câu hỏi &đáp án ôn TNTH 9

11 441 0
câu hỏi &đáp án ôn TNTH 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HSG CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN 1.Một số khái niệm: -Tính trạng trội: là tính trạng được xác định bởi các gen có khả năng lấn át các gen quy định tính trạng tương phản, biểu hiện ở thể dị hợp. -Tính trạng lặn là tính trạng được mà gen xác định nó bị alen cùng locut xác định tính trạng tương phản lấn át và chỉ được biểu hiện ở trạng thái đồng hợp. -Thể đồng hợp: là một cơ thể lưỡng bội có mang 2 alen giống nhau trong một hay nhiều gen. -Thể dị hợp: là một cơ thể lưỡng bội mang những alen khác nhau trong cùng một gen hay nhiều gen. -Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen nằm trên tế bào của cơ thể sinh vật. -Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể. 2. Menđen tiến hành tự thụ phấn theonhững bước nào? Tại sao ông chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng? *Ông tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà lan khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng, tương phản: + Ông cắt bỏ nhị từ khi chưa chin ở hoa của cây chọn làm mẹ để ngăn ngừa sự tự thụ phấn. + Khi hoa chín, ông lấy phấn của các hao trên cây được chọn làm bố rắc lên đầu nhuỵ của các hoa đã được cắt nhị ở trên. F 1 được tạo thành tiếp tục tự thụ phấn để cho ra F 2 3.Thế nào là phương pháp phân tích các thế hệ lai? Nêu nội dung cơ bản của phương pháp đó. -Phương pháp phân tích các thế hệ lai là tiến hành lai giữa các cơ thể bố mẹ; phân tích sự di truyền các đặc điểm của bố mẹ ở con lai. - Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai: + Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẻ của từng cặp tính trạng đó trên thế hệ con cháu. + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, rồi rút ra định luật di truyền. 4. Định luật phân li của Menđen: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng của bố mẹ. 5. Thế nào là trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn? -Hiện tượng trội hoàn toàn là hiện tượng các gen trội át hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trội. - Trội không hoàn toàn là hiện tượng các gen trội át không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian. 6. Hiện tượng di truyền độc lập là hiện tượng các cặp tính trạng di truyền độc lập khpognphụ thuộc vào nhau. Sự di truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền cá cặp tính trạng khác. 7. Vì sao biến dị tổ hợp chỉ xuất hiện ở sinh sản hữu tính mà hạn chế xuất hiện ở sinh sản vô tính? Sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản phải dưa vào hai quá trình: giảm phân và thụ tinh.Trong giảm phân tạo giao tử, có sự phân li các cặp gen dẫn đến tạo nhiều loại giao tử khác nhau và các loại giao tử mang gen khác nhau đó tổ hợp pới nhau trong thụ tinh tạo ra nhiều loại hợp tử khác nhau. 8. So sánh định luật phân li với định luật phân li độc lập: *Giống nhau: -Đều có các nghiệm đúng giống nhau: +Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng. + Tính trạng trội phải trội hoàn toàn. +Số lượng cá thể thu được phải lớn. - Ở F 2 đều có sự phân li tính trạngxuất hiện nhiều kiểu hình. -Cơ thể của sự di truyền các tính trạng đều dựa trên sự phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp các gen trong quá trình thụ tinh. * Khác nhau: Định luật phân li Định luật phân li độc lập -Phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính trạng -F 1 dị hợp 1 cặp gen tạo ra 2 lọai giao tử. -F 2 có 2 kiuể hình với tỉ lệ kiểu hình 3trội: 1 lặn. -F 2 không xuất hiện biến dị tổ hợp. -F 2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen -Phản ánh sự di truyền của 2 cặp tính trạng -F 1 dị hợp2 cặp gen tạo ra 4 lọai giao tử. -F 2 có 4 kiểu hình với tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 -F 2 xuất hiện biến dị tổ hợp. -F 2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen 9. CÁC CÔNG THỨC CƠ BẢN DO SỰ PHÂN LI 1, 2 HAY NHIỀU CẶP GEN Tên công thức Kiểu lai Một tính Hai tính Nhiều tính -Số kiểu gia tử F 1 -Số tổ hợp giao tử tạo ra ở F 2 - Số loại kiểu hình ở F 2 - Số loại kiểu gen ở F 2 - Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 - Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F 2 2 4 2 3 3+1 1+2+1 2 2 4 2 2 2 3 2 (3+1) 2 (1+2+1) 2 2 n 4 n 2 n 3 n (3+1) n (1+2+1) n Bài tập: 1. Ở bí, tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với tính trạng quả dài. Quả bầu dục là tính trạng trung gian. Cho giao phấn giữa cây có quả tròn với cây có quả dài, thu được F 1 , tiếp tục choF 1 giao phấn với nhau. a. Lập sơ đồ lai từ P đến F 2 b. Cho F 1 lai phân tích thì kết quả thu được như thế nào về kiểu gen và kiểu hình? 2. Ở bò chân cao là tính trạng trội hoàn hòan toàn so với chân thấp và các gen quy định tính trạng đều nằmtrên NST thường. a. Bò bố và mẹ đều có chân cao có thể sinh bò con chân thấp được không? Giải thích trường hợp đó và lập sơ đồ minh họa. b. Bò mẹ có chân thấp đẻ được một bò con chân cao. Hãy biện luận để xác định kiểu gen cảu bò bố và lập sơ đồ lai. c. Đẻ ngay F 1 thu được các bò con đều có chân thấp thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào? 3.Từ một phép lai giữa 2 cây, người ta thu được: -120 cây có thân cao, hạt dài -119 cây có thân cao, hạt dài -121 cây có thân thấp, hạt dài - 120 cây có thân thấp, hạt tròn. Biết hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau; thân cao và hạt dài là hai tính trạng trội. Giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai. CHƯƠNG II. NHIỄM SẮC THỂ 1. Thế nào là cặp NST tương đồng? Bộ NST giao tử chứa mấy NST của bộ NST tương đồng? - Cặp NST tương đồng là hai NST giống nhau về hình thái, kích thước, một NST có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. - Bộ NST giao tử chứa một NST của bộ NST tương đồng gọi là NST đơn bội (n NST) 2 Hình dạng của NST thấy rõ nhất ở kì nào? Tại sao? Hình dạng của NST thấy rõ nhất ở kì giữa vì ở kì này NST co ngắn cực đại 3 Mô tả cấu trúc NST. Chức năng của NST. *Cấu trúc NST: Mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động (eothứ nhất) chia NST thành hai cánh. Mỗi crômatit bao gồm một phân tử ADN và protein loại histôn. *Chức năng của NST: NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể. 4 Sơ đồ H9.2 mô tả về vấn đề gì? Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân? Ý nghĩa của quá trình này. *Sơ đồ H9.2 mô tả về sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào. * Diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân. *Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: - Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào. -Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào. 5 Những diễn biến cơ bản của NST trong trình giảm phân. *Những diễn biến cơ bản của NST trong trình giảm phân: - Lần phân bào I + Kì đầu: Các NST xoắn, co ngắn. Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể bắt chéo với nhau, sau đó tách rời nhau ra. +Kì giữa: Các cặp NST tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. +Kì sau: Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. +Kì cuối: Các NST kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội (kép). -Lần phân bào II: + Kì đầu: Các NST co lại cho thấy số lượng NST kép trong bộ đơn bội. +Kì giữa: NST kép xếp thành một hang ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. +Kì sau: Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. +Kì cuối: Các NST đơn nằm gọn trong nhân mới được atọ thành với số lượng là bộ đơn bội. 10. Điểm giống và khác nhau giữa giảm phân và nguyên phân. -Điểm giống nhau: +Đều là các quá trình sinh sản của tế bào +Có các kì phân bào giống nhau. +Các thành phần của tế bào như: trung thể, thoi vô sắc, màng nhân, nhân con, màng tế bào chất có những biến đổi trong từng kì tương ứng. +Có những hoạt động như: nhân đôi, duỗi xoắn, thoá xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li. -Điểm khác nhau: Nguyên phân Giảm phân Loại tế bào Xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ thể (hợp tử, tế bào sinh dưỡng) Chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín ( tinh bào bậc I và noãn bào bậc I ) Hoạt động NST Không xảy ra sự tiếp hợp NST Có xảy ra sự tiếp hợp NST vào kì đầu I Có 1 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và phân li Có 2 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và phân li Kết quả Từ một tế bào mẹ 2n NST qua một lần phân bào tạo ra 2 tế bào con đều có 2n NST. Từ một tế bào mẹ 2n NST qua 2 lần phân bào tạo ra 4 tế bào con đều có n NST 11. H.11 là sơ đồ của quá trình gì? Của nhóm Sinh vật nào? So sánh sự phát sinh giao tử đực và cái ở động vật? * H11 là sơ đồ của quá trình phát sinh giao tử của động vật. * So sánh sự phát sinh giao tử đực và cái ở động vật -Giống nhau: + Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục. +Đều lần lượt trải qua hai quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân của các tế bào sinh giao tử. +Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục -Khác nhau: Phát sinh giao tử đực Phát sinh giao tử cái -Xảy ra các tuyến sinh dục đực (tinh hoàn). -Số lượng giao tử được tạo ra nhiều hơn; mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân tạo ra 4 giao tử đực. -Trong cùng loài, giao tử đực có kích thước nhỏ hơn giao tử cái. -Xảy ra các tuyến sinh dục cái (buồng trứng). -Số lượng giao tử được tạo ra ít hơn; mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân tạo ra 1giao tử cái. -Giao tử cái có kích thước lớn hơn giao tử đực do phải tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi phôi ở giai đoạn đầu, nếu xảy ra sự thụ tinh. 12. Có mấy loại trứng và tinh trùng được tạo ra qua giảm phân? Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người. Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra xấp xỉ 1:1? - Qua giảm phân, ở mẹ chỉ sinh ra một trứng (22A+X), còn ở bố cho ra hai loại tinh trùng (22A+X và 22A+Y) - Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang Y với trứng tạo hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai. - Tỉ lệ con trai: con gái xấp xỉ 1:1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. 13. Trình bày quá trình nhân đôi của ADN. Bản chất của gen? Chức năng của ADN? *Quá trình nhân đôi của ADN: • Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian, lúc này NST đang ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn. • Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần, các Nuclêôtit trên mạch đơn sau khi tách ra lần lượt lien kết với các Nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung để dần hình thành mạch mới. • Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo thành đóng xoắn. • Trong quá trình tự nhân đôi của ADN có sự tham gia của một số enzim và yếu tố có tác dụng tháo xoắn, tách mạch, giữ cho mạch ở trạng thái duỗi, lien kết các Nuclêôtit với nhau. *Bản chất của gen: Bản chất hoá học của gen là ADN, lưu giữ thông tin quy định cấu trúc của một phân tử protein. *Chức năng của ADN: Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. 14. Mô tả cấu trúc các bậc của prôtein? Vì sao prôtein có tính đa dạng và đặc thù? *Cấu trúc các bậc của protein: -Cấu trúc bậc 1: trình tự các axit amin dạng chuỗi -Cấu trúc bậc 2: chuỗi axit amin tạo các vòng xoắn lò xo đều đặn. -Cấu trúc bậc 3: là hình dạng không gian ba chiều do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp tạo thành. -Cấu trúc bậc 4: Là cấu trúc một số protein gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại liên kết với nhau. * Prôtein có tính đa dạng và đặc thù: -Tính đặc thù của protein được thể hiện ở thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin. -Sự sắp xếp theo những cách khác nhau của hơn 20 loại axit amin tạo ra sự đa dạng của protein -Đặcđiểm cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại axit amin đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của protein 15. Vì sao protein dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc tốt nhất? Vì các vòng xoắn dạng sợi được bện chặt với nhau kiểu dây thừng tạo cho sợi chịu lực khoẻ hơn. 16. Mối quan hệ giữa ARN và protein? Tương quan về số lượng giữa axitamin và Nuclêôtit của mARN khi ở ribôxôm. • Mối quan hệ giữa ARN và protein: mARN sau khi được hình thành rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp axit amin, xác định trình tự sắp xếp của các axit amin. • Tương quan về số lượng giữa axitamin và Nuclêôtit của mARN khi ở ribôxôm: Trình tự các Nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các axit amin trên protein (3 nuclêôtit  một axit amin) 17. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Trình tự các Nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự sắp xếp của các Nuclêotit trên mARN, sau đó trình tự này quy định trình tự sắp xếp của các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của protein. Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng. 18. So sánh đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN, ARN và protein? • Giống nhau : -Đều có kích thước khối lượng lớn, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân do nhiều đơn phân. -ADN, ARN, protein bậc 1, 2, 3 đều có cấu trúc mạch đơn. -Có tính đa dạng và đặc thù do thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các đơn phân. - Đều có vai trò trong quá trình truyền đạt tính trạng và thông tin di truyền. * Khác nhau ADN ARN Prôtêin Cấu tạo Luôn có cấu tạo gồm 2 mạch song song, xoắn lại Luôn có cấu tạo gồm 1 mạch đơn Có cấu tạo bởi 1 hay nhiều chuỗi axit amin Đơn phân là các Nuclêôtit Đơn phân là các Nuclêôtit Đơn phân là các axitamin Có kích thước và khối lượng lớn ARN Có kích thước và khối lượng lớn prôtêin Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN, ARN Thành phần hoá học cấu tạo là C, H, O, N, P Thành phần hoá học cấu tạo là C, H, O, N, P Thành phần hoá học cấu tạo là C, H, O, N Chức Chứa gen quy định cấu trúc của Trực tiếp tổng hợp prôtêin Prôtêin được tạo ra trực tiếp biểu năng prôtêin hiện thành tính trạng của cơ thể 19. Quá trình tổng hợp ARN. • Quá trình tổng hợp diễn ra trong nhân, NST đang ở dạng sợi mảnh chưa duỗi xoắn. • Dựa trên khuôn mẫu của ADN dưới tác động của enzim. • Khi bắt đầu tổng hợp ARN, gen tháo xoắn và tách dần thành hai mạch đơn, đồng thời các Nuclêôtit trên mạch vừa được tách ra lien kết với các Nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào thành từng cặp để dần dần thành mạch ARN • Khi kết thúc, phân tử ARN được hình thành liền tách khỏi gen và rời nhân đi ra khỏi chất tế bào 20. Đột biến gen là gì? Các dạng đột biến? Nguyên nhân và hậu quả? • Đột biến gen là những biến đổi về cấu trúc của gen có lien quan đến 1 hoặc 1 số cặp nucleôtit nào đó, xảy ra ở 1 hoặc 1 số vị trí của gen • Các dạng đột biến: + Thêm một hay 1 số cặp nuclêôtit + Mất 1 hay 1 số cặp nuclêôtit +Thay cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit loại khác • Nguyên nhân: +Do những rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường bên trong và bên ngoài. + Người ta có thể gây ra các đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí, hoá học. • Hậu quả: Thường có hại nhưng cũng có khi có lợi. 21. Đột biến NST là gì? Các dạng đột biến cấu trúc NST? Nguyên nhân và hậu quả? • Đột biến NST là những biến đổi về số lượng của NST. • Các dạng đột biến cấu trúc NST: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn. • Nguyên nhân: Do các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh hoặc rối loạn quá trình trao đổi chất bên trong tế bào và cơ thể. • Hậu quả: Thường có hại nhưng cũng có trường hợp có lợi. 22. Thể dị bội là gì? Sự phát sinh thể dị bội? • Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng. VD: Cà chua, cà độc dược có 25 NST (2n+1) • Sự phát sinh thể dị bội: Do một cặp NST không phân li trong giảm phân, dẫn đến tạo thành giao tử mà cặp NST tương đồng nào đó có 2 NST hoặc không có NST. 23. Thể đa bội là gì? Nguyên nhân và vai trò? • Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). VD: Cà độc dược có 2n = 24, cây tam bội 3n= 36, cây cửu bội 9n= 108 • Nguyên nhân: Dưới tác động của các tác nhân vật lí ( tia phóng xạ,thay đổi nhiệt độ đột ngột…) hoặc các tác nhân hoá học (cônsixin…) vào tế bào trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng của môi trường trong cơ thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào. • Vai trò: được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng. 24. Thường biến là gì? Nguyên nhân gây thường biến. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Mức phản ứng là gì? • Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. VD: Sự thay đổi màu thân của con thằn lằn trên cát, lúc trời năng thì thân màu nhạt, lúc trong bong râm thì màu thân sẫm. • Nguyên nhân gây thường biến: do tác động trực tiếp của môi trường sống: nhiệt độ, nước, không khí, dinh dưỡng…… • Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: Kiểu gen qui định cách phản ứng trước môi trường. Kiểu hình là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. • Mức phản ứng là giới hạn thường biến của cùng một kiểu gen trước các điều kiện khác nhau của môi trường. 25. Sơ đồ 28 mô tả điều gì? Trẻ đồng sinh cùng trứng khác với trẻ đồng sinh khác trứng như thế nào? Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh. • Sơ đồ 28 mô tả sự hình thành trẻ đồng sinh. • Trẻ đồng sinh cùng trứng khác với trẻ đồng sinh khác trứng: + Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen nên bao giờ cũng cùng giới tính + Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể cùng giới tính hoặc khác giới • Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh: + Giúp ta hiểu rõ vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng. + Sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. 26. Đặc điểm khác nhau giữa bộ NST thường với bộ NST người bệnh Đao? Nhận biết người bị bệnh Đao bằng những dấu hiệu bên ngoài nào? • Bộ NST người bệnh Đao có 3 NST số 21. • Nhận biết người bị bệnh Đao bằng những dấu hiệu bên ngoài: bé, lùn, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. 27. Đặc điểm khác nhau giữa bộ NST thường với bộ NST người bệnh Tớcnơ? Nhận biết người bị bệnh Tớcnơ bằng những dấu hiệu bên ngoài nào? • Bộ NST người bệnh Tớcnơ chỉ có 1 NST giới tính X • Nhận biết người bị bệnh Tớcnơ bằng những dấu hiệu bên ngoài: Bệnh nhân là nữ: lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. 28. Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn chủ yếu nào? Ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm? • Công nghệ tế bào là ngành kĩ trhuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra những mô, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh giống hoặc khác với dạng gốc. • Ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm: là phương pháp có hiệu quả để tăng nhanh số lượng cá thể, 9áp ứng với yêu cầu của sản xuất. • Những công đoạn chủ yếu: + Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo + Dùng hoocmon sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh. 29. Công nghệ gen gồm những khâu nào? Công nghệ gen là gì? • Công nghệ gen gồm 3 khâu: - Tách ADN NST của tế bào cho và tách ADN dùng làm thể truyền từ virut hoặc vi khuẩn - Tạo ADN tái tổ hợp. - Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. • Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen 30. Hiện tượng thoái hoá giống do tự thụ phấn biểu hiện như thế nào? Biểu hiện: các cá thể ở các thế hệ tiếp theo có sức sống kém dần: phát triển chậm, chiều cao của cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. 31. Giao phối gần là gì? Hậu quả? • Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. • Hậu quả: gây hiện tượng thoái hoá giống: sinh trưởng phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh… 32. Tại sao hiện tượng giao phối gần và tự thụ phấn gây ra hiện tượng thoái hoá? Tỉ lệ đồng hợp và dị hợp thay đổi như thế nào? • Hiện tượng giao phối gần và tự thụ phấn gây ra hiện tượng thoái hoá là do một số gen lặn gây hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp. • Tỉ lệ đồng hợp lặn tăng và dị hợp giảm 33. Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân? Các phương pháp tạo ưu thế lai. • Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F 1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố và mẹ hoặc vượt trội cả bố mẹ. VD: gà Đông Cảo x gà Ri • Nguyên nhân: do sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F 1. • Các phương pháp tạo ưu thế lai: - Thực vật: lai khác dòng, lai khác thứ - Động vật: dùng phép lai kinh tế. 34. So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể. Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể Cách tiến hành Chọn rất nhiều cây con từ giống khởi đầu rồi trộn lẫn với nhau Chọn 1 số cây con tốt nhất rồi để riêng ra Hạt của cây được chọn mang gieo chung ở vụ sau rồi so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để giữ lại Hạt của cây được chọn gieo riêng lẻ theo từng dòng rồi so sánh các dòng với nhau, rồi so với giống khởi đầu và giống đối chứng để chọn giống tốt nhất. Ưu- nhược điểm Dễ làm, ít tốn kém nên ứng dụng rộng rãi Đòi hỏi theo dõi cơng phu, chặt chẽ nên khó ứng dụng rộng rãi Chỉ dựa vào kiểu hình nên kết quả khơng ổn định và dễ nhầm với thường biến Kết hợp đánh giá kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nên có kết quả ổn định và độ tin cậy cao 35. Các bước tiến hành giao phấn cho ngơ hoặc lúa. - Bước 1: Chọn cây mẹ: Chỉ giữ lại một số bông và hoa phải chưa vỡ không bò dò hình, không quá non hay già, các hoa khác cắt bỏ. - Bước 2: Khử đực ở cây mẹ. + Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng  lộ rõ nhò. + Dùng kẹp gắp 6 nhò (Cả bao phấn) ra ngoài. + Bao bông lúa lại, ghi rõ ngày tháng. - Bước 3: Thụ phấn + Cấy phấn từ hoa đực rắc lên nhụy của hoa ở cây mẹ (Lấy kẹp đặt cả bao phấn lên đầu nhụy hoặc lắc nhẹ hoa chưa khử đực để phấn rơi lên nhụy). + Bao nilông, ghi ngày tháng. 36. Mơi trường là gì? Các loại mơi trường. 1. Mơi trường là gì? Các loại mơi trường. • Mơi trường là nơi sinh vật sinh sống. • Các loại mơi trường: MT trong đất, MT nước, MT trên mặt đất- khơng khí, MT sinh vật. • MT bao gồm 2 thành phần: nhân tố vơ sinh và nhâ tố hữu sinh. 2. Giới hạn sinh thái là gì? Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định. - Giới hạn trên: điều kiện tối đa mà SV có thể chịu đựng được. - Giới hạn dưới: điều kiện tối thiểu mà SV có thể chịu đựng được 3. Ảnh hưởng của ánh sáng lên sinh vật như thế nào? - Đối với thực vật: Làm thay đổi hình thái, đặc điểm sinh lí của thực vật - Đối với động vật: AS tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong khơng gian. AS còn ảnh hưởng đến hoạt động, khả năng sinh sản và sinh trưởng của động vật. 4. So sánh giữa cây ngồi áng và cây trong bóng râm - Cây sống nơi quang đãng phiến lá nhỏ, dày, màu xanh nhạt, cây thường thấp, nhiều cành và tán rộng. - Cây sống nơi bóng râm phiến lá thường to, mỏng, màu xanh đậm, cây có thân thẳng, vươn cao, cành tập trung ở ngọn, các cành phía dưới vàng úa, héo và sớm rụng. 5. Đặc điểm của cây ở vùng nhiệt đới và ơn đới. - Đặc điểm của cây ở vùng nhiệt đới: phiến lá dày, nhỏ, trên bề mặt có tầng cutin dày nhằm hạn chế sự thoất hơi nước. - Đặc điểm của cây ở vùng ơn đới: về mùa đơng, cây thường rụng lá làm giảm diện tích tiếp xúc với khơng khí lạnh và giảm sự thốt hơi nước. Chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ có các lớp bần dày tạo lớp cách nhiệt để bảo vệ cây 6. SV hằng nhiệt và biến nhiệt • SV hằng nhiệt: là SV có khả năng điều hòa thân nhiệt ổn định khi điều kiện MT thay đổi. • SV biến nhiệt: là SV có thân nhiệt phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ MT; thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của MT. 7. Đặc điểm của động vật ở vùng nhiệt đới và ôn đới • Đặc điểm của động vật ở vùng nhiệt đới: lông dày, dài, kích thước các phần tai, đuôi nhỏ ( hươu, gấu, cừu); kích thước cơ thể lớn ( chim, thú) • Đặc điểm của động vật ở vùng ôn đới: lông thú ngắn, thưa, kích thước tai và đuôi lớn, cơ thể nhỏ (chim, thú). 8. Đặc điểm của cây ở nơi ẩm ướt và vùng khô hạn. • Nhóm cây ưa ẩm: chia chia làm 2 nhóm: - Cây ưa ẩm chịu bóng: lá cây có ít lỗ khí và lỗ khí có cả ở hai mặt của lá. Lá mỏng, bản rộng, tầng cutin rất mỏng, mô giậu không phát triển. Khả năng điều tiết nước của cây rất yếu, khi mất nước cây héo rất nhanh. VD: cây sa nhân, cây bóng nước, cây thuộc họ Thài lài, họ Ráy…. - Cây ưa ẩm ưa sáng: mô giậu phát triển, phiến lá hẹp, màu lá nhạt, cây không chịu được điều kiệm khô hạn của môi trường. VD: lúa nước, chi Cói, rau bợ, rau mác… • Nhóm cây chịu hạn: - Mọng nước: lá cây mọng nước có tầng cutin dày, bề mặt lá thường có lớp sáp hoặc lông rậm, lỗ khí nằm sâu trong biểu bì. Mô lá có nhiều tế bào lớn tích nước, gân lá kém phát triển. Một số lá cây tiêu giảm, chỉ còn vảy nhỏ, sớm rụng hoặc biến thành gai. VD: Xưong rồng, thầu dầu, hành… - Cây lá cứng: Phiến lá hẹp, trên bề mặt lá thường có sáp hoặc lông rậm để cách nhiệt. Lớp cutin dày, gân lá phát triển. VD: cây xương rồng, họ thông, họ lúa, họ cói, họ phi lao, họ đậu…. 9. Đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau như thế nào? • Nhóm động vật ưa ẩm: nhu cầu về độ ẩm hay lượng nước trong môi trường sống cao. • Nhóm động vật ưa khô: có cơ quan tích nước dự trữ và cơ chế bảo vệ chống mất nước, khả năng sử dụng nước tiết kiệm. VD: bò sát, sâu bọ cánh cứng, châu chấu sa mạc, lạc đà 10. Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi như thế nào so với cây sống riêng lẽ? Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ. - Khi MT cực thuận, mức độ cực thuận giảm thì gây ra sự cạnh tranh dẫn đến sự cách li 11. Động vật sống bầy đàn có lợi gì? Động vật sống bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn. 12. Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối đích giữa các SV khác loài? - Quan hệ hỗ trợ là quan hệ có lợi cho tất cả các sinh vật. - Trong quan hệ đối địch, một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại. 13. Ý nghĩa của các dạng tháp tuổi. Tháp tuổi: gồm nhiều hình thang (hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang nhỏ biểu hiện số lượng cá thể của một nhóm tuổi. Trong hình thang đó, nhóm tuổi trước sinh sản xếp dưới cùng, phía trên là hóm sinh sản. Có 3 dạng tháp tuổi: • Dạng phát triển: Đáy tháp rộng, cạnh tháp xiên nhiều, chứng tỏ nhóm tuổi trước sinh sản nhiều cá thể làm tăng nhanh kích thước và khối lượng. • Dạng ổn định: Đáy tháp trung bình, cạnh xiên ít cho biết tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ trước sinh sản, tỉ lệ sinh không cao- vừa phải, số lượng cá thể ổn định. • Dạng giảm sút: Đáy tháp hẹp, biểu hiện tỉ lệ sinh sản của quần thể thấp, số lượng cá thể giảm dần. 14. Thế nào là một nước có dạng tháp dân số già và nước có dạng dân số trẻ? -Một nước có dạng tháp dân số già là tháp dân số có đáy hẹp, đỉnh không nhọn, cạnh tháp gần như thẳng đứng, biểu thị tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong đều thấp.Tuổi thọ trung bình cao. (Dạng c) -Một nước có dạng tháp dân số trẻ là tháp dân số có đáy rộng do tỉ lệ trẻ em sinh ra hằng năm cao. Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao. Tuổi thọ trung bình thấp. (Dạng a,b) 15. So sánh trạng thái cân bằng sinh học với hiện tượng khống chế sinh học? Giống nhau i. Đều làm cho số lượng cá thể trong quần thể dao động ở mức cân bằng. ii. Đều có sự liên quan đến các tác động của môi trường sống. Khác nhau Trạng thái cân bằng quần thể Khống chế sinh học Xảy ra trong nội bộ mỗi quần thể Xảy ra trong mối quan hệ giữa các quần thể khác loài trong quần xã Yếu tố tạo ra trạng thái cân bằng là các điều kiện của môi trường sống làm ảnh hưởng đến tỉ lệ tử vong và tỉ lệ sinh sản của quần thể Yếu tố tạo ra trạng thái cân bằng là do mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài với nhau: loài này ăn loài khác và bị loài khác nữa ăn. 16. Tăng dân số: - Tăng dân số tự nhiên: (sinh học) là tỉ lệ người sinh ra nhiều hơn tỉ lệ người chết đi. - Tăng dân số cơ học: là do hiện tượng di dân từ vùng này sang vùng khác. 17. Những thành phần vô sinh và hữu sinh có trong hệ sinh thái rừng? Lá và cành cây mục là thức ăn cho những sinh vật nào? Cây rừng có ý nghĩa như thế nào trong đời sống động vật rừng? Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào đến thực vật? Nếu rừng bị cháy mất hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật? Tại sao? Thế nào là một hệ sinh thái? -Thành phần vô sinh: đất, đá, lá rụng, mùn hữu cơ. -Thành phần hữu sinh: cây cỏ, cây gỗ, địa y, hươu, hổ, chuột, cầy, bọ ngựa… - Lá và cành cây mục là thức ăn của các vi sinh vật phân giải: vi khuẩn, giun đất, nấm. - Cây rừng cung cấp thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản, khí hậu ôn hoà cho động vật sinh sống - Động vật ăn thực vật nhưng đồng thời cũng góp phần thụ phấn và phát tán cho thực vật, phân bón cho thực vật. -Nếu rừng bị cháy: động vật mất nơi ở, mất nguồn thức ăn, nơi trú ẩn, nguồn nước…nhiều loài động vật ưa ẩm sẽ chết. -Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã. 18. Đặc trưng của quần xã rừng mưa nhiệt đới: Thực vật phân thành 5 tầng: tầng cây gổ lớn, tầng cây bụi nhỏ, tầng cỏ và dương xỉ, tầng tạo sinh, tầng phân hủy.Trong quần xã sinh vật sự phân tầng giúp cho các sinh vật nhận được nguồn thức ăn đầy đủ, phù hợp và tránh cạnh tranh do thiếu thức ăn. Chất dinh dưỡng trong MT được sử dụng hợp lí. 19. Đặc điểm của quần xã ven bờ: Sinh vật vùng ven bờ có có chu kì hoạt động ngày đêm thích ứng với hoạtđộng của nước triều và có khả năng chịu đựng trong điều kiện thiếu nước, độ đa dạng của quần xã ven bờ cao hơn vùng ngoài khơi. Có sự phân bố theo tầng của tảo đa bào và tảo đơn bào. 20. Đặc điểm của quần xã vùng khơi: Hệ thực vật gồm các thực vật nổi có số lượng ít hơn vùng ven bờ, động vật chỉ sử dung thực vật nổi làm thức ăn, càng xuống sâu số loài động vật càng giảm 21. Đặc điểm của quần xã đầm: SV thường có khả năng chịu đựng cao đối với sự khô hạn, ánh sáng vẫn xâm nhập xuống đáy ao và hồ. Trên mặt nước sâu thì có TV nổi như bèo, TV là nguồn thức ăn của động vật. Hệ động vật bao gồm: động vật nổi, động vật đáy và động vật tự bơi 22. Đặc điểm của quần xã hồ: Ánh sáng chỉ chiếu được ở tầng trên: Lớp trên TV nổi phong phú, lớp dưới là có sự lên men các chất hữu cơ. 23. Đặc điểm của quần xã nước chảy (sông, suối): Các quần xã thủy sinh vật có thành phần không đồng nhất (thay đổi theo thượng lưu, trung lưu, hạ lưu) gồm rong rêu, tảo, vi khuẩn lam, ấu trùng sâu bọ, giáp xác nhỏ…Sinh vật ở đáy biển có rễ bám chặt vào đáy. Vùng hạ lưu có TV phát triển phong phú hơn với nhiều loài TV có hoa,động vật nổi, ở đáy có trai sông, giun ít tơ, nhũng loài cá bơi giỏi…. 24. Mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã: Khi khí hậu ấm áp, độ ẩm cao, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây phát triển, sinh sản mạnh, số sâu tăng, chim ắn sâu cũng tăng, khi số lượng chim sâu quá nhiều làm số lượng sau giảm, đói mồi, chim ăn sâu yếu, sinh bệnh tật cộng với MT bị ô nhiễm và chết, số lượng sâu lại giảm, khi ấy sâu lại có điều kiện phát triển. 25. Cho biết sâu ăn lá tham gia vào những chuỗi thức ăn nào? Hãy sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái? Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? -Sắp xếp các sinh vật theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái: + Sinh vật sản xuất: cây cỏ, cây gỗ… +Sinh vật tiêu thụ cấp 1: sâu ăn lá, hươu, chuột. + Sinh vật tiêu thụ cấp 2: bọ ngựa, cầy, rắn + Sinh vật tiêu thụ cấp 3: rắn, đại bàng, hổ + Sinh vật phân giải: vi sinh vật, nấm, địa y, giun đất -Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều lồi sinh vật có quanhệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi lồi trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắc xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắc xích phía sau tiêu thụ. - Lưới thức ăn bao gồm nhiều chuỗi thức ăn, có nhiều mắc xích chung. 26. Các kiểu hệ sinh thái trong tự nhiên: - Hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng, đồng cỏ… - Hệ sinh thái nước mặn: Hệ sinh thái ven bờ và vùng biển khơi. - Hệ sinh thái nước ngọt: hệ sinh thái ao hồ, đầm lầy và sơng suối. 27. Hãy nêu các bước tiến hành quan sát tìm hiểu mơi trường và các nhân tố sinh thái; các bước quan sát hệ sinh thái. - Các bước tiến hành quan sát tìm hiểu mơi trường: + Quan sát ngồi thiên nhiên: chọn nơi có nhiều cây xanh như hồ nước, cơng viên + Quan sát các loại sinh vật sống trong địa điểm thực hành + Điền nội dung qn sát được vào bảng phụ, tổng kết lại. + Mỗi học sinh chọn quan sát 10 lá cây ở các mơi trường khác nhau trong khu quan sát + Hồn thành phiếu học tập số 2. - Các bước quan sát hệ sinh thái: + Chọn mơi trường có thành phần sinh vật phong phú. + Quan sát, hồn thành bảng phụ + Vẽ sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn. 28. Tác động của con người tới mơi tường qua các thời kì phát triển của XH như thế nào? - TKì nguyên thủy: đào hố săn bắt thú dữ  tác độg tới MT chưa đáng kể. Đốt rừng đã tác động đến MT - Xã hội nông nghiệp: + Trồng trọt, chăn nuôi. + Phá rừng làm khu dân cư, khu sản xuất  Thay đổi đất và tầng nước mặt. + Hình thành các hệ sinh thái trồng trọt. - Xã hội công nghiệp: + Khai thác tài nguyên bừa bãi, xây dựng nhiều khu công nghiệp  đất càng thu hẹp. + Rác thải rất lớn. +Cơng nghiệp phát triển làm xuất hiện nhiều giống vật ni và cây trồng mới, SX nhiều phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ TV 29. Chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ gây những hậu quả như thế nào? - Cây rừng bị mất gây xói mòn đất. - Nước mưa chảy trên bề mặt khơng bị cây rừng ngăn cản nên dễ xảy ra lũ lụt gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản nhân dân, gây ơ nhiễm. - Làm thay đổi khí hậu, giảm lượng mưa. - Lượng nước ngầm giảm - Mất nơi ở của các lồi sinh vật làm giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái. 30. Nêu các biện pháp bảo vệ mơi trường. - Hạn chế phát triển dân số q nhanh. - Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài ngun. - Bảo vệ các lồi sinh vật. - Phục hồi và trồng rừng mới. - Kiểm sốt và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ơ nhiễm. - Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật ni có năng suất cao. 31. Ơ nhiễm mơi trường là gì? Các ngun nhân gây ơ nhiễm khơng khí. - Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bò bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bò thay đổi gây tác hại tới đời sống của con người và các SV khác. - Các chất thải ra từ nhà máy, phương tiện giao thông, đun nấu sinh hoạt là CO 2 , SO 2 …gây ô nhiễm không khí. 32. Các hố chất bảo vệ thực vật và chất độc hố học thường tích tụ ở mơi trường nào? Mơ tả con đường phát tán các loại hố chất đó. - Các chất hóa học độc hại được phát tán và tích tụ. [...]...- Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật - Con đường phát tán các loại hố chất đó: + Hóa chất (dạng hợi)  nước mưa  đất  tích ụ  ô nhiễm mạch nước ngầm + Hóa chất (dạng hơi)  nước mưa  ao, sông, biển  tích tụ 33 Ngun nhân của bệnh giun sán? Cách phòng tránh bệnh sốt rét? Ngun nhân dẫn tới mắc bệnh tả, lị? - Ngun nhân dẫn tới mắc bệnh tả, lị là do thức... Ngun nhân dẫn tới mắc bệnh tả, lị là do thức ăn khơng vệ sinh, bị nhiễm các sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E.Coli - Ngun nhân dẫn tới mắc bệnh giun sán là do thức ăn khơng nấu chín, khơng rửa sạch có mang mầm bệnh như trứng giun, ấu trùng sán… - Cách phòng tránh bệnh sốt rét: tiêu diệt muỗi mang kí sinh trùng sốt rét bằng nhiều cách: diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở ln thống đãng, sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn... biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã - Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là góp phần bảo vệ các lồi sinh vật và mơi trường sống của chúng Thiên nhiên hoang dã đã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm hoạ như lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ơ nhiễm mơi trường - Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã: + Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn + Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bào vệ các sinh . biến dị tổ hợp. -F 2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen 9. CÁC CÔNG THỨC CƠ BẢN DO SỰ PHÂN LI 1, 2 HAY NHIỀU CẶP GEN Tên công thức Kiểu lai Một tính Hai tính Nhiều. phân hoá thành cơ quan hay cơ thể hoàn chỉnh. 29. Công nghệ gen gồm những khâu nào? Công nghệ gen là gì? • Công nghệ gen gồm 3 khâu: - Tách ADN NST của tế

Ngày đăng: 14/09/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan