Xử trí chảy máu sau đẻ

5 2K 13
Xử trí chảy máu sau đẻ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sau đẻ nếu lượng máu mất đi trên 300ml hoặc đã gây hậu quả sốc do mất máu thì khi ấy gọi là băng huyết và trở thành tai biến rất nguy hiểm. Chảy máu sau đẻ là những chảy máu cấp tính ngay sau k

Sau đẻ nếu lượng máu mất đi trên 300ml hoặc đã gây hậu quả sốc do mất máu thì khi ấy gọi là băng huyết và trở thành tai biến rất nguy hiểm. Chảy máu sau đẻ là những chảy máu cấp tính ngay sau khi đẻ, rau còn trong buồng tử cung hoặc rau đã sổ ra ngồi. Chảy máu sau đẻ hiện nay vẫn là một tai biến sản khoa hay gặp nhất và vẫn còn là một trong những ngun nhân chính gây tử vong cho sản phụ. Các ngun nhân thường gặp của chảy máu sau đẻ: đờ tử cung, chấn thương đường sinh dục (đặc biệt là vỡ tử cung), rối loạn bong rau, sổ rau và rối loạn đơng máu. 1. ĐỜ TỬ CUNGĐờ tử cung là dấu hiệu cơ tử cung khơng co chặt lại thành khối an tồn sau khi rau đã sổ để thực hiện tắc mạch sinh lý, gây chảy máu. Trên lâm sàng đờ tử cung có hai mức độ:-Đờ tử cung có hồi phục: Cơ tử cung giảm trương lực sau đẻ nhưng còn đáp ứng với các kích thích cơ học, hố học.-Đờ tử cung khơng hồi phục: Cơ tử cung khơng còn khả năng đáp ứng với bất kỳ kích thích nào.1.1. Ngun nhân-Do chất lượng cơ tử cung yếu do đẻ nhiều lần, tử cung có sẹo mổ, u xơ tử cung, tử cung dị dạng.-Do tử cung bị căng giãn q mức vì đa thai, đa ối, thai to.-Do chuyển dạ kéo dài.-Do nhiễm khuẩn ối.-Do còn sót rau, màng rau trong buồng tử cung (đờ tử cung thứ phát).-Do sản phụ suy nhược, thiếu máu, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén.1.2. Triệu chứng lâm sàng-Chảy máu ngay sau khi sổ rau là triệu chứng phổ biến nhất, máu từ chỗ bám của rau chảy ra ứ đọng lại trong buồng tử cung rồi mỗi khi có cơn co tử cung lại đẩy ra ngồi một khối lượng máu. Nếu tử cung đờ hồn tồn khơng hồi phục thì máu chảy ra liên tục hoặc khi ấn vào đáy tử cung máu sẽ chảy ồ ạt ra ngồi.-Tử cung giãn to, mềm, co hồi kém hoặc khơng co hồi, khơng có khối an tồn mặc dù rau đã sổ.-Mật độ tử cung nhão, khi cho tay vào buồng tử cung khơng thấy tử cung bóp vào tay mà mềm nhẽo như ở trong cái túi, trong tử cung có tồn máu cục và máu lỗng.-Nếu ra máu nhiều sản phụ xanh nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ, khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hơi. 1.3. Thái độ xử trí-Dùng mọi biện pháp cơ học để cầm máu: xoa bóp tử cung, chẹn động mạch chủ bụng, chẹn tử cung qua thành bụng.-Thông tiểu để bàng quang rỗng.-Kiểm soát tử cung lấy hết rau sót và máu cục rồi tiêm bắp thuốc oxytocin 5- 10 đơn vị, có thể tiêm bắp nhắc lại 2 lần. Nếu tử cung không co, tiêm Ergometrin 0,2mg một ống vào bắp hoặc Misoprostol 200mcg x 5 viên đặt hậu môn.-Truyền dịch chống sốc.-Cho kháng sinh toàn thân.-Nếu không cầm được máu thì nhanh chóng chuyển lên tuyến trên hoặc mời tuyến trên hỗ trợ. Khi chuyển nhất thiết phải có nhân viên y tế đi kèm để theo dõi và hồi sức đồng thời xoa bóp tử cung liên tục. -Điều quan trọng là phải có thái độ xử trí kịp thời để tránh tình trạng chảy máu kéo dài dẫn tới rối loạn đông máu.-Nếu sau khi xoa bóp liên tục tử cung, đã tiêm thuốc co bóp tử cung nhưng máu vẫn tiếp tục chảy và mỗi khi ngừng xoa bóp tử cung lại bị nhão ra, thì phải nghĩ đến đờ tử cung không hồi phục, ngay lập tức phải tiến hành mổ cắt tử cung bán phần. -Hồi sức truyền máu và cho kháng sinh toàn thân.2. CHẤN THƯƠNG ĐƯỜNG SINH DỤC: (rách tầng sinh môn, rách âm hộ, âm đạo, máu tụ đường sinh dục, rách cổ tử cung, vỡ tử cung): Chấn thương đường sinh dục là một nguyên nhân gây chảy máu từ chỗ rách và xảy ra sau khi sổ thai. Nếu không xử trí kịp thời làm mất máu nặng gây đờ tử cung và rối loạn đông máu.2.1. Nguyên nhân-Do đỡ đẻ không đúng kỹ thuật-Do đẻ nhanh-Do thai to-Do cổ tử cung chưa mở hết mà sản phụ đã rặn-Do can thiệp thủ thuật không đúng chỉ định và không đủ điều kiện.2.2. Triệu chứng và chẩn đoán-Chảy máu xuất hiện ngay sau khi thai sổ, lượng máu mất nhiều hay ít tuỳ tổn thương nặng hay nhẹ.-Máu đỏ tươi chảy rỉ rả hay thành dòng, liên tục.-Tử cung co tốt nhưng máu vẫn chảy ra ngoài âm hộ, máu đỏ tươi.-Chẩn đoán rách ở tầng sinh môn và âm hộ dễ dàng qua quan sát (rách ở tiền đình chảy máu nhiều).-Chẩn đoán rách âm đạo bằng tay nhưng đặt van quan sát thì tốt hơn. -Chẩn đoán rách cổ tử cung và cùng đồ bằng cách cho 2 ngón tay theo bề ngoài cổ tử cung, sát tới cùng đồ, nếu có chỗ khuyết là rách cổ tử cung. Nhưng muốn chính xác là phải dùng van và 2 kẹp hình tim kéo từng đoạn cổ tử cung để quan sát tìm chỗ rách (quan sát vòng quanh cổ tử cung).2.3. Xử trí: Phải bóc rau nhân tạo và kiểm soát tử cung ngay sau khi sổ thai để chẩn đoán.-Xử trí theo nguyên tắc tiến hành song song cầm máu và hồi sức chống sốc.-Khâu phục hồi các vết rách rách bằng chỉ tự tiêu mũi rời (ở cổ tử cung, cùng đồ và âm đạo) và khâu nhiều lớp ở chỗ rách tầng sinh môn (xem bài Cắt và khâu tầng sinh môn).-Với vỡ tử cung: Xem bài “Chẩn đoán và xử trí doạ vỡ và vỡ tử cung”.3. RỐI LOẠN BONG RAU, SỔ RAU3.1. Sót rau, sót màngChảy máu là dấu hiệu sớm của sót rau do các xoang tĩnh mạch ở nơi rau bám không đóng lại được.3.1.1. Nguyên nhân:Sót rau thường gặp trong các trường hợp:-Do tiền sử sẩy thai, nạo hút thai nhiều lần.-Do đẻ nhiều lần và có lần đã bị sót rau, viêm niêm mạc tử cung.-Sau đẻ non, đẻ thai lưu, sẹo mổ cũ.3.1.2. Triệu chứng lâm sàng-Chảy máu: thường xuất hiện ngay sau khi sổ rau.-Ra máu rỉ rả, tử cung có thể co hồi kém, máu đọng lại ở trong buồng tử cung làm tử cung căng to không co lại được, gây đờ tử cung thứ phát.-Lượng máu ra có thể ít, có thể nhiều, máu đỏ tươi có lẫn máu cục (5 phút máu thẫm ướt đẫm 1 băng vệ sinh là nhiều).-Có thể phát hiện sớm sót rau sau đẻ bằng cách kiểm tra bánh rau thấy thiếu. Chú ý đến những bánh rau phụ khi thấy các mạch máu trên màng rau.-Nếu phát hiện muộn, không xử lý kịp thời, mất máu nhiều có dấu hiệu sốc: sản phụ khát nước, chân tay lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ.3.1.3. Xử trí-Phải cho thuốc giảm đau (Morphin 0,01g x 1 ống) và tiến hành kiểm soát tử cung ngay (xem bài kiểm soát tử cung). Khi kiểm soát tử cung phải lấy hết rau và màng rau sót, toàn bộ máu cục và máu lỗng trong buồng tử cung.-Tiêm bắp 5- 10 đv oxytocin hoặc/và ergometrin 0, 2mg vào bắp thịt.-Cho kháng sinh tồn thân: Amoxilin 250mg x 4viên/ngày x 7 ngày.-Theo dõi tiếp tục mạch, huyết áp, chảy máu và co hồi tử cung.-Hồi sức truyền máu nếu thiếu máu cấp.-Tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, chảy máu và co hồi tử cung.-Nếu còn ra máu cho thêm thuốc oxytocin tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. -Có thể khi cần, phải kiểm sốt tử cung lại.3.2. Rau khơng bong 3.2.1. Định nghĩa và phân loạiĐây là một bệnh hiếm gặp của rau (tỷ lệ 1/2000). Ở người đẻ nhiều lần, nạo thai nhiều lần, tiền sử có viêm niêm mạc tử cung khi đẻ các gai rau bám trực tiếp vào cơ tử cung khơng có lớp xốp của ngoại sản mạc, có khi gai rau xun sâu vào chiều dày lớp cơ tử cung (giống như các răng của một chiếc lược).Người ta có thể phân biệt: -Rau cài răng lược tồn phần: Tồn bộ bánh rau bám vào lớp cơ do đó khơng bong ra được và khơng chảy máu.-Rau cài răng lược bán phần: Chỉ một phần bánh rau bám sâu vào cơ tử cung do đó bánh rau có thể bong một phần, gây chảy máu. Lượng máu chảy ra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào tình trạng co rút của lớp cơ tử cung và mức độ bong rau.3.2.2. Triệu chứng lâm sàng-Nếu là rau cài răng lược tồn phần: ít gặp, khơng chảy máu. -Nếu là rau cài răng lược bán phần thì sau khi thai đã sổ 30 phút rau khơng bong được, nhưng có chảy máu nhiều hay ít tuỳ theo diện rau bong rộng hay hẹp.-Chỉ có thể chẩn đốn chắc chắn dựa vào thử bóc rau khơng kết quả hay chỉ bóc được một phần và máu chảy nhiều.-Cần chú ý phân biệt với:+Rau bám chặt: Trường hợp rau khơng bong do lớp xốp kém phát triển, nhưng có thể bóc tồn bộ bánh rau bằng tay được.+Rau mắc kẹt và rau cầm tù: Trường hợp bánh rau đã bong nhưng khơng sổ tự nhiên được vì bị mắc kẹt ở một sừng tử cung do một vòng thắt của cơ đan chéo. Đặc biệt bánh rau dễ bị mắc kẹt trong trường hợp tử cung hai sừng. Loại này chỉ cần cho tay vào buồng tử cung là có thể lấy được rau ra vì bánh rau đã bong hồn tồn.3.2.3. Xử trí-Nếu rau chưa bong và chảy máu, tiến hành bóc rau và kiểm sốt tử cung, cho oxytocin 10 đơn vị tiêm trực tiếp vào cơ tử cung hoặc tiêm bắp, xoa bóp tử cung, hồi sức chống sốc, cho kháng sinh.-Nếu rau cài răng lược bán phần chảy máu hoặc rau cài răng lược toàn phần phải cắt tử cung bán phần ngay.-Nếu chảy máu nhiều cần phải hồi sức truyền máu trong và sau mổ.-Cho kháng sinh.4. RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU: Có thể tiên phát do các bệnh về máu nhưng thường là do chảy máu nhiều mất sinh sợi huyết.4.1. Dự phòng -Đảm bảo công tác quản lý thai nghén tốt, phát hiện sớm các thai nghén có nguy cơ cao để chuyển lên đẻ ở tuyến trên.-Không được để đẻ ở tuyến xã các trường hợp: con rạ qua 4 lần, chuyển dạ lâu, tử cung có u xơ, tiền sử đẻ băng huyết, thai to, đa thai, đa ối .-Không để xảy ra cuộc chuyển dạ lâu, kéo dài quá thời gian quy định của biểu đồ chuyển dạ.-Vô khuẩn trong thao tác khám, đỡ đẻ (không thăm khám âm đạo quá nhiều trong chuyển dạ đẻ).-Để tránh gây chấn thương đường sinh dục do đẻ, người cán bộ y tế cần phải theo dõi sát cuộc đẻ, đỡ đẻ đúng kỹ thuật và nhẹ nhàng, không để sản phụ rặn sớm khi cổ tử cung chưa mở hết.-Khi tầng sinh môn căng, khó giãn nở cần phải chủ động cắt tầng sinh môn trước khi sổ đầu, tránh để rách. Khi có tổn thương đường sinh dục cần thăm khám kỹ tìm ra chỗ rách và xử trí kịp thời. -Theo dõi sát sản phụ 6 giờ đầu sau đẻ, đặc biệt là trong 2 giờ đầu để phát hiện sớm các trường hợp chảy máu . hiểm. Chảy máu sau đẻ là những chảy máu cấp tính ngay sau khi đẻ, rau còn trong buồng tử cung hoặc rau đã sổ ra ngồi. Chảy máu sau đẻ hiện nay vẫn là một. chảy máu từ chỗ rách và xảy ra sau khi sổ thai. Nếu không xử trí kịp thời làm mất máu nặng gây đờ tử cung và rối loạn đông máu. 2.1. Nguyên nhân-Do đỡ đẻ

Ngày đăng: 24/10/2012, 11:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan