TÌM HIỂU sự BIẾN đổi CHỨC NĂNG của GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới (nghiên cứu trường hợp tại xã gia phố huyện hương khê –

79 222 1
TÌM HIỂU sự BIẾN đổi CHỨC NĂNG của GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH xây DỰNG NÔNG THÔN mới (nghiên cứu trường hợp tại xã gia phố   huyện hương khê –

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI - *** - NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Phố - huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HÀ NỘI - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI - *** - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Phố - huyện Hương Khê – tỉnh Hà Tĩnh) Tên sinh viên: Chuyên ngành đào tạo: Lớp: Niên khóa: Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG XÃ HỘI HỌC K55 XHH 2010 – 2014 CỬ NHÂN NGUYỄN THỊ THU HÀ HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc, trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, không gian lận, không sao chép từ các tài liệu khác Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của toàn bộ nội dung khóa luận tốt nghiệp NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Hồng Nhung i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội cùng các thầy cô giáo trong khoa Lý luận chính trị và xã hội, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo Nguyễn Thu Hà, cô là người đã trực tiếp chỉ báo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài này Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo trong UBND xã Gia Phố đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè và gia đình đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quí báu để tôi hoàn thành luận văn Do thời gian nghiên cứu có hạn, đề tài của tôi chắc hẳn không thể tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và cùng toàn thể bạn đọc Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nôi, ngày 5 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nhung ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Hiện nay, gia đình nói chung và chức năng của gia đình nói riêng đang có sự biến đổi mạnh mẽ, kể cả ở khu vực nông thôn - dưới tác động của quá trình đô thị hóa, cũng như quá trình xây dựng nông thôn mới Quá trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại những biến đổi tích cực, góp phần làm thay đổi bộ mặt của xã hội nông thôn Vì thế, đề tài: “Tìm hiểu sự biến đổi chức năng gia đình nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Phố, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) được thực hiện nhằm tìm hiểu sự biến đổi chức năng của gia đình nông thôn trong quá trình xây dựng nông thôn mới, bao gồm các chức năng như chức năng sinh sản, chức năng giáo dục, chức năng kinh tế Đối với chức năng sinh sản, trước và sau năm 2009, các hộ gia đình vẫn luôn mong muốn có con Tuy nhiên, sau năm 2009, quan niệm sinh con trai ít nhiều đã có sự thay đổi, vấn đề kế hoạch hóa gia đình được thực hiện tốt hơn Đối với chức năng giáo dục, sau năm 2009, các bậc cha mẹ luôn tạo điều kiện cho con cái được ăn học như mua sắm đồ dùng học tập cho con, cho con đi học thêm, dành nhiều thời gian quan tâm đến con Đồng thời, vấn đề định hướng nghề nghiệp cho con được nhiều bậc cha mẹ quan tâm hơn hẳn Đối với chức năng kinh tế, bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp, hoạt động phi nông nghiệp được nâng cao, tăng nguồn thu nhập và chi tiêu cho gia đình, đời sống người dân được nâng cao hơn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN iii MỤC LỤC iv DANH MỤC CÁC BẢNG .vi DANH MỤC CÁC HỘP .vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung .2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .2 1.3.2 Khách thể nghiên cứu .3 1.3.3 Phạm vi nghiên cứu 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU và cơ sỞ LÝ LUẬN 4 2.1 Tổng quan tài liệu 4 2.2 Cơ sở lý luận .7 2.2.1 Khái niệm gia đình 7 2.2.2 Khái niệm chức năng gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình 7 2.2.3 Khái niệm biến đổi xã hội 9 2.3 Cách tiếp cận gia đình với tư cách là thiết chế xã hội .11 2.4 Cách tiếp cận cấu trúc chức năng 11 PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 iv 3.1 Địa điểm nghiên cứu .14 3.2 Phương pháp thu thập thông tin 16 3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp 16 3.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp .16 3.3 Khung phân tích 17 3.4 Xử lý thông tin 17 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 18 4.1 Sự biến đổi chức năng sinh sản .18 4.1.1 Số con mong muốn .18 4.1.2 Mong muốn sinh thêm con 20 4.1.3 Quan niệm về giá trị người con trai 23 4.2 Sự biến đổi chức năng giáo dục 26 4.2.1 Đầu tư học tập cho con 27 4.2.2 Định hướng nghề nghiệp cho con 31 4.2.3 Những đức tính cha mẹ thường dạy con 34 4.3 Sự biến đổi chức năng kinh tế 37 4.3.1 Hoạt động tạo thu nhập 37 4.3.2 Hoạt động chi tiêu 42 PHẦN 5: KẾT LUẬN 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC .49 DANH MỤC CÁC BẢNG v Bảng 4.1: Số con mong muốn .18 Bảng 4.2: Mong muốn sinh thêm con 20 Bảng 4.2.1: Lý do sinh thêm con 21 Bảng 4.2.2 Lý do không sinh thêm con 21 Bảng 4.3: Sự quan trọng của quan niệm về giá trị người con trai 23 Bảng 4.3.1: Lý do của sự quan trọng 24 Bảng 4.3.2: Lý do của sự không quan trọng 24 Bảng 4.4: Thời gian cha mẹ dạy con học 27 Bảng 4.5: Mua sắm đồ dùng học tập cho con .28 Bảng 4.5.1: Lý do không mua sắm đồ dùng học tập cho con .28 Bảng 4.6: Cho con học thêm 30 Bảng 4.7: Chi tiêu hàng tháng cho việc học của con 30 Bảng 4.8: Định hướng nghề nghiệp cho con cái 31 Bảng 4.8.1: Lý do định hướng nghề nghiệp cho con 32 Bảng 4.8.2: Lý do không định hướng nghề nghiệp cho con 33 Bảng 4.9: Những đức tính cha mẹ chú trọng dạy dỗ con cái 34 Bảng 4.10: Môi trường giáo dục tốt nhất cho con 35 Bảng 4.11: Hoạt động tạo thu nhập chủ yếu của gia đình .38 Bảng 4.12: Hoạt động mang lại thu nhập nhiều nhất cho gia đình .40 Bảng 4.13: Mức thu nhập của gia đình 42 Bảng 4.14: Hoạt động chi tiêu chủ yếu của gia đình .43 Bảng 4.15: Hoạt động chi tiêu nhiều nhất trong gia đình .44 Bảng 4.16: Mức chi tiêu của gia đình 45 vi DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 1: Thu nhập của người dân ở địa phương sau NTM 39 Hộp 2: Mức thu nhập của người dân trước và sau NTM 41 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ ngữ viết tắt NTM Diễn giải Nông thôn mới viii Tiêu chí Tăng Giảm Trước năm 2009 Sau năm 2009 Bình thường Câu 5: Ai là người ra quyết định trong các khoản chi tiêu trong gua đình? Tiêu chí Trước năm 2009 Sau năm 2009 Vợ Chồng Cả 2 vợ chồng 55 Phụ lục 2 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 1 PHỎNG VẤN SÂU CÁN BỘ XÃ Bác Lê Đình Bích - năm nay 55 tuổi, hiện Bác Bích là phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã Gia Phố, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh Gia đình bác gồm có 5 thành viên Bố vợ, 2 vợ chồng và 2 người con Bố của Bác Bích hiện đã tuổi cao sức yếu nên chỉ ở nhà Bác gái năm nay 50 tuổi, bác gái chủ yếu ở nhà nội trợ chăm sóc gia đình Con cái bác đã trưởng thành, con trai lớn sinh năm 1985 hiện đang là đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy ở tỉnh Nam Định Con gái út sinh năm 1989 hiện đang là giáo viên trường trung học cở sở xã Gia Phố “Con cái thành đạt đó là điều rất đáng mừng” Bác Bích chia sẻ Bận rộn với những công việc ở xã nhưng Bác vẫn cùng vợ làm nghề nông nghiệp Nghề nông nghiệp là nghề chính ở quê Bác Hai vợ chồng Bác làm 1 mẫu ruộng nông nghiệp, Bác Bích chia sẻ : Trước đây, con cái Bác xa gia đình, nhà chỉ có mỗi 2 vợ chồng nhưng nghề nông nghiệp là nghề gắn liền với gia đình bác từ trước tới nay nên Bác vẫn luôn lưu giữ Không gì ngon bằng hạt gạo mà tự tay mình làm nên “Bác chia sẻ” Làm nông nghiệp bác Bích chia sẻ thêm, hiện nay không phải như ngày trước mọi việc đều tự tay làm là chính.Còn bây giờ máy móc đã được cải tiến, nhà bác nguồn nhân lực ít, chủ yếu là 2 vợ chồng nhưng có máy móc hỗ trợ nên không tốn nhiều thời gian và sức người nhiều như trước Từ khâu san ruộng, gặt hái và thu hoach thì đã có máy móc Là một người làm công tác ngoài xã hội , bác Bích cho biết: Ngoài thời gian đi làm ở xã, đảm nhiệm vai trò là một phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã nên bác thường xuyên phải đi làm sớm và về nhà muộn.Vì công việc nên bác phải luôn tận tâm vì đó là những công việc mà nhà nước đã giao cho và bác đã được mọi người tín nhiệm nên bác luôn thấy đó chính là trách nhiệm của 56 mình, bác luôn cố gắng thực hiện tốt Bên cạnh đó Bác Bích còn chia sẻ: Điều đặc biệt là bác gái và con cái luôn hiểu bác, đi làm về mệt mỏi nhưng bác gái luôn là người chăm sóc và luôn động viên bác làm tốt công việc của mình “ Không gì bằng có hậu phương vững chắc” Trong gia đình bác Bích luôn có gắng dành thời gian giúp bác gái làm việc nhà cũng như công việc đồng áng ngoài giờ làm hoặc là những ngày nghỉ Những ngày làm việc cả ngày, buổi sáng bác thường dậy sớm giúp đỡ bác gái làm các công việc đồng áng như phun thuốc chăm bón ngoài đồng rồi mới về đi làm.Bác Bích chia sẻ , rảnh thời gian nào là bác luôn dành thời gian phụ giúp bác gái Khi hỏi Bác Bích về đời sống của người dân ở địa phương, bác cho biết người dân ở đây chủ yếu làm nghề nông nghiệp là chính Năm 2009 khi có chương trình nông thôn mới bà con ở đây rất phấn khởi Tổng thu nhập toàn xã 70.280 triệu đồng, bình quân đầu người 11 triệu đồng Đến năm 2013 tổng thu nhập toàn xã 134.397,7 triệu đồng trong đó thu nhập từ nông, lâm nghiệp 59.903 triệu đồng, thu từ dịch vụ, thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 78.494 triệu đồng, bình quân thu nhập đầu người 24,02 triệu đồng/người/năm, tăng 2,2 lần so với năm 2009 và bằng 1,6 lần bình quân chung của tỉnh Sau khi thực hiện việc dồn điền đổi thửa, từ chỗ mỗi hộ gia đình có 4-5 thửa, năm 2010 hoàn thành dồn điền đổi thửa bình quân mỗi hộ còn 1,5 thửa, cùng với điều kiện giao thông thuỷ lợi nội đồng được làm mới, nâng cấp nên đã hình thành được một tổ hợp máy làm đất và sữa chữa cơ khí hoạt động khá hiệu quả (58 hộ tham gia tổ hợp mỗi hộ 1 máy làm đất); thành lập mới 1 HTX Môi trường, thành lập thêm 2 doanh nghiệp (Doanh nghiệp Xuân Hiếu, Doanh nghiêp Anh Tâm, kinh doanh dịch vụ thương mai và xây dựng); đưa tổng số HTX lên 3, tổ hợp tác lên lên 8, doanh nghiệp lên 4 và có 3 trang trại chăn nuôi tổng hợp điển hình như trang trai anh Nguyễn Hồng Khai xóm Phố Trung, chăn nuôi 2.000 con gà trên lứa, 18 con hươu, 3 ha cam, 1 ha chè thực 57 phẩm, 6 ha rừng keo, chăn nuôi hơn 100 con vịt đẻ trứng, chăn nuôi cá với diện tích ao 500m2; thu nhập bình quân 500 trệu đồng Mô hình tổ hợp chăn nuôi Hươu ở xóm Phổ Thượng với 28 thành viên được thành lập năm 2010 do Hội Nông dân bảo trợ, tập hợp liên kết 28 hộ chăn nuôi hươu với 146 con, tổ hợp đã liên kết chọn con giống, hỗ trợ giúp nhau công tác thú y, liên kết tiêu thụ sản phẩm trên 100kg Nhung Mô hình liên kết nhóm hộ trồng cây ăn quả bưởi Phúc Trạch 35 hộ tại Hải Thịnh, liên kết áp dụng các biện pháp KHKT vào sản xuất, hỗ trợ nhau chăm sóc, tạo giống phối hợp với các điểm nhà hàng, siêu thị tiêu thụ sản phẩm Về công nghiệp thiểu thủ công nghiệp: trên xã đã hình thành nhiều tổ hợp sản xuất, xây dựng, chiến biến bún, bánh mướt, bánh đa, bánh nem, miến, như anh Trần Đình Cường xóm Phố Hòa, anh Dương Văn Tỉnh xóm Trung Phố, anh Phạm Văn Hải; chị Phạm Thị Thủy; anh Nguyễn Văn Doanh ở xóm Phố Cường, ngoài ra có 45 ốt buôn bán, dịch vụ các loại dọc các trục đường xã và trên 550 hộ buôn bán các loại tại chợ huyện và các chợ trên địa bàn huyện Hương Khê và huyện tuyên hóa tỉnh Quảng bình Theo bác Bích, so với trước khi xây dựng nông thôn mới, sự giáo dục con cái đã có sự thay đổi vượt bậc Bác cho biết, tâm lí của các bậc cha mẹ chỉ cho con đi học để biết cái chữ, hết lớp 9 là về học nghề, miễn sao là có 1 nghề kiếm ăn, còn bằng cấp không quan trọng Còn bây giờ, xã hội phát triển, nhận thức của các bậc cha mẹ cũng khác hơn trước, tâm lí của giới trẻ cũng một phần ảnh hưởng tới định hướng nghề nghiệp của riêng mình Bác cho biết, năm 2013 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục vào học THPT và các trường dạy nghề đạt 97%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 98% Bác Bích cho biết, trước đây, tỉ lệ sinh con thứ 3 rất phổ biến, đặc biệt là các hộ gia đình làm nông nghiệp Mặc dù đã được chính quyền phát động kế hoạch hóa gia đình nhưng vẫn không thay đổi nhiều Nhưng từ khi có chương trình nông thôn mới, bà con ở địa phương rất phấn khởi, để đạt 19 tiêu chí của 58 chương trình nông thôn mới, nhận thức của người dân có thay đổi nhiều hơn trước Vấn đề sinh con thứ 3 vẫn có nhưng ít hơn nhiều so với trước Nhiều gia đình nhận thức được nền kinh tế gia đình không cho phép, có 1 số gia đình chỉ muốn sinh thêm để có 1 người con trai, tuy nhiên, chỉ số đó không nhiều 59 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 2 PHỎNG VẤN SÂU HỘI PHỤ NỮ XÃ Cô Nguyễn Thị Lan (42 tuổi), Chủ tịch hội phụ nữ xã Gia Phố, huyện Hương Khê, Tỉnh Hà tĩnh Cô Lan cho biết: So với trước khi xây dựng nông thôn mới, việc giáo dục con cái đã có sự thay đổi lớn Thay vì trước đây các bậc cha mẹ không dành nhiều thời gian chăm sóc cho con cái, vì phải bận bịu với công việc đồng áng hàng ngày Bây giờ, xã hội có nhiều thay đổi, sự vận động của chị em phụ nữ đã đóng góp một phần lớn vào công việc học hành của con em Cô Lan chia sẻ: Năm 2013, số trẻ sinh ra trong năm là 47 cháu, trong đó con thứ 3 là 13 cháu chiếm tỉ lệ 27,65% Tỷ suất sinh thô 8,34%, giảm 1,2% so với năm 2012, tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,42%, giảm 2,1% so với năm 2012 Cô Lan cho biết: nhận thức được ý nghĩa quan trọng trong công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình, ban dân số đã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông Dân tổ chức nói chuyện chuyên đề ở các thôn xóm có tỷ lệ sinh trên 2 con cao, với các nội dung liên quan đến các vấn đề thực hiện kế hoạch hóa gia đình và chính sách sức khỏe sinh sản, các vấn đề khúc mắc trong cuộc sống hôn nhân, gia đình, cung cấp các kiến thức cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nâng cao nhận thức cho các đối tượng là thanh niên, vị thành niên về luật hôn nhân và gia đình, tác hại của nạo phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi Tại các thôn thành lập câu lạc bộ không sinh con thứ 3, câu lạc bộ gia đình trẻ tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng trao đổi kiến thức, kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc Cô chia sẻ: Đó là những điểm rất đáng tiến bộ từ sau khi xây dựng nông thôn mới, từ việc tổ chức các hoạt động truyền thông có hiệu quả, nhận thức của người dân về vấn đề dân số - kế hoạch hóa gia đình ngày càng được nâng lên, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu dân số mà Nghị Quyết Đại Hội Đảng Bộ đề ra 60 Cô Lan còn chia sẻ thêm về các thông tin cá nhân, cuộc sống gia đình, được sự động viên, giúp đỡ, hỗ trợ của chồng và các con cô đã hoàn thành tốt công việc gia đình và xã hội Cô đã tốt nghiệp trường cao đẳng văn hóa Huế, cô cũng tham gia lớp trung cấp chính trị , trung cấp quản lí nhà nước Bây giờ cô đang đảm đương chức vụ chủ tịch hội Phụ nữ xã Với chức vụ trên cô luôn mong muốn được góp tiếng nói của mình nhằm giúp đỡ chị em phụ nữ địa phương thoát cảnh đói nghèo và vươn lên làm giàu, mẹ hiền con giỏi Trở về với nội dung của cuộc phỏng vấn, cô cho biết: Công tác dân số đã thực sự đi sâu vào cuộc sống, nhận thức của đại bộ phận nhân dân ngày càng được nâng lên, trước thực trạng dân số gia tăng, người dân hiểu và tự nguyện hơn trong công tác thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, qui mô gia đình có 1 hoặc 2 con được chấp nhận ngày càng rộng rãi, tỉ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai ngày 1 tăng, tỉ lệ gia tăng dân số được khống chế và có xu hướng giảm Quay về vấn đề quan niệm sinh con trai, cô cho biết, trước đây phụ huynh luôn muốn cố gắng có con trai khi sinh nhiều con gái, tuy nhiên khi thực hiện chủ trương giảm dân số, mỗi gia đình chỉ dừng lại ở 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt, nhiều gia đình đã nhận thức được quan niệm lệch lạc đó, bởi vì con nào cũng là con Về kinh tế, cô chia sẻ: thu nhập của các hộ gia đình phần nhiều đã có sự thay đổi hơn so với trước Trước năm 2009, các hộ gia đình thường chú trọng vào việc làm nông nghiệp là chính, nhưng từ khi có chương trình nông thôn mới, được sự hỗ trợ nguồn vốn của nhà nước, mỗi gia đình còn mở rộng thêm trang trại để chăn nuôi, cải tạo vườn tược, buôn bán góp phần cái thiện mức thu nhập của người dân, ngoài thu nhập từ hoạt động mùa vụ, người dân còn có thu nhập từ buôn bán, chăn nuôi mang lại giá trị cao 61 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 3 PHỎNG VẤN SÂU HỘI NGƯỜI CAO TUỔI Bác Nguyễn Văn Hùng (65 tuổi), hội người cao tuổi trong xã Bác là cán bộ hưu trí Gia đình Bác gồm có 6 người, 2 vợ chồng và 4 người con Bác gái 58 tuổi, bác chủ yếu hoạt động kinh doanh buôn bán ở chợ Con gái đầu sinh năm 1981 hiện đang là cán bộ công an ở Tỉnh Nghệ An, đã lập gia đình Con gái thứ 2 sinh năm thứ 2 hiện đang là cán bộ huyện ủy ở Hà Tĩnh, con trai thứ 3 sinh năm 1988 hiện đang là nhân viên thiết bị kĩ thuật ở tỉnh Quảng Bình và con gái út sinh năm 1991 hiện đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Hà Nội Bác chia sẻ, trước đây, khi tham gia chiến tranh, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, sự nuôi dạy con cái cũng không có diều kiện đầy đủ như hiện nay nhưng nhìn chung con cái trưởng thành, thành đạt, bác rất mừng Khi hỏi về việc giáo dục con cái, bác cho biết, xã hội ngày càng đổi mới, phát triển, tầm nhận thức của các bậc cha mẹ cũng thay đổi nhiều so với trước Khi có chương trình xây dựng nông thôn mới, bà con ở đây rất phấn khởi, trong xã các chị em phụ nữ luôn đi đầu trong việc tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện tốt phong trào gia đình văn hóa con ngoan trò giỏi, cha mẹ gương mẫu Bác cho biết, tỉ lệ sinh con thứ 3 hiện nay đã giảm hẳn, quan niệm sinh con trai cũng thay đổi rõ rệt So với trước đây, thu nhập của gia đình bác tích lũy từ nguồn lương hàng tháng, ngoài việc chu cấp cho con cái ăn học, bác còn phải chi tiêu các khoản khác, còn bây giờ các hộ gia đình ở xã, được sự hỗ trợ của chương trình xây dựng nông thôn mới, các hộ gia đình được trang trải trong việc kinh doanh, buôn bán, chăn nuôi, cải tạo vườn tược Nhìn chung đời sống của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình nông dân đã có sự thay đổi rõ rệt Con em được đến trường đầy đủ, không có tình trạng học sinh bỏ học nhiều như trước đây 62 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 4 Phỏng vấn người dân Bác Nguyễn Văn Tuấn (51 tuổi) Gia đình bác gồm có 4 thành viên 2 vợ chồng và 2 người con Bác gái năm nay 46 tuổi, bác gái chủ yếu ở nhà nội trợ chăm sóc gia đình Con trai đầu sinh năm 1988, hiện đang là công an trại giam ở Tây Ninh Con gái thứ 2 sinh năm 1992, hiện đang là sinh viên năm cuối trường đại học Qui Nhơn Gia đình bác chủ yếu là làm nghề nông, bác chia sẻ, nghề nông đã gắn liền với gia đình bác mấy chục năm nay, vất vả tí nhưng mà còn có của ăn của để, không lo thiếu gạo mỗi khi mất mùa Biết khó khăn là vậy, nhưng con cái thành đạt đối với gia đình bác đó là điều rất đáng mừng Bác Tuấn chia sẻ, môi trường giáo dục tốt nhất dành cho con cái luôn là gia đình, bởi vì gia đình là nơi hình thành nhân cách cho mỗi con người sau đó mới đến gia đình, nhà trường và xã hội Nếu cha mẹ không định hướng cho con giá trị đạo đức ngay từ đầu thì khi bước chân vào môi trường mới trẻ sẽ không tiếp thu được hết kiến thức Trước đây, tùy từng hộ gia đình, mỗi bậc cha mẹ họ tự quan tâm con theo mỗi cách riêng Tuy nhiên, bây giờ xã hội đang dần thay đổi, sự quan tâm của nhà nước, sự vận động của chính quyền địa phương, nhiều gia đình dành nhiều thời gian quan tâm con hơn, họ nhận thức được cha mẹ đã vất vả nên không muốn con cái lại vất vả giống như cha mẹ Bác cho biết, trước đây, tỉ lệ học sinh bỏ học rất nhiều, cứ học đến lớp 9 là cứ bỏ học theo cha đi làm rẫy hoặc đi rừng Con cái bác giờ đã trưởng thành, nhưng bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm đến việc học của con, bác chia sẻ: Trước đây, bác không có điều kiện được học như bây giờ, tuy nhiên con gái út của bác vẫn được bác nhắc nhở thường xuyên việc học, dành dụm tiền cho con đi học thêm Khi hỏi về định hướng nghề nghiệp cho con cái, Bác chia sẻ: Khi con chuẩn bị hành trang bước chân vào giảng đường đại học, cha mẹ là người luôn phải sát cánh bên con, cùng chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của con, định hướng cho 63 con hướng đi tốt nhất, để con có thể sưu tầm và học hỏi ý kiến từ cha mẹ Gia đình bác có 1 trai 1 gái, bác chia sẻ: Trong nhà có trai có gái đối với bác đó là điều rất đáng mừng dù gì thì tôi cũng vẫn mong muốn có nhiều hơn 2 đứa, đứa này đi xa thì có đứa kia ở nhà, với lại nhiều ocn rất có lợi khi nhà có việc Đấy cô xem, nhà sinh 2 đứa đấy, đến khi cha mẹ bệnh tật, chả đứa nào chăm sóc được vì toàn ở xa cả Tuy nhiên, trai hay gái cha mẹ không thể quyết định được, con trai hay gái không quan trọng miễn sao con cái được ăn học đầy đủ, nên người là được, con gái cũng nuôi được cha mẹ Bác Tuấn cho biết, ngày trước nhiều gia đình chỉ muốn cố gắng sinh thêm con trai, muốn có người để sau này nối dõi tông đường, cũng không ít gia đình dùng các biện pháp để sinh con theo ý muốn Nhưng giờ đây các gia đình lớp trẻ đã nhận thức được vái trò làm cha làm mẹ, nên họ dần dần từ bỏ quan niệm đó Tuy nhiên, quan niệm đó cần có thời gian Bác cho biết trước đây nuôi 3 con ăn học, gia đình bác phải rất vất vả trong khoản chi tiêu hàng tháng, vì gia đình bác chủ yếu làm nông nghiệp, khi hết mùa màng bác có đi làm thêm các công việc như phụ giúp bác gái công việc buôn bán ở chợ, tham gia hội cựu chiến binh xã Mỗi tháng bác phải dành dụm tiền cho con cái ăn học, con cái bác phải tự làm thêm để trang trải thêm cho cuộc sống hàng ngày Mỗi tháng gia đình bác thu nhập khoảng trên 5htriệu đồng So với trước đây, kể từ khi chưa có nông thôn mới, gia đình bác rất chật vật, ngoài số tiền kiếm được từ mỗi vụ mùa màng và có thêm đồng vào đồng ra từ các nghề khác, bác còn vay mướn từ quĩ hội học sinh để trang trải thêm việc học cho con Nhưng bây giờ, ngoài làm nông nghiệp, được xã đầu tư mỗi hộ gia đình có thêm vốn để chăn nuôi, cái trạo vườn tược, gia đình bác có khá hơn trước rất nhiều Bác chia sẻ, con cái bác, tuy điều kiện không có được nhiều như người ta nhưng lại rất yêu thương đùm bọc lẫn nhau, con trai đầu của bác đi làm ổn định lại tích lũy tiến lương để nuôi các em, cha mẹ cũng đỡ một phần nào 64 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 5 Phỏng vấn người dân Anh Nguyễn Văn Phúc (37 tuổi) Gia đình Anh gồm có 5 thành viên 2 vợ chồng và 2 người con Chị năm nay 32 tuổi Gia đình anh bên cạnh sản xuất nông nghiệp, anh còn đi xây hàng ngày Con trai đầu đang học lớp 5, con trai thứ 2 đang học lớp 3 Mặc dù gia đình không có lương bổng nhà nước nhưng vợ chồng anh vẫn dành dụm tiền kiếm được để nuôi con ái ăn học Anh chia sẻ: 2 đứa con luôn yêu thương nhau và năm nào cũng đạt thành tích học sinh tiên tiến Anh Phúc cho biết: Ngày trước 2 vợ chồng muốn sinh thêm nhưng sau do hoàn cảnh gia đình không cho phép và a luôn mong muốn sinh con ra là luôn để cho con được ăn học đầy đủ Sinh đông con nhưng không thể nuôi dạy con tốt thì sau này lại càng khổ Anh chia sẻ: môi trường tốt nhất dành cho con cái đầu tiên là gia đình sau đó mới đến nhà trường và xã hội Vì gia đình là nơi cha mẹ đặt nền móng đầu tiên cho con 2 vợ chồng Anh ngoài thời gian không đi làm, buổi tối luôn dành thời gian xem bài vở cho con, thúc giục con học bài, dạy cho con những gì con không hiểu Khi con gặp bài khó, Anh thường chăm chú dạy lại bài cho con Dù công việc thường ngày khó nhọc đến đâu nhưng nhìn con học tập chăm chỉ, gia đình anh rất vui Khi hỏi về định hướng nghề nghiệp cho con a cho biết, bây giờ con anh còn đang nhỏ nên trước mắt a chỉ mong con cái được học những gì mà con thích, miễn là không được chảnh mảng việc học Sau này lớn lên, vợ chồng anh sẽ định hướng nghề nghiệp để con có thể sưu tầm và học hỏi Anh Phúc chia sẻ: Quan niệm con trai con gái trước đây hầu như là phổ biến, đăc biệt là những hộ gia đình làm nông nghiệp, họ luôn cố gắng sinh thêm con trai để có người nối dõi dòng tộc, nhưng nay nhờ có chủ trương và sự vận động của chị em hội phụ nữ xã phát động, quan niệm đó cũng đang dần có sự thay đổi Mỗi tháng gia đình Anh phải chi tiêu rất nhiều 65 khoản, ngoài chi tiêu cho con cái học tập, gia đình Anh còn phải đi đám hiếu, hỉ .Trước đây thu nhập hàng tháng của gia đình anh từ nông nghiệp cũng chỉ đạt ở mức trung bình hơn 2 triệu đồng, nhưng bây giờ đã có sự hỗ trợ vốn, chính quyền và nhà nước cũng tạo điều kiện để gia đình anh cải tạo vườn tược, chăn nuôi Anh chia sẻ thêm: Chương trình nông thôn mới đã giúp gia đình anh có thể kiếm thêm thu nhập hàng tháng từ chăn nuôi, trồng trọt 66 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 6 Phỏng vấn người dân Bác Lê Hoàng (53 tuổi), Xã Hương Liên, Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh Gia đình Bác gồm có 7 thành viên 2 vợ chồng và 5 người con Bác gái năm nay (50tuổi), bác gái chủ yếu ở nhà nội trợ chăm sóc gia đình Gia đình bác chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Bác cho biết, môi trường xã hội hóa giáo dục tốt nhất cho con là gia đình, sau đó mới đến nhà trường và xã hội Bởi vì gia đình là nơi gần gũi, nắm bắt những ưu, khuyết điểm và uốn nắn những sai lệch Xã Hương Liên là một xã miền núi, ở đây có rất nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống Đời sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn Gia đình bác chủ yếu làm nông nghiệp, khi hết mùa màng, bác có đi rừng làm rẫy để kiếm thêm thu nhập Bác chia sẻ, con cái đông, cha mẹ lại không có lương bổng nên đời sống gia đình khó khăn hơn nhiều Tuy nhiên, không có điều kiện nhiều như người ta nhưng vợ chồng bác vẫn luôn tích lũy số tiền kiếm được cho con cái ăn học, dạy dỗ con biêt bảo ban lẫn nhau Gia đình bác có 2 trai 3 gái, bác chia sẻ không gì quí giá bằng có con có cái sum vầy lúc cha mẹ ốm đau Nhũng đức tính mà cha mẹ thường chú trọng khi dạy dỗ con cái, bác cho biết, trước đây, không có điều kiện như bây giờ, cha mẹ thường không có thời gian nhiều để chăm sóc con cái, bày cho con từng li từng tí, nhưng bác vẫn dạy các con làm nười phải biết phấn đấu, tiên học lễ hậu học văn Khi hỏi về định hướng nghề nghiệp cho con cái, bác chia sẻ: Bác không định hướng nhiều cho con, phần lớn là tự con cái quyết định Bác chia sẻ: Trước đây bác không có điều kiện học tập, khả năng hiểu biết còn hạn chế, nên con thích gì thì tự con quyết định, cha mẹ không can thiệp Bác chia sẻ thêm, đời sống người dân ở đây còn đang rất khó khăn, nhiều gia đình, con cái vừa học hết lớp 9 đã bỏ học về phụ giúp cha mẹ, kinh tế không cho phép, nhiều bậc cha mẹ phải để 67 cho con thôi học Khi hỏi về quan niệm sinh con trai, bác Hoàng cho biết: Trước thì quan niệm này rất phổ biến, gia đình nào không có con trai thì vẫn cứ sinh khi nào có con trai thì thôi, nhưng bây giờ, cán bộ xã đã đi vận động từng nhà về vấn đề sức khỏe sinh sản nên đã giảm hơn Bác cho biết, con nào cũng là con, miễn là con cái được nên người Bác chia sẻ: hàng tháng gia đình bác phải chi tiêu rất nhiều khoản như cho con cái ăn học, sắm đồ dùng gia đình, tang ma, hiếu hỉ, đời sống rất chật vật Mỗi tháng gia đình bác thu nhập khoảng tầm hơn 2 triệu đồng, mọi khoản chi tiêu bác phải tích lũy rất tiết kiệm Năm 2004, kinh tế gia đình bác rất khó khăn, thu nhập hàng tháng mỗi khẩu trong gia đình bác chỉ ở mức 40.000 đồng Bác chia sẻ: với số tiền đó đúng là không thể trang trải đủ chi tiêu, còn bây giờ, gia đình bác đã đỡ hơn, mặc dù không được hỗ trợ vốn liếng nhưng gia đình bác vẫn cố gắng làm thêm nông nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra còn đi làm rẫy 68 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 7 Phỏng vấn người dân Chị Lê Thị Hoa (35 tuổi), xã Hương Liên, Huyện Hương Khê, Tỉnh Hà Tĩnh Chị ở nhà sản xuất nông nghiêp, chồng chị năm nay 38 tuổi, hiện đang làm công nhân cao su Anh chị có 2 người con và đều là con gái Cháu đầu đang học lớp 5, cháu thứ 2 đang học lớp 2, 2 vợ chồng anh chị đều là công nhân ăn lương tự do nên khi hỏi về vấn đề sinh con thứ 3, chi Hoa chia sẻ: conBây giờ, tôi chỉ muốn sinh 2 con để có điều kiện nuôi dạy con cho tốt, chứ sinh con nhiều quá, khó chăm sóc con đầy đủ, chu đáo được Mà thời buổi bây giờ cũng khác trước nhiều rồi, đẻ nhiều chỉ khổ thôi Chị cho biết, môi trường giáo dục tốt nhất cho con cái là gia đình, tuy nhiên thời gian 2 vợ chồng không dành cho con cái được nhiều vì phải đi làm nên phải nhờ ông bà chăm sóc Tuy vậy chị vẫn luôn dành dụm tiền để mua sắm đủ vật dụng học tập cho con cái Khi hỏi về định hướng nghề nghiệp cho con cái, chị chia sẻ: sau này con cái lớn lên, con tự định hướng nghề nghiệp của mình, cha mẹ không biết con thích gì, với lại trình độ hạn chế nên không thể tự định hướng nghề nghiệp cho con được 2 vợ chồng phải tích lũy từng khoản chi tiêu hàng tháng từ đồng lương có được, mỗi tháng chồng chị thu nhập được hơn 3 triệu đồng Phần lớn, từ nguồn lương hàng tháng của chồng, bên cạnh đó chị còn dành dụm thêm tiền thu nhập được từ mùa màng Chị Hoa chia sẻ, có những năm mùa màng vì thiên tai nên mất mùa, hàng tháng cả nhà phải dựa vào người chồng Chị chia sẻ, thương con nhưng hàng ngày chị đi làm đồng, nhiều khi không có thời gian nên chị không thể dạy bảo con học bài, việc học đều tự con đảm đương 69 ... thay đổi mặt xã hội nông thôn Vì thế, đề tài: ? ?Tìm hiểu biến đổi chức gia đình nơng thơn q trình xây dựng nông thôn (Nghiên cứu trường hợp xã Gia Phố, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) thực nhằm tìm. .. gia đình chức Vì vậy, tơi chọn xã Gia Phố làm địa điểm thực nghiên cứu đề tài: ? ?Tìm hiểu biến đổi chức gia đình nơng thơn q trình xây dựng nơng thơn (Nghiên cứu trường hợp xã Gia Phố, huyện Hương. .. chương trình nơng thơn mới? Để trả lời câu hỏi đó, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: ? ?Tìm hiểu biến đổi chức gia đình nơng thơn q trình xây dựng nông thôn mới? ?? (nghiên cứu trường hợp xã Gia Phố,

Ngày đăng: 07/01/2020, 21:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • LỜI CẢM ƠN

  • TÓM TẮT KHÓA LUẬN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HỘP

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU

  • 1.1 Đặt vấn đề

    • 1 Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.2.1 Mục tiêu chung

      • 1.1 Mục tiêu cụ thể

      • 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

        • 2.1 Đối tượng nghiên cứu

        • 2.2 Khách thể nghiên cứu

        • 2.3 Phạm vi nghiên cứu

        • PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU và cơ sỞ LÝ LUẬN

          • 2.1 Tổng quan tài liệu

          • 2.2 Cơ sở lý luận

          • 2.2.1 Khái niệm gia đình

          • 2.2.2 Khái niệm chức năng gia đình và các chức năng cơ bản của gia đình

          • 2.2.3 Khái niệm biến đổi xã hội

          • 2.3 Cách tiếp cận gia đình với tư cách là thiết chế xã hội

          • 2.4 Cách tiếp cận cấu trúc chức năng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan