sinh học 10 nc

88 571 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
sinh học 10 nc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiết 34 Ngày 2/2/ 2009 PHÂN 3 SINH HỌC VI SINH VÂT Chương I CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT Bài 33 DINH DƯỠNG, CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT I. Mục tiêu 1.Kiên thức -HS trinh bày được khái niệm vi sinh vật. -Phân biệt được ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. -Phân biệt được bốn kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon -Phân biệt được ba kiểu thu nhận năng lượng ở các vi sinh vật hoá dị dưỡng là lên men, hô hấp kị khí, hô hấp hiếu khí. 2.Kĩ năng. -Khái quát kiến thức vận dụng vào thực tiễn. II. Thiết bị dạy-học. -Tranh hình SGK phóng to. -Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy-học. 1.Kiểm tra. 2.Bài mới. -GV hỏi: + tại sao dưa muối lại trở nên chua? Ăn ngon miệng và bảo quản được lâu? + Tại sao bia đựng trong một đĩa sứ để hở miệng sau 3-4 ngày thì bị chua như giấm? +Tại sao khi cho bột nen len cơm hoặc xôi sau 2-3 ngày thì cơm có vị ngọt? Đó là bí mật liên quan đến VSV mà chúng ta cần tìm hiểu! Hoạt động dạy - học Nội dung -GV cho học sinh kể tên các vi sinh vật quen thuộc và yêu cầu nhân xét về: kích thước và kiểu dinh dưỡng của các vi sinh vật đó. -HS vận dụng kiến thức đã biết và thực tế, yêu cầu nêu được: + Nhóm VSV: vi khuẩn, tảo nấm mốc… + Nhận xét: kích thước nhỏ, tự dưỡng, kí sinh. -GV nhận xét yêu cầu HS khái quát kiến thức. - Gv hỏi: + VSV có thể sinh trưởng ở những môi trường nào? -HS trả lời: môi trường có sẵn chất hữu cơ như cơm, thịt, bánh mỳ… -GV khẳng định đó là môi trường tự nhiên của VSV. Khi muốn nuôi cấy các VSV con người phải nghiên cứu nhiều loại môi trường phù hợp với từng loại VSV. I.Khái niệm về vi sinh vật - Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước nhỏ bé, đơn bào. - Vi sinh vật có khả năng hấp thu, chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh phân bố rộng. II. Môi trường nuôi cấy và các kiểu dinh dưỡng. a) Các loại môi trường nuôi cấy cơ bản. ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN -GV hỏi: thế nào là môi trường nuôi cấy? có những loại môi trường nuôi cấy nào? -HS trả lời và yêu cầu: +Khái niệm môi trường nuôi cấy. +3 loại môi trường với từng đặc điểm riêng biệt. - vài học sinh trả lời  lớp đánh giá - Gv đánh giá bổ sung kiến thức. -GV nêu ví dụ về môi trường: môi trường nuôi cấy Ecoli chứa 1 Na 2 HPO 4 : 16,4- K 2 HPO 4 :1,5, (NH 4 ) 2 SO 4 :2,MgSO 4 .7H 2 O : 0,2CaCl 2 : 0,01,FeSO 4 .7H 2 O:0,005 PH=7. -HS sử dụng kiến thức để trả lời, đó là môi trường tổng hợp vì chất trong môi trường đã được biết. -GV hỏi: sự khác nhau giữa 3 môi trường đo là gì? -HS: đó là thành phần và số lượng các chất. -GV muốn nuôi cấy VSV trên bề mặt môi trưòng đặc người ta làm như thế nào? -HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời: +Thêm vào môi trường 2% thạch. +Đặc điểm của thạch. -GV yêu cầu: +Nêu các tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở VSV? +Trình bày đặc điểm của mỗi kiểu dinh dưỡng. -HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. -GV nhận xét đánh giá. -Khái niệm: Môi trường nuôi cấy là dung dịch các chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh trưởng và sinh sản của VSV. Có 3 loại môi trường cơ bản. + Môi trường tự nhiên: là môi trưòng chúa các chất tự nhiên không xác định được số lượng thành phần như: cao thịt bò, pepton… + Môi trường tổng hợp: là môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng. + Môi trường bán tổng hợp: là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần, số lượng và các chất hoá học đã biết thành phần và số lượng. b) Các kiểu dinh dưỡng. -Tiêu chuẩn phân biệt các kiểu dinh dưởng: +Nguồn cacbon chủ yếu. +Nguồn năng lượng. ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN -HS có thể nêu ví dụ…. -GV nêu vấn đề: +Thế nào là chuyển hoá vật chất? +Quá trình chuyển hoá diễn ra như thế nào? -HS nghiên cứu thông tin SGK vận dụng kiến thức trả lời. +Khái niệm +Chuyển hoá gồm tổng hợp chất hữu cơ, tổng hợp ATP. +VSV hoá dưỡng chuyển hoá dinh dưỡng qua hô hấp, lên men. -Để tìm hiểu quá trình chuyển hoá GV yêu cầu: +Cá nhân nghiên cứu SGK +Trình bày khái niệm, chất nhận e - cuối cùng, vận chuyển e - , sản phẩm. -HS trả lời, lớp bổ sung GV bổ sung hoàn thiện kiến thức. -GV yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho các kiểu chuyển hoá vật chất? -HS có thể đưa ví dụ: ôxy hoá chất hữu cơ, lên men ruợu từ glucôzơ…. -GV bổ sung: +các VSV hoá tự dưỡng sử dụng chất cho e ban đầu là vô cơ, chất nhận e cuối là O 2 hoặc SO 4 2- , NO 3 - . +Điểm khác nhau cơ bản giữa lên men và hô hấp là gì? +Chúng có đặc điểm nào chung? -Có 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV: +Quang tự dưỡng. +Hoá tự dưỡng. +Quang dị dưỡng. +Hoá dị dưởng. *Trình bày bảng 33 SGK III.Hô hấp và lên men. *Khái niệm chuyển hoá vật chất: Tất cả các phản ứng hoá học diễn ra trong tế bào VSV được xúc tác bởi enzim gọi là chuyển hoá vật chất. Có 3 kiểu là hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men. -Hiếu khí: Là quá trình ô xy hoá các phân tử hữu cơ(cần ô xy) +Chất nhận e cuối cùng là phân tử ô xy +Là quá trình vận chuyển e và prôton qua màng +Sản phẩm: CO 2 , H 2 O, năng lượng. -Kị khí:Quá trình phân giải cacbohiđrô để thu năng lượng cho tế bào.(không cần ô xy) +Chất nhận e cuối cùng là: NO 3 - , SO 4 2- , CO 2 . +Vận chuyển e: là quá trình vận chuyển e và proton qua màng. +Sản phẩm: Năng lượng -Lên men: Là sự phân giải cacbohiđrat xúc tác bởi enzim trong điều kiện kị khí. +Chất nhận e cuối cùng là chất hữu cơ. +Vận chuyển e trong tế bào chất +Sản phẩm: rượu, axit… IV.Củng cố -HS đọc kết luận SGK. V.Dăn dò -Học bài, trả lời câu hỏi SGK. -Đọc mục “em có biết”. VI.Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN Tiết 35 Ngày 3/2/ 2009 Bài 34 QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG I.Mục tiêu 1.Kiến thức -Nắm được quá trình tổng hợp các đại phân tử chủ yếu ở VSV và tháy được các quá trình này diễn ra tương tự ở mọi sinh vật. -Biết được các kiến thức để nuôi trông các VSV có ích, nhằm thu nhận sinh khối hoặc chuyển hoá vật chất của chúng 2.Kĩ năng -Phân tích tổng hợp -Khái quát hoá, vận dụng kiến thức vào thực tế. II.Phương tiện dạy-học. -Tranh hình liên quan III.hoạt động dạy học 1.Bài cũ. -Dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vsv? Cho ví dụ về các kiểu dinh dưỡng? -Phân biệt 3 kiểu chuyển hoá vật chất? 2.Bài mới GV đặt vấn đề: để sinh trưởng vsv phải tổng hợp các chất, nhưng nhũng chất đó được tổng hợp theo cơ chế nào và con người đã ứng dụng khả năng đó của vsv như thế nào trong đời sông? Hoạt động của GV-HS Nội dung -GV hỏi: những hợp chất quan trọng mà một tế bào sống và vsv cần phải tổng hợp là gì? -HS vận dụng kiến thức sinh học trả lời, yêu cầu nêu được: các chất cần tổng hợp là các phân tử hữu cơ: Protêin, lipip,…. -GV trình bày quá trình tổng hợp các chất trên -Viết sơ đồ mối quan hệ gen và tính trạng -HS thu nhận kiến thức -GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và so sánh sự tổng hợp chất hữu cơ ở vsv với các sinh vật khác? -HS phân tích sơ đô yêu cầu trả lời được: cơ chế tổng hợp các chất hữu cơ ở mọi tế bào và vsv như nhau. “cái gì đúng vói vi khuẩn E.coli cũng đúng với con voi” -GV lấy ví dụ về sự xâm nhập của virut HIV và yêu cầu nhận xét về sự phiên mã và dịch mã. -HS nêu được: virut HIV co quá trình phiên mã ngược ARN  ADN -GV hỏi: Quá trình tổng hợp pôlisacarit ở vsv diễn ra như thế nào? -HS nghiên cứu SGK trả lời -GV bổ sung kiến thức I.ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP Ở VI SINH VẬT 1.Tổng hợp axit nuclêic và prôtêin -ADN có khả năng tư sao chép, ARN được tổng hợp trên mạch ADN, prôtêin được tạo thành trên ribôxôm phiên mã dịch mã ADN ARN prôtêin Sao mã Phiên mã dịch mã ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN GV hỏi: +Vi sinh vật tổng hợp lipit như thế nào? +Viết sơ đồ tổng hợp lipit -HS nghiên cứu SGK, đại diện trả lời, lớp nhận xét bổ sung. -GV nêu vấn đề: +Con người lợi dụng đặc điểm nào của VSV để khai thác chúng? +Con người khai thác được từ VSV những sản phẩm gì? -HS hoạt động nhóm: +Nghiên cứu SGK +Thảo luận thống nhất ý kiến và nêu được: *Con người khai thác dựa trên sự sinh trưởng của vsv. *Các sản phẩm thu được: prôtêin, axit amin…vd: sữa bò, đạu nành… -GV đánh giá bổ sung hoàn thiện -GV hỏi: mục đích của việc sản xuất sinh khối là gì? Thu được kết quả như thế nào? -GV hỏi: Vì sao cần phải sản xuất axit amin? Và sản xuất aa như thế nào? -HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời. ADN ARN prôtêin 2.Tổng hợp pôlisacarit -ATP + glucôzơ-1-p ADP-glucôzơ+ pp vc -(glucôzơ) n +(ADP-glucôzơ)  (glucôzơ) n+1 + ADP 3.Tổng hợp lipit -Glixêrol + axit béo  lipit. +Glixêrol là dẫn xuất từ dihidrôxiaxêton-p +Axit béo do các phân tử axetyl-coA kết hợp liên tục với nhau tạo thành. Glucôzơ Glixêraldêhit-3-p dihidroxiaxêton-p Axitpiruvic glixêrol lipit Axêty-coA axit béo II. ỨNG DỤNG CỦA SỰ TỔNG HỢP Ở VSV *Cơ sở khoa học của việc ứng dụng sự tổng hợp ở vsv: -Tốc độ sinh trưởng nhanh -Tổng hợp sinh khối cao. Ví dụ: +Con bò 500 kg sản xuất thêm 0,5 kg pro/ngày. +500 kg cây đạu nành tổng hợp được 40 kg pro/ngày +500 kg nấm men tạo được 50 tấn pro/ngày 1.Sản xuất sinh khối -Sản xuất sinh khối để cung cấp protein cho nhiều quốc gia trên thế giới dang thiếu pro như: châu phi, châu a. -Kết quả: +Vi khuẩn lam là nguồn thực phẩm, thực phẩm tăng lực được chế biến ở dạng bột hay bánh quy. +Tảo chlorella là nguồn pro và vitamin bổ sung vào kem, sữa chua… +Lên men chất thải từ các xí nghiệp chế biến rau quả…thu nhận sinh khối dùng làm thức ăn cho chăn nuôi. 2.Sản xuất axit amin ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN -GV nhận xét bổ sung kiến thức. -GV: chất xúc tác sinh học có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? -HS nghiên cứu SGK trả lời -GV nhận xét bổ sung kiến thức về enzim nội bào. *Liên hệ -GV đặt vấn đề để học sinh trao đổi: điều gì xẩy ra khi trong cuộc sống con người thiếu di các xúc tác sinh học? -GV hỏi: gôm là gì? Vai trò của gôm sinh học và ý nghĩa của nó trong đời sống? -HS nghiên cứu SGK trả lời *Liên hệ: + trong các sản phẩm mà con người khai thác từ sự tổng hợp của vi sinh vật thì sản phẩm nào quan trọng? Vì sao? + Có phải các sản phẩm này đều có lợi không? Chúng ta cần làm gì? -Mục đích của sản xuất aa: Nhằm bổ sung aa, đặc biệt là aa không thay thế như lizin, thrêônin,…ngoài ra con 1 số aa dùng làm vị gia như axit glutamic -Sản xuất aa: lên men vsv thu được các aa 3.Sản xuất chất xúc tác sinh học -Chất xúc tác sinh học là các enzim ngoại bào do vsv tổng hợp và tiết voà môi trường. -Enzim ngoại bào được sử dụng trong đời sống: +Amilaza… +Prôtêaza… +Xenlulaza… +Lipaza… 4.Sản xuất gôm sinh học. -Khái niệm: gôm là pôlisacarit do vsv tiết vào môi trường. -Vai trò: Bảo vệ tế bào vsv khỏi bị khô, ngăn virut, là nguồn dự trữ cacbon và năng lượng. -Sử dụng gôm +Sản xuất kem phủ bề mặt bánh +Làm chất phụ gia trong khai thác dầu hoả +Trong y học gôm làm chất thay huyết tương, trong inh hoá làm chất chiết tách enzim IV.Củng cố -HS đọc kết luận SGK -Quá trình tổng hợp ở vsv được con người khai thác sủ dụng như thế nào? V.Dặn dò -Học bài trả lời câu hỏi SGK -Đọc mục “em có biết”. VI.Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN Tiết 36 Ngày 4 /2/ 2009 Bài 35 QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CÁC CHẤT Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG I.Mục tiêu 1.Kiến thức: -Phân biệt được quá trình phân giải các đại phân tử chủ yếu ở vsv. -Biết sử dụng một số quá trình phân giải có ích và phòng tránh một số quá trình phân giải có hại. 2.Kĩ năng: rèn luyện một số kĩ năng phân tích so sánh và vận dụng lý thuyết. II.Thiết bị dạy học -Tranh hình liên quan -SGK III.Hoạt động dạy-học 1.Kiểm tra -Trình bày đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vsv? -Con người đã sử dụng vsv để sản xuất những chế phẩm nào để phục vị cho đời sống? 2.Bài mới Tại sao và bằng cách nào vsv tiến hành các quá trình phân giải? Hoạt động của GV-HS Nội dung -GV: vsv phân giải những chất hữu cơ nào và để làm gì? -HS nhớ lại kiến thức lớp dưới trả lời +Các chất hữu cơ phân giải là: pro, lipit… +Quá trình phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng(ATP) để cung cấp cho tế bào và cơ thể. -GV: quá trình phân giải các chất hữu cơ ở vsv xảy ra như thế nào ? -HS nghiên cứu SGK trả lời +Đặc điểm chung +Tưng quá trình phân giải chất…. -GV đánh giá và nhấn mạnh: +Vi sinh vật phải hấp thu thức ăn bị động qua bề mặt tế bào. +Quá trình phân giải ngoại bào ý nghĩa đồng hoá quan trọng trong tế bào. -GS yêu cầu HS khái quát kiến thức -GV: em có nhận xét gì về quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vsv và các sinh vật? - HS mặc dù vsv có cấu tạo trất đơn giản nhưng quá trình sống tương tự như các sinh vật khác. -GV bổ sung: vói các vsv gây bệnh cho ĐV, TV và con người thi enzim do chúng tiết ra có vai trò phá huỷ các chất trong mô tế bào của cơ thể chủ thành các chất dinh dưỡng cần thiết. -GV: con người đã sủ dụng quá trình phân giải ở vsv để sản xuất thực phẩm và thức ăn cho gia súc I. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT -Đối với các chất dinh dưỡng có kích thước lớn (tinh bột, pro…) trong xác động thực vật, vi sinh vật phải tiết vào môi trường các enzim thuỷ phân để phân giải các cơ chất thành các chất đơn giản, có thể vận chuyển qua màng tế bào. 1.Phân giải axit nuclêic và pro -Axit nuclêic nuclêaza nuclêôtit -Prôtêin protêaza aa 2.Phân giải pôlisacarit -Tinh bột amilaza glucôzơ -Xenlulôzơ xenlulaza glucôzơ -Kitin kitinaza N-axêtyl-glucôamin 3.Phân giải lipit -Lipit lipaza axit béo + glixêrol II. ỨNG DỤNG CỦA CÁC QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI Ở VSV 1.Sản xuất thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc *Sản xuất một số thực phẩm cho con người -Trồng nấm ăn trên các bãi thải thực vật. -Sản xuất tương dựa vào enzim của nấm mốc và vi khuẩn nhiễm tự nhiên. -Muối dưa cà nhờ vi khuẩn lên men lăctic ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN như thế nào? -HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời, lớp bổ sung -GV đánh giá và yêu cầu học sinh khái quát kiến thức. GV yêu cầu HS tìm ví dụ về ứng dụng quá trình phân giải hợp chất hữu cơ trong đời sống. HS có thể nêu: +Chế biến nước mắm từ cá +Làm rượu từ hoa quả. Vv -GV tại sao nói vsv tạo nên độ phì nhiêu của đất? -HS nghiên cứu SGK trả lời, lớp bổ sung. -GV lấy ví dụ về việc phân loại rác sinh hoạt rồi dem di chế biến thành phân bón, giảm ô nhiễm môi trường. -GV các chất độc trong cây trồng do đâu mà có? Vsv có vai trò gì trong việc phân giải chất độc? -HS nghiên cứu thông tin SGK trả lời, liên hệ với việc dùng thuốc hoá học trong nông nghiệp. -GV con người đã sử dịng enzim của vsv trong sản xuất bột giặt như thế nào? -HS nghiên cứu SGK trả lời, gv nhận xét bổ sung -GV: +Em hãy nêu những hiện tượng hư hỏng thực phẩm, đồ dùng xảy ra do vsv? +Chất lượng sản phẩm bị hư hỏng như thế nào? -HS trả lời được: +Quả chín bị thối mốc +Thức ăn bị ôi thiu +Đồ uống bị lên men +Quần áo, sách vở…bị mốc.  có thể gây ngộ độc cho con người. -GV nhận xét bổ sung. -Sản xuất rượu: sử dụng amilaza từ nấm mốc Tinh bột nấm glucôzơ nấm men Etanol + CO 2 *Sản xuất thức ăn cho gia súc Nuôi cấy thức nấm men trên nươc thải từ nhà máy chế biến sắn, khoai tây, dong…để thu sinh khối làm thức ăn cho gia súc. 2.Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. - Xác ĐV,TV vi sinh vật phân giải chất dinh dưỡng  cây - Rác thải vi sinh vật phân bón. 3.Phân giải các chất độc -Vi khuẩn, nấm phân giải các hoá chất độc(thuốc trừ sâu, diệt cỏ…) tồn đọng trong đất làm giảm mức độ ô nhiểm đất. 4.Bột giặt sinh học Bột giặt sinh học là bột giặt được cho thêm vào một số enzim vsv như: amilaza, prôtêaza…để tẩy sạch các vết bẩn. III.TÁC HẠI CỦA QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI Ở VSV Hoạt tính phân giải của vsv gây hư hỏng thực phẩm, làm giảm chất lượng sản phẩm. IV.CỦNG CỐ -HS đọc kết luận SGK -GV yêu cầu HS khái quát quá trình phân giải ở vsv, những ứng dụng của quá trình này V.DẶN DÒ -Học và trả lời câu hỏi SGK. -Đọc mục “em có biết” *Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN Tiết 37 Ngày 5/2/2009 Bài 36 THỰC HÀNH: LÊN MEN ETILIC I.Mục tiêu - HS tiến hành được các thí nghiệm - Quan sát, giải thích, và rút ra kết luận các hiện tượng của thí nghiệm lên men etilic - HS hiểu và giải thích được các ước thí nghiệm II.Chuẩn bị - Dụng cụ - 1 bình nón (bình tam giác) 250 ml - 3 bình thuỷ tinh hình trụ 2000ml, đánh số 1, 2, 3 - 1 bình thuỷ tinh hình trụ 500ml - Nguyên vật liệu - Bột bánh men tán nhỏ làm nhuyễn trước 24h - Bình thuỷ tinh hình trụ gồm: 1500ml nước đường 10% đổ thêm 20ml dung dịch bột bánh men ở bình non và để trước 48h *HS - Dịch nước quả ngọt ép: cam, dứa… - Nước đường 10% III.Tiến hành 1.Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2.Tiến hành -GV cho học sinh làm như trong SGK hướng dẫn với 3 bình 2000ml +Bình 1: cho 1500ml đường 8-10% vào. +Bình 2: cho 1500ml nước đường 8-10% vào. Cho thêm 20ml dung dịch bột bánh men trong bình nón vào. +Bình 3: cũng làm như với bình 2 nhưng đã làm trước 48h. -GV quan sát học sinh thực hiện các bước, nhắc nhỡ IV.Thu hoạch Tên các bước Nội dung các bước Cách tiến hành Quan sát hiện tượng Giải thích hiện tượng Kết luận V. Cũng cố -Gv hỏi: +Vang là một đồ uống quý và bổ dưỡng có đúng không? +Tại sao người ta nói vang hoặc sâm banh đã mở là phải uống hết? +Rượu nhẹ để lâu ngày có váng trắng và vị chua gắt, để lâu nữa thì có mùi thối úng. Hãy giải thích hiện tượng trên? +Nếu sirô quả trong bình nhựa kín thì sau một thời gian bình sẽ căng phồng. vì sao? -HS dựa vào kiến thức đã biết về vsv để trả lời sau đó GV bổ sung hoàn thiện kiến thức. ……………………………………………………………………………………………… Tiết 38 Ngày 7/2/2009 Bài 37 ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN THỰC HÀNH LÊN MEN LĂCTIC I. Mục tiêu: • Học sinh tiến hành được các bước của thí nghiệm. Quan sát giải thích và rút ra kết luận các hiện tượng của thí nghiệm lên men. • HS hiểu và giải thích được các bước tiến hành thí nghiệm. II. Chuẩn bị: 1. Dụng cụ. - Cốc đong 500ml. - Cốc nhựa nhỏ 50ml (10 chiếc). - Bình thủy tinh hìn tụ 2000ml (1 chiếc). 2. Nguyên vật liệu. - Sữa đặc có đường 1 hộp, sữa chua Vinamilk 1 hộp. - Rau cải rữa sạch, muối ăn(20g), đường Saccarôzơ (5g). III. Tiến hành: 1. Làm sữa chua. - Cách tiến hành. (SGK) - Quan sát hiện tượng (HS tự ghi vào bảng thu hoạch). 2. Muối chua rau quả. - Cách tiến hành (SGK). - Quan sát và nhận xét hiện tượng ( HS tự ghi vào bảng thu hoạch). IV. Thu hoạch: ( Làm ở nhà ) theo mẩu Tên các bước Nội dung các bước Làm sữa chua Muối chua rau quả Cách tiến hành Quan sát hiện tượng Giải thích hiện tượng Kết luận V. Cũng cố: - Vì sao sữa chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đặc sệt và có vị chua khi làm sữa chua? Viết phương trình phản ứng và giải thích? - Người ta nói là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng có đúng không? Vì sao? - Khi muối dưa người ta cho thêm một ít nước dưa cũ, một đến hai thia đường để làm gì? Tại sao khi muối dưa người ta phải đổ ngập nước và nén chặt rau, quả? - Khi muối dưa người ta có thể phơi dưa ở chỗ nắng nhẹ hoặc chỗ râm cho se mặt để làm gì? - Rau, quả muốn làm dưa chua phải có điều kiện gì, nếu không đạt điều kiện ấy phải làm như thế nào? - Nếu dưa để lâu sẽ bị úng. Vì sao? VI. Dăn dò: - Về nhà ôn lại kiến thức chương 1 và chuẩn bị bài 38. Tiết 39 Ngày 9/2/2009 Chương II ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN [...].. .SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Bài 38 SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I Mục tiêu 1 Kiến thức • Nêu được đặc điểm về sinh trưởng của vsv nói chung và vi khuẩn nói riêng • Nêu đặc điểm của 4 pha sinh trưởng ở đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong hệ thống đóng • Nêu được nguyên tắc và ứng dụng sự sinh trưởng của vi sinh vật để tạo ra sản phẩm cần thiết 2... dung - GV nêu vấn đề I Sinh sản của VSV nhân sơ + Sinh sản của VSV được hiểu như thế nào? 1 Phân đôi + sinh sản ở VSV có giống như các sinh vật khác không? Ví dụ? - HS trao đổi trả lời được Sinh sản ở VSV làm tăng số lượng và sinh sản nhanh vì cấu tạo cơ thể rất đơn giản - GV Vi sinh vật nhân sơ sinh sản bằng cách nào? * Quá trình nhân đôi ở vi khuẩn - HS trả lời được hai hình thức sinh sản là nảy chồi... được gì? IV Củng cố - Học sinh đọc kết luận SGK - Giáo viên tổng kết lại bài V Dăn do - Về học và trả lời câu hỏi SGK - Đọc trước bài 40 SGK VI Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………… Tiết 37 Ngày 5/2/2009 Bài 40 ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÓA HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I Mục tiêu 1... V Dặn dò • Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK VI Rút kinh nghiêm………………………………………………………………………… Tiết 40 ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN Ngày 11/2/2009 Bài 39 SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT I Kiến thức • HS nêu được một số hình thức sinh sản của vsv nói chung, của vi khuẩn và nấm mốc nói riêng • HS phân biệt được sự sinh sản kiểu phân... kháng sinh IV Củng cố - HS đọc kết luận SGK - GV tổng kết bài V Dặn dò Về nhà học và trả lời câu hỏi SGK VI Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………… Bài 41 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I Mục tiêu 1 Kiến thức ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN • Nhận biết được các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh. .. Mang ARN IV Củng cố • Học sinh đọc kết luận SGK • Làm bài tập cuối bài • Giáo viên gọi 1 học sinh đọc mục “em có biết” V Dặn dò • Về nhà học và trả lời cau hỏi SGK • Đọc trước bài 44 VI Rut kinh nghiệm: ……………………………………………………………………… Bài 44 SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUT TRONG TẾ BÀO CHỦ I Mục tiêu ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN • Tóm tắt... ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN IV Củng cố • Cho học sinh đọc kết luận SGK V Dặn dò • Về nhà học và trả lời câu hỏi SGK, đọc trước bài 46 VI Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………… Ngày 08/04/2008 Tiết 50 Bài 46 KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH I Mục tiêu • Học sinh hiểu và trình bày được khái niệm, cơ chế và phân biệt được bệnh... chịu được axit, nhiệt độ cao - Đặc tính sinh học là tác dụng không đặc hiệu với virut (kìm hãm sự nhân lên của virut) - Có tính đặc hiệu cho loài IV Củng cố • Học sinh đọc kết luận SGK ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN • Cả lớp cung làm bài tập trắc nghiệm trên màn hình V Dăn dò • Về nhà học và trả lời câu hỏi SGK • Đọc trước và... lấy ví dụ về hiện tượng xuất, nhạp bào? IV Củng cố - Học sinh đọc kết luận SGK - Làm bài tập số 2 SGK V Dặn dò: Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK, đọc trước bài thực hành và chuẩn bị VI Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Trường THPT Phan Bội Châu - Hoàng – Giáo án sinh học 10 ban KHTN PHẦN HAI SINH HỌC TẾ BÀO (tiếp theo) Bài 21 I Mục tiêu Chương III... trình dạy học 1 Bài cũ: Kiểm tra bài thu hoạch của bài thực hành 2 Bài mới Hoạt động của GV-HS Nội dung -GV nêu vấn đề: I Khái niệm về sinh trưởng + Muốn quan sát sinh trưởng của 1 động vật, sinh 1 Khái niệm vật nào đó người ta thường dựa vào những thông số - Sinh trưởng của vsv là sự tăng số lượng tế bào nào? - Sinh trưởng ở vsv không phải là sự tăng về kích + Với kích thước nhỏ bé của vsv thì sự sinh . án sinh học 10 ban KHTN SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT Bài 38 SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức. • Nêu được đặc điểm về sinh. án sinh học 10 ban KHTN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÓA HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I. Mục tiêu 1. Kiến thức • Nhận biết được các yếu tố hóa học

Ngày đăng: 14/09/2013, 08:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan