cuộc sống khó khăn thời bao cấp

2 2.2K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
cuộc sống khó khăn thời bao cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

thoi bao cap

“Một yêu anh có may ô/Hai yêu anh có cá khô ăn dần/Ba yêu rửa mặt bằng khăn/Bốn yêu anh có chiếc quần đùi hoa”. Nhiều bạn trẻ đã bật cười, khi đọc bài thơ “Bốn yêu” trong cuộc triển lãm “Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp”- Một thời kỳ cách đây chừng ¼ thế kỷ mà cứ ngỡ như là cổ tích. Thời bao cấp, người dân tìm mọi cách chạy bằng được vào cơ quan Nhà nước để được cấp sổ gạo; Làm việc ở phòng nọ, phòng kia cũng xin bằng được xuống sản xuất để được hưởng tiêu chuẩn lao động nặng từ 17 đến 21kg. Mỗi lần đến kỳ đong gạo thì nhà nhà xếp hàng, người người chen chúc. Ai không may mất sổ gạo trông mới thảm hại làm sao, bởi cả tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi làm được sổ mới. Thời bao cấp, một nhà thơ đã viết đại ý: Khi con sinh ra, bố phải chạy xin mười mấy con dấu vuông, tròn. Đầu tiên là xin giấy chứng sinh ở trạm xá, rồi làm giấy khai sinh. Tiếp đó, xin thêm mấy cái giấy giới thiệu của cơ quan người mẹ, rồi mang từng ấy thứ giấy lên công an huyện và các phòng Thương nghiệp, phòng Lương thực… để nhập hộ khẩu và xin cấp tiêu chuẩn lương thực. Việc chạy xin các loại giấy tờ bao giờ cũng được ưu tiên làm trước vì để chậm, mất tiêu chuẩn một tháng gạo và thực phẩm, dù là tiêu chuẩn của trẻ em cũng tiếc đứt ruột. Những câu chuyện “không thể tin nổi” nhưng lại là sự thật về một thời quá vãng. Có chút gì đó chua xót lẫn hài hước. Có chút gì đó phê phán và là hoài niệm buồn. Có chút gì đó để soi lại mà thấy mình sáng suốt khi xóa bỏ nó đi để bắt kịp một xã hội năng động. Trong cảnh khốn khó của đêm trước đổi mới, đã có những đột phá táo bạo mà những người mở đường chấp nhận đầy rẫy rủi ro, thậm chí bằng cả sự nghiệp và sinh mệnh của họ. Những cuộc đột phá đồng loạt xuất phát từ những bức xúc của nông dân, công nhân, doanh nhân. Thế mới mới có chuyện nông nghiệp miền Bắc làm chui, thành thị miền Nam vượt rào. và đều được bật đèn xanh. Vì vậy mới có khoán 100, khoán 10. Và tiếp đó chính sách đổi mới toàn diện được bắt đầu từ Đại hội VI đã thực sự xóa bỏ từ gốc cơ chế quan liêu bao cấp. Cũng kể từ đại hội mang tính quyết định ấy, công cuộc Đổi mới đất nước đã đạt được những thành tích to lớn và có ý nghĩa lịch sử, tạo ra những bước phát triển vượt bậc về kinh tế-xã hội như chúng ta đã chứng kiến trong hơn 20 năm qua. Những thành tựu đó đã khẳng định đường lối Đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là đúng đắn. Những câu chuyện không hư cấu trong 2 tập sách dù chưa thể tái hiện hết được cuộc sống thời bao cấp với những khó khăn, chật vật và phiền toái. Nhưng có một điều đặc biệt là cái đẹp của lòng nhân ái, tính cộng đồng mà không dễ gì tìm được trong xã hội bây giờ. Ví như câu chuyện về một người phụ nữ ở phố Vương Thừa Vũ (giờ đã thành bà) đan cho chồng chiếc áo mút với hàng trăm mối nối từ những sợi mút thừa, rất ngắn. Đó cũng là chiếc áo ấm duy nhất mà chồng bà có để diện trong mười mấy mùa đông Hà Nội lạnh giá. Những câu chuyện cảm động như thế đã lý giải một điều: Vì sao một số người sống qua thời bao cấp vẫn có cảm giác hạnh phúc khi nhắc lại thời kỳ này (dù cho họ thừa hiểu những thiếu thốn của nó). Thời kỳ đó, con người sống hồn nhiên, yêu thương nhau và vì vậy họ dễ dàng vượt qua những khốn khó. Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm điển hình của nền kinh tế Việt nam thời kỳ đó. Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật. Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước thời kỳ Đổi mới. Đây được coi như một giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20. Thời kỳ bao cấp được coi là một thời bi tráng, cũng là bài học đắt giá về quy luật phát triển của xã hội. Đã 20 năm có lẻ kể từ khi đất nước chuyển mình, đánh dấu giai đoạn Đổi mới và phát triển, dần dà thoát thai khỏi những thiếu thốn khó khăn thời hậu chiến. Cuộc sống đã có phần dư dật khấm khá hơn xưa, nỗi lo cơm áo gạo tiền tuy chưa phải biến mất, nhưng cũng không còn quá thường trực đe dọa hàng ngày như trước – thời mà người ta còn nhắc đến như một giấc mơ, như là cổ tích của thế kỷ XX này – những năm tháng trì trệ, khổ sở, thiếu thốn và đầy rẫy cam go mà chắc không người Việt Nam nào có thể quên được. Chúng ta vẫn hay gọi thời kỳ đó là “thời bao cấp“. Quãng thời gian sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng cho đến năm 1986 trước thềm đại hội Đảng VI thiết lập tiền đề cho thời kỳ Đổi mới và cơ chế thông thoáng trong đời sống xã hội và sản xuất. Những năm tháng đó không chỉ đánh dấu sự khan hiếm vật chất, người người vật lộn với miếng cơm manh áo, mà còn ghi lại sự kìm kẹp về cuộc sống tinh thần, tù túng về đời sống văn hóa. Tuy nhiên, chính trong sự khó khăn ấy, người ta lại nhận ra rằng chưa bao giờ cuộc sống lại ăm ắp tình thương, tình nghĩa láng giềng, tinh thần đoàn kết như thế, để cùng nhau vượt qua tình cảnh gian khó chung của đất nước, của mỗi người. Thập kỷ Bao cấp nói cho chính xác thì bắt đầu từ trước năm 1975 ở miền Bắc, và sau đó là toàn miền Nam từ ngày thống nhất đất nước, kéo dài cho đến năm 1986. Thời kỳ đó mọi nhu yếu phẩm của cuộc sống đều được phân phối theo dạng tem phiếu, bao tiêu dạng đầu người, hoạch định và cấp phát bởi nhà nước, buôn bán cá nhân hay kinh doanh cá thể bị hạn chế. Vì thế phát sinh những thiếu thốn vật chất, nảy sinh tiêu cực, kèm theo đó là muôn vàn khó khăn thời hậu chiến mà không thể một sớm một chiều giải quyết được, lại càng không thể giải quyết bằng cơ chế bao cấp kìm kẹp và đường lối thiếu đúng đắn. Việt Nam sau năm 75 hừng hực khí thế dời non lấp biển, hào quang của chiến thắng đế quốc cộng với cảm xúc lâng lâng của ngày độc lập như tiếp thêm sức mạnh cho giấc mơ tái thiết đất nước, xây dựng viễn cảnh dân giàu nước mạnh, cuộc sống ấm no trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên thực tế chồng chất khó khăn! Viện trợ nước ngoài giảm mạnh, vết thương chiến tranh hằn dấu trong lao động sản xuất, nợ nước ngoài đến kỳ không có khả năng thanh toán, nguy cơ kẻ thù và chiến tranh biên giới vẫn rập rình, bao vây cấm vận xiết chặt, nhưng cấp bách nhất là những nhu cầu thường nhật về lương thực thực phẩm, điện nước và nhu yếu phẩm cho đồng bào khắp ba miền. Trong điều kiện đó, chúng ta lại có những chủ quan nôn nóng, chưa đánh giá đúng tình hình thực tế, thực hiện bao cấp với một loạt những bước đi sai lầm về giá, lương, tiền; lại thêm những ấu trĩ quan liêu trong cải cách hành chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội thêm trầm trọng. Đứng trước nguy cơ sụp đổ nền kinh tế, đất nước đã có những điều chỉnh thích hợp, “phá rào” kinh tế để tự cứu lấy mình, đổi mới toàn diện từ đại hội Đảng VI (1986) để xóa bỏ hoàn toàn cơ chế quan liêu bao cấp, cộng với nỗ lực của toàn dân tộc đưa đất nước phát triển vượt bậc. Giờ đây, khi những thành tựu kinh tế đã khẳng định sự đúng đắn của chính sách mới, chúng ta mới có dịp nhìn lại và tự đánh giá mình, cũng là ôn cố tri tân về thời kỳ không thể lãng quên mà với nhiều người chỉ như thể ngày hôm qua thôi . kìm kẹp về cuộc sống tinh thần, tù túng về đời sống văn hóa. Tuy nhiên, chính trong sự khó khăn ấy, người ta lại nhận ra rằng chưa bao giờ cuộc sống lại. không hư cấu trong 2 tập sách dù chưa thể tái hiện hết được cuộc sống thời bao cấp với những khó khăn, chật vật và phiền toái. Nhưng có một điều đặc biệt

Ngày đăng: 11/09/2013, 23:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan