Văn hóa VN

4 255 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Văn hóa VN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu ôn tập Câu 1: Khái niệm, bản chất, chức năng của văn hoá: Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa về văn hoá khác nhau. Theo Mayor: Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động, mọi mặt của cuộc sống con người đã diễn ra trong qúa khứ và cũng như trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ, lối sống, mà dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình. Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phấp luật, khoa học , tôn giáo, văn học nghê thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn ,ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó được gọi là văn hoá. Bản chất văn hoá: Nói đến văn hoá là nói đến con người, là nói đến sức mạnh bản chất người, vì thế mà chủ thể văn hoá là con người. Sức mạnh bản chất người phải được vật thể hoá. Đó là quá trình chuyển hoá sức mạnh bản chất người vào các vật thể để biến chúng thành những chỉnh thể mới. Thông qua hoạt động con người tạo ra những sản phẩm cho xã hội, hoặc là sản phẩm vật chất, hoặc là sản phẩm tinh thần. Sức mạnh bản chất người phải được xã hội hoá, đó là quá trình chuyển hoá sức mạnh bản chất người từ những cái của cá thể thành những cái của cộng đồng. Sản phẩm làm ra phải được thừa nhận, tiêu dùng, thoả mãn góp phần thúc đẩy con người xh phát triển. Sức mạnh bản chất người phải đạt đến chuẩn mực tiên tiến, vượt qua chuẩn mực bình thường, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, được xã hội tôn vinh ca ngợi. Xét về phương diện hoạt động thì đó chính là những hoạt động về cả mặt vật chất và tinh thần, là tổng thể rất nhiều hoạt động mang tính văn hoá. Vậy thì sản phẩm của văn hoá bao gồm những gì? Đó là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà văn hoá mang lại qua sự sáng tạo của con người. Do đó, nhận định tổng quát về bản chất của văn hoá là: Văn hoá là phát huy sức mạnh bản chất người vào trong cuộc sống thông qua tổng thể rất nhiều những hoạt động, sáng tạo ra nhữnh giá trị vật chất và tinh thần, hướng con người tới cái chân thiện mỹ, xh phát triển đổi mới, tiến bộ và hoàn thiện không ngừng. Lớp Quản lý các hoạt động văn hoá Tài liệu ôn tập Cấu trúc của văn hoá: Có nhiều quan điểm phân chia, nhưng qaun tâm nhiều tới 2 cách đó là: Văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể hoặc là văn hoá vât chất và văn hoá tinh thần. Tuy nhiên sự phân chia nào cũng chỉ mang tính tương đối, ranh giới nhiều khi chưa rõ ràng. Chính vì lẽ đó, khi xem xét về cấu trúc văn hoá thi chủ thể cần có cách nhìn và đánh già toàn diện, xem xét sự bổ trợ của các mặt trong một chỉnh thể thống nhất. Chức năng của văn hoá bao gồm: Giáo dục, nhận thức, thẩm mỹ. Cả 3 chức năng này luôn tồn tại và có mối quan hệ mật thiết, bổ trợ lẫn nhau. Giáo dục đúng hướng thì nhận thức vấn đề theo hướng tích cực, và cảm quan về cuộc sống tất nhiên sẽ hướng tới những điều tốt đẹp. Và ngược lại. Câu 2: Vai trò của văn hoá đối với sự phát triển của xh. Văn hoá có một vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của xh. Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển kinh tế, xh. Mục tiêu của sự phát triển phải là: Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, trong sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và tinh thần, giữa mức sống cao và cách sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững, không phải cho ít người mà cho tất cả nmọi người, không phải cho hiện tại mà định hướng cho tương lai. Văn hoá là động lực của sự phát triển kinh tế xh. Văn hoá giải phóng và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xh, trong đó trước hết là lĩnh vực kinh tế. Văn hoá còn là hệ điều tiết của sự phát triển kinh tế xh. Văn hoá phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của những nhân tố khách quan và chủ quan, của những điều kiện bên trong và bên ngoài bảo đảm cho sự phát triển kinh tế xã hội được cân đối, hài hoà, bền lâu. Sự điều tiết đó đựơc thể hiện trên nhiều lĩnh vực như là: Đối với nền kinh tế thị trường, với kinh tế đối ngoại, với vấn đề bảo vệ môi trường. Câu 3: Tính chất tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá của nền văn hoá Việt Nam hiên đại. Nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá phù hợp với tiến trình lịch sử, thúc đẩy sự phát triển lịch sử. Nền văn hoá đó là nền tảng tinh thần của xh, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xh, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xh. Tính chất tiên tiến được thể hiện bao gồm: Lớp Quản lý các hoạt động văn hoá Tài liệu ôn tập - Đó là sự biểu hiện ở trình độ cao của văn minh vật chất, và tiến bộ cả về đời sống vật chất lẫn tinh thần. - Văn hoá tiên tiến dựa trên thế giới quan khoa học và hệ tư tưởng tiến bộ của thời đại. - Văn hóa tiên tiên xây dựng trên nguyên tắc của tinh thần dân chủ, nhân đạo và tiến bộ. - Bô phận trọng yếu của văn hoá tiên tiến là văn học, nghệ thuật phát triển phnog phú, đa dạng, thể hiện sâu sắc khát vọng của nhân dân, hướng về chân thiện mỹ. - Văn hoá tiên tiến có kết cấu hạ tầng hiện đại. Tính dân tộc ở đây là chất keo kêt nối cộng đồng người gắn bó với nhau, để cùng tồn tại và phát triển. Như vậy tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một thể thống nhất, không tách rời nhau trong nền văn hoá việt nam. Câu 4: Bản sắc đặc trưng của quê hương anh chị là gì? Tự trình bày Câu 5:Nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá Việt Nam.Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ ở địa phương Nghị quyết TW 5 (Khoá VIII) đề ra những nhiệm vụ: 1. Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Con người mới bao gồm những đức tính sau: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH.Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung.Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước.Lao động chăm chỉ, có lương tâm và đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình đọ chuyên môn. 2. Xây dựng môi trường văn hoá 3. Phát triển sự nghiệp văn học và nghệ thuật. 4. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá. 5. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ. 6. Phát triển hệ thống thông tin đại chúng. 7. Bảo tồn phát huy và phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số. 8. Có chính sách đúng đắn đối với tôn giáo. Lớp Quản lý các hoạt động văn hoá Tài liệu ôn tập 9. Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá. 10. Củng cố, xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hoá. (Ở mỗi nhiệm vụ có thể phân tích một số ý theo chủ quan) Liên hệ: Tự liên hệ Câu 6: Ý nghĩa của việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở ( Thực tế ở địa phương). Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đã đang và sẽ tiếp tục là một nhiêm vụ có ý nghĩa hết sức qaun trọng đối với toàn Đảng toàn dân. ( Anh chị tự phân tích phần này theo suy nghĩ chủ quan của mình trên cơ sở thực tế mà anh chi nắm được). Câu 7:Nội dung hoạt độngvăn hoá cơ sở là gì? Liên hệ việc thực hiện nội dung ở đại phương. - Hoạt động thông tin, tuyên truyền cổ động. - Hoạt động CLB, nhà văn hoá. - Hoạt động giáo dục truyền thống. - Hoạt động nghệ thuật quàn chúng, thể thao, vui chơi giải trí. - Hoạt động xd nếp sống văn hoá. - Hoạt động xh từ thiện. (Với mỗi hoạt động anh chị liên hệ thực tế địa phương mình, lấy ví dụ dẫn chứng) Lớp Quản lý các hoạt động văn hoá . sắc văn hoá của nền văn hoá Việt Nam hiên đại. Nền văn hoá tiên tiến là nền văn hoá phù hợp với tiến trình lịch sử, thúc đẩy sự phát triển lịch sử. Nền văn. hoạt động văn hoá Tài liệu ôn tập Cấu trúc của văn hoá: Có nhiều quan điểm phân chia, nhưng qaun tâm nhiều tới 2 cách đó là: Văn hoá vật thể và văn hoá

Ngày đăng: 16/09/2013, 22:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan