Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam

4 1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam Nguyễn Thị Lan Hương Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Bùi Đăng Hiếu Năm bảo vệ: 2008

Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam Nguyễn Thị Lan Hương Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30 Người hướng dẫn: TS. Bùi Đăng Hiếu Năm bảo vệ: 2008 Abstract. Trình bày những vấn đề lý luận của hợp đồng ủy quyền như: khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành, vai trò của hợp đồng ủy quyền trong nền kinh tế thị trường. Nghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, khái quát thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng ủy quyền thể hiện trên các hoạt động công chứng, chứng thực và thực hiện hợp đồng ủy quyền. Đánh giá những ưu điểm cũng như chỉ ra những mặt hạn chế của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Kiến nghị một số giải pháp trên các phương diện như: xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ về ủy quyền (chủ thể của hợp đồng, hình thức của hợp đồng, nội dung của hợp đồng); nâng cao nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên và người có thẩm quyền chứng thực. Keywords. Hợp đồng ủy quyền; Luật dân sự; Pháp luật Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, những giao dịch dân sự, thương mại diễn ra rất phổ biến; tuy nhiên, không phải lúc nào những chủ thể cũng có thể trực tiếp tham gia mà việc thực hiện các giao dịch này thông qua đại diện theo ủy quyền. Hợp đồng uỷ quyền được coi là căn cứ pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch do người đại diện theo ủy quyền thực hiện nhân danh người được ủy quyền. Pháp luật quy định về hợp đồng ủy quyền chính là công cụ thúc đẩy sự các giao dịch dân sự phát triển. Theo báo cáo tổng kết của công tác công chứng, chứng thực tại UBND và các Phòng công chứng trong cả nước, nhất là ở những tỉnh, thành phố lớn cho thấy, việc công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền ngày càng tăng, đặc biệt tại một số Phòng công chứng thì số lượng hợp đồng uỷ quyền chiếm 30% trong tổng số hợp đồng, giao dịch được công chứng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc soạn thảo, công chứng, chứng thực hợp đồng ủy quyền cũng như việc thực hiện hợp đồng uỷ quyền đã phát sinh một số vấn đề bất cập như căn cứ uỷ quyền, hình thức uỷ quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng ủy quyền, . Đây là những nguyên nhân, dẫn đến việc tranh chấp hợp đồng ủy quyền, gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật cũng như việc giải quyết tranh chấp. Để góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền và khắc phục những bất cập trong hoạt động công chứng hợp đồng thì việc nghiên cứu làm sáng tỏ những quy định của pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động công chứng hợp đồng ủy quyền là rất quan trọng. Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng đề ra những giải pháp góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng ủy quyền. Việc nghiên cứu làm sáng tỏ khái niệm, cơ sở lý luận, những quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền cũng như thực tiễn áp dụng là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa không chỉ trong nghiên cứu mà cả thực tiễn áp dụng nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ luật học. 2. Thực trạng nghiên cứu pháp luật về hợp đồng uỷ quyền tại Việt Nam Ở nước ta, đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu những quy định của pháp luật về những hợp đồng dân sự thông dụng. Năm 2004, tác giả Đinh Thị Thanh Thuỷ bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ luật học với đề tài: “Quan hệ đại diện theo uỷ quyền trong hoạt động thương mại”. Ngoài ra, hợp đồng ủy quyền còn được đề cập trong một số bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Nhà nước Pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Toà án nhân dân, . Tuy nhiên, những bài viết này mới chỉ đề cập một cách khái quát, mang tính chất tham khảo hoặc nêu ra một số những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng. Đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về hợp đồng uỷ quyền. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đề tài “Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam” nhằm những mục tiêu chủ yếu sau đây: - Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận của hợp đồng uỷ quyền như khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành; vai trò của hợp đồng uỷ quyền trong nền kinh tế thị trường. - Phận tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành, thực tiễn hoạt động công chứng, chứng thực và thực hiện hợp đồng uỷ quyền. Trên cơ sở, đánh giá những ưu điểm cũng như chỉ ra những mặt hạn chế của của pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng uỷ quyền. 4. Phạm vi nghiên cứu Hợp đồng uỷ quyền là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng, được hình thành rất sớm có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như Dân sự, Hành chính, Tố tụng, Kinh tế, . Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ luật học, tác giả không đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ, trọn vẹn những quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng uỷ quyền. Đề tài, chủ yếu tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật về hợp đồng uỷ quyền trong lĩnh vực dân sự, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn của công chứng viên, người có trách nhiệm công chứng, chứng thực hợp đồng uỷ quyền trong trong hoạt động công chứng, chứng thực thường gặp. Mặt khác, qua việc nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân, tổ chức thực hiện hợp đồng uỷ quyền. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin, so sánh hợp đồng ủy quyền với các hợp đồng dân sự có cùng tính chất và liên hệ với những vấn đề của xã hội. Ngoài ra, quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như so sánh, pháp luật, lịch sử, logic, hệ thống, phân tích, tổng hợp, … 6. Những kết quả đạt được của Luận văn Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện về hợp đồng uỷ quyền theo pháp luật Việt Nam. Luận văn phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn áp dụng tại phòng công chứng. Qua đó, đề xuất một số giải giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về hợp đồng ủy quyền. Những đóng góp của luận văn có giá trị không chỉ giúp cho hoạt động công chứng, chứng thực hợp đòng ủy quyền mà còn trong nghiên cứu khoa học; những kiến nghị, đề xuất của luận văn là cơ sở để ban hành những văn bản pháp luật có liên quan. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Bản chất pháp lý của hợp đồng uỷ quyền. Chương 2: Hợp đồng ủy quyền theo pháp luật Việt Nam. Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng ủy quyền và phương hướng hoàn thiện. References Văn kiện của Đảng 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 08/NQ-TƯ của Ban chấp hành Trung Ương tại hội nghị lần thứ tư khoá X về một số chủ trương chính sách lơn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mịa Thế giới. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 48/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Văn bản pháp luật 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1996), Nghị định số 31-CP ngày 18-5-1996 của Chính Phủ về Tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước. 5. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Nghị định số 75/2000/ NĐ-CP ngày 08-12-2000 của Chính Phủ về công chứng, chứng thực. 6. Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), Nghị định số 45/HĐ-BT ngày 27-02-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về Tổ chức và hoạt động của công chứng Nhà nước. 7. Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1989), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. 8. Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1991), Pháp lệnh Hợp đồng dân sự. 9. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Nhà ở, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Bộ Luật Lao động, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 14. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật công chứng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 15. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Quốc Hội nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tài liệu tham khảo trong nước 17. Báo các tổng kết công tác hoạt động công chứng năm 2005, 2006 của một số Phòng công chứng. 18. Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931). 19. Bộ Luật dân sự Nhật Bản (1995), Viện khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Bộ Luật dân sự Thái Lan (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Trần Chung (1973), Bộ dân luật, Nhà in Trần Chung. Sài Gòn. 22. Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La Mã, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 23. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, Tr 407, Tr 410, Tr 411, Tr 427, Tr 428. 24. Hoàng Việt Trung Kỳ Hộ Luật (1936), Điều 1400. 25. Trần Hải Hưng (2006), Đổi mới về hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb Tư pháp. 26. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định Hợp đồng trong Bộ Luật dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Tr 23, Tr 38, Tr 175, Tr 398. 27. Nhà Pháp luật Việt- Pháp (1998), Bộ Luật dân sự của nước Cộng Hoà Pháp, Nxb Chính trị Quốc Gia. 28. Nhà Pháp Luật Việt-Pháp (2005), Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Nxb Tư pháp, Tr 140. 29. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Tr 575, Tr 577. 30. Quốc Triều hình luật (1995), Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 31. Phan Văn Thiết (1961), Dân Luật Tu tri, Nhà sách Khai trí, Tr 297-298. 32. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam (Tập 1, tập II), Nxb Công an Nhân dân. 33. Từ điển tiếng Việt (2006), Nxb Lao động. 34. Viện Ngôn ngữ (1988), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội. 35. Xaca Vacaxum và Tori Aridumi (1995), Bình luận khoa học Bộ Lụât dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia. 36. Nguyễn Như Ý (1996), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn Hoá-Thông tin. 37. M.I. Braginski, V.V. Vitrianski (2002), Luật hợp đồng (quyển 3). Nxb Matxcơva, Tr 248, Tr 265-268. 38. A.P.Xergeep, IU.K.Tobxtu (2000), Giáo trình Luật dân sự, Nxb "Đại lộ" Matxcơva. . (1996), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb V n Hoá-Thông tin. 37. M.I. Braginski, V. V. Vitrianski (2002), Luật hợp đồng (quyển 3). Nxb Matxcơva, Tr 248, Tr 265-268 của chủ nghĩa duy v t biện chứng Mác-Lênin, so sánh hợp đồng ủy quyền v i các hợp đồng dân sự có cùng tính chất v liên hệ v i những v n đề của xã hội.

Ngày đăng: 11/09/2013, 13:39

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan