Thăm khám tiết niệu trẻ em

4 1.3K 8
Thăm khám tiết niệu trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thăm khám tiết niệu trẻ em

ĐẶC ĐIỂM HỆ TIẾT NIỆU TRẺ EM.I/ Hành chính:1. Tên môn học: Bệnh học Nhi khoa.2. Tên bài: Thăm khám lâm sàng hệ thống thận – tiết niệu.3. Bài giảng: Thực hành 4. Đối tượng: Sinh viên Y 4 đa khoa.5. Thời gian: 3 tiết.6. Địa điểm giảng: Bệnh viện (bệnh phòng, phòng khám).7. Tên người biên soạn: Lương Thị thu Hiền.II/ Mục tiêu học tập:1. Đo được số lượng nước tiểu và nhận định được màu sắc nước tiểu ở trẻ em bình thường.2. Khám được hệ thống bệnh thận - tiết niệu trên trẻ bình thường.III/ Nội dung:1. Sinh viên phải thực hành được các kỹ năng:- Kỹ năng giao tiếp.- Kỹ năng thăm khám.- Kỹ năng tư duy ra quyết định.2. Thái độ:- Quán triệt: hệ thống thận tiết niệu trẻ em có những đặc điểm khác với người lớn và khác nhau ở từng lứa tuổi.- Khám trẻ em khó khăn hơn khám người lớn do trẻ khó hợp tác. Do đó động tác khám phải khéo léo, nhiều khi phải khám đi khám lại.3. Chuẩn bị:3.1 Tài liệu:- Đặc điểm giải phẫu – sinh lý hệ thống thận - tiết niệutrẻ em.- Triệu chứng học nội khoa (phần thăm khám hệ tiết niệu).3.2. Các yêu cầu cần chuẩn bị:- 3 trẻ ở 3 nhóm tuổi khác nhau: sơ sinh, bú mẹ, > 1 tuổi.- Dụng cụ:- Phòng đủ chỗ cho trẻ, sinh viên.- Giường cho trẻ nằm, ống nghe, giấy, bút, ghế ngồi cho sinh viên.4. Nội dung cụ thể:4.1. Khám toàn trạng:- Tinh thần.- Cân nặng, chiều cao. - Nhiệt độ, mạch.- Đo số lượng nước tiểu 24 giờ, xem màu sắc, độ đục của nước tiểu.4.2. Khám phù:- Nhìn mặt, mi mắt.- Tìm dấu hiệu ấn lõm: bờ dưới mắt cá trong, 1/3 dưới mặt trước – trong xương chày.- Khám xem có tràn dịch đa màng: khám cổ chướng, hội chứng 3 giảm ở phổi (tràn dịch màng phổi), tràn dịch màng tim, tràn dịch màng tinh hoàn (ở trẻ trai).- Mô tả tính chất của phù: trắng, mềm, ấn lõm. Mức độ phù nhiều hay ít ? 4.3. Khám thiếu máu: Quan sát da (mức độ xanh), niêm mạc (nhợt), tương xứng giữa chúng.4.4. Đo huyết áp và khám tim:- Đo huyết áp đúng và so sánh với trị số bình thường đối với bệnh nhân.- Khám tim, mạch.+ Nghe tiếng tim có nhỏ hay không? đếm nhịp tim nhanh hay chậm? có tiếng cọ màng ngoài tim? +Gõ diện đục của tim xem tim có to hay không?4.5. Khám thực thể hệ thống thận – tiết niệu:4.5.1. Khám thận:- Nhìn hố thắt lưng, bụng: có sưng hay thấy khối gì nổi lên không?- Sờ: • Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, thầy thuốc ngồi bên trái hoặc phải tuỳ theo khám thận phải hay trái.+ Trẻ nằm yên, thở đều.+ Các phương pháp sờ: dùng một hoặc hai tay ấn sâu ra phía sau hoặc tay trên bụng, tay dưới vùng hố thắt lưng.+ Tìm dấu hiệu chạm thận (thắt lưng): quan trọng để chẩn đoán thận to.+ Tìm dấu hiệu bập bềnh thận: dùng hai tay, một tay trên bụng vùng mạng sườn, tay dưới vùng hố thắt lưng. Tay trên để yên, dùng đầu ngón tay trên đẩy xuống khi người bệnh bắt đầu thở ra, đẩy nhanh và hơi mạnh. Khi có thận to, tay trên có cảm giác như có một cục đá chạm vào rồi mất đi.• Tư thế trẻ nằm nghiêng, một chân duỗi, một chân co, muốn khám thận bên nào thì nằm nghiêng bên đối diện và thày thuốc ngồi phía sau lưng. Thày thuốc dùng hai tay một đặt ở hố thắt lưng, một đặt trên bụng, khi bệnh nhân hít vào sâu, thận được đẩy xuống, ta có thể sờ thấy thận.4.5.2. Tìm điểm đau của thận và niệu quản:• Phía trước: - Điểm niệu quản trên hay điểm cạnh rốn: Kẻ ngang một đường qua rốn gặp bờ ngoài cơ thẳng to, hoặc 3 khoát ngón tay bệnh nhân cách ngang rốn. Tương ứng với L2.- Điểm niệu quản giữa: Kẻ một đường ngang qua 2 gai chậu trước trên. Chia làm 3 phần: hai đầu của đoạn 1/3 giữa là điểm niệu quản giữa.- Điểm niệu quản dưới: Phải thăm trực tràng mới thấy.• Phía sau:- Điểm sườn lưng: Điểm gặp nhau của bờ dưới xương sườn 12 và khối cơ lưng to.- Điểm sườn cột sống: Góc xương sườn 12 và cột sống.• Phương pháp vỗ thận (Patenôpxki)để tìm dấu hiệu rung thận giống như rung gan: Để một bàn tay lên vùng thận rồi dùng mép bàn tay kia vỗ lên trên. nếu bệnh nhân có bệnh lý ở thận đặc biệt là ứ nước, ứ mủ thận, khi làm nghiệm pháp này bệnh nhân rất đau.4.5.3. Khám bàng quang:- Nhìn bờ trên xương mu: thấy khối tròn (cầu bàng quang)?- Sờ: nếu cầu bàng quang, khối tròn, nhẵn, cảm giác căng không di động.- Gõ: đục.- Thông đái: lấy được nhiều nước tiểu, khối u xẹp ngay. Đó là phương pháp tốt nhất để phân biệt với các khối u khác.4.5.4. Ở trẻ trai, khám xem có hẹp bao quy đầu hay không?4.5.5. Những khám xét cận lâm sàng: nước tiểu → sẽ có bài riêng.IV/ Phương pháp dạy:- Giáo viên hướng dẫn thực hành trực tiêp trên 1 trẻ. Sinh viên quan sát, ghi chép.- Sau đó chia các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 4 – 5 sinh viên thực hành trên một trẻ cụ thể những thao tác, kỹ năng vừa mới quan sát mẫu từ thày. Mỗi sinh viên làm một phần, còn các bạn khác quan sát bạn làm và góp ý đưa ra nhận xét. Giáo viên đi các nhóm để quan sát, chỉnh, sửa các động tác khám chưa đúng.- Lượng giá qua bảng kiểm. Giải đáp thắc mắc, rút kinh nghiệm sau buổi học.V/ Mức độ kỹ năng cần đạt được:Mức 2: thực hiện có sự giám sát của thày.VI/ Tài liệu tham khảo: 1. Bài giảng nhi khoa. Tập 2. Nhà xuất bản y học – 2000.2. Nội khoa cơ sở. Tập 2. Nhà xuất bản y học – 2000.3. Triệu chứng học nội khoa. Tập 2. Nhà xuất bản y học – 1989.V/ Lượng giá:Bảng kiểm lượng giá kỹ năng thăm khám lâm sàng hệ thông thận – tiết niệu.STTCác bước tiến hành Không làmLàm chưa đúngLàm đúng1 Khám toàn thân2 Khám phát hiện phù3 Khám phát hiện thiếu máu4 Khám tim mạch5 Khám thực thể hệ thống thận – tiết niệu.- Khám thận.- Khám niệu quản.- Khám bàng quang.- Khám niệu đạoTổng điểm Không làm: 0 điểm.Làm chưa đúng: 1 điểm.Làm đúng: 2 điểm . phát hiện thiếu máu4 Khám tim mạch5 Khám thực thể hệ thống thận – tiết niệu. - Khám thận.- Khám niệu quản.- Khám bàng quang.- Khám niệu đạoTổng điểm Không. sinh lý hệ thống thận - tiết niệu ở trẻ em. - Triệu chứng học nội khoa (phần thăm khám hệ tiết niệu) .3.2. Các yêu cầu cần chuẩn bị:- 3 trẻ ở 3 nhóm tuổi khác

Ngày đăng: 24/10/2012, 11:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan