Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

95 1.4K 3
Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa

Trang 1

KHẢO SÁT VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG

TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN KHÁNH HÒA

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

1 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam2 VCCI Khánh Hòa VPĐD Phòng Thương mại và CNVN tại Khánh Hòa

4 DNCBTS Doanh nghiệp chế biến thủy sản

9 DNFDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

13 ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động

MỞ ĐẦU

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, nền kinh tế nước taliên tục tăng trưởng cao, vốn đầu tư trong nước và nước ngoài tăng nhanh, cơ cấu kinh tếvà cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, hàng năm tạo việc làm cho hàng triệu

Trang 2

lao động, thu nhập và đời sống của NLĐ trong các doanh nghiệp được cải thiện, từng bướchình thành QHLĐ lành mạnh trong doanh nghiệp, xuất hiện nhiều mô hình, nhiều doanhnghiệp có QHLĐ tốt.

Đạt được kết quả trên là do thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩatừng bước được hoàn thiện, công tác quản lý Nhà nước về đầu tư và lao động có chuyểnbiến tích cực, nhiều tổ chức công đoàn trong các loại hình doanh nghiệp đã trở thành ngườiđại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ, góp phần giúp doanh nghiệp ổn định vàphát triển sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp lao động dẫn đến đình côngkhông đúng trình tự pháp luật lao động có xu hướng gia tăng với quy mô lớn, ảnh hưởngđến an ninh, trật tự xã hội và môi trường đầu tư, làm thiệt hại cho NLĐ, cho doanh nghiệpvà cho cả nền kinh tế.

Để khắc phục tình trạng trên, từ đó góp phần ổn định môi trường đầu tư, bảo đảmtăng trưởng kinh tế bền vững, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xây dựng mối QHLĐhài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp……Ngày 05 tháng 06 năm 2008, BanBí thư đã có chỉ thị số 22-CT/TW, về việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xâydựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp Và đến ngày 18 tháng 08 năm2008, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1129/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạchtriển khai Chỉ thị số 22 của Ban Bí thư về vấn đề trên Trong quyết định này, nhiệm vụđược tập trung chủ yếu vào 03 Bộ ngành sau ( Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, VCCI ) để cùng nhau xây dựng mối QHLĐ hài trongdoanh nghiệp theo cơ chế giải quyết 03 bên.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng mối QHLĐ hài hòa trong doanhnghiệp cả nước nói chung và các doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Khánh Hòa nói riêng; cũnglà vấn đề đang bức xúc hiện nay tại các doanh nghiệp Khánh Hòa khi mà trong hơn hainăm trở lại đây, tuy rằng toàn tỉnh chưa xảy ra các cuộc đình công lớn, song đã xảy ra hơn10 cuộc lãn công, ngừng việc dẫn đến tranh chấp lao động, hầu hết các cuộc lãn công đềuxảy ra ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp có số lao động tương đối

Trang 3

nhiều, điển hình là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp CBTS – đây cũnglà một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Khánh Hòa.

Thông qua đề tài “Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến

thủy sản Khánh Hòa “, sẽ có sự nhận định rõ hơn về tình hình QHLĐ trong ngành công

nghiệp CBTS Khánh Hòa liên quan tới các khía cạnh như tiền lương, đào tạo, tuyển dụng,sa thải, và các chính sách lao động khác trong doanh nghiệp Nhóm tác giả đã tiến hànhcuộc khảo sát điều tra sâu 15 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực CBTS tại tỉnhKhánh Hòa Kết quả của cuộc điều tra đã phản ánh phần nào tình hình chung của môitrường QHLĐ hiện tại, những khó khăn vướng mắc mà các doanh nghiệp đang gặp phải.Luận văn cũng hi vọng những kiến nghị được đưa ra trong báo cáo nghiên cứu này sẽ gópphần tác động tích cực tới quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và chínhsách của Chính phủ về lao động.

Trang 4

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNGI Tổng quan về nội dung và phương pháp nghiên cứu :

Trang 5

1 Cơ sở nghiên cứu :

Cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng và những thách thức mà các DNCBTSKhánh Hòa đang phải đối mặt về tiền lương, tuyển dụng, đào tạo, sa thải, QHLĐ và khảnăng liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức đại diện NSDLĐ Thông tin thu thập từcuộc khảo sát sẽ được sử dụng làm cơ sở để VCCI báo cáo tham mưu Chính phủ về cácvấn đề lao động trong trong ngành thủy sản nói riêng từ góc độ quan điểm của người chủsử dụng lao động, đồng thời giúp xây dựng định hướng hợp tác của VCCI với cộng đồngdoanh nghiệp nói chung trong tương lai

Cuộc khảo sát được tiến hành tại tỉnh Khánh Hòa, bao gồm : KCN Suối Dầu ( CamLâm ), KCN Bình Tân ( Nha Trang ), khu vực Đồng Đế và Lê Hồng Phong ( Nha Trang ),khu vực ngoại thành Nha Trang ( Lương Sơn, Phước Đồng ) Đây cũng là những nơi có thếmạnh về thủy sản điển hình của tỉnh, khảo sát được thực hiện trong thời gian từ tháng 5đến tháng 6 năm 2010 Khảo sát tập trung vào các DNCBTS Khánh Hòa sử dụng nhiều laođộng thuộc ba khu vực doanh nghiệp: khu vực DNNN, khu vực DNTN và khu vựcDNFDI Có 15 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên để khảo sát, bao gồm những doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các địa bàn nói trên tại tỉnh Khánh Hòa

Các thông tin nằm trong phiếu điều tra doanh nghiệp bao gồm :

 Tiền lương: mức thu nhập (bao gồm lương cơ bản, trợ cấp, phụ cấp, tiền ăn giữa cav.v.) trung bình của NLĐ, mức thưởng Tết, sự tăng giảm quỹ lương và ưu tiên chitiêu của doanh nghiệp năm 2010-2011

 Đào tạo nghề: các loại hình lao động và kỹ năng mà doanh nghiệp có thể sử dụng từcác trường nghề, hạn chế của hệ thống trường nghề và khả năng tự đào tạo lao độngcủa DNCBTS Khánh Hòa.

 Tuyển dụng và sa thải: nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong năm 2010, cácbiện pháp giãn thợ mà DN sử dụng do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉlệ thay thế lao động và các biện pháp giữ chân lao động giỏi

Trang 6

 Thoả ước lao động tập thể: lợi ích/khó khăn trong việc ký thoả ước lao động tập thể,cấp độ ký thoả ước (cấp doanh nghiệp hay cấp ngành)

 Đình công và tranh chấp lao động: cách thức đối thoại giữa doanh nghiệp và NLĐ,giải quyết khiếu nại của NLĐ, nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động (nếu có) vàbiện pháp phòng ngừa, ngăn chặn

 Các kiến nghị chính sách về việc thu phí công đoàn, BHXH và BHTN, điều chỉnhlương tối thiểu, việc thực hiện ATVSLĐ và phương hướng kết nối với tổ chức đạidiện doanh nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu :

 Mục tiêu nghiên cứu nhằm hiểu được thực trạng hiện nay về vấn đề lao động vàQHLĐ được thực hiện như thế nào trong các DNCBTS Khánh Hòa, qua đó nhằmchỉ ra những xu hướng phát triển chính về lao động - việc làm trong năm 2010-2011 Thông qua cuộc khảo sát ghi nhận quan điểm và ý kiến của chủ doanh nghiệp dướigóc độ là NSDLĐ về các vấn đề liên quan đến Bộ luật lao động Kết quả của cuộckhảo sát sẽ làm cơ sở để VCCI báo cáo, tham mưu Chính phủ về việc sửa đổi Bộluật loa động đồng thời giúp xây dựng định hướng hợp tác giữa VCCI với cộngđồng doanh nghiệp trong tương lai

 Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng mối QHLĐ hài hòa, hiệu quả giữa NSDLĐvà NLĐ trong các DNCBTS Khánh Hòa.

Các mục tiêu cụ thể gồm:

 Sự tác động của các chính sách tiền lương của Nhà nước và khủng hoảng kinh tếđối với sự thay đổi về mức lương trung bình, quỹ lương và ưu tiên chi tiêu củadoanh nghiệp.

 Nhu cầu đối với các kỹ năng của lao động và mối liên hệ giữa các cơ sở dạy nghềvới doanh nghiệp.

Trang 7

 Tác động của khủng hoảng kinh tế với quyết định tuyển dụng, sa thải và giữ chânlao động của doanh nghiệp.

 Quan điểm của doanh nghiệp đối với việc thương lượng và ký kết thoả ước lao độngtập thể.

 Các biện pháp đối thoại và giải quyết tranh chấp lao động giữa NLĐ và NSDLĐtrong doanh nghiệp từ quan điểm của người quản lý

 Quan điểm của doanh nghiệp đối với một số chính sách tiền lương, lao động củaNhà nước và những kiến nghị

3 Câu hỏi nghiên cứu:

Nghiên cứu hướng tới trả lời các câu hỏi sau đây:

 Tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với vấn đề lao động trong cácDNCBTS Khánh Hòa bao gồm giá nhân công, ưu tiên trong sử dụng và tuyển dụnglao động ?

 Cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với vấn đề QHLĐ như cách đối thoại với NLĐvà giải quyết khiếu nại của họ, cách ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp lao động,nhận định của NSDLĐ về sự gia tăng các cuộc đình công tự phát gần đây ?

 Hiện trạng và thách thức trong mối liên hệ giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệptrong bối cảnh khủng hoảng và thiếu hụt lao động ?

 Quan điểm của DNCBTS Khánh Hòa về các chính sách như tiền lương tối thiểu,phí công đoàn, BHXH ?

 Cách tốt nhất để VCCI đại diện cho doanh nghiệp là gì?

4 Phương pháp nghiên cứu :

4.1 Nghiên cứu định lượng : khảo sát qua thư 15 doanh nghiệp

Mục đích : khảo sát định lượng để đo lường mức độ thường xuyên xảy ra của các vấn

đề đã phát hiện trong quá trình nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn trực tiếp.

Trang 8

Đối tượng khảo sát : chủ doanh nghiệp, người trực tiếp điều hành doanh nghiệp hoặc

trưởng bộ phận nhân sự của các DNCBTS Khánh Hòa.

Chọn mẫu : chọn lọc 15 mẫu doanh nghiệp từ nguồn dữ liệu của Sở Lao động -Thương

binh và Xã hội Khánh Hòa và Danh sách Hội viên VCCI Khánh Hòa; tiêu chí để chọnmẫu như sau :

o Theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh : thuộc ngành công nghiệp CBTS.o Theo loại hình doanh nghiệp : nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài

o Theo qui mô doanh nghiệp : ưu tiên các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, sử dụng sốlao động nhiều.

o Theo địa bàn đăng ký kinh doanh : tập trung vào thành phố Nha Trang, ngoại thànhNha Trang, KCN Bình Tân ( Nha Trang ) và KCN Suối Dầu ( Huyện Cam Lâm ).

Bảng 2 : Các doanh nghiệp tham gia khảo sát phân theo khu vực doanh nghiệpvà địa bàn hoạt động

Khu vực DNĐịa bàn

4.2 Nghiên cứu định tính : Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Các cuộc phỏng vấn sâu có mục tiêu kiểm tra chéo các thông tin đã thu thập từ doanhnghiệp và bổ sung các nhận định về xu hướng lao động - việc làm - tiền lương của các đốitượng có liên quan Cụ thể:

Phỏng vấn trực tiếp 03 tổ chức có liên quan :

Trang 9

Các chuyên gia trong Hội đồng giới sử dụng lao động theo cơ chế 03 bên gồm : SởLao động -Thương binh và Xã Hội Khánh Hòa ( đại diện Nhà nước ); Liên đoàn Lao độngtỉnh Khánh Hòa ( đại diện cho NLĐ ); và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tạiKhánh Hòa ( đại diện cho NSDLĐ ) Cuộc phỏng vấn này nhằm cung cấp thêm một sốquan điểm về lao động và quản lý lao động của các cơ quan hữu quan, đồng thời có ýnghĩa kiểm tra chéo tính chính xác của những thông tin đã thu thập được từ kết quả khảosát của các doanh nghiệp.

Phỏng vấn trực tiếp 15 NLĐ là công nhân nhập cư tại Khánh Hòa

4.3 Một số phương pháp như :

Luận văn sử dụng các phương pháp khoa học hành chính, quản lý Nhà nước và khoahọc pháp lý, phương pháp nghiên cứu tổng quan, phương pháp thu thập, phân tích, tổnghợp, thống kê …

4.4 Công cụ xử lý thông tin :

Sử dụng trên máy vi tính với phần mềm Word, Excel là chủ yếu và một số công cụkhác.

II Khái quát về ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa :

Khánh Hòa là tỉnh có ngành CBTS mạnh, kim ngạch xuất khẩu đứng thứ tư so với cảnước ( sau Cà Mau, Sóc Trăng, Cần Thơ ), kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là khoảng 255triệu USD, chiếm 6,9% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam.

Tính đến năm 2009, Khánh Hòa đã có 60 xưởng chế biến xuất khẩu; trong đó 33 nhàmáy chế biến đông lạnh, 5 phân xưởng chế biến đồ hộp, 22 cơ sở chế biến thủy sản khô.Các doanh nghiệp trong ngành ngoài những phân xưởng mới xây dựng, các phân xưởng cũcũng đã từng bước nâng cấp nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị đạt yêu cầu của ngành doBộ Thủy sản qui định Đến năm 2009 đã có 9 nhà máy đông lạnh đạt tiêu chuẩn được cấpCode xuất khẩu vào thị trường châu Âu Có 25 nhà máy chế biến đông lạnh, 16 phânxưởng chế biến thủy sản khô, 4 phân xưởng chế biến đồ hộp được Bộ Thủy sản chứngnhận đạt tiêu chuẩn ngành.

Trang 10

Trước đây từ chỗ sản phẩm đông lạnh xuất thô thì nay các doanh nghiệp đã tiếp cậnvới nhu cầu thị trường, chế biến sản phẩm phục vụ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùngtại siêu thị Sản phẩm được cải tiến, đảm bảo chất lượng và mẫu mã đẹp, được các thịtrường khó tính chấp nhận Các doanh nghiệp đã chịu khó tìm hiểu về mẫu mã, tham dựcác hội chợ chuyên ngành thủy sản để tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, tiếp cận với kháchhàng mở rộng thị trường tiêu thụ.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản trên thị trường thế giới ngày càng gia tăng,các công ty CBTS xuất khẩu trên địa bàn toàn tỉnh đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩuthủy sản Tuy nhiên việc có đủ nguồn nguyên liệu để chế biến hàng xuất khẩu là một vấnđề rất bức xúc đối với các doanh nghiệp hiện nay Trước tình hình này, hầu hết cácDNCBTS Khánh Hòa đều tự tổ chức mạng lưới mua nguyên liệu khắp nơi trong cả nướcvà thậm chí nhập nguyên liệu từ nước ngoài về như cá Bò da, cá hồi, cá đen, cứ ngừ đạidương, tôm chân trắng, mực…vì nguồn nguyên liệu trong tỉnh không đáng kể Giá sảnphẩm thủy sản tăng khoảng 10-15% so với năm ngoái và giá mua nguyên liệu cũng tăngtương ứng.

Về cơ cấu sản phẩm : Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Khánh Hòa chủ

yếu hiện nay vẫn là các sản phẩm đông lạnh ( cá, tôm, mực, ghẹ ), sản phẩm chế biến khô (mực khô, cá khô, ruốc khô ), sản phẩm sống và tươi sống ( tôm hùm, cá mú, cá ngừ đạidương ), sản phẩm đồ hộp đã đầu tư tại 5 đơn vị ; tuy nhiên trong thời gian qua sản lượngchưa đáng kể, chưa phát huy được hiệu suất đầu tư.

Hàng thủy sản chế biến đông lạnh là hàng chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu chiếmkhoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản; trong đó nhiều nhất là cá nguyên con vàphi lê đông lạnh Tiếp đến là tôm, mực chế biến các dạng đông lạnh Các mặt hàng cua ghẹcũng được chế biến nhiều dạng như nguyên con, ghẹ mãnh, ghẹ thịt rất phong phú.

Các mặt hàng đông lạnh vẫn còn chế biến nhiều ở dạng block, các dạng chế biến tinh,hàng giá trị gia tăng đã phát triển mạnh trong thời gian qua tuy nhiên cũng chỉ chiếm tỉtrọng khoảng 25-30% sản lượng đông lạnh chung, đây cũng là một vấn đề cần phải quantâm để phát triển trong thời gian tới.

Trang 11

Về cơ cấu thị trường : Qua theo dõi sản phẩm thủy sản của Khánh Hòa cũng mang

những đặc thù chung của cả nước và chịu những chi phối chung của những biến động vềtình hình thủy sản xuất khẩu thế giới, về giá cả, rào cản kỹ thuật …

Thị trường xuất khẩu thủy sản tỉnh Khánh Hòa tập trung chủ yếu vào các thị trườngsau : Mỹ, Nhật, châu Âu, Nga, Đông Âu, Úc, châu Phi, Trung Đông…

Thị trường Nhật : Nhật được xem là thị trường mạnh và truyền thống từ trước đến

nay Trong chiến lược xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa luôn đánh giá rất cao về tínhổn định của thị trường này với số lượng nhập khẩu nhiều, giá cả tương đối và đòihỏi chất lượng phù hợp Trước đây thị trường này vẫn được xem là tiêu chuẩn đểđánh giá về trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Trongxu hướng những năm gần đây do sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU…nênsản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu có giảm, tuy nhiên trước tình hình chungvề các rào cản kỹ thuật đang đặt ra với Việt Nam như tình hình kiểm tra dư lượngkháng sinh, đánh thuế tôm Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ…thì thịtrường Nhật lại chính là thị trường quan trọng như những năm trước đây.

Thị trường Mỹ : Cùng với sự phát triển hợp tác chung về kinh tế đối ngoại, ngành

Thủy sản Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng đã mở rộng xuất khẩu sangthị trường Mỹ Thị trường Mỹ có nhiều triển vọng vì sức mua lớn, giá cả ổn định vàcao hơn một số thị trường khác Tôm sú, tôm chân trắng, cá ngừ đại dương…lànhững mặt hàng chính của Khánh Hòa xuất sang thị trường Mỹ.

Thị trường Đông Nam Á : Là thị trường mang tính truyền thống sau Nhật, kim

ngạch xuất khẩu thủy sản của Khánh Hòa sang thị trường này thường ổn địnhkhoảng 20-25% Mặt hàng xuất khẩu không đòi hỏi chất lượng cao,chủng loạiphong phú, đa dạng phù hợp với nguồn lợi đánh bắt được, thường là các loại sảnphẩm đông lạnh dạng block, dạng ướp đá, hoặc tươi sống, hàng chế biến khô Loạihàng này phần lớn thường được xuất qua các tàu vào nhận hàng tại cảng Nha Trang.Cần tiếp tục duy trì thị trường này vì nó phù hợp với phần lớn các doanh nghiệp vừa

Trang 12

và nhỏ, tiêu thụ được những loại sản phẩm không xuất khẩu được sang những thịtrường khó tính.

Thị trường châu Âu : Đây là thị trường lớn có nhiều triển vọng, là thị trường đòi hỏi

đầu tư công nghệ và chất lượng sản phẩm cao Mặc dù được xếp vào thị trường khótính nhưng giá cả cao, ổn định Do Việt Nam chưa được xếp vào danh sách nhóm I (nhóm các nước được phép nhập khẩu vào châu Âu ở cấp cộng đồng ) nên các doanhnghiệp phải qua thủ thục đăng ký, kiểm tra xét duyệt và được công nhận mới đủđiều kiện xuất khẩu vào thị trường này Tuy nhiên nó thể hiện được uy tín củadoanh nghiệp trên thương trường vì khi được Code vào EU thì được phép xuất khẩuvào các thị trường khó tính khác.

Thị trường Trung Quốc : là thị trường lớn với mặt hàng phong phú đa dạng.

Thường Khánh Hòa xuất khẩu sang thị trường này các loại sản phẩm đông block,thủy sản tươi ướp đá, thủy sản tươi sống…Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường nàycòn thấp khoảng 7-8%; tuy nhiên thường xuất khẩu qua đường tiểu ngạch hoặc muabán qua các tỉnh biên giới Cần chú ý thị trường này vì hầu hết tiêu thụ các loại hàngcá khô của tỉnh Khánh Hòa.

Thị trường khác : Các thị trường khác như : Úc, Nga, Trung Đông…các doanh

nghiệp thủy sản Khánh Hòa đã và đang bước đầu xâm nhập.

Về công nghệ : Khánh Hòa được đánh giá là địa phương phát triển khá tốt theo kịp

với sự phát triển chung của thị trường Với yêu cầu chất lượng sản phẩm phải nâng caophù hợp thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp phải nhanh nhạy thích nghi đầu tư nhiềuthiết bị mới Các doanh nghiệp như : Công ty CP Nha Trang Seafoods F17, Công ty CPHải sản Nha Trang; Công ty TNHH Trúc An; Công ty TNHH Thủy sản Nha Trang, Côngty TNHH Hải Vương, Công ty TNHH Galant Ocean VN, Công ty TNHH Phillip SeafoodVN…đã đầu tư nhiều thiết bị mới phù hợp với xu hướng thị trường hiện nay như thiết bịnhập nguyên liệu, rửa nguyên liệu, phân cở, luộc, cấp đông rời qua băng chuyền tự động…Tủ cấp đông thế hệ cũ thời gian cấp đông dài 4-5 giờ không phù hợp với yêu cầu chế biếncác sản phẩm giá trị gia tăng kích thước nhỏ đã được thay thế bằng các tủ đông tiếp xúc

Trang 13

( contact freeze ) thế hệ mới thời gian cấp đông ngắn từ 1-2 giờ hoặc tủ cấp đông gió ( airblast freerer ) bốn cửa thời gian cấp đông khoảng 40 phút hoặc thiết bị cấp đông rời IQF( Individual Quick Freezing ) với các dạng băng chuyền xoắn, băng chuyền Inox, băng lướithẳng, thời gian cấp đông rất ngắn 20-30 phút/mẻ.

Kho bảo quản lạnh đòi hỏi nhiệt độ -18 độ C và phải kiểm tra bằng nhiệt kế tự ghi,quản lý qua máy vi tính tại văn phòng trung tâm Máy dò kim loại, máy đóng gói qua hútchân không, thiết bị, phòng kiểm tra vi sinh, kiểm tra dư lượng kháng sinh…đã được đầutư để phục vụ yêu cầu chế biến xuất khẩu.

Tuy nhiên việc đầu tư cũng chưa được nhiều và đồng đều Bên cạnh thiết bị mới,doanh nghiệp vẫn còn nhiều thiết bị cũ sử dụng đan xen để chế biến những sản phẩm cấpđông thô, kích thước lớn…hoặc có doanh nghiệp do thiếu vốn nên phải mua thiết bị qua sửdụng ( second hand ).

Bảng 7 : Lao động trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa

I.Chế biến công nghiệp, tổ hợp

Trang 14

Công nhân “ 1.827 1.983 2.130 2.317

( Nguồn : Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa )

Chương 2TIỀN LƯƠNG

Tiền lương là một vấn đề hết sức nhạy cảm và cốt yếu cho mọi doanh nghiệp, vì nókhông chỉ ảnh hưởng tới chi phí lao động mà cả sự ổn định của lực lượng lao động, sự hàihoà của QHLĐ và sự phát triển bền vững của cả doanh nghiệp Trong chương này, tác giảsẽ xem xét các khía cạnh khác nhau của vấn đề tiền lương như: chi phí lao động, thưởng

Trang 15

Tết, biến động quỹ lương năm 2010, ưu tiên chi tiêu của doanh nghiệp trong năm 2010 vàtác động của chính sách lương tối thiểu tới doanh nghiệp

I Chi phí lao động :

Tại Việt Nam hiện nay Nhà nước quy định mức lương tối thiểu khác nhau cho khuvực DNFDI và doanh nghiệp trong nước cũng như các mức lương tối thiểu theo vùng Mặcdù trên thế giới, lương tối thiểu vẫn được coi là mức lương tượng trưng có ý nghĩa về ansinh xã hội hơn là mức lương thực trả, nhưng tại Việt Nam do việc thương lượng lương vàđiều kiện lao động giữa NLĐ và NSDLĐ tại doanh nghiệp vẫn chưa phát triển và chủ yếumang tính hình thức, cho nên lương tối thiểu trở thành mức lương thực trả cho NLĐ phổthông Hiện nay mức lương tối thiểu áp dụng cho khu vực DNFDI tại tỉnh Khánh Hòa là1.190.000 đồng/người/tháng Lương tối thiểu của doanh nghiệp trong nước ở địa phươngnày là 880.000 đồng/người/tháng Đây cũng là mức lương làm căn cứ đóng BHXH củaNLĐ và doanh nghiệp

Tuy nhiên, theo đại đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát, mặc dù trả cho NLĐlương cơ bản bằng lương tối thiểu do Nhà nước quy định ( một số doanh nghiệp trả caohơn mức lương tối thiểu nhưng chênh lệch không đáng kể ), với chi phí sinh hoạt đắt đỏ vàgiá cả leo thang hiện nay, buộc họ phải trả cao hơn mới có thể thu hút lao động Nói cáchkhác, các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo mức thu nhập cho NLĐ sao cho phù hợp vớitình hình cung-cầu của thị trường lao động và đảm bảo mức sống tối thiểu cho NLĐ.Khoản chênh lệch giữa lương cơ bản và lương thị trường hay thu nhập cuối cùng của NLĐđược trả dưới hình thức các khoản phụ cấp, trợ cấp khác nhau như tiền chuyên cần, thưởngnăng suất, trợ cấp sinh hoạt, phụ cấp đi lại … Trung bình, tiền làm thêm giờ và các khoảntrợ cấp, phụ cấp chiếm 40% tổng thu nhập của NLĐ

Cuộc khảo sát cho thấy mức thu nhập trung bình hiện nay của lao động trong ngànhcông nghiệp CBTS Khánh Hòa là 1.625.000 đồng/người/tháng Trong đó thu nhập của laođộng trong khu vực DNNN cao nhất, đạt 1.950.000 đồng/người/tháng, tiếp đến là khu vựcDNTN với mức 1.608.000 đồng/người/tháng và thấp nhất là DNFDI với mức 1.500.000đồng/người/tháng Như vậy thu nhập trung bình của NLĐ trong DNNN cao hơn các

Trang 16

DNFDI tới 30% và mức chênh lệch thu nhập giữa DNTN và DNFDI là 7,2% Một phần lýdo dẫn tới sự chênh lệch này là các DNNN tham gia khảo sát là các doanh nghiệp có quymô lớn, có thị trường ổn định và nguồn vốn khá dồi dào Đối với DNTN, bên cạnh cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa, thì còn có các doanh nghiệp khác lớn hơn tham gia phỏng vấnvới qui mô hoạt động và tiềm lực tài chính tương đối vững mạnh như : Công ty TNHH HảiVương, Công ty CP Hải sản Nha Trang …và cũng chính những công ty này đã thực sự trảlương cho NLĐ ở mức cao và tương đối cao so với các doanh nghiệp khác; chính vì vậy đãdẫn đến kết quả chung về tiền lương của khối DNTN cao hơn khối DNFDI Ngược lại, đốivới các DNFDI tham gia phỏng vấn đa phần là các doanh nghiệp hoạt động ở qui mô vừavà nhỏ, giá trị các mặt hàng xuất khẩu chưa cao ( tuy nhiên đây cũng là các DNFDI điểnhình của tỉnh Khánh Hòa ); do vậy các doanh nghiệp này trả lương cho NLĐ phần lớn chỉở mức trung bình và thấp, đặc biệt có doanh nghiệp trả lương thấp nhất, chỉ với 1.200.000đồng/người/tháng; và cũng là mức lương thấp nhất trong các doanh nghiệp tham gia khảosát

1,500,000 1,625,000

DNNNDNTNDNFDITrung bình

Khu vực doanh nghiệp

Bảng 8 : Thu nhập trung bình của người lao động

So sánh với kết quả khảo sát của VCCI về QHLĐ ngành dệt may năm 2009, thì thunhập bình quân của NLĐ trong ngành này tại TP HCM và Hà Nội là 2.100.000đồng/người/tháng Điều này cũng phù hợp với mặt bằng thu nhập chung của NLĐ trênphạm vi toàn quốc, mặc dù mức lương tại hai địa phương được khảo sát nói trên tuy rằng

Trang 17

cao hơn so với các DNCBTS Khánh Hòa nhưng bù lại mức chi tiêu của NLĐ cũng sẽnhiều hơn tương ứng vì đây là hai thành phố lớn, mức sống sẽ cao hơn mặt bằng chung củacả nước Có một điểm chung giữa kết quả của hai cuộc khảo sát này là mức lương trongkhu vực DNNN luôn cao hơn so với các khu vực còn lại, cụ thể là 2.300.000đồng/người/tháng đối với lao động trong ngành dệt may tại TP HCM và Hà Nội; 1.950.000đồng/người/tháng đối với lao động trong ngành CBTS Khánh Hòa.

Thu nhập trung bình của NLĐ trong ngành CBTS Khánh Hòa được phân theo địa bànnhư sau; trong đó cao nhất là địa bàn TP Nha Trang với mức bình quân 1.800.000đồng/người/tháng, thấp nhất là địa bàn ngoại thành TP Nha Trang ( xã Phước Đồng, xãLương sơn ) 1.350.000 đồng/người/tháng, và riêng hai địa bàn khác là KCN Suối Dầuthuộc huyện Cam Lâm và KCN Bình Tân thuộc TP Nha Trang là tương đối ngang bằngnhau với mức lương tương ứng là 1.661.000 đồng và 1.613.000 đồng

Bảng 9 : Thu nhập TB người lao động phân theo địa bàn

1,661,000 1,613,000 1,800,000

KCN Suối Dầu KCN Bình TânNha TrangNgoại thànhNha Trang

Địa bàn doanh nghiệp

 Tay nghề cao: trên 2 triệu đồng/người/tháng.

Trang 18

 Tay nghề khá: từ 1,5 đến 2 triệu đồng/người/tháng.

 Tay nghề trung bình: dưới 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Khi được hỏi về các khoản chi tiêu hàng tháng như thế nào, NLĐ cho biết trung bìnhmỗi tháng họ chi tiêu hết khoảng 1.490.000 đồng; trong đó bao gồm các khoản như : tiềnăn; tiền thuê nhà, trả điện nước; chi phí đi lại, mua sắm các vật dụng sinh hoạt cơ bản, chiphí khác…

Chi phí đi lại, 10%

Thuê nhà, trả tiền điện nước,

Tiền ăn , 40%

Như vậy một NLĐ độc thân phải chi khoảng1,5 triệu đồng/người/tháng cho các nhucầu cơ bản chưa kể đến chi phí y tế, giáo dục, giải trí Chi phí của công nhân nam thườngcao hơn, khoảng 1,7 triệu đồng/tháng Đối với các gia đình có con nhỏ, chi phí sinh hoạt cảgia đình có thể lên tới 2,5-3 triệu đồng/tháng

Nếu phân chia mức thu nhập trung bình của NLĐ trong các doanh nghiệp tham giakhảo sát thành 3 nhóm:

Nhóm có thu nhập khá: trên 2 triệu đồng/tháng

Nhóm có thu nhập trung bình: từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng Nhóm có thu nhập thấp: dưới 1,5 triệu đồng/tháng.

Trang 19

Như vậy, theo kết quả khảo sát cho thấy 53,4% doanh nghiệp hiện đang trả ở mứctrung bình từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng; 33,3% doanh nghiệp trả ở mức thấp dưới 1,5 triệuđồng/tháng và chỉ có 13,3% doanh nghiệp trả mức thu nhập khá trên 2 triệu đồng/tháng

Bảng 11 : Tỉ lệ % doanh nghiệp phân theo nhóm thu nhập trả cho người lao động năm 2010

Thu nhập khá, 13.30%

Thu nhập TB, 53.40%Thu nhập thấp,

Nếu so sánh mức thu nhập trung bình các doanh nghiệp trả cho NLĐ và mức chi tiêucơ bản của họ tại các DNCBTS Khánh Hòa, thì có đến 73,3% NLĐ không đủ và vừa đủmức chi tiêu cho nhu cầu cơ bản hàng tháng của họ; có nghĩa rằng họ không có tích luỹcho tương lai cũng như không thể trang trải các nhu cầu về y tế, giáo dục hay giải trí Điềunày khiến cho vấn đề lương, thu nhập trở nên đặc biệt nhạy cảm đối với NLĐ, nhất là laođộng nhập cư Vì vậy, bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến thu nhập ví dụ như trả chậmlương, thiếu việc làm, cắt giảm một vài khoản trợ cấp phụ cấp, thậm chí chậm điều chỉnhlương có thể dễ dàng dẫn đến sự bùng phát các cuộc đình công trong công nhân Bên cạnhđó, chỉ có 26,7% NLĐ có đủ phần tích lũy; tuy nhiên những trường hợp này phần lớn là họthật sự rất gói ghém trong việc chi tiêu của mình, họ thậm chí tiết kiệm và hạn chế đếnmức tối đa các khoản như mua sắm vật dụng, các chi phí giao tiếp xã hội ngoài ra một sốkhác muốn có tích lũy phải chịu khó làm thêm một số công việc khác ngoài giờ như phụbán hàng, làm tạp vụ…Trả lời khảo sát về vấn đề nếu có tích lũy thì NLĐ sẽ dùng vào việc

Trang 20

gì, đa phần họ cho rằng sẽ giúp đỡ và gửi về cho gia đình , một số khác thì để giành, gửingân hàng hoặc đầu tư cho việc học thêm.

II Thưởng Tết :

Kinh nghiệm trong một số năm gần đây cho thấy ngoài lương và thu nhập hàngtháng, thưởng Tết cũng là một vấn đề rất được doanh nghiệp và NLĐ quan tâm Các lànsóng đình công lớn cũng thường xảy ra vào thời điểm quyết định mức thưởng Tết hàngnăm Kết quả khảo sát cho thấy trung bình mức thưởng Tết năm 2009 của ngành côngnghiệp CBTS Khánh Hòa đạt 1.841.000 đồng/người Như vậy mức thưởng Tết cao hơnmức thu nhập trung bình hàng tháng là 13,3%

Nếu xét theo khu vực doanh nghiệp, mức thưởng Tết cao nhất là 4.300.000đồng/người trong khu vực DNNN Tiếp theo là khu vực DNFDI với mức 1.750.000đồng/người và thấp nhất là DNTN với 1.335.000 đồng/người Như vậy, mức thưởng Tếtcủa các DNFDI và DNTN là khoảng trên dưới mức thu nhập trung bình một tháng lương;riêng với DNNN thì mức thưởng cao hơn hai tháng lương bình quân của NLĐ, mứcthưởng này cao hơn 2,46 lần so với DNFDI và 3,22 lần so với DNTN Số doanh nghiệptrả mức thưởng Tết cao cũng là những doanh nghiệp có mức thu nhập trung bình của NLĐthuộc nhóm cao nhất trong các doanh nghiệp tham gia khảo sát Nói cách khác các doanhnghiệp đã trả mức lương cao thì cũng sẵn sàng thưởng Tết ở mức khá cao cho NLĐ Tuynhiên, ở đây có sự đổi chiều giữa DNFDI và DNTN về mức lương và mức thưởng Cónghĩa là DNTN trả mức lương bình quân tháng cao hơn DNFDI nhưng mức thưởng tết lạithấp hơn DNFDI.

Trang 21

Trung bìnhS14,300,000

1,335,000 1,750,0001,841,0000

Khu vực doanh nghiệp

Bảng 12 : Mức thưởng Tết năm 2009

III Biến động quỹ lương năm 2010 :

Khảo sát của tác giả cho thấy, dường như áp lực tăng quỹ lương trong năm 2010 rấtmạnh mẽ khi có tới 100% doanh nghiệp cho biết đều tăng lương so với năm 2009, và mứctăng trung bình của các doanh nghiệp là 11,5%; trong đó mức tăng thấp nhất là 5%, và caonhất là 20%

Có ba nguyên nhân dẫn đến 100% doanh nghiệp quyết định tăng quỹ lương so vớinăm 2009 Thứ nhất, hiện nay tình trạng thiếu lao động vẫn rất gay gắt, đặc biệt là các laođộng có tay nghề, được đào tạo bài bản còn trầm trọng hơn Do đó áp lực tăng lương đểgiữ chân lao động có tay nghề đồng thời thu hút thêm lao động khiến 100% doanh nghiệpđều phải tăng lương trong năm 2010 Nguyên nhân thứ hai là Nhà nước có quyết định tănglương tối thiểu có hiệu lực từ ngày 1/5/2010, điều này cũng sẽ phù hợp nhằm nâng caomức sống cho NLĐ hơn nữa Nguyên nhân thứ ba vẫn là quan trọng nhất; theo đánh giácủa các tổ chức, các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước thì khả năng phục hồi và tăngtrưởng nền kinh tế Việt Nam và thế giới trong năm 2010 là rất sáng sủa, từ đó cácDNCBTS Khánh Hòa cũng đã khơi thông lại các đơn hàng cũ và tìm kiếm thêm đượcnhiều đơn hàng mới, do vậy các doanh nghiệp đều có động thái tích cực tăng lương choNLĐ trong năm 2010.

Trang 22

Bảng 13 : Tỉ lệ % tăng lương của các doanh nghiệp năm 2010

DNNN, 10%

DNTN, 12.60%DNFDI, 10%

Trung bình, 11.50%

Cũng liên quan đến quỹ lương của các doanh nghiệp nhưng ở tầm nhìn xa hơn trongnăm 2011, khi được hỏi các doanh nghiệp sẽ có định hướng thế nào về biến động quỹlương năm 2011 so với năm 2010 , cũng có dấu hiệu tích cực như trên, 100% các doanhnghiệp vẫn tin tưởng vào nền kinh tế tăng trưởng vững mạnh, vì vậy vẫn tiếp tục tănglương trong năm 2011 so với năm 2010, và mức tăng trung bình là 12,5%.

IV Ưu tiên chi tiêu của doanh nghiệp năm 2010 :

0.00% 10.00%20.00%30.00%40.00%50.00%60.00%70.00%

Tỉ lệ doanh nghiệp

Tuyển dụngTăng lươngĐào tạoKhác

Bảng 14 : Ưu tiên chi tiêu của doanh nghiệp năm 2010

Trang 23

Tuyển dụng vẫn là ưu tiên số một của 66,7% doanh nghiệp Như đã nói ở trên, ngànhthủy sản đang thiếu lao động bao gồm cả lao động phổ thông và lao động có tay nghề Hơnnữa, sự biến động lao động tuy chưa phải ở mức cao nhưng cũng khiến các doanh nghiệp

phải tuyển dụng để bù đắp số lao động bị mất (xin xem Phần hai - Chương 3 về phân tíchnhu cầu lao động và tỉ lệ biến động lao động) Một số doanh nghiệp thủy sản có quy mô

lớn như Công ty CP Nha Trang Seafoods F17, Công ty TNHH Hải Vương, Công ty TNHHThủy sản Hải Long Nha Trang…cho biết họ phải tuyển dụng liên tục với số lượng khánhiều

Tăng lương là ưu tiên thứ hai với 40% doanh nghiệp lựa chọn Đây là giải pháp phổbiến nhất để giữ chân lao động giỏi và thu hút thêm lao động của các doanh nghiệp Vòngluẩn quẩn của tuyển dụng - mất lao động – tăng lương - tuyển dụng đã trở thành nỗi ámảnh của các doanh nghiệp thâm dụng lao động Tuyển dụng càng ngày càng khó nhưng giữchân lao động càng khó hơn Từ đó dẫn đến cuộc chaỵ đua ngầm về lương để thu hút laođộng của nhau Kết quả là biến động lao động lớn làm tăng nhu cầu tuyển dụng

Đào tạo NLĐ nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng là vấn đề hếtsức quan trọng, kết quả đã có 33,3% doanh nghiệp sẵn sàng chi tiêu cho lĩnh vực này.

Tuy nhiên vẫn còn một ít doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang gặpmột số khó khăn đáng kể do đơn hàng giảm sút hoặc giá gia công hạ do khủng hoảng kinhtế toàn cầu Vì vậy có 6,7% doanh nghiệp đặt ưu tiên lớn nhất là tìm kiếm các đơn hàngmới và đầu tư phát triển sản phẩm mới nhằm duy trì các thị trường truyền thống để đảmbảo việc làm tối thiểu cho NLĐ

V Tác động của chính sách lương tối thiểu đối với doanh nghiệp :

Lương tối thiểu là một vấn đề nhạy cảm đối với cả NLĐ và doanh nghiệp Vì vậy,trong những lần điều chỉnh lương tối thiểu gần đây, Nhà nước đã nhiều lần lấy ý kiếndoanh nghiệp về mức tăng cũng như thời điểm tăng lương Theo kết quả khảo sát, chỉ có20% doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị cho việc tăng lương nên không bị ảnh hưởng lớn tới

Trang 24

hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, có đến 80% doanh nghiệp cho biết việc tăng lương tốithiểu có một số tác động tiêu cực bao gồm:

Làm tăng chi phí lao động: Đa số doanh nghiệp hiện đã trả mức lương thực chất cao

hơn mức lương tối thiểu Tuy nhiên, việc điều chỉnh lương tối thiểu làm tăng mứclương làm căn cứ tính BHXH, do đó làm tăng đáng kể quỹ lương của doanh nghiệp. Làm xáo trôn kế hoạch kinh doanh :: doanh nghiệp bị xáo trộn về mặt thời gian, ảnh

hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, tốn nhiều công việc hành chính choviệc điều chỉnh lương mới.

Áp lực lạm phát làm tăng chi phí đầu vào: lương tối thiểu tăng thường tạo nên áp

lực lạm phát làm tăng một số yếu tố đầu vào như chi phí vận chuyển, đi lại, nhiênliệu…

Một số doanh nghiệp cho rằng việc tăng lương tối thiểu 25-30% như hiện nay tạo raáp lực rất lớn đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, họ chưa có tiềm lực mạnh và tàichính và các yếu tố khác cũng chưa đủ mạnh Do đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng việcgiãn tăng lương tối thiểu đến hết năm 2010 là một cách thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệpvượt qua khó khăn.

Về thời điểm tăng lương tối thiểu, có 33,3% doanh nghiệp đồng ý tăng lương vào đầunăm tài chính (đầu năm dương lịch) 13,3% doanh nghiệp thì cho rằng thời điểm điềuchỉnh lương tối thiểu nên vào giữa năm vì đầu năm tài chính rất gần với Tết Nguyên đán.Điều chỉnh đầu năm sẽ dẫn đến tăng mức thưởng Tết và tạo sự xáo động lớn cho doanhnghiệp trong một thời gian 3 tháng đầu năm Tuy nhiên, có tới 53,4% doanh nghiệp chorằng Nhà nước cần báo trước về kế hoạch và mức tăng lương tối thiểu ít nhất là 6 tháng đểdoanh nghiệp có thời gian chuẩn bị

Qua quá trình khảo sát, tác giả được biết theo kinh nghiệm của các doanh nghiệptham gia xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa, họ cho rằng khi Nhà nước chọn thời điểm điềuchỉnh lương tối thiểu phải cân nhắc tới mùa cao điểm ở các thị trường lớn như Hoa kỳ,châu Âu, Nhật …Tránh việc thông báo điều chỉnh lương mới trùng với mùa cao điểm của

Trang 25

các thị trường nói trên, vì như thế sẽ tạo ra một gánh nặng hành chính không cần thiết chocác doanh nghiệp xuất khẩu trong khoảng thời gian bận rộn nhất năm

 Lương cơ bản chiếm khoảng 60% thu nhập của NLĐ 40% còn lại doanh nghiệp trảbằng phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ để đảm bảo mức thu nhập phùhợp với cung - cầu thị trường và mức sống tối thiểu cho NLĐ;

 Thu nhập trung bình của NLĐ trong ngành CBTS Khánh Hòa là 1.625.000đồng/người/tháng nhưng có tới 53,4% doanh nghiệp đang trả mức trung bình từ 1,5đến 2 triệu đồng/tháng Mức thu nhập này chỉ vừa đủ các chi tiêu căn bản nhất,không có tích luỹ cho y tế, giáo dục, hay giải trí;

 100% doanh nghiệp có động thái tích cực khi quyết định tăng quỹ lương trong năm2010 so với năm 2009, mức tăng trung bình là 11,5% Tương tự 100% doanhnghiệp cũng sẽ dự kiến tiếp tục tăng quỹ lương lên mức trung bình 12,5% trongnăm 2011 so với năm 2010

 Ưu tiên chi tiêu số một của doanh nghiệp vẫn là tuyển dụng, tiếp theo là tăng lươngvà đào tạo Điều này thể hiện vòng luẩn quẩn tuyển dụng - mất lao động – tănglương - tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp trong ngành thủy sản.

 Chính sách lương tối thiểu còn nhiều điều bất hợp lý ảnh hưởng lớn tới doanhnghiệp: mức tăng quá cao (25-30%/năm) gây khó khăn cho các doanh nghiệp quymô vừa và nhỏ, thời gian chuẩn bị chỉ 3 tháng lại đúng vào dịp cao điểm gây lúngtúng cho nhiều doanh nghiệp

Trang 26

Chương 3

ĐÀO TẠO, TUYỂN DỤNG VÀ GIÃN THỢ

Trọng tâm của Chương 3 là xem xét cách sử dụng lao động trong các DNCBTSKhánh Hòa hiện nay từ nhu cầu tuyển dụng, đào tạo tại chỗ và mối liên hệ với các trườngnghề cho đến tỉ lệ luân chuyển lao động, các biện pháp giãn thợ do ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế, và các giải pháp để giữ chân lao động giỏi

I Giãn thợ :

Thời điểm mà tác giả thực hiện cuộc khảo sát về QHLĐ của các doanh nghiệp trongngành CBTS Khánh Hòa là lúc cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tạm đi qua, và đangtrong giai đoạn ngày càng phục hồi theo hướng tích cực hơn Tuy nhiên, ảnh hưởng để lạicủa sự khủng hoảng kinh tế không phải đã hết, đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát bịảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008, đơn hàng xuất khẩu từcác thị trường lớn như Hoa kỳ, EU giảm tới 40% Một số khách hàng không cắt đơn hàngnhưng đàm phán giảm giá nhân công Tuy vậy, việc cắt giảm nhân công không phải là lựa

Trang 27

chọn của đa số doanh nghiệp trong thời điểm này Kết quả khảo sát cho thấy; trong năm2010 có đến 80% doanh nghiệp không giảm nhân công so với năm 2009, chỉ có 20%doanh nghiệp cắt giảm lao động với tổng số chưa đến 300 người, nhưng đa phần ở nhómnày là các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, họ không thể gánh chịu nỗi nhiều khoản chi phítừ tác động của khủng hoảng kinh tế, do đó giảm lao động là một cách trước tiên mà họthực hiện Bởi vì là doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, nên số lượng lao động giảm của mỗidoanh nghiệp là không lớn.

Bảng 15 :Tác động của khủng hoảng kinh tế đến vấn đề lao động trong doanh nghiệp

,

Giữ nguyên lao động, 80.00%

Giảm lao động, 20.00%

Như đã nêu trong Phần hai - Chương 2, có đến 100% doanh nghiệp lạc quan về khảnăng phục hồi của kinh tế và thị trường xuất khẩu trong năm 2010 vì vậy mặc dù gặp rấtnhiều khó khăn, lợi nhuận thấp thậm chí nhiều nơi chịu lỗ, các doanh nghiệp vẫn cố gắngduy trì lực lượng lao động vì một số lý do Thứ nhất, lao động hiện nay đã được doanhnghiệp đào tạo, có tay nghề và kinh nghiệm làm việc nhất định, nếu có tuyển lại doanhnghiệp sẽ lại mất công đào tạo từ đầu Thứ hai, việc tuyển dụng lao động sẽ gây mất nhiềuthời gian và chi phí, thậm chí kể cả uy tín của doanh nghiệp cũng có thể bị giảm sút nếunhư cứ tuyển dụng liên tục rồi lại cứ sa thải thường xuyên Thứ ba, như là một vấn đề “đạo đức trong kinh doanh “ Theo kết quả khảo sát đối với NLĐ, thì đa phần NLĐ đều cóít nhiều cống hiến và gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp mà họ từng công tác, do đó cácdoanh nghiệp cũng không nỡ lòng từ bỏ họ trong lúc hoàn cảnh cá nhân và gia đình NLĐ

Trang 28

gặp nhiều khó khăn, dẫu biết rằng các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều tháchthức trong kinh doanh Dù sao, đó cũng là biểu hiện tốt đẹp của tấm lòng con người nóiriêng và của tư tưởng người Phương Đông nói chung Xuất phát từ ba yếu tố nói trên; vìvậy các doanh nghiệp cho rằng giảm nhân công vào thời điểm này không phải là sự lựachọn khôn ngoan

Không coi giảm nhân công là giải pháp cho những khó khăn hiện nay nhưng nhiềudoanh nghiệp vẫn phải dùng đến các biện pháp giãn thợ khác khi đơn hàng giảm sút Khảosát cho thấy 46,7% doanh nghiệp phải cắt giảm giờ làm như làm 6-7 giờ/ngày, nghỉ thứ 7và chủ nhật, không tăng ca 20% doanh nghiệp phải cắt giảm lương hoặc phụ cấp 13,3%doanh nghiệp chuyển sang công việc mới Tuy nhiên 20% doanh nghiệp không giãn thợmà chấp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, giá thấp để đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định choNLĐ

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00%

Tỉ lệ doanh nghiệp

Giảm giờ làmGiảm lương, phụ cấpChuyển công việc mớiKhông giãn thợ

Trang 29

II Biến động lao động và biện pháp giữ chân người lao động :

Mặc dù có nhiều tín hiệu khả quan về thị trường, ngành CBTS Khánh Hòa vẫn phảiđau đầu vì mức biến động lao động hàng năm, mặc dù chưa phải ở mức cao so với các địaphương khác, cũng như so với mức biến động lao động chung của toàn ngành Nhưng điềunày cũng đã ảnh hưởng khó khăn đến bài toán nhân sự cho doanh nghiệp Kết quả khảo sátcho thấy tỉ lệ luân chuyển lao động trung bình trong các DNCBTS Khánh Hòa hiện nay là13,9%/năm Trong khi đó, theo kết quả khảo sát của VCCI về QHLĐ trong ngành dệt mayViệt Nam năm 2009 thì tỉ lệ biến động lao động trong ngành này là ở mức cao 20% Trởlại với các DNCBTS Khánh Hòa, các DNFDI là khu vực ổn định hơn cả về lao động với tỉlệ luân chuyển trung bình là 10% Tiếp theo là khu vực DNNN với tỉ lệ 12,5%/năm và biếnđộng nhiều nhất là khu vực DNTN với 16,3%/năm

Tỉ lệ biến động

DNNNDNTNDNFDITrung bình

Trang 30

động không cần bằng cấp hoặc kinh nghiệm gì nhiều cũng có thể vào làm việc các doanhnghiệp này, chính vì thế nó lại phù hợp với đại đa số lực lượng lao động tại địa phương.Cuối cùng là mặt bằng thu nhập chung của NLĐ trong các DNFDI là tương đối đồng đều,do vậy NLĐ ít có cảm giác “ đứng núi này trong núi nọ “ Vì thế lao động trong khu vựcDNFDI là tương đối ổn định Ngược lại với các DNFDI, các DNTN là khu vực có tỉ lệbiến động lao động cao nhất, điều này dễ nhận thấy vì mức lương của các DNTN là có sựchênh lệch khá lớn, giữa các doanh nghiệp trong khu vực này luôn có mức lương khácnhau, và sự chênh lệch giữa doanh nghiệp trả mức lương cao nhất và doanh nghiệp trả mứclương thấp nhất là 69,2%; như vậy sẽ khiến cho NLĐ dễ có cảm giác “ nhảy việc “ từ nơicó mức lương thấp hơn đến nơi có mức lương cao hơn, tâm lý NLĐ nhảy việc tuy khácCông ty nhưng trong cùng một khu vực thì vẫn an toàn hơn là ngoài khu vực vì ít nhiều họcũng đã quen với môi trường làm việc cũ Ngoài ra, thời gian làm việc của NLĐ tại cácdoanh nghiệp này cũng thường xuyên rơi vào tình trạng “ quá tải “ cho sức lao động củamình, các điều kiện làm việc khác cũng chưa thực sự tốt.

Có hai lựa chọn cho các DNCBTS Khánh Hòa trước tình hình biến động lao động.Một là tuyển dụng mới và đào tạo từ đầu; hai là tìm cách giữ chân những lao động giỏi, cókinh nghiệm Như đã phân tích ở trên, thì đại đa phần các doanh nghiệp ít có sự chọn lựacho phương án tuyển dụng mới; mà họ phải nỗ lực tìm cách để giữ chân những lao động cũcủa doanh nghiệp Có rất nhiều cách để giữ chân NLĐ như tăng lương, phụ cấp, cung cấpcác lợi ích ngoài lương như cơ hội học tập nâng cao trình độ, ưu tiên phúc lợi, tạo môitrường làm việc thân thiện, gắn bó và ổn định cho đến đề bạt vào các vị trí quản lý

Trang 31

Bảng 18 : Biện pháp giữ chân người lao động

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%Tăng lương

Bổ nhiệmĐào tạoLợi ích khác ngoài lươngKhác

Qua kết quả khảo sát, có thể thấy các DNCBTS Khánh Hòa đã có kế hoạch vàphương án tương đối tốt để giữ chân NLĐ, cũng chính vì thế mà góp phần làm cho tỉ lệbiến động lao động ở các doanh nghiệp trong ngành là chấp nhận được Qua khảo sát, tathấy không có doanh nghiệp nào là chưa có phương án để giữ chân NLĐ cho DN mình,tuy nhiên tùy vào mỗi doanh nghiệp thì mức độ và sự chọn lựa cho mỗi phương án là khácnhau Không như những ngành khác hoặc những địa phương khác; các DNCBTS Khánh

Trang 32

Hòa đã nhìn thấy tầm quan trọng và “ sức mạnh” của yếu tố phi vật chất trong việc giữchân NLĐ; yếu tố vật chất trong thu nhập chỉ đứng thứ hai như đã phân tích ở trên Điềunày được minh chứng trong việc các DNFDI Khánh Hòa đã làm tốt với NLĐ, và kết quả làcác doanh nghiệp trong khu vực này lại có tỉ lệ biến động lao động là thấp nhất Để thấy rõhơn sự khác biệt và “ sáng tạo “ của các DNCBTS Khánh Hòa trong việc giữ chân NLĐ, tacó thể so sánh với kết quả khảo sát của VCCI trong ngành dệt may Việt Nam năm 2009;qua kết quả khảo sát này cho thấy các doanh nghiệp dệt may lại ưu tiên hàng đầu cho giảipháp tăng thu nhập, và con số lên đến 88% doanh nghiệp lựa chọn; bên cạnh đó có đến28% doanh nghiệp hoàn toàn không có biện pháp nào để giữ chân lao động, nhiều doanhnghiệp còn bị động, thiếu chiến lược rõ ràng về việc tạo sự ổn định trong lực lượng laođộng

Đây là điểm nổi bật mà các DNCBTS Khánh Hòa cần tiếp tục phát huy và ngày càngtạo quan tâm hơn đến quyền lợi của NLĐ Mặc dù thu nhập là mối quan tâm hàng đầu củaNLĐ khi quyết định ‘đi’ hay ‘ở’ nhưng không phải là yếu tố duy nhất Sự ổn định của côngviệc, sự hài hoà trong mối quan hệ giữa quản lý và NLĐ, cơ hội phát triển cá nhân, sựđánh gía và thừa nhận công bằng về năng lực và đóng góp của NLĐ, khả năng thăng tiếnv.v mới có thể tăng sự gắn bó của NLĐ với doanh nghiệp

III Tuyển dụng và sa thải :

Với niềm lạc quan vào sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, các DNCBTSKhánh Hòa tin tưởng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trong năm 2010;do đó có tới 93,3% doanh nghiệp cho biết có nhu cầu tuyển thêm lao động với tổng số laođộng lên tới 3.014 người; trong các loại hình lao động mà doanh nghiệp có nhu cầu, laođộng giản đơn vẫn là ưu tiên số 1 với 2.530 lao động; còn lại là các lao động kỹ thuật, laođộng quản lý bậc trung, lao động quản lý cao cấp theo số lượng tương ứng là 303 người,131 người và 50 người.

Trang 33

Số lượng lao động

LĐ giảnđơn

LĐ kỹthuật

Quản lýbậc trung

Quản lýcao cấp

Trang 34

LĐ giảnđơn

LĐ kỹ thuật QL bậctrung

Như ta đã thấy một cách logic ở phần phân tích biến động lao động trên, khu vựcDNTN có biến động lao động nhiều nhất thì cũng là khu vực có nhu cầu tuyển dụng laođộng nhiều nhất Dẫn đầu trong các doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng lao động ( baogồm các loại hình lao động ) có thể kể đến các doanh nghiệp như : Công ty TNHH HảiVương với 610 lao động, Công ty CP Nha Trang Seafoods F17 với 540 lao động, Công tyCP Hải sản Nha Trang với 519 lao động, Công ty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trangvới 420 lao động…doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thấp nhất là 20 lao động.

Sở dĩ các doanh nghiệp điển hình trên đang có nhu cầu tuyển lao động nhiều là đểmột phần bù đắp vào số lao động đã thôi việc, đồng thời tuyển thêm cho nhu cầu phát triểnkinh doanh trong năm 2010 với dự báo kết quả kinh doanh sẽ tăng trưởng hơn so với năm2009 Hơn thế nữa, các doanh nghiệp cho rằng việc tuyển dụng ngay thời điểm này là cóthể chớp lấy thời cơ về thị trường nhân sự, giá cả lao động sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn vàdễ lựa chọn được chất lượng cũng như số lượng lao động hơn Vì có rất nhiều lao động đãtạm thời nghỉ việc hoặc đang tìm việc trở lại sau đợt khủng hoảng kinh tế vào cuối năm2008, bây giờ khi khủng hoảng đã tạm thời đi qua thì NLĐ trở lại con đường tìm việc làm,

Trang 35

lúc này thị trường cung lao động sẽ trở nên hấp dẫn và thuận lợi hơn cho các nhà tuyểndụng

Trong vấn đề tuyển dụng của các DNCBTS Khánh Hòa, khi được hỏi NSDLĐ cónhất thiết phải tuyển lao động đã biết nghề mà không cần phải đào tạo khi vào làm việckhông ? Kết quả có đến 80% doanh nghiệp trả lời không, và chỉ có 20% doanh nghiệp lựachọn phương án có Tuy nhiên nếu chỉ xét riêng loại lao động giản đơn thì gần như 100%các doanh nghiệp đều không nhất thiết phải qua đào tạo nghề trước khi vào làm việc đốivới lực lượng lao động này, vì nếu áp dụng đòi hỏi cao như thế thì sẽ rất khó tuyển đượcđủ số lượng lao động theo nhu cầu của doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp thủy sản lạiphải có số lượng lao động giản đơn nhiều, hơn nữa chất lượng thị trường lao động tại địaphương đa phần là chưa cao Tuy nhiên, chỉ đối với các loại lao động đặc biệt quan trọngnhư quản lý các cấp, hay lao động kỹ thuật chuyên môn cao thì đòi hỏi phải qua đào tạo làyêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp Với năng lực hiện tại, có đến 93,3% doanhnghiệp có thể tự đào tạo tại chỗ cho NLĐ đối với loại hình lao động giản đơn; thời gianđào tạo thông thường là trên dưới 01 tháng

Không như các DNCBTS Khánh Hòa, hiện nay một số doanh nghiệp khác trên địabàn TPHCM và Hà Nội trong lĩnh vực dệt may – cũng là một trong những ngành thu hútnhiều lực lượng lao động phổ thông như ngành thủy sản; đã và đang có xu hướng xuất hiệnngày càng thịnh hành đó là tuyển thẳng lao động đã qua đào tạo, có tay nghề và khi vàodoanh nghiệp có thể tham gia dây chuyển sản xuất ngay Doanh nghiệp không tổ chức đàotạo lao động phổ thông tại chỗ nữa Theo khảo sát của VCCI về QHLĐ trong ngành dệtmay Việt Nam năm 2009, kết quả cho thấy có 34% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển thẳnglao động đã biết nghề và không đào tạo tại chỗ lao động phổ thông như trước Như vậy đâylà điểm khác biệt lớn giữa các DNCBTS Khánh Hòa và các doanh nghiệp may trên phạmvi toàn quốc; điều đó còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của mỗi địaphương khác nhau và tay nghề trong hai lĩnh vực nêu trên cũng khác nhau Tuy nhiên nếutuyển lao động đã qua đào tạo như xu hướng của các doanh nghiệp dệt may hiện nay, sẽcó tác động tiêu cực đến biến động lao động Khi đó các doanh nghiệp này sẵn sàng trả

Trang 36

mức thu nhập cao hơn để thu hút các lao động đã được đào tạo ở doanh nghiệp khác Xuhướng này có thể tạo ra tình trạng cạnh tranh về lương để thu hút lao động giữa các doanhnghiệp cùng ngành Đây sẽ là hệ quả không mong muốn cho NSDLĐ vì nó không nhữnglàm tăng chi phí lao động mà còn làm tăng sự biến động lao động

Nhìn lại chiến lược tuyển dụng lao động của các DNCBTS Khánh Hòa, rõ ràng đây làmột hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của ngành và lao động tại địa phương, đồngthời tránh được nguy cơ dẫn đến biến động lao động cao trong ngành, tạo sự ổn định vềnhân sự, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển

Đối với việc sa thải lao động của các doanh nghiệp; theo đánh giá của tác giả qua cáccuộc phỏng vấn sâu với NLĐ, việc sa thải lao động diễn ra chủ yếu với một số doanhnghiệp trong đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua Theo kết quả khảo sát NLĐ, họ cho rằng cóđến 60% doanh nghiệp bị giảm sút đơn hàng trong đợt khủng hoảng kinh tế; và trong sốcác doanh nghiệp bị giảm đơn hàng này thì chỉ có 13,3% doanh nghiệp là phải thực hiện sathải lao động vì họ không gánh nổi chi phí, và chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ Tuynhiên, trong trường hợp này các doanh nghiệp sa thải lao động cũng đã hỗ trợ họ bằng 01tháng lương/năm làm việc tại doanh nghiệp Điều này cũng phần nào làm cho NLĐ cảmthấy công bằng, thoải mái và có sự chia sẻ khó khăn từ phía NSDLĐ Bên cạnh sự sa thảinhư đã nêu trên, theo khảo sát với NLĐ; có một trường hợp khác là NLĐ lâu năm có kinhnghiệm “ tự nguyện sa thải “ có nghĩa là họ đã chủ động xin thôi việc do nhu cầu xây dựnggia đình hoặc có con nhỏ không thể tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp

IV Cơ sở dạy nghề và Doanh nghiệp :

Việc phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa mạng lưới các cơ sở dạy nghề và cácDNCBTS Khánh Hòa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứngyêu cầu của thị trường cũng như tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp Nhânlực đã qua đào tạo hiện đang là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất Theoông Trần Xủn – Trưởng đại diện VCCI Khánh Hòa, đồng thời cũng là Chủ tịch Hội đồngGiới sử dụng lao động tại Khánh Hòa – cho rằng nhiều doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt làcác doanh nghiệp trong ngành CBTS tại Khánh Hòa đang có nhu cầu đầu tư máy móc,

Trang 37

thiết bị công nghệ tiên tiến để góp nhần nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp.Nhưng họ không thể tìm được đủ lao động có kỹ thuật để vận hành máy móc Thiếu trầmtrọng lao động kỹ thuật ở bậc trung cấp và kỹ sư khiến các doanh nghiệp phải cạnh tranhgay gắt để giành giật lao động kỹ thuật Đặc biệt, các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơntrong việc tìm kiếm những vị trí quản lý cấp cao, những vị trí phiên dịch ngôn ngữ đòi hỏiam hiểu sâu về văn hóa kinh doanh và tập quán thương mại của nước khách hàng sở tại làrất hiếm Do đó, việc làm ngay bây giờ là các DNCBTS Khánh Hòa phải có tầm nhìnchiến lược trong việc đào tạo và liên kết đào tạo với các cơ sở, các trường nghề nhằm giảiquyết lâu dài và ổn định bài toán nguồn nhân lực.

Cuộc khảo sát cho thấy mối quan hệ giữa các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp rấtmỏng và lỏng lẻo Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp có thể tự đào tạo cho NLĐ củamình đối với hai loại hình lao động Đối với lao động giản đơn, có đến 93,3% doanhnghiệp có thể đào tạo cho doanh nghiệp mình, và 20% doanh nghiệp có thể tự đào tạo ởbậc lao động kỹ thuật Như vậy, các DNCBTS Khánh Hòa đang cần nhất là đào tạo bênngoài các loại lao động như quản lý, kỹ sư, và lao động kỹ thuật Riêng loại hình lao độngphổ thông thì hầu hết các doanh nghiệp có thể ” tự xử “ được

Khi được hỏi NSDLĐ kỹ năng nghề nào doanh nghiệp cần mà các cơ sở dạy nghềtrong nước có thể đáp ứng được Thật đáng buồn khi chỉ có 13,3% doanh nghiệp tin tưởngvào đào tạo bậc quản lý trong nước; trong khi đó cũng cũng một câu hỏi tương tự nếu cócơ hội liên kết với một số cơ sở dạy nghề nước ngoài và được VCCI hỗ trợ 50% kinh phíđào tạo, thì có đến 46,7% doanh nghiệp lựa chọn đào tạo quản lý ở nước ngoài Đối vớiđào tạo bậc kỹ sư, chỉ có 26,7% doanh nghiệp chọn đào tạo trong nước; thì con số này là40% nếu như được đào tạo ở nước ngoài.

Trang 38

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00%

Tỉ lệ doanh nghiệp

Quản lýKỹ sưLĐ kỹ thuậtLĐ giản đơn

Tỉ lệ doanh nghiệp

Quản lýKỹ sưLĐ kỹ thuật

Trang 39

Cũng theo đánh giá của Ông Trần Xủn – Trưởng đại diện VCCI Khánh Hòa - chobiết,các lý do khiến doanh nghiệp không hoặc ít sử dụng dịch vụ từ trường nghề là vì:

 Các trường nghề không chủ động trong việc quảng bá tên tuổi và dịch vụ của mình.Vì vậy, nhiều doanh nghiệp không hề biết đến một trường nghề nào đào tạo laođộng của ngành mình;

 Việc đào tạo tại trường nghề chưa bắt kịp với yêu cầu thực tế sản xuất tại doanhnghiệp Máy móc thực hành và chương trình học chậm đổi mới Do đó lao động đàotạo ra chất lượng thấp, doanh nghiệp vẫn phải mất công đào tạo thêm chứ ra trườngchưa thể làm việc ngay;

 Nhiều doanh nghiệp than phiền rằng lao động từ các trường nghề thường kén chọncông việc, rất khó quản lý Ví dụ, các doanh nghiệp thủy sản thường đào tạo các vịtrí quản lý cấp trung từ công nhân lên, kể cả là đã tốt nghiệp trung cấp nghề Tuynhiên, rất ít người chấp nhận làm công nhân trong một thời gian ngắn trước khiđược xem xét cân nhắc lên vị trí cao hơn Trong khi đó, bổ nhiệm ngay một ngườivừa tốt nghiệp ra trường vào vị trí quản lý là điều các doanh nghiệp không thể làm.Ngoài ra, một số sinh viên tốt nghiệp khi vào làm trong môi trường thủy sản thìkhông chịu được “mùi” và sự khó khăn trong công việc, vì thế đã có nhiều trườnghợp vào làm được ít thời gian rồi xin nghỉ việc.

 Bản thân các cơ sở dạy nghề và trung tâm dịch vụ việc làm hiện nay cũng không cóđủ học viên cho các khoá đào tạo

Trang 40

các doanh nghiệp này đã có sự chia sẻ tích cực bằng cách hỗ trợ một thánglương/năm làm việc cho NLĐ bị mất việc làm.

 Tuy nhiên, 46,7% doanh nghiệp vẫn phải áp dụng các hình thức giãn thợ như giảmgiờ làm, giảm phụ/trợ cấp v.v

 Một số doanh nghiệp vừa và lớn đã nhanh chóng vượt qua được sự ảnh hưởng củakhủng hoảng kinh tế Kế từ thời điểm tháng 04/2009 họ đã có được tín hiệu khảquan khi khôi phục lại các khách hàng cũ và đồng thời có được thêm nhiều đơnhàng từ khách hàng mới.

 Tỉ lệ biến động lao động trong ngành công nghiệp CBTS Khánh Hòa là 13,9%, tỉ lệnày là chấp nhận được và không cao so với mức trung bình của ngành cũng như sovới các địa phương khác Biến động lao động trong khu vực DNTN là lớn nhất, tới16,3%; thấp nhất là khu vực DNFDI, 10%.

 Tăng các lợi ích khác ngoài lương như các chế độ, chính sách, chăm lo quyền lợicủa NLĐ, tạo cơ hội học tập, giải trí…là biện pháp chính để giữ chân lao động củacác DNCBTS Khánh Hòa Nhìn chung các doanh nghiệp đã có kế hoạch và phươngán chiến lược tương đối rõ ràng trong việc ổn định lực lượng lao động của mình  Trong quan điểm tuyển dụng lao động giản đơn, hầu hết các doanh nghiệp cho rằng

không nhất thiết phải tuyển những lao động đã qua đào tạo, nếu áp dụng một cáchcứng nhắc thì các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm đủ số lượng laođộng cho doanh nghiệp mình; hơn thế nữa chất lượng lao động mặt bằng chung tạiđịa phương là chưa cao Các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra thời gian khoảng 01 thángđể đào tạo tại chỗ cho các lao động phổ thông được tuyển mới Điều này, có tácđộng rất tích cực cho việc ngăn ngừa tỉ lệ biến động lao động cao trong ngànhCBTS Khánh Hòa.

 Mối liên hệ giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề rất ít và lỏng lẻo Các DNCBTSKhánh Hòa chưa thật sự tin tưởng vào chất lượng đào tạo của các trường nghề, đặcbiệt là các bậc quản lý, kỹ sư, kỹ thuật cao…

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:18

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Cỏc doanh nghiệp tham gia khảo sỏt phõn theo khu vực doanh nghiệp và địa bàn hoạt động - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 2.

Cỏc doanh nghiệp tham gia khảo sỏt phõn theo khu vực doanh nghiệp và địa bàn hoạt động Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 7: Lao động trong ngành chế biến thủy sản Khỏnh Hũa - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 7.

Lao động trong ngành chế biến thủy sản Khỏnh Hũa Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 9: Thu nhập TB người lao động phõn theo địa bàn - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 9.

Thu nhập TB người lao động phõn theo địa bàn Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 10 : Tỉ lệ % chi tiờu trung bỡnh hàng thỏng của người lao động - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 10.

Tỉ lệ % chi tiờu trung bỡnh hàng thỏng của người lao động Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 11 : Tỉ lệ % doanh nghiệp phõn theo nhúm thu nhập trả cho người lao động năm 2010 - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 11.

Tỉ lệ % doanh nghiệp phõn theo nhúm thu nhập trả cho người lao động năm 2010 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 12 : Mức thưởng Tết năm 2009 - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 12.

Mức thưởng Tết năm 2009 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 13 : Tỉ lệ % tăng lương của cỏc doanh nghiệp năm 2010 - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 13.

Tỉ lệ % tăng lương của cỏc doanh nghiệp năm 2010 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 14 : Ưu tiờn chi tiờu của doanh nghiệp  năm 2010 - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 14.

Ưu tiờn chi tiờu của doanh nghiệp năm 2010 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 15 :Tỏc động của khủng hoảng kinh tế đến vấn đề lao động trong doanh nghiệp  - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 15.

Tỏc động của khủng hoảng kinh tế đến vấn đề lao động trong doanh nghiệp Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 16 : Cỏc biện phỏp gión thợ - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 16.

Cỏc biện phỏp gión thợ Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 17 : Tỉ lệ luõn chuyển lao động của cỏc doanh nghiệp chế biến thủy sản Khỏnh Hũa - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 17.

Tỉ lệ luõn chuyển lao động của cỏc doanh nghiệp chế biến thủy sản Khỏnh Hũa Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 18 : Biện phỏp giữ chõn người lao động - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 18.

Biện phỏp giữ chõn người lao động Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 19 : Nhu cầu tuyển dụng lao động của cỏc doanh nghiệp năm 2010 - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 19.

Nhu cầu tuyển dụng lao động của cỏc doanh nghiệp năm 2010 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 20 : So sỏnh mức tuyển dụng lao động của cỏc khu vực doanh nghiệp - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 20.

So sỏnh mức tuyển dụng lao động của cỏc khu vực doanh nghiệp Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 21 : Doanh nghiệp lựa chọn đào tạo trong nước - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 21.

Doanh nghiệp lựa chọn đào tạo trong nước Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 23 : Quan điểm về thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 23.

Quan điểm về thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 24 : Cấp độ ký kết thỏa ước lao động tập thể - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 24.

Cấp độ ký kết thỏa ước lao động tập thể Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 25 : Hỡnh thức đối thoại giữa  doanh nghiệp và người lao động - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 25.

Hỡnh thức đối thoại giữa doanh nghiệp và người lao động Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 26 : Hỡnh thức giải quyết khiếu nại tại doanh nghiệp - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 26.

Hỡnh thức giải quyết khiếu nại tại doanh nghiệp Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 27 : So sỏnh hỡnh thức giải quyết khiếu nại của cỏc khu vực doanh nghiệp - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 27.

So sỏnh hỡnh thức giải quyết khiếu nại của cỏc khu vực doanh nghiệp Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 28 : Nguyờn nhõn đỡnh cụng, lón cụng - Khảo sát vấn đề lao động trong ngành công nghiệp chế biến thủy sản Khánh Hòa.doc

Bảng 28.

Nguyờn nhõn đỡnh cụng, lón cụng Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan