bài ca nhà tranh bị gió thu phá

4 1.9K 4
bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca − Đỗ Phủ) I − Gợi ý 1. Tác giả: Cùng với Lí Bạch, Đỗ Phủ (712-770) là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của thơ Đường. Ông lấy tự là Tử Mĩ, hiệu là Thiếu Lăng, quê ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Đỗ Phủ từng có một thời gian ngắn làm quan nhưng không được nhà vua tín nhiệm. Gặp lúc An Lộc Sơn dấy loạn chống lại triều đình, ông từ quan về sống với gia đình ở vùng Tây Nam. Sống trong cảnh loạn lạc, Đỗ Phủ chứng kiến muôn vàn nỗi khổ cực của nhân dân (mà chính ông cùng gia đình cũng phải trải qua), ông đã làm nhiều thơ để lên án cuộc sống xa hoa vô độ của quan lại phong kiến, đồng thời tố cáo những nỗi khổ cùng cực của nhân dân trong thời chiến tranh. Có thể nói, nếu như Lí Bạch tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn thì Đỗ Phủ là người tiêu biểu cho khuynh hướng hiện thực của thơ Đường. 2. Đại ý: Thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát nhưng Đỗ Phủ còn cho thấy một khát vọng lớn lao, cao đẹp hơn. Vượt lên trên nỗi bất hạnh nhân, nhà thơ mong ước có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian, che chở cho tất cả người nghèo trong thiên hạ. 3. Chú giải: Bài thơ có bốn đoạn, ba đoạn đầu tác giả chủ yếu sử dụng bút pháp tả thực, miêu tả rất chi tiết, ấn tượng những nỗi khổ trong cơn gió lốc. Từ cảnh mái tranh bay khắp nơi đến cảnh trẻ con cướp tranh chạy, cuối cùng là cảnh cả nhà ngủ trong căn nhà dột nát trong đêm mưa, . bức tranh tả thực như thế cũng đã hoàn chỉnh. Khổ thơ cuối đã mở ra một hướng khác. Vượt lên trên nỗi khổ nhân, Đỗ Phủ mơ ước một căn nhà ngàn vạn gian để che chở cho tất cả người nghèo trong thiên hạ. Bài thơ đo đó, không chỉ có ý nghĩa hiện thực sâu sắc mà còn thể hiện được tinh thần nhân đạo cao cả. II − Giá trị tác phẩm Xã hội phong kiến đời Đường sau hơn một trăm năm phồn vinh đến năm Thiên Bảo thứ 14 (755) thì chuyển sang giai đoạn chiến tranh loạn lạc liên miên, nhân dân cực khổ trăm bề. Thời loạn lạc ấy được phản ánh một cách sâu sắc trong thơ Đỗ Phủ. Đỗ Phủ đã đưa thơ ca cổ điển Trung Quốc vào một giai đoạn mới. Thơ ông đi sâu vào cuộc sống hiện thực của nhân dân, khắc hoạ thực trạng tối tăm của con người trong thời loạn lạc, từ đó cất lên tiếng nói phản kháng mang giá trị nhân đạo cao cả. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Đỗ Phủ là bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Chuyện mái nhà bị gió thu phá nát là chuyện thật của chính cuộc đời nhà thơ. Năm 760, được bạn bè và người thân giúp đỡ, Đỗ Phủ dựng được một ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô. ở nhà mới được mấy tháng thì ngôi nhà bị gió phá tơi bời. Từ hiện thực riêng tư ấy ông đã viết bài thơ mang tầm hiện thực chung, bộc lộ cái nhìn đầy tinh thần nhân đạo của nhà thơ trước cuộc sống khổ cực của nhân dân. Bài thơ gồm 23 câu, được viết theo thể ca hành. Bài ca về nỗi khổ của một con người, cũng là bài ca cho nhiều người. Có thể chia bài thơ thành ba phần: Phần đầu, từ câu 1 đến câu 10, phần 2 từ câu 11 đến câu 18 và phần 3 từ câu 19 đến câu 23. Phần đầu là cảnh mái nhà bị gió thu phá. Phần 2: nỗi khổ trong đêm mưa gió nhà bị mất mái. Phần 3, khát vọng của nhà thơ về một mái nhà chung cho người nghèo trong thiên hạ. ở phần thứ nhất, ta lại có thể hình dung mạch thơ theo 2 giai đoạn: đoạn từ câu đầu đến câu 5 và đoạn từ câu 6 đến câu 10. Năm câu thơ mở đầu, tác giả tả thực cảnh tượng gió thu thổi tốc mái nhà: Tháng tám, thu cao gió rét già, Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta. Tranh bay sang sông rải khắp bờ, Mảnh cao treo tít ngọn rừng xa Mảnh thấp quay lộn vào mương sa. Năm vần bằng liên tiếp gieo ở cuối mỗi câu trong đoạn này gợi cho ta về cái dồn dập, khắc nghiệt của gió rét và nhấn mạnh thêm cảnh tượng những tấm tranh bị gió tốc tơi bời. Đồng thời, những vần bằng liên tiếp này gợi ra tâm trạng xót xa của người già trước cảnh tượng nơi trú ngụ của mình đang bị phá nát. Các động từ "cuộn", "bay", "rải", "quay lộn" khắc hoạ hiện thực một cách sinh động. Bút pháp miêu tả linh hoạt còn như cho thấy cái nhìn hốt hoảng, tiếc nuối, bất lực của thi nhân trước biến cố. Tâm trạng này được cụ thể rõ hơn trong 5 câu tiếp theo: Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức, Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật, Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre Môi khô miệng cháy gào chẳng được, Quay về, chống gậy lòng ấm ức. Mạch thơ được phát triển thêm lên, đẩy tình cảnh (miêu tả ở đoạn trước) đến mức cùng cực. Thật xót xa khi một sự thật trớ trêu, như đùa xảy ra: "Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức". Trẻ nhỏ đang đùa trước nỗi lo của người già, tình cảnh mới bi hài làm sao! Hình ảnh những đứa trẻ hé lộ cho chúng ta về thực trạng của con người đương thời. Những đứa trẻ trong thời loạn lạc không được giáo dục lòng kính trọng đối với người già, không biết thương xót trước tai biến của người khác. Chúng cũng đáng thương vì chắc cũng trong cảnh khốn cùng. ở phần đầu của bài thơ này, tác giả đã khắc hoạ thật rõ nét cảnh tượng mái nhà bị gió thu phá bằng sự kết hợp của nhiều thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm. Đoạn này còn mang ý nghĩa như một sự chuẩn bị, để đến cuối bài thơ chúng ta hiểu rõ hơn tấm lòng vị tha của tác giả khi ước ao một mái nhà lớn che chở cho những người nghèo. Trực tiếp hơn, đây là phần chuẩn bị cho phần 2: nói về tình cảnh khổ cực của nhà thơ trong căn nhà dột nát giữa đêm mưa gió: Giây lát, gió lặng, mây tối mực, Trời thu mịt mịt đêm đen đặc. Mền vải lâu năm lạnh tựa sắt, Con nằm xấu nết đạp lót nát. Đầu giường nhà dột chẳng chừa đâu Dày hạt mưa, mưa, mưa chẳng dứt. Từ trải cơn loạn ít ngủ ghê Đêm dài ướt át sao cho trót? Sau trận gió làm tốc mái nhà, thiên nhiên còn chưa thôi khắc nghiệt với tình cảnh đáng thương của nhà thơ. Hai câu mở đầu phần này nhuốm màu tâm trạng lo lắng, nó dự báo cơn khổ nạn sắp đến. Mưa lạnh lại trút lên những số phận hẩm hiu, tội nghiệp. Còn gì xót xa, cay đắng hơn cảnh con thơ dưới mái nhà không còn đủ che mưa. Trời vô tình cứ mưa, mưa, mưa mãi thôi! Đúng là những cảm nhận chân thực của một người trong cuộc, đã từng nếm trải. Hai câu: "Từ trải cơn loạn ít ngủ ghê; Đêm dài ướt áo sao cho trót?" mở ra những liên tưởng về thời cuộc. Con người trong thời loạn lạc, đói khổ cũng như trong đêm mưa gió dưới một mái nhà dột nát. Ta đã thấy ở đây những dự cảm về cảnh khốn khó, khổ cực không chỉ của riêng nhà thơ. Chính trong đêm tối mịt mù mưa gió ấy, chính vào cái thời điểm tủi cực nhất ấy đã vút lên một mơ uớc cao cả làm ấm lòng người: Ước được nhà rộng muôn vạn gian Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan Gió mưa chẳng núng vững vàng như thạch bàn Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững hiện trước mắt Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Những vần bằng ở cuối các câu 19, 20, 21 như bay bổng, như tràn ngập, lan toả đến bao la. Trong hưng phấn cực điểm của mơ ước, khát vọng không còn thấy bóng dáng tăm tối của hiện thực tủi khổ nữa. Vượt lên trên bất hạnh của nhân, nhà thơ đã vươn tới ước vọng cao cả: ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. Biết quên đi cái bất hạnh của riêng mình để vươn tới ước mơ cho mọi người là chất thơ bay bổng trong cái nhìn hiện thực của Đỗ Phủ. Cái nhìn lãng mạn ấy thể hiện ngay trong những giây phút bất hạnh. Cảm thán từ "Than ôi!" là dấu hiệu cho thấy thực trạng bi kịch. Nhìn thẳng vào sự thật u buồn để sống đẹp hơn trong khát vọng lớn lao, nhà thơ đã nâng cái khổ của mình thành những vấn đề mang ý nghĩa xã hội rộng lớn. Đó cũng là chiều sâu của chất hiện thực trong tư tưởng của Đỗ Phủ. Tuy ngôi nhà rộng muôn vạn gian kia chỉ là trong mơ ước, trong giả định thì nó cũng đủ để khẳng định tầm vóc của tư tưởng nhân đạo mà thi sĩ đã kí thác trong những vần thơ chân thật, mộc mạc ấy. Muôn đời, những kiếp người nghèo khó, khổ cực sẽ còn nhớ mãi hình ảnh một mái nhà mơ ước trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. . đạo cao cả. Một trong những bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Đỗ Phủ là bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Chuyện mái nhà bị gió thu phá. bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca − Đỗ Phủ) I − Gợi ý 1. Tác giả: Cùng với Lí Bạch, Đỗ Phủ (712-770) là một trong những nhà

Ngày đăng: 13/09/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan