ban Phương Đông của QTCS, nhiều lần Bác đề nghò được trở về phương đông để hoạt động, để được gần gũi và giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Được sự chấp thuận của tổ chức, tháng 11/1924, Bác đã về tới Quảng Châu(Trung Quốc) thực hiện nhiệm vụ xây dựng phong trào cách mạng ở Trung Quốc và các nước phương đông. Từ tháng 12/1924 đến tháng 2/1925, Bác đã làm việc mật thiết với nhóm thanh niên Việt Nam yêu nước ở Quảng Châu và dần dần truyền bá cho họ tư tưởng giải phóng dân tộc theo con đường của chủ nghóa Mac-Lênin. Đến tháng 6/1925, Bác đã sáng lập ra tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội- tiền thân của ĐCSVN- với nòng cốt là những thanh niên ưu tú do chính Người dìu dắt. Bác đã chủ trì xuất bản tờ báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của VNTNCMĐCH mở các lớp chính trò cho thanh niên yêu nước người Việt Nam từ trong nước sang Quảng Châu học tập. Những người này góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghóa Mac- Lenin vào Việt Nam và chuẩn bò cho sự ra đời của ĐCSVN năm 1930. Từ tháng 6/1929 đến đầu năm 1930, tại Việt Nam liên tiếp ra đời ba tổ chức cộng sản :Đông dương cộng sản đảng; An Nam cộng sản đảng; Đông Dương cộng sản liên đoàn. Ba tổ chức này ra đời và hoạt động không thống nhất với nhau đã làm yếu đi sự thống nhất về tư tưởng, chính trò, tổ chức, làm giảm sức mạnh của phong trào công nhân, phong trào yêu nước. Yêu cầu cấp bách là phải thành lập một chính đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Đang hoạt động ở Thái Lan, Nguyễn i Quốc nhanh chóng nắm bắt tình hình sau đó nhận được sự ủy nhiệm của QTCS đã cấp tốc sang Hương Cảng(Hồng Kông-Trung Quốc) để triệu tập hội nghò đại biểu các tổ chức cộng sản Việt Nam thành một đảng duy nhất. Từ ngày 3/2 đến ngày 7/2/1930, dưới sự chủ trì của Nguyễn i Quốc, hội nghò đã hoàn toàn nhất trí tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam(ngày 3/2/1930 trở thành ngày thành lập ĐCSVN ). Sau khi chủ trì Hội nghò thành lập ĐCSVN, Bc Hồ đã đến Thái Lan và các nước Đông Nam Á để tiếp tục nhiệm vụ của người chiến só cộng sản quốc tề. Tháng 4/1930, Bác Hồ trở lại Hồng Kông với giấy tờ mang tên là Tống Văn Sơ, một viên chức Trung Quốc, nơi ở của Bác là số nhà 186 phố Tam Lung. Mặc dù hoạt động rất bí mật, nhưng đến giữa năn 1931, hoạt động của Nguyễn i Quốc đã bò bọn đế quốc Anh đánh hơi. Sáng sớm ngáy 6/6/1931, cảnh sát Hồng Kông õ ập vào nhà 186 Tam Lung bắt giữ Nguyễn i Quốc. Thực dân Anh đã xác nhận Tống Văn Sơ chính là Nguyễn i Quốc, tội nhân vắng mặt theo lệnh tử hình của thực dân Pháp ở Đông Dương. Nhận được tin, thực dân Pháp lập tức cử một chiếc tàu nhổ neo từ cảng Hải Phòng(Việt Nam) sang Hồng Kông chở Nguyễn Quốc về Việt Nam để thực hiện bản ản tử hình được tuyên từ tháng 11/1929. Dưới sự giúp đỡ của luật sư người Anh là Phrăng -xit Lô-dơ- bai, từ tháng 6/1931 đến tháng 9/1931, Nguyễn i Quốc phải trải qua 9 phiên xử và cuối cùng, tòa án tối cao Hồng Kông quyết đònh : xóa bỏ mọi điều buộc tội Tống Văn Sơ. Tuy nhiên, Tống Văn Sơ vẫn bò trục xuất khỏi Hồng Kông và phải trở về Đông Dương! Ra khỏi nhà tù, Nguyễn i Quốc lạp tức xuống tau đi châu u nhưng mới đến Sinh- ga- po thì lại bò bắt giữ. Một lần nữa, luật sư Lô -dơ -bai lại nhiệt tình giúp đỡ, đầu năm 1933, Nguyễn i Quốc được trả tự do và được đứa sang Hạ Môn (Trung Quốc). Tháng 7/1933, Nguyễn i Quốc bắt lại liên lạc với QTCS và đến đầu năm 1934, Nguyễn i Quốc trở lại Liên Xô để học tại trường Đại học Lênin-trường đảng cao cấp dành cho cán bộ lãnh đạo của các Đảng cộng sản trên thế giới. Tháng 10/1939, Nguyễn i Quốc rời khỏi Liên Xô sang Trung Quốc bắt liên lạc với cac đồng chí cộng sản ở Việt Nam để nhanh chóng về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Ngày 28/1/1941, sau 30 năm đi xa, Bác trở về Tổ Quốc ở cột mốc 108 thuộc xã Trường Hà,huyện Hà Quảng , tỉnh Cao Bằng. (còn nữa) BÙI DUY HƯNG . đã xin vào làmviệc trên con tàu La-tu –sơ Trê- vin của Hãng vận tải hợp nhất của Pháp, còn gọi là hãng “Năm sao”. Ngày 5/6/1911, con tàu trên rời bến cảng. Thành-Nguyễn i Quốc đã hoàn thành. Người đã xác đònh : con đường cứu nước và giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. III.HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ Bác

Ngày đăng: 17/09/2013, 07:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan