A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt được thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơ

9 1.7K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt được thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt được thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơ

Trang 2

Một hôm, A và B đem khẩu súng giả này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồingóng mát) Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy, A rút súngra dọa “ngồi im không tao bắn chết” Tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tínhmạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi, C và D không có phản ứng gì A, B đemxe máy bán cho người quen là E được 8.000 000 đồng và ăn tiêu hết.

1 Hành vi của A, B cấu thành tội gì? Tại sao?

2 Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tàisản thì trách nhiệm hình sự của A và B được giải quyết như thế nào? Tại sao?3 E có phạm tội không? Tại sao?

Trang 3

BÀI LÀM

1 Hành vi của A, B cấu thành tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS vì:

Điều 133 BLHS Việt Nam quy định về tội cướp tài sản như sau:

“1 Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi kháclàm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếmđoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”

Trong tình huống này, hành vi phạm tội của A và B thỏa mãn đầy đủ các yếutố cấu thành tội trộm cướp tài sản Cụ thể là:

- Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình sự,đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể Trường hợp này, A vàB là những người đã thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chủ thể của tội phạm tội cướptài sản.

- Khách thể của tội phạm:

Tình huống đã cho: Một hôm, A và B đem khẩu súng giả này ra bờ sông (nơi

thanh niên hay ngồi ngóng mát) Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếcxe máy, A rút súng ra dọa “ngồi im không tao bắn chết” Bằng hành vi này, A và B

xâm phạm đến thân thể, đến tự do của C, D để qua đó xâm phạm đến quyền sở hữucủa C và D là đã chiếm đoạt được chiếc xe máy Như vậy, hành vi phạm tội của A vàB đã xâm phạm đồng thời đến hai quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, đó làquan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.

- Mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm bao gồm hành vi

phạm tội, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả Tuynhiên, đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nên ta chỉ tậptrung phân tích về hành vi phạm tội của A và B

Hành vi phạm tội của A là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc bằng hành động

là rút khẩu súng nhựa trong người ra và bằng cả lời nói là dọa C, D: “ngồi im không

tao bắn chết” Sự đe dọa này đã giúp A đã khống chế được ý chí C, D làm cho C, D

tưởng đây là súng thật và lo lắng cho tính mạng của mình, tin là mình sẽ bị bắn chếtnếu đứng lên chống cự để giữ lại xe máy của mình

Trang 4

Dấu hiệu ngay tức khắc chỉ đòi hỏi người đã có hành vi, cử chỉ, thái độ thểhiện ra bên ngoài là sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc mà không đòi hỏi họ phải thực sựcó ý định sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc cũng như phải có điều kiện dùng vũ lực ngaytức khắc Như vậy, những trường hợp làm ra vẻ dũng vũ lực ngay tức khắc nhưngkhông có ý định hoặc không có điều kiện dùng vũ lực ngay tức khắc cũng bị coi làcướp tài sản Tình huống này là dùng súng giả dọa sẽ bắn chết ngay, tính chất ngaytức khắc được biểu hiện như sau:

+ Về nội dung và hình thức của hành vi đe dọa: A dọa để C, D sợ và không

thể chống lại việc A, B chiếm đoạt chiếc xe máy nữa với hành động rút súng ra và

dọa: “ngồi im không tao bắn chết” đã làm cho C, D sợ hãi Hành vi đe dọa của A

vừa nhanh chóng, vừa mãnh liệt vì làm cho C, D tin là nếu họ đứng lên chống lại A,B – những người đang chiếm đoạt chiếc xe máy của họ thì họ sẽ bị bắn chết ngay lậptức, C và D khó có điều kiện tránh khỏi điều đó Sự đe dọa của A đã làm cho ý chícủa C và D bị tê liệt nên đã để cho B lấy chiếc xe mang đi mà không có phản ứng gì.

+ Tương quan lực lượng giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa: Bên đe dọa là

A, B - hai nam thanh niên đang dùng vũ khí là khẩu súng nhựa đe dọa để cướp xemáy Còn bên bị đe dọa là C và D - đôi nam nữ ngồi tâm sự ở bờ sông, đang ngồicạnh một chiếc xe máy Ở đây, tuy cả hai bên đều có hai người nhưng bên đe dọa cóhai nam thanh niên còn bên bị đe dọa chỉ có một nam thanh niên và một nữ thanhniên Hơn nữa, A, B lại có khẩu súng nhựa trong tay còn C, D lại không có gì để tựvệ Có thể thấy rằng, tương quan lực lượng giữa A, B và C, D là chênh lệch nhau; A,B có sức mạnh hơn C, D, lại có vũ khí (mặc dù chỉ là súng giả nhưng C và D tin làsúng thật) với thái độ đe dọa rất mãnh liệt.

+ Hoàn cảnh không gian và thời gian: Sự việc diễn ra ở bờ sông và diễn ra

một cách nhanh chóng nên chỉ có C, D đối phó với thái độ hung hãn, đe dọa của A,B Trong điều kiện này, C và D không có khả năng nhận được sự cứu giúp nào thìkhả năng phản kháng của họ là không có.

Như vậy, A đã thể hiện hành vi, cử chỉ và thái độ ra bên ngoài là sẽ dùng vũlực ngay tức khắc Hành vi này có tính chất mãnh liệt, làm cho C, D tê liệt và khônghoặc khó có điều kiện tránh được nên C và D đã để cho B lấy chiếc xe máy đi mà

Trang 5

không có phản ứng gì Thủ đoạn sử dụng súng giả để đe dọa, uy hiếp C, D nhằm mục

đích chiếm đoạt tài sản là một tình tiết định khung hình phạt, là căn cứ để chuyểnkhung hình phạt từ khung bình thường lên khung tăng nặng theo điểm d khoản 2Điều 133 BLHS.

- Mặt chủ quan của tội phạm: mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi (dấu hiệu cơ

bản nhất trong mặt chủ quan của tội phạm), động cơ và mục đích.

+ Động cơ: là nhân tố tâm lí bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện tội

phạm, ở đây là chiếm đoạt bằng được chiếc xe máy của C và D Điều này được thểhiện thông qua hành vi dùng súng giả để dọa.

+ Mục đích: mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan và là dấu

hiệu bắt buộc của tội cướp tài sản Trong trường hợp phạm tội của A và B, mục đíchchiếm đoạt hoàn toàn có thể thấy rõ, xuất phát từ ý định chiếm đoạt tài sản của ngườikhác chúng đã rủ nhau đi tìm mua súng để việc chiếm đoạt được thuận lợi Hành viđe dọa của A và B đối với C, D nêu trên hoàn toàn là nhằm mục đích chiếm đoạtchiếc xe máy, cụ thể A rút súng đe dọa để B được tự do lấy chiếc xe mang đi màkhông có bất cứ sự kháng cự nào từ phía C, D.

+ Lỗi: Lỗi của A và B là lỗi cố ý trực tiếp A và B đã có ý định chiếm đoạt tài

sản ngay từ đầu và để việc chiếm đoạt thuận lợi chúng cũng đã tìm mua súng thậtnhưng không được nên phải mua súng nhựa Khi thực hiện hành vi phạm tội, A và Bbiết mình có hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho C và D - người bị đe dọalâm vào tình trạng không thể kháng cự được nhưng chúng mong muốn hành vi củamình đè bẹp hoặc làm tê liệt được sự chống cự của C và D – người bị đe dọa để cóthể thực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản.

A và B cùng có ý định chiếm đoạt tài sản, cùng đi mua súng, cùng mang chiếcxe máy cướp được đi bán được 8 triệu và ăn tiêu hết Hành vi đe dọa ngay tức khắcđược coi là hành vi phạm tội của tội cướp tài sản chỉ do A thực hiện còn B chỉ lấychiếc xe mang đi nhưng không thể kết luận A và B là đồng phạm trong đó, A làngười thực hành còn B chỉ là người giúp sức Mà trường hợp này A, B là đồng phạmvà đều phải là người thực hành vì A và B đều cùng có ý định chiếm đoạt tài sản,cùng tham gia cướp và cùng đi bán xe máy lấy tiền ăn tiêu.

Trang 6

Điều 20 BLHS quy định: “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý

cùng thực hiện một tội phạm” A, B đồng phạm trong tội cướp tài sản vì các đấu hiệu

về mặt chủ quan và khách quan của A và B đều thỏa mãn trong đồng phạm Đó là:

Thứ nhất, những dấu hiệu về mặt khách quan: Đồng phạm đòi hỏi phải có ít

nhất hai người và hai người này phải có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm A và B cóđầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và cũng đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự Haingười đã cùng thực hiện tội phạm từ đầu đến cuối, từ khi có ý định phạm tội đến khicướp được chiếc xe máy rồi đem bán lấy tiền rồi ăn tiêu hết.

Thứ hai, những dấu hiệu về mặt chủ quan: A, B không chỉ cố ý với hành vi của

mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của người còn lại Mỗi người đềubiết hành vi của mình và người còn lại là nguy hiểm cho xã hội; đều thấy trước đượchậu quả mà hành vi của mình đã gây ra cũng như hậu quả chung của tội phạm mà họcùng thực hiện Cả hai đều mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốnhoặc cùng có ý thức cho hậu quả phát sinh là chiếm đoạt được chiếc xe máy.

Trong cả quá trình thực hiện tội phạm đều có sự tham gia của cả A và B ở tấtcả các giai đoạn Cả hai đều có ý định chiếm đoạt tài sản, cả hai đều đi tìm mua súngđể việc chiếm đoạt được thuận lợi, cả hai cùng tham gia cướp và cả hai cùng đi bánxe máy cướp được lấy tiền ăn tiêu A và B phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp Mặc dù,hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc (dùng súng đe dọa C, D: “ngồi im khôngtao bắn chết”) chỉ do A thực hiện đó là hành vi này được mô tả trong CTTP của tộicướp tài sản, còn B không thực hiện hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc nhưnghành vi tổng hợp của B có đủ dấu hiệu của CTTP của tội cướp tài sản

Tóm lại: cả A và B đều là người thực hành trong vụ đồng phạm cướp tài sản

Do đó, hành vi của A, B cấu thành tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS

2 Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy được tàisản thì A, B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản quy định tạiĐiều 133 BLHS vì:

Như đã phân tích ở trên, A đã thể hiện được hành vi, cử chỉ và thái độ ra bênngoài là sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc Dấu hiệu “ngay tức khắc” vừa dùng để chỉ sự

Trang 7

nhanh chóng về mặt thời gian, vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa, làmcho C, D tê liệt và không hoặc khó có điều kiện tránh được Dấu hiệu “ngay tứckhắc” đòi hỏi người phạm tội đã có hành vi, cử chỉ, thái độ thể hiện ra bên ngoài là sẽdùng vũ lực ngay tức khắc cũng như phải có đủ điều kiện để dùng vũ lực ngay tứckhắc Do đó, dù A chỉ làm ra vẻ sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng không có điềukiện dùng vũ lực ngay tức khắc (dùng súng giả dọa bắn chết) thì cũng bị coi là cướp

tài sản

Mặt khác, tội cướp tài sản có CTTP hình thức, hậu quả không là dấu hiệu bắtbuộc nên việc A và B có cướp được chiếc xe máy hay không cũng không có ý nghĩatrong việc định tội danh Hơn nữa, hành vi của A và B đã thỏa mãn đấy đủ các dấuhiệu cấu thành tội cướp tài sản.Vì thế, trường hợp C và D biết là súng giả, chống cựlại khiến A và B không lấy được tài sản thì A, B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sựvề tội cướp tài sản quy định tại Điều 133 BLHS mặc dù.

Tóm lại: A, B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản quy định

tại Điều 133 BLHS kể cả khi C và D biết là súng giả, chống cự lại khiến A và Bkhông lấy được tài sản bởi tội cướp tài sản có CTTP hình thức, hậu quả có chiếmđoạt được tài sản hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc và có ý nghĩa trong việcđịnh tội danh.

3 E có phạm tội không? Tại sao?

Đề bài đã cho: E là người quen của A và B, A và B đã bán cho E chiếc xe máychúng cướp được E thực chất là người tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà cónhưng để xem xét E có phạm tội hay không cần chia thành các trường hợp như sau:

Trường hợp 1: E phạm “tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”

theo quy định tại Điều 250 BLHS.

Sau khi A và B cướp được chiếc xe máy chúng mang đến nhà E kể với E toànbộ sự việc và nhờ E tiêu thụ chiếc xe đó, E biết rõ chiếc xe máy đó là tài sản do A, Bphạm tội mà có nhưng E vẫn đồng ý tiêu thụ chiếc xe máy đó Lỗi của E là lỗi cố ý.Như vậy, E phạm “tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” quy định tạiĐiều 250 BLHS.

Trang 8

Điều 250 BLHS quy định: Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác

phạm tội mà có như sau: “1, Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ

tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồngđến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến ba năm…”

Trường hợp 2: E không phạm tội gì.

E không hề biết chiếc xe máy mà A, B nhờ E tiêu thụ là tài sản do phạm tội màcó Tức là ở đây, E hoàn toàn không biết về nguồn gốc của chiếc xe máy là do A vàB cướp được của người khác mà chỉ vì có mối quan hệ quen biết nên E đã đồng ýtiêu thụ chiếc xe máy đó giúp A, B Ở trường hợp này, lỗi của E là lỗi vô ý vì vậy Ekhông phạm tội gì bởi đối với “tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khácphạm tội mà có”, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp

Trong thực tiễn, thái độ tâm lí của người có hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sảndo người khác phạm tội mà có có thể là: Biết rõ tài sản do người khác phạm tội màcó hoặc chỉ biết mà không biết rõ tài sản do người khác phạm tội mà có Nhưng ởđây, E không biết gì cả nên hành vi tiêu thụ chiếc xe máy do A và B cướp đượckhông thể xem là phạm tội.

Trường hợp 3: E đồng phạm với A, B trong “tội cướp tài sản” theo quy định

tại Điều 133 BLHS.

E đã hứa hẹn với A và B là nếu A, B cướp được tài sản thì E sẽ tiêu thụ tài sảnđó cho A, B Lời hứa hẹn trước của E tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi cụthể nhưng có tác động tích cực vào quá trình thực hiện tội phạm Sự tác động này thểhiện ở chỗ đã củng cố ý định phạm tội, củng cố quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâmphạm tội đến cùng của A, B và cũng là động cơ để A, B phạm tội vì A, B tin chắc làtài sản mình cướp được sẽ được E tiêu thụ Chính do có sự tác động tinh thần nhưvậy mà luật hình sự Việt Nam đã coi hành vi hứa hẹn là giúp sức tinh thần Như vậy,ở trường hợp này E đồng phạm với A, B trong tội cướp tài sản quy định tại Điều 133BLHS, trong đó, E đóng vai trò là người giúp sức còn A và B là người thực hành.

Trang 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình luật hình sự Việt Nam (tập 1, 2), Trường Đh Luật Hà Nội, NXBCAND.

2 Bộ luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi năm 2009)

3 Bình luận khoa học hình sự (Phần các tội về xâm phạm sở hữu), Đinh VănQuế, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.

4 Hỏi và trả lời về luật hình sự Việt Nam, NXB lao động – xã hội.

5 Bài tập luật hình sự và tố tụng hình sự, TS Đỗ Đức Hồng Hà, NXB tư pháp.

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:09

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan